Tuyển tập Bài tập Hóa học Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập Bài tập Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tuyen_tap_bai_tap_hoa_hoc_lop_9.pdf
Nội dung text: Tuyển tập Bài tập Hóa học Lớp 9
- CHƯƠNG V DẪN XUẤT CỦA HIDROCABON – POLIME A. TÓM TẮT KIẾN THỨC I. RƯỢU ETiLIC - Công thức phân tử: C2H6O H H H C C O H - Công thức cấu tạo: H H - Công thức cấu tạo viết gọn: CH3-CH2-OH - Phân tử khối: M = 46. 1. Tính chất vật lý - Rượu etilic (etanol) là chất lỏng không màu, sôi ở 78,3oC. - Rượu elilic nhẹ hơn nước, tan vô hạn trongnước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen - Độ rượu là: số ml rượu etilic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước. 2. Cấu tạo phân tử Trong phân tử rượu etilic có một nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với O, tạo ra nhóm OH. Chính nhóm OH này làm cho rượu có tính chất đặc trưng, 3. Tính chất hóa học - Phản ứng cháy: rượu etilic cháy với ngọn lửa màu xanh và tỏa nhiều nhiệt. t0 C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O - Phản ứng thế với natri (Na): rượu tác dụng với natri giải phóng khí hidro. 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 - Phản ứng với axit axetic tạo ra este: H2SO4đđ C2H5OH + CH3COOH C2H5O –C– CH3 + H2O O etil acetat 118
- 4. Ứng dụng rượu etilic - Dùng làm dung môi pha chế nước hoa, vecni, dược phẩm. - Dùng làm nguyên liệu sản xuất ete, cao su tổng hợp - Một phần rượu dùng dưới dạng rượu uống, uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe. 5. Điều chế Có 2 phương pháp axit - C2H4 + H2O C2H5OH men rượu - C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 II. AXIT AXETIC - Công thức phân tử: C2H4O2 H O H C C - Công thức cấu tạo: H O H - Công thức cấu tạo viết gọn: CH3-COOH - Phân tử khối: M = 60. 1. Tính chất vật lý - Axit axetic là chất lỏng không màu, sôi ở 118oC. - Axit axetic tan vô hạn trong nước, có vị chua. Dấm là dung dịch axit axetic loãng. 2. Cấu tạo phân tử Trong phân tử axit axetic có một nhóm OH liên kết với nhóm C O tạo thành nhóm – COOH làm cho phân tử có tính axit. 3. Tính chất hóa học a) Tính axit yếu - Làm đổi màu qùi tím thành đỏ. - Tác dụng với kim loại hoạt động mạnh: 2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2 - Tác dụng với oxit kim loại: 2CH3COOH + CaO (CH3COO)2Ca + H2O 119
- - Tác dụng với bazơ CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O - Tác dụng với muối cacbonat: 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + H2O + CO2 b) Tác dụng với rượu etilic: H2SO4đđ CH3COOH + CH3CH2OH CH3COOCH2CH3 + H2O 4. Ứng dụng - Dung dịch axit axetic 2-5% được dùng làm giấm ăn. - Dùng trong công nghiệp hóa chất. 5. Điều chế Có 2 phương pháp xt,to - 2C4H10 + 5O2 4CH3COOH + 2H2O men giấm - C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O III. CHẤT BÉO 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý - Chất béo là mỡ động vật và dầu thực vật (tập trung ở hạt). - Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzene, xăng, dầu hỏa 2. Công thức hóa học - Chất béo là hỗn hợp nhiều ester của glixerol và các axit béo. Glixerol là một rượu 3 chức: C3H5(OH)3. Axit béo là các axit hữu có có phân tử khối lớn như: C17H35COOH, C17H33COOH 3. Tính chất hóa học - Phản ứng thủy phân: là phản ứng của chất béo và nước với chất xúc tác axit tạo glixerol và các axit béo. H2SO4 (C17H33COO)3C3H5 + 3H2O 3 C17H33COOH + C3H5(OH)3 - Phản ứng xà phòng hóa: là phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm tạo ra glixerol và muối của axit béo. (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH 3 C17H33COONa + C3H5(OH)3 4. Ứng dụng - Dùng làm thực phẩm. 120
- - Sản xuất glixerol và xà phòng. - Dung môi pha sơn. IV. GLUCOZƠ - Công thức phân tử: C6H12O6 - Phân tử khối: M = 180. 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý - Glucozơ có nhiều trong quả (nhiều nhất là trong nho chín), trong máu của người và động vật. - Glucozơ là chất rắn kết tinh, màu trắng vị ngọt, dễ tan trong nước. 2. Tính chất hóa học - Phản ứng oxi hóa glucozơ hay còn gọi là phản ứng tráng gương: là phản ứng dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 hoặc dung dịch Ag2O trong NH3 (ammoniac) để oxi hóa dung dịch đường. amoniac C6H12O6+ Ag2O C6H12O7 + 2Ag - Phản ứng lên men rượu: men rượu C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 3. Ứng dụng - Dùng làm trong tráng gương. - Sản xuất dược phẩm. - Pha huyết thanh. V. SACCAROZƠ - Công thức phân tử: C12H22O11 - Phân tử khối: M = 342. 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý - Saccarozơ có nhiều trong thực vật như mía, củ cải đường nên saccarozơ còn có tên đường mía, đường kính. - Saccarozơ là chất rắn kết tinh, màu trắng, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng. 2. Tính chất hóa học 121
- - Saccarozơ không bị dung dịch AgNO3 trong NH3 oxi hóa hay saccarozơ không tham gia phản ứng tráng gương. - Phản ứng thủy phân: là phản ứng saccarozơ với nước với xúc tác axit vô cơ thu được dung dịch glucozơ (C6H12O6) và fructozơ (C6H12O6) axit,to C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 3. Ứng dụng - Dùng trong công nghiệp thực phẩm. - Dùng trong công nghiệp dược phẩm. VI. TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ - Công thức phân tử tinh bột: (-C6H10O5-)n n = 1200 - 6000 - Công thức phân tử xenlulozơt: (-C6H10O5-)n n = 10000 -14000 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý - Tinh bột có nhiều trong các loại củ, hạt. Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng tạo thành hồ tinh bột. - Xenlulozơ là thành phần chủ yếu trong gỗ, sợi bông Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước. 2. Tính chất hóa học - Phản ứng thủy phân: là phản ứng tinh bột, xenlulozơ với nước với xúc tác axit vô cơ thu được dung dịch glucozơ (-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6 - Phản ứng của tinh bột với iot: Hồ tinh bột tác dụng với dung dịch iot tạo ra chất màu xanh đặc trưng. Phản ứng này để nhận biết tinh bột. 3. Ứng dụng - Tinh bột là lương thực của con người. - Tinh bột là nguyên liệu sản xuất đường glucozơ và rượu etilic. - Xenlulozơ là nguyên liệu trong công nghiệp giấy. VII. PROTEIN 122
- 1. Trạng thái tự nhiên Protein có trong cơ thể người, động vật, thực vật. 2. Thành phần và cấu tạo phân tử - Protein là một hợp chất hữu cơ, trong phân tử gồm các nguyên tố C, H, O, N. Ngòai ra còn có S, P, Fe - Protein được tạo từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một mắt xích trong phân tử protein. - Phân tử khối của protein rất lớn: từ hàng vạn đến hàng triệu đvC. 3. Tính chất - Phản ứng thủy phân: khi đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ, protein sẽ bị thủy phân sinh ra các amino axit. axit hoặc bazơ,to Protein + nước hỗn hợp amino axit Sự thủy phân protein có thể xảy ra ở nhiệt độ thường và xúc tác bởi enzym. - Sự phân hủy bởi nhiệt: Đốt nóng protein bị phân hủy tạo ra những chất bay hơi có mùi khét. - Sự đông tụ: khi đun nóng hoặc thêm hóa chất protein sẽ đông tụ. 4. Ứùng dụng - Dùng làm thức ăn. - Dùng trong ngành dệt. VIII. POLIME 1. Khái niệm Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết lại với nhau tạo nên. 2. Phân loại Dựa vào nguồn gốc polime chia thành 2 loại: - Polime tự nhiên: là các polime có sẵn trong tự nhiên như tinh bột, protein - Polime tổng hợp: là những polime do con người tạo ra từ những chất đơn giản, như polime PE tạo ra từ etilen. 3. Cấu tạo - Phân tử polime được cấu tạo từ nhiều mắt xích liên hệ nhau. 123
- - Các mắt xích liên kết với nhau có thể tạo mạch thẳng, mạch nhánh, mạch không gian 4. Tính chất - Phần lớn polime là những chất rắn, không bay hơi, khó tan trong nước và các dung môi thông thường. Ở nhiệt độ cao polime dễ bị phân hủy. 5. Ứng dụng - Chất dẻo - Tơ sợi B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Các nhóm chất sau là dẫn xuất của hidrocacbon: a) Metan, rượu etilic, benzen b) Etanol, protein, tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. c) Etilen, protein, tinh bột d) Xenlulozơ, glucozơ, benzen Câu 2: Một chai rượu ghi 45o có nghĩa là: a) Trong 55g nước có 45g rượu etilic nguyên chất. b) Trong 100ml nước có 45ml rượu etilic nguyên chất. c) Trong 100ml dung dịch có 45ml rượu etilic nguyên chất. d) Trong 100g nước có 45ml rượu etilic nguyên chất. Câu 3: Các chất nào sau đây được sản xuất từ nguyên liệu là chất béo: a) Tơ nhân tạo b) Rượu etilic c) Đường d) Glicerol Câu 4: “Mắt xích” của PE? a) Metan b) Amino axit c) Etilen d) Etanol Câu 5: “Mắt xích” của tinh bột, xenlulozơ là : a) C6H12O6 b) C6H10O5 c) Amino axit d) Đường saccarozơ Câu 6: “Mắt xích” của protein là : a) NH2 b) C6H10O5 c) Amino axit d) Đường saccarozơ Câu 7: Để tẩy sạch chất béo dính vào quần áo. Ta có thể dùng chất nào sau đây: 124
- a) Nước b) Dung dịch nước clo c) Cồn d) Dầu hỏa Câu 8: Có 3 lọ chứa các dung dịch sau: etilen, rượu etilic và glucozơ. Có thể dùng thuốc thử nào sau nay để phân biệt: a) Dung dịch brom, Na b) Na, Dung dịch brom c) Dung dịch brom d) Tất cả đều được Câu 9: Khi cho chất béo tác tác dụng với nước xúc tác axit hữu cơ sẽ thu được glixerol là: a) Một axit béo b) Một hỗn hợp các muối của axit béo c) Một hỗn hợp các axit béo d) Hai muối axit béo. Câu 10: Các loại thực phẩm nào là hợp chất cao phân tử: a) Nước uống, đường b) Tinh bột, chất béo b) Đường, tinh bột d) Tinh bột, đạm Câu 11: Một chất hữu cơ A, vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với NaOH là: a) Metan b) Rượu etilic c) Axit axetic d) Tinh bột Câu 12: Có thể phân biệt axit acetic và benzene bằng những cách nào sau đây: a) Qùi tím b) Dùng Na c) Dùng NaOH d) Tất cả đều được Câu 13: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể: a) Đốt và ngửi, nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm. b) Gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ. c) Dùng qùi tím d) Dùng phản ứng thủy phân. Câu 14: Natri có thể phản ứng với: a) Rượu và benzen b) Rượu, nước, axit c) Metan, protein, polime d) a, b, c đều đúng. Câu 15: Hòa tan axit acetic vào nước được dung dịch A. Để trung hòa 100ml 125
- dung dịch A cần 250ml dung dịch NaOH 0,1M. Vậy nồng độ dung dịch A bằng : a) 0,2M b) 0,4M c) 0,25M d) 0,1M Câu 16: Nhiệt độ sôi của chất nào sau đây thấp nhất: a) Nước cất b) H2SO4 c) Etanol d) Axit axetic Câu 17: Thể tích rượu etilic 60o cần lấy để pha thành 3 lit rượu etilic 20o là: a) 1 lit b) 1,5 lit c) 2 lit d) 3 lit Câu 18: NHóm chất nào ở điều kiện bình thường ở trạng thái khí: a) Nước cất, rượu etilic b) Metan, etilen, axetilen c) Benzen, axit axetic d) Rượu etilic, axit axetic Câu 19: Chọn những câu đúng: a) Những hợp chất của cacbon gọi là hợp chất hữu cơ. b) Những chất có nhóm –OH, –COOH tác dụng được với kim loại c) Những chất có nhóm –OH, – COOH tác dụng được với Na và NaOH c) Những chất có nhóm (–OH) tác dụng được với Na, những chất có nhóm (–COOH) tác dụng được với Na và NaOH. Câu 20: Khi hòa tan 50g đường glucozơ vào 250g nước ở 20oC thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của đường ở 20oC là: a) 16,7g b) 15g c) 20g d) 30g C. BÀI TÂP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO Bài tập 1 Đốt cháy hoàn toàn 9,2g rượu etilic. a) Tính thể tích CO2 sinh ra ở đktc. b) Tính thể tích không khí (ở đktc) cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích không khí. Bài tập 2 Nêu phương pháp hóa học phân biệt các chất sau: 126
- a) CH4, C2H2, CO2 b) C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH c) Dung dịch glucozơ, saccarozơ, axit axetic Bài tập 3 Cho 90g axit axetic tác dụng 150g rượu thu được 82,5g ester. a) Viết phương trình phản ứng b) Tính hiệu suất phản ứng Bài tập 4 Cho 44,8 lit khí etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric làm xúc tác, thu được 27,6g rượu etilic. Tính hiệu suất phản ứng. Bài tập 5 Khi lên men dung dịch loãng của rượu etilic, người ta thu được giấm ăn. a) Từ 10 lit rượu 8o có thể tạo ra bao nhiêu gam axit axetic? Biết hiệu suất quá trình lên men là 92% và rượu etilic có D = 0,8g/cm3. b) Nếu pha khối lượng axit axetic trên thành dung dịch giấm 4% thì khối lượng dung dịch giấm thu được là bao nhiêu? Bài tập 6 Cho 100g dung dịch axit axetic 12% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 8,4%. a) Tính khối lượng dung dịch NaHCO3 đã dùng. b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng. Bài tập 7 Khi lên men glucozơ, thoát ra 11,2 lit khí CO2 ở đktc. a) Tính khối lượng rượu etilic tạo ra b) Tính khối lượng glucozơ ban đầu hiệu suất phản ứng: 90%. Bài tập 8 Viết phương trình hóa học điều chế rượu etilic, axit axetic, etil axetat từ canxi cacbua. Bài tập 9 127
- Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết viết phương trình điều chế etil axetat, PE (polietylen). Bài tập 10 Cho một hỗn hợp A gồm CH3COOH và CH3CH2OH, chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau: - Phần I tác dụng với natri dư thu được 11,2 lit khí (đktc) - Phần II tác dụng với CaCO3 dư thu được 8,8g một chất khí. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra b) Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu. c) Đun nóng phần III với axit H2SO4 đặc, tính khối lượng ester tạo thành biết biệu suất phản ứng là 80% Bài tập 11 Một loại chất béo được coi là ester của glicerol và axit oleic C17H33COOH. a) Viết công thức phân tử của loại ester này. b) Đun nóng 183 kg ester này với NaOH dư. Tính khối lượng glicerol tạo thành. c) Có thể thu được bao nhiêu kg xà phòng bánh có chứa 65% muối sinh ra từ phản ứng trên. Bài tập 12 Cho natri dư tác dung với 400ml dung dịch axit axetic, thấy có 4,48lit khí thoát ra. Khi cho lượng dư dung dịch axit này vào 46,8g hỗn hợp CaCO3 và NaHCO3 thu được 22g khí. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra b) Tính nồng độ mol của axit axetic. c) Tính phần trăm NaHCO3 trong hỗn hợp, biết các khí đo ở đktc. Bài tập 13 Tách hoàn toàn lượng rượu etilic có trong 1 lit rượu etilic 11,5o khỏi dung dịch và đem oxi hóa rượu bằng oxi thành axit axetic. Cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với natri dư thu được 33,6 lit H2 (đktc). Tính hiệu suất oxi hóa rượu thành axit. (Tuyển sinh trung học phổ thông chuyên trường ĐH KHTN Hà Nội 1998) 128
- Bài tập 14: Từ 2 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ? Biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%. Bài tập 15 Khi đốt cháy một loại gluxit (thuộc fructozơ, saccarozơ), người ta thu được khối lượng nước và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Xác định công thức phân tử của gluxit trên. Bài tập 16 Từ tinh bột người ta sản xuất rượu etilic theo 2 giai đọan sau: axit,to (-C6H10O5-)n nC6H12O6 hiệu suất 80% men rượu C6H12O6 2C2H5OH hiệu suất 75% a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính khối lượng rượu etilic thu được từ 1tấn tinh bột. c) Tính khối lượng tinh bột cần để thu được 500 lit rượu etilic biết D = 0,8g/cmo. Bài tập 17 Đốt cháy 4,5g chất hữu cơ A thu được 6,6g khí CO2 và 2,7g H2O. Biết khối lượng mol của chất hữu cơ là 60g. a) Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ A b) Biết A là một axit viết công thức cấu tạo của A c) Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ A Bài tập 18 Viết phương trình hóa học điều chế axit axeti từ: a) Natri axetat và axit sunfuric b) Rượu etilic Bài tập 19 Đốt cháy 23g chất hữu cơ A thu đựơc sản phẩm gồm 44g CO2 và 27g nước. a) A có những nguyên tố nào? b) Xác định công thức phân tử của A biết tỉ khối hơi của A so với hidro là 23. Bài tập 20 129
- Nêu hai phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch CH3COOH và C2H5OH. Bài tập 21 Để thủy phân hoàn toàn 8,58kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2kg NaOh, thu được 0,368kg glixerol và mkg hỗn hợp muối của các chất béo. a) Tính m b) Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ mkg hỗn hợp các muối trên. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Bài tập 22 Có 3 lọ không nhãn đựng 3 chất lỏng: rượu etilic, axit axetic, dầu ăn tan trong rượu etilic. Chỉ dùng nước và qùi tím, hãy phân biệt các chất lỏng trên. Bài tập 23 Khi xác định công thức của chất hữu cơ A, B người ta thấy công thức phân tử của A là C2H6O, còn công thức phân tử của B là C2H4O2. Để chứng minh A là rượu etilic, B là axit axetic cần phải làm thêm những thí nghiệm nào? Viết phương trình hóa học minh họa. Bài tập 24 Tính khối lượng glucozơ cần lấy để pha được 500ml dung dịch glucozơ 5% có D = 1g/cm3 Bài tập 25 Nêu phương pháp phân biệt các chất sau: a) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ b) Tinh bột, glucozơ, saccarozơ Bài tập 26 Viết phương trình chuỗi phản ứng: Tinh bột glucozơ rượu etilic axit axetic etil axetat rượu etilic. D. ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Các nhóm chất sau là dẫn xuất của hidrocacbon: 130
- b) Etanol, protein, tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. Câu 2: Một chai rượu ghi 45o có nghĩa là: c) Trong 100ml dung dịch có 45ml rượu etilic nguyên chất. Câu 3: Các chất nào sau đây được sản xuất từ nguyên liệu là chất béo: d) Glicerol Câu 4: “Mắt xích” của PE? c) Etilen Câu 5: “Mắt xích” của tinh bột, xenlulozơ là: b) C6H10O5 Câu 6: “Mắt xích” của protein là: c) Amino axit Câu 7: Để tẩy sạch chất béo dính vào quần áo. Ta có thể dùng chất nào sau đây: d) Dầu hỏa Câu 8: Có 3 lọ chứa các dung dịch sau: etilen, rượu etilic và glucozơ. Có thể dùng thuốc thử nào sau nay để phân biệt: d) Tất cả đều được. Câu 9: Khi cho chất béo tác tác dụng với nước xúc tác axit hữu cơ sẽ thu được glixerol và: b) Một hỗn hợp các muối của axit béo Câu 10: Các loại thực phẩm nào là hợp chất cao phân tử: d) Tinh bột, đạm Câu 11: Một chất hữu cơ A, vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với NaOH là: c) Axit axetic Câu 12: Có thể phân biệt axit acetic và benzene bằng những cách nào sau đây: d) Tất cả đều được Câu 13: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể: a) Đốt và ngửi, nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm. Câu 14: Natri có thể phản ứng với: b) Rượu, nước, axit Câu 15: Hòa tan axit acetic vào nước được dung dịch A. Để trung hòa 100ml dung dịch A cần 250ml dung dịch NaOH 0,1M.Vậy nồng độ dung dịch A bằng : 131
- c) 0,25M Câu 16: Nhiệt độ sôi của chất nào sau đây thấp nhất: c) Etanol Câu 17: Thể tích rượu etilic 60o cần lấy để pha thành 3 lit rượu etilic 20o là: a) 1 lit Câu 18: Nhóm chất nào ở điều kiện bình thường ở trạng thái khí: b) Metan, etilen, axetilen Câu 19: Chọn những câu đúng: c) Những chất có nhóm –OH tác dụng được với Na, Những chất có nhóm –COOH tác dụng được với Na và NaOH. Câu 20: Khi hòa tan 50g đường glucozơ vào 250g nước ở 20oC thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của đường ở 20oC là: c) 20g E. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP NÂNG CAO Bài tập 1 9,2 - Số mol rượu etilic: n 0,2 mol 46 - Phản ứng cháy rượu: t0 C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O 1mol 2.22,4lit 0,2mol V? 0,2.2.22,4 a) Thể tích khí CO2: V 8,96 lit 1 b) Thể tích không khí cần: V V.5 8,96.5 44,8 lit O2 Bài tập 2 Nêu phương pháp hóa học phân biệt các chất sau: a) CH4, C2H2, CO2 - Dùng dung dịch brom nhận biết C2H2 - Dùng Ca(OH)2 nhận biết CO2 b) C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH - Dùng qùi tím nhận biết CH3COOH 132
- - Dùng Na nhận biết C2H5OH c) Dung dịch glucozơ, saccarozơ, axit axetic - Dùng qùi tím nhận biết CH3COOH - Dùng phản ứng tráng gương nhận biết glucozơ Bài tập 3 a) Viết phương trình phản ứng H2SO4đđ CH3COOH + CH3CH2OH CH3COOCH2CH3 + H2O 60g 46g 88g 90g 150g 82,5g 90 150 b) Ta có tỉ lệ: sản phẩm tính theo CH COOH 60 46 3 CH3COOH + CH3CH2OH CH3COOCH2CH3 + H2O 60g 46g 88g 90g ? 90.88 - Khối lượng CH COOCH CH theo phản ứng: 132g 3 2 3 60 82,5 - Hiệu suất phản ứng tính theo sản phẩm: H% .100 62,5% 132 Bài tập 4 axit - C2H4 + H2O C2H5OH 22,4lit 46g 44,8lit ? 44,8.46 - Khối lượng rượu etilic theo phương trình phản ứng: 92g 22,4 27,6 - Hiệu suất phản ứng: H% .100 30% 92 Bài tập 5 a) Tính khối lượng axit axetic: 8 - Thể tích rượu trong 10 lit rượu 8o là: .10000 800ml 100 133
- m - Khối lượng rượu etilic: D m D.V 800.0,8 640g V men giấm C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 46g 60g 640g ? - Khối lượng axit axetic theo phương trình phản ứng: 640.60 834,78g 46 - Hiệu suất H = 92%, Khối lượng axit axetic sinh ra thực tế: mtt 1 92 H% mtt H.mpu 834,78. 768g mpu 100 100 b) Khối lượng dung dịch giấm 4% - Khối lượng axit axetic 768g. 768.100 - Khối lượng dung dịch giấm 4%: 19200g 4 Bài tập 6 12.100 - Khối lượng của axit axetic: 12g 100 CH3COOH + NaHCO3 CH3COONa + H2O + CO2 60g 84g 82g 44g 12g ? ? ? 12.84 Khối lượng NaHCO cần: 16,8g 3 60 16,8.100 a) Khối lượng dung dịch NaHCO3 8,4%: 200g 8,4 b) Nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được: 12 82 Khối lượng của muối thu được: 16,4g 60 12 44 Khối lượng CO sinh ra: 8,8g 2 60 Khối lượng dung dịch sau phản ứng: mdd = mdd axit + mdd muối – mCO2 = 100 + 200 -8,8 = 291,2g 134
- Nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được: 16,4 %m 100 5,63% 291,2 Bài tập 7 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 180g 2. 46g 2.22,4 lit ? ? 11,2 lit a) Khối lượng rượu etilic tạo ra theo phương trình phản ứng: 2 46.11,2 23g 2.22,4 180.11,2 b) Khối lượng glucozơ theo phương trình phản ứng: 45g 2.22,4 Vì hiệu suất phản ứng 90%, suy ra khối lượng glucozơ ban đầu: 45.100 50g 90 Bài tập 8 Viết phương trình hóa học điều chế rượu etilic, axit axetic, etil axetat từ canxi cacbua. - CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 xt,t - C2H2 + H2 C2H4 axit - C2H4 + H2O C2H5OH men giấm - C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O H2SO4đđ - CH3COOH + CH3CH2OH CH3COOCH2CH3 + H2O Bài tập 9 Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết viết phương trình điều chế etil axetat, PE (polietilen). 135
- axit, t0 - (-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6 men rượu - C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 men giấm - C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O H2SO4đđ - CH3COOH + CH3CH2OH CH3COOCH2CH3 + H2O etil axetat H2SO4đđ - CH3 – CH2–OH 180 0 C CH2 = CH2 + H2O Ni, t0 - nCH2 = CH2 ( –CH2 = CH2–)n etilen poli etilen Bài tập 10 a) Các phương trình phản ứng: - 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 (1) - 2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2 (2) - 2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 (3) 11,2 - Số mol hidro: n 0,5mol H2 22,4 8,8 - Số mol CO2: n 0,2 mol CO2 44 b) Đặt x, y là số mol CH3COOH và C2H5OH có trong mỗi phần. - Từ phương trình phản ứng 1, 2 ta có: n 0,5x 0,5y 0,5mol (I) H2 - Từ phương trình phản ứng 3 ta có: n 0,5x 0,2 mol (II) CO2 - Giải hệ phương trình I, II ta có: x = 0,4, y = 0,6 - Khối lượng các chất trong hỗn hợp A : Khối lượng CH3COOH: 3. 0,4 . 60 = 72g Khối lượng C2H5OH: 3. 0,6.46 = 82,4g 136
- c) Phương trình phản ứng ester hóa: H2SO4đđ CH3COOH + CH3CH2OH CH3COOCH2CH3 + H2O 0,4mol 0,6mol 0,4mol Dư CH3CH2OH tính khối lượng ester theo số mol CH3COOH, với 0,4.88.80 hiệu suất 80%: m 28,16g ester 100 Bài tập 11 a) Công thức ester tạo bởi glixerol và axit oleic (C17H33COO)3C3H5 b) Phản ứng xà phòng: (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H33COONa + C3H5(OH)3 915kg 3.336kg 92kg 183kg ? ? 183.92 Khối lượng glicerol tạo thành: m 18,4kg glicerol 915 183.3.336 c) Khối lượng muối tạo thành: m 201,6kg 915 201,6.100 Khối lượng xà phòng 65% được điều chế: 310,15kg 65 Bài tập 12 a) Các phương trình hóa học: - 2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2 (1) - 2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 (2) - CH3COOH + NaHCO3 CH3COONa + H2O + CO2 (3) 4,48 - Số mol hidro: n 0,2 mol H2 22,4 22 - Số mol CO2: n 0,5 mol CO2 44 b) Số mol CH3COOH = 2. số mol H2 = 2.0,2 = 0,4 mol 0,4 Nồng độ mol của axit axetic: C 1M M 0,4 137
- c) Đặt x, y là số mol của CaCO3 và NaHCO3 có trong 46,8g hỗn hợp. Theo (2), (3) ta có hệ phương trình: 100x + 84y = 46,8 x + y = 0,5 Giải hệ phương trình ta được : x = 0,3, y = 0,2 0,2.84 Phần trăm NaHCO3 trong hỗn hợp : %NaHCO .100 35,9% 3 46,8 Bài tập 13 - Thể tích rượu etilic nguyên chất: V 1000.11,5% 115ml C2H5OH - Khối lượng rượu etilic: 115.0,8=92g 92 - Số mol rượu: 2 molmen giấm 46 C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 1mol 1mol 1mol Phản ứng: amol amol amol Sau phản ứng: (2-a)mol amol amol Khi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với natri dư: 2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2 amol 0,5a mol 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 (2-a)mol 0,5(2-a)mol 2H2O + 2Na 2NaOH + H2 amol 0,5a mol 33,6 Phương trình số mol hidro: 0,5a + 0,5(2-a) + 0,5a = 1,5mol 22,4 Suy ra a = 1mol. 1 Hiệu suất phản ứng oxi hóa rượu thành axit: H% .100 50% 2 Bài tập 14 13.2000.80 Khối lượng đường saccarozơ thu được: 208kg 100.100 Bài tập 15 Giả sử công thức gluxit: CxHyOz 138
- CxHyOz + (x+y/4-z/2)O2 xCO2 + y/2H2O 1mol 44x 9y 9y 33 y 33.44 11 Theo đề bài ta có: 44x 88 x 88.9 6 Công thức tổng quát của gluxit: (C6H11)nOz Mà công thức phân tử của fructozơ: (CH2)2O6 và của saccarozơ (C6H11)2O11 Vậy công thức gluxit: C12H22O11 Bài tập 16 a) Phương trình hóa học: axit, t0 (-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6 (1) 162n(kg) 180n(kg) 1000(kg) ? men rượu C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (2) 180kg 2.46kg 888,89kg ? b) Khối lượng rượu etilic thu được từ 1 tấn tinh bột - Khối lượng đường glucozơ từ 1 tấn tinh bột hiệu suất 1000.180n.80 80%: 888,89kg 162n.100 - Khối lượng rượu etilic thu được từ 1tấn tinh bột hiệu suất 75%: 888,89.2.46.75 340,74kg 180.100 500000.0,8 c) Tính khối lượng rượu etilic: 4000g 4kg 100 axit, t0 (-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6 (1) 162n(kg) 180n(kg) ? 10,43kg men rượu C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (2) 180kg 2.46kg ? 4kg 139
- - Khối lượng đường glucozơ cần hiệu suất phản ứng 75%: 4.180.100 10,43kg 75.2.46 - Khối lượng tinh bột cần hiệu suất phản ứng 80%: 10,43.162.n.100 11,74kg 180.n.80 Bài tập 17 a) Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ A 6,6 - Khối lượng cacbon trong 4,5g chất hữu cơ A: .12 1,8g 44 2,7 - Khối lượng hidro trong 4,5g chất hữu cơ A: .2 0,3g 18 - Khối lượng oxi trong 4,5g chất hữu cơ A: 4,5 – 1,8 – 0,3 = 2,4g - Giả sử công thức của A là: CxHyOz: 12x y 16z 60 40 - Ta có: x 2,y 4,z 2 1,8 0,3 2,4 4,5 3 - Công thức phân tử của A: C2H4O2 b) Biết A là một axit viết công thức cấu tạo của A: CH3COOH axit axetic. Bài tập 18 Viết phương trình hóa học điều chế axit axetic từ: a) Natri axetat và axit sunfuric 2CH3COONa + H2SO4 2CH3COOH + Na2SO4 b) Rượu etilic men giấm C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O Bài tập 19 Đốt cháy 23g chất hữu cơ A thu đựơc sản phẩm gồm 44g CO2 và 27g nước. a) A có những nguyên tố nào: 44 - Khối lượng cacbon trong 23g chất hữu cơ A: .12 12g 44 27 - Khối lượng hidro trong 23g chất hữu cơ A: .12 3g 18 - Khối lượng oxi trong 23g chất hữu cơ A: 23 – 12 – 3 =8g 140
- - A có H, C, O b) Xác định công thức phân tử của A biết tỉ khối hơi của A so với hidro là 23. 12x y 16z 46 2 x 2,y 6,z 1 12 3 8 23 Công thức phân tử A: C2H6O Bài tập 20 - Phương pháp 1: dùng qùi tím, khi đó CH3COOH làm qùi tím hóa đỏ, còn C2H5OH thì không làm đổi màu qùi tím. - Phương pháp 2: cho vào hai dung dịch kim loại kẽm (hoặc một kim loại đứng trước hidro không phải là kim loại kiềm), khi đó dung dịch nào có sủi bọt khí là CH3COOH, còn dung dịch C2H5OH không có hiện tượng gì. - 2CH3COOH + Zn (CH3COO)2Zn + H2 Bài tập 21 a) Tính m Theo định luật bảo toàn khối lượng: mchất béo + mNaOH = mglixerol + mmuối chất béo mmuối chất béo = mchất béo + mNaOH – mglixerol m = 8,58 + 1,2 – 0,368 = 9,412kg 9,412.100 b) Tính khối lượng xà phòng bánh: 15,686g 60 Bài tập 2 - Dùng qùi tím nhận biết được axit axetic. - Còn rượu và dầu ăn cho vào nước chất nào không tan, nổi lên trên mặt nước là dầu. - Chất còn lại là rượu etilic. Bài tập 23 Khi xác định công thức của chất hữu cơ A, B người ta thấy công thức phân tử của A là C2H6O, còn công thức phân tử của B là C2H4O2. Để chứng minh A là rượu etilic làm thêm những thí nghiệm: - Cho A tác dụng với natri nếu có sủi khí là rượu etilic: 2C2H5OH + Na 2C2H5ONa + H2 141
- - B là axit axetic cần phải làm thêm những thí nghiệm: cho qùi tím khi đó qùi tím đổi thành màu đỏ. Hoặc cho B tác dụng kim loại kẽm khi đó dung dịch này sẽ có sủi bọt khí là CH3COOH 2CH3COOH + Zn (CH3COO)2Zn + H2 Bài tập 24 Tính khối lượng glucozơ cần lấy để pha được 500ml dung dịc glucozơ 5% có D = 1g/cm3 500.1.5 25g 100 Bài tập 25 Nêu phương pháp phân biệt các chất sau: a) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ - Hòa ta 3 chất trong nước, chất tan là saccarozơ - Dùng dung dịch iot nhận biết tinh bột. - Còn lại xenlulozơ b) Tinh bột, glucozơ, saccarozơ - Hòa tan trong nứơc: nhận biết tinh bột (không tan) hoặc dùng dung dịch iot. - Dùng phản ứng tráng gương nhận biết glucozơ - Còn lại saccarozơ Bài tập 26 Viết phương trình chuỗi phản ứng: Tinh bột glucozơ rượu etilic axit axetic etil axetat rượu etilic. axit, t0 (-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6 (1) men rượu C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (2) men giấm C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O H2SO4 CH3COOH + CH3CH2OH CH3COOCH2CH3 + H2O CH3COOCH2CH3 + NaOH CH3COONa + CH3CH2OH 142
- MỤC LỤC Chương I CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Chương II KIM LOẠI Chương III PHI KIM SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ChươngIV HIDROCACBON VÀ NHIÊN LIỆU Chương V DẪN XUẤT CỦA HIDROCABON – POLIME 143