Tài liệu giảng dạy Hóa học 9 - Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu giảng dạy Hóa học 9 - Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_giang_day_hoa_hoc_9_chuong_1_cac_loai_hop_chat_vo_c.pdf
Nội dung text: Tài liệu giảng dạy Hóa học 9 - Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ - Năm học 2021-2022
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 PHẦN B – CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ HỢP CHẤT VÔ CƠ Dạng 1: Bài toán oxit bazơ tác dụng với axit Dạng 2: Bài toán oxit axit tác dụng với bazơ Dạng 3: Bài toán điều chế - hiệu suất phản ứng Dạng 4: Bài toán axit tác dụng với bazơ Dạng 5: Bài toán về phản ứng trao đổi CÔNG THỨC THƯỜNG DÙNG TRONG GIẢI TOÁN HÓA HỌC (1) Công thức tính số mol 1. Khối lượng chất 2. Thể tích khí đktc 3. Nồng độ mol Công m V n n n C .V thức M 22,4 M m: khối lượng chất (g) n: số mol CM: nồng độ mol của dd (mol/l hay M) Ý nghĩa M: khối lượng mol (g/mol). V: thể tích khí ở đktc (l) V: thể tích dung dịch (l) (2) Nồng độ dung dịch 1. Nồng độ mol 2. Nồng độ phần trăm 3. Khối lượng riêng Công n mct mdd CM C% .100% D thức V mdd Vdd Ý CM: nồng độ mol của dd (mol/l hay M) mct: khối lượng chất tan (g) D: khối lượng riêng của dd (g/ml). nghĩa V: thể tích dung dịch (l) mdd: khối lượng dung dịch (g) Vdd: thể tích dung dịch (ml) 10D.C% Chuyển đổi CM và C%: C M M MA (3) Tỉ khối hơi của khí A so với khí B dA/B MA, MB là khối lượng mol của A và B. MB Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32, Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. DẠNG 1: BÀI TOÁN OXIT BAZƠ TÁC DỤNG VỚI AXIT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI ❖ Lý thuyết: Oxit bazơ + HCl/H2SO4 loãng → Muối + H2O (tất cả) THĐB: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O ❖ Phương pháp giải - Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư). - BTKL: moxit + maxit = mmuối + mnước n 2n 4n HCl O(oxit) O2 - Chú ý: n n 2n HSO2 4 O(oxit) O 2 VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Cho 32 gam Fe2O3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng (V). (c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 34
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 Câu 2. Để hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại (hóa trị II) cần dùng vừa đủ 10 gam dung dịch HCl 21,9%. Xác định công thức hóa học của oxit kim loại trên. Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp CuO và ZnO cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 3M. (a) Viết các PTHH xảy ra. (b) Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. (c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên. Câu 4. Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%. (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc. Câu 5. (A.07): Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam. Câu 6. (A.08): Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16. Câu 7. (B.08): Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là A. 9,75. B. 8,75. C. 7,80. D. 6,50. Câu 8. Nung nóng 13,1 gam hỗn hợp Mg, Zn, Al trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 20,3 gam hỗn hợp gồm MgO, ZnO, Al2O3. Hòa tan 20,3 gam hỗn hợp oxit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,4M. (a) Viết các PTHH xảy ra. (b) Tính V. (c) Tính khối lượng muối clorua tạo ra. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 9. Cho 16 gam CuO tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 20%, sau phản ứng thu được dung dịch X. (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Tính m. (c) Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch X. Câu 10. Hoàn tan 26,2 gam hỗn hợp Al2O3 và CuO thì cần phải dùng vửa đủ 250 ml dung dịch H2SO4 2M. (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Câu 11. 200 ml dung dịch HCl 3,5M hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3. (a) Viết các PTHH xảy ra. (b) Tính khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu. Câu 12. Để tác dụng vừa đủ với 44,8 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần phải dùng 400 ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng tạo ra a gam hỗn hợp muối sunfat. Hãy tính#a. Câu 13. (A.08): Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y. Câu 14. Cho m gam CuO tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 35
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 A. 8. B. 32. C. 16. D. 4. Câu 15. Cho 10,2 gam Al2O3 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 sau phản ứng thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối? A. 17,1. B. 34,2. C. 68,4. D. 51,3. Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại (hóa trị II) cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit là A. MgO. B. FeO. C. CuO. D. ZnO. Câu 17. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm MgO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch H2SO4 1M. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp X ban đầu là A. 20%. B. 40%. C. 60%. D. 80%. Câu 18. Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1: 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là A. 30 và 70. B. 40 và 60. C. 50 và 50. D. 60 và 40. Câu 19. Cho 30,2 gam hỗn hợp MgO, Al2O3 và CuO phản ứng vùa đủ với 480 ml dung dịch H2SO4 1,25 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là A. 48,0. B. 78,2. C. 72,8. D. 17,8. Câu 20. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO và ZnO trong x gam dung dịch axit H2SO4 10% (lấy lượng vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,81 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của x là A. 59,0. B. 49,0. C. 39,0. D. 29,4. Câu 21. Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là A. 70,6. B. 61,0. C. 80,2. D. 49,3 Câu 22. [MH2 - 2020] Nung 6 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 8,4 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị V là A. 300. B. 200 C. 150. D. 400. Câu 23. (QG.16): Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al, Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 160. B. 240. C. 480. D. 320. ___HẾT___ Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 36
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 DẠNG 2: BÀI TOÁN OXIT AXIT TÁC DỤNG VỚI BAZƠ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI ❖ Bài toán 1: CO2, SO2 tác dụng với NaOH, KOH - Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH có thể xảy ra PTHH: (1) CO2 + NaOH → NaHCO3 Natri hiđrocacbonat (muối axit) (2) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O Natri cacbonat (muối trung hòa) - Tùy tỉ lệ mol của NaOH và CO2 mà thu được các sản phẩm khác nhau: n T NaOH T ≤ 1 1 2 ⇒ NaOH dư) - Thay CO2 bằng SO2, NaOH bằng KOH thì cũng xảy ra tương tự. ❖ Bài toán 2: CO2, SO2 tác dụng với Ca(OH)2, Ba(OH)2 - Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 có thể xảy ra PTHH: (1) 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 Canxi hiđrocacbonat (muối axit) (2) CO2 + 2Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O Canxi cacbonat (muối trung hòa) - Tùy tỉ lệ mol của Ca(OH)2 và CO2 mà thu được các sản phẩm khác nhau: nCa(OH) T 2 T ≤ 0,5 0,5 2 ⇒ Ca(OH)2 dư) - Thay CO2 bằng SO2, Ca(OH)2 bằng Ba(OH)2 thì cũng xảy ra tương tự. ❖ Phương pháp giải - Bước 1: Tính T và so sánh với bảng trên để suy ra sản phẩm (nếu đề bài) - Bước 2: Viết PTHH xảy ra và tính theo phương trình + Nếu sinh ra 1 muối thì tính theo chất hết (nhân chéo – chia ngang). + Nếu sinh ra 2 muối thì đặt ẩn – lập hệ. - Có thể dùng bảo toàn nguyên tố để giải quyết bài toán ở bước 2. VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Cho 1,12 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo muối trung hòa. (a) Viết PTHH xảy ra. (b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng. Câu 2. Dẫn 112 ml khí SO2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01M, sản phẩm là muối canxi sunfit. (a) Viết PTHH xảy ra. (b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng. Câu 3. Xác định muối có trong dung dịch X và khối lượng muối thu được trong các trường hợp sau: (a) Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. (b) Cho 4,48 lít khí SO2 (đktc) tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. (c) Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Câu 4. Xác định muối có trong dung dịch X và khối lượng muối thu được trong các trường hợp sau: Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 37
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 (a) Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 300 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. (b) Cho 4,48 lít khí SO2 (đktc) tác dụng với 350 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Câu 5. (A.07): Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04. Câu 6. Sục V lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 2,24 lít; 4,48 lít. B. 2,24 lít; 3,36 lít. C. 3,36 lít; 2,24 lít. D. 22,4 lít; 3,36 lít. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 7. Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Ca(OH)2 tạo muối canxi hiđrocacbonat. (a) Viết PTHH xảy ra. (b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng. Câu 8. Sục 3,36 lít khí SO2 (ở đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 1 M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. (a) Viết phương trình hóa học xảy ra. (b) Tính m. Câu 9. Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim có hóa trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch chỉ chứa muối trung hòa nồng độ 18,9%. Xác định công thức của oxit. Câu 10. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM, sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Tìm a. Câu 11. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3, NaHCO3. D. Na2CO3, NaOH. Câu 12. Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, sau phản ứng thu được sản phẩm muối có công thức là A. CaCO3. B. Ca(HCO3)2. C. CaCO3, Ca(HCO3)2. D. CaCO3, Ca(OH)2. Câu 13. Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 12,6. B. 8,4. C. 16,8. D. 25,2. Câu 14. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3, NaHCO3. D. Na2CO3, NaOH. Câu 15. (B.13): Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 29,55. B. 19,70. C. 9,85. D. 39,40. Câu 16. (C.14): Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 33,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là A. 0,4. B. 0,3. C. 0,5. D. 0,6. Câu 17. (B.07): Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là A. 5,8 gam. B. 6,5 gam. C. 4,2 gam. D. 6,3 gam. ___HẾT___ Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 38
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 DẠNG 3: BÀI TOÁN ĐIỀU CHẾ - HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI ❖ Lý thuyết to - Điều chế CaO: CaCO3 CaO + CO2 to - Điều chế SO2: S + O2 SO2 to 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 o o O,t2 O,xt,t 2 HO 2 - Điều chế H2SO4: ShoÆcFeS2 SO 2 SO 3 HSO 2 4 ❖ Phương pháp giải np n thùc tÕ thu®îc - Hiệu suất phản ứng: H%(chÊt p) .100%;H% (s¶n phÈm) .100%. nb®Çu n lÝthuyÕt(tÝnhtheoPT) - Khi đề bài cho H% yêu cầu tính các đại lượng còn lại ⇒ Áp dụng phải nhân – trái chia (chất cần tính ở bên phải ⇒ Nhân với H%; chất cần tính ở bên trái ⇒ Chia cho H%). - Nếu quá trình trải qua nhiều giai đoạn thì H%quá trình = H1.H2.H3 100% VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Nung một tấn đá vôi (giả thiết CaCO3 chiếm 100%) thì có thể thu được bao nhiêu gam vôi sống (nếu hiệu suất phản ứng đạt 90%). Câu 2. Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung một tấn đá vôi này có thể thu được bao nhiêu gam vôi sống CaO nếu hiệu suất phản ứng đạt 85%. Câu 3. Một loại đá vôi chứa 85% CaCO3 và 15% tạp chất không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Khi nung một lượng đá vôi đó thu được một chất rắn có khối lượng bằng 70% khối lượng đá trước khi nung. (a) Tính hiệu suất phân hủy CaCO3. (b) Tính thành phần % khối lượng CaO trong chất rắn sau khi nung. Câu 4. Từ 1,5 tấn quặng pirit sắt chứa 90% FeS2 có thể điều chế được bao nhiêu tấn axit H2SO4. Biết rằng hiệu suất phản ứng của cả quá trình đạt 70%. Câu 5. Cần bao nhiêu tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS2 để điều chế được 4,9 tấn dung dịch H2SO4 có nồng độ 60%. Biết rằng sự hao hụt trong sản xuất là 5%. Câu 6. Cho sơ đồ sản xuất axit sunfuric từ quặng pirit với hiệu suất ứng với từng giai đoạn như sau: H 70% H 50% H 90% FeS2 SO 2 SO 3 HSO 2 4 Hãy tính khối lượng quặng sắt pirit (chứa 80% FeS2) cần dùng để điều chế được 2 tấn axit sunfuric. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 7. Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung một tấn đá vôi này có thể thu được bao nhiêu gam vôi sống CaO nếu hiệu suất phản ứng đạt 90%. Câu 8. Nung một tấn đá vôi thì thu được 478,8 kg vôi sống. Tính tỉ lệ phần trăm tạp chất trong đá vôi biết rằng hiệu suất của phản ứng nung vôi là 90%. Câu 9. Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh, người ta sản xuất được 73,5 tấn axit sunfuric. (a) Tính hiệu suất của quá trình sản xuất axit sunfuric. (b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 50% thu được từ 73,5 tấn H2SO4 đã được sản xuất ở trên. Câu 10. Cho sơ đồ sản xuất axit sunfuric từ quặng pirit với hiệu suất ứng với từng giai đoạn như sau: H 75% H 60% H 95% FeS2 SO 2 SO 3 HSO 2 4 Từ 3 tấn quặng sắt pirit (chứa 80% FeS2) thì điều chế được bao nhiêu tấn axit sunfuric? Câu 11. Từ 320 tấn quặng pirit sắt FeS2 có chứa 45% lưu huỳnh đã sản xuất được 405 tấn axit sunfuric. Hãy xác định hiệu suất của quá trình sản xuất. Câu 12. Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau: FeS2 2SO 2 2SO 3 2HSO 2 4 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 39
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 A. 98 kg. B. 49 kg. C. 48 kg. D. 96 kg. Câu 13. Từ 60 kg FeS2 người ta điều chế được 25,8 lít dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84 g/ml). Vậy hiệu suất điều chế là A. 60%. B. 85%. C. 47,47%. D. 95%. Câu 14. Ngườ i ta sản xuất axit H2SO4 từ quăṇ g pirit. Nếu dù ng 300 tấn quăṇ g pirit có 20% tap̣ chất thı̀ sản xuất đươc̣ bao nhiêu tấn dung dic̣ h H2SO4 98%. Biết rằng hao huṭ trong sản xuất là 10%? A. 72 tấn. B. 360 tấn. C. 245 tấn. D. 490 tấn. ___HẾT___ DẠNG 4: BÀI TOÁN AXIT TÁC DỤNG VỚI BAZƠ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI ❖Lý thuyết Axit + Bazơ → Muối + H2O ❖ Phương pháp giải - Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư). - BTKL: maxit + mbazơ = mmuối + mnước - mrắn khan = mmuối + mbazơ dư (nếu có). VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X. (a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch X. (b) Tính nồng độ mol của dung dịch X. Câu 2. Trung hòa 20 ml dung dịch HNO3 1M (D = 1,12 g/ml) bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH 4% thu được dung dịch X. (a) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng. (b) Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch X. Câu 3. Cho 200 ml dung dịch HCl 2M tác dụng với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch X. (a) Cho mẩu quì tím vào dung dịch X, quì tím chuyển màu gì? Tại sao? (b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Tính m. Câu 4. Cho một dung dịch có chứa 50 ml HNO3 1M tác dụng với 342 gam dung dịch Ba(OH)2 5%. (a) Viết PTPƯ xảy ra và tính khối lượng muối thu được. (b) Nếu sau phản ứng cho mẩu giấy quì tím thì giấy quì có màu gì. Câu 5. Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 4,15 gam các muối clorua. (a) Viết PTHH xảy ra. (b) Tính khối lượng mỗi hiđroxit trong hỗn hợp ban đầu. Câu 6. Cho m gam hỗn hợp Mg(OH)2, Cu(OH)2, NaOH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M tạo thành 24,1 gam muối clorua. Hãy tính m. Câu 7. (B.13): Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 36. B. 20. C. 18. D. 24. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 8. Cho 300 ml dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 thu được dung dịch X. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 40
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 (a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch X. (b) Tính nồng độ mol của dung dịch X. Câu 9. Cho một dung dịch có chứa 50 ml HNO3 1M tác dụng với 56 gam dung dịch KOH 10%. (a) Viết PTPƯ xảy ra và tính khối lượng muối thu được. (b) Nếu sau phản ứng cho mẩu giấy quì tím thì giấy quì có màu gì. Câu 10. Cho 50 ml dung dịch H2SO4 1M tác dụng với 50 ml dung dịch NaOH, dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Để quỳ chuyển về màu tím người ta phải thêm vào dung dịch trên 20 ml dung dịch KOH 0,5M. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng. Câu 11. Cho dung dịch có chứa 10 gam NaOH tác dụng với dung dịch có chứa 10 gam HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch X. (a) Cho mẩu quỳ tím vào dung dịch X thì có hiện tượng gì? (b) Tính khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng. (c) Tính khối lượng NaOH hoặc HNO3 cần dùng để trung hòa dung dịch X. Câu 12. Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 400. B. 200. C. 100. D. 300. Câu 13. Trung hoà 100ml dung dịch KOH 1M cần dùng V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 400 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 100 ml. Câu 14. Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu? A. 0,5 lít. B. 0,4 lít. C. 0,3 lít. D. 0,6 lít. Câu 15. Cho 4 gam NaOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được x gam muối ăn. Giá trị của x là A. 5,85. B. 58,5. C. 585 D. 0,585. Câu 16. Trung hoà 200 gam dung dịch HCl 3,65% bằng dung dịch KOH 1M. Thể tích dung dịch KOH cần dùng là A. 100 ml. B. 300 ml. C. 400 ml. D. 200 ml. Câu 17. Trung hòa 500 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch KOH 25%. Khối lượng dung dịch KOH cần dùng là A. 224 gam. B. 112 gam. C. 264 gam. D. 150 gam. Câu 18. Cho dung dịch chứa 20 gam NaOH vào dung dịch chứa 36,5 gam HCl, nếu thử môi trường sau phản ứng thì giấy quỳ tím sẽ A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh. C. mất màu. D. không đổi màu. Câu 19. Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng: A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Làm quỳ tím hoá đỏ. C. Phản ứng được với magie giải phóng khí hiđro. D. Không làm đổi màu quỳ tím. Câu 20. Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,5M tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M. Muốn phản ứng trung hòa hoàn toàn thì phải thêm dung dịch NaOH 0,5M hay HCl 1M với thể tích là bao nhiêu (trong các giá trị sau)? A. 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. B. 350 ml dung dịch HCl 1M. C. 400 ml dung dịch HCl 1M. D. 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Câu 21. Để trung hòa hoàn toàn 1,52 gam hỗn hợp gồm NaOH và KOH thì cần vừa đủ 30 gam dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng muối clorua thu được là A. 3,4 gam. B. 2,075 gam. C. 3,075 gam. D. 4,075 gam. ___HẾT___ Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 41
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 DẠNG 5: BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI ❖ Lý thuyết - Một số chất kết tủa thường gặp: BaSO4, CaCO3, BaCO3, Mg(OH)2, AgCl↓ trắng; Cu(OH)2↓ xanh lam; Fe(OH)2↓ trắng xanh; Fe(OH)3↓ nâu đỏ. - Một số trường hợp axit/ bazơ không bền: H2CO3 → CO2↑ + H2O H2SO3 → SO2↑ + H2O NH4OH → NH3↑ + H2O ❖ Phương pháp giải - Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư). - BTKL: mA + mB = mC + mD (PTHH: aA + bB → cC + dD) - Tăng – giảm khối lượng: Khi chuyển một chất A thành một chất B, khối lượng có thể tăng hoặc giảm, dựa vào sự tăng giảm khối lượng và bài toán tỉ lệ ta có thể tính được số mol chất A và B. VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Nhỏ từ từ Na2CO3 vào lượng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí CO2 (ở đktc). (a) Viết PTPƯ xảy ra và tính V. (b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m. (c) Sục V lít khí CO2 thu được ở trên vào nước vôi trong dư thu được x gam kết tủa. Tính x. Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 28,4 gam hỗn hợp CaCO3, MgCO3 bằng lượng dư dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc). (a) Viết PTPƯ xảy ra. (b) Tính khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng. Câu 3. Cho 10 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư. (a) Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc. (b) Dẫn khí CO2 ở trên vào cốc đựng 50 gam dung dịch NaOH 40%. Hãy tính khối lượng muối cacbonat thu được. Câu 4. Cho 5 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, sinh ra được 448 ml khí (đktc). (a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. (b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Câu 5. Cho m gam hỗn hợp CaCO3 và CaSO3 tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 4,48 lít hỗn hợp hai khí ở đktc. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp khí trên hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo ra (m + a) gam kết tủa. Hãy tính#a. Câu 6. Lấy 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl và HNO3 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 lấy vừa đủ. Sau phản ứng thu được 4,305 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, nước lọc tác dụng được với 40 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ). (a) Viết các PTHH xảy ra. (b) Xác định nồng độ mol của các axit trong hỗn hợp đầu. Câu 7. Trộn 10 ml dung dịch H2SO4 với 10 ml dung dịch HCl rồi chia dung dịch thu được thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 6,99 gam kết tủa. - Phân 2 cho tác dụng với Na2CO3 dư tạo ra 896 ml khí ở đktc. Xác định nồng độ của mỗi axit trước khi trộn. Câu 8. Trên hai đĩa của một cái cân, người ta đặt hai cốc đựng cùng một dung dịch HCl sao cho cân thăng bằng. Thêm 4,2 gam muối NaHCO3 vào cốc 1 thì phải thêm bao nhiêu gam bột sắt vào cốc 2 để hai đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng? Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 42
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 Câu 9. (B.13): Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là A. Zn. B. Ca. C. Mg. D. Cu. Câu 10. Cho m gam hỗn hợp CaCO3 và KHCO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc). Tính m. Câu 11. Cho 22,2 gam hỗn hợp MgCO3, NaHCO3 và K2CO3 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc). Tính khối lượng K2CO3 trong hỗn hợp ban đầu. Câu 12. Cho 19,02 gam hỗn hợp Mg, Ca, CaO, MgO, MgCO3, CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được 4,704 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 12,5 và dung dịch chứa 12,825 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là A. 18,78. B. 19,425. C. 20,535. D. 19,98. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 28,1 gam hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 bằng lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí CO2 (ở đktc). (a) Viết PTPƯ xảy ra. (b) Tính khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng. Câu 14. Cho 5 gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaCl tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl, thu được 448 ml khí (đktc). (a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. (b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. (c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Câu 15. Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo ra a gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc và còn lại b gam chất rắn không tan. Hãy tính a, b. Câu 16. Cho lượng dư AgNO3 vào 100 ml dung dịch KCl x M thu được 4,305 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4. Câu 17. Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích khí (đktc) thu được là A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 22,4 lít. D. 44,8 lít. Câu 18. Cho 100 ml dung dịch BaCl2 1M tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch K2CO3. Nồng độ mol của chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng là A. 1M. B. 2M. C. 0,2M. D. 0,1M. Câu 19. Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3. Nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng là: A. 0,1M và 0,05M. B. 0,15M và 0,09M. C. 0,15M và 0,05M. D. 0,1M và 0,05M. Câu 20. Trộn lẫn một dung dịch có chứa 34 gam AgNO3 với một dung dịch chứa 17,55 gam NaCl. Khối lượng kết tủa thu được là A. 27,8 gam. B. 27 gam. C. 28,8 gam. D. 28,7 gam. Câu 21. Cho 30,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, Mg, MgO và MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2 và dung dịch Z chỉ chứa 60,4 gam hỗn hợp muối sunfat trung hòa. Tỉ khối của Y so với He là 6,5. Khối lượng của MgSO4 có trong dung dịch Z là A. 38,0 gam. B. 33,6 gam. C. 36,0 gam. D. 30,0 gam. Câu 22. (B.14): Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau: - Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 43
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 - Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa. - Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M. Giá trị của V là A. 200. B. 70. C. 180. D. 110. ___HẾT___ Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 44
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 KIỂM TRA CHƯƠNG I (Thời gian làm bài: 45 phút) Họ và tên: Thời gian: Từ . đến ngày ./ /20 PHẦN TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1. Dãy nào sau đây chỉ gồm các oxit? A. CaO, SO2, NaOH, H2S. B. K2O, CaCO3, Na2O, BaO. C. SO2, SO3, CuO, Fe2O3. D. Ba(OH)2, CaCO3, Na2O, CaCl2. Câu 2. Vôi sống là tên gọi của hợp chất có công thức nào sau đây? A. CaCO3. B. BaO. C. BaCO3. D. CaO. Câu 3. Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử nào sau đây? A. Chỉ dùng thêm quì tím. B. Chỉ dùng thêm axit HCl. C. Chỉ dùng thêm axit H2SO4. D. Chỉ dùng thêm nước. Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. Fe, Cu, Mg. B. Zn, Fe, Cu. C. Zn, Fe, Al. D. Fe, Zn, Ag. Câu 5. Để phân biệt hai dung dịch HCl và H2SO4 loãng ta có thể sử dụng A. NaCl. B. BaCl2. C. MgCl2. D. KCl. Câu 6. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải A. rót nước vào axit đặc. B. rót từ từ nước vào axit đặc. C. rót nhanh axit đặc vào nước. D. rót từ từ axit đặc vào nước. Câu 7. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,70. B. 10,00. C. 1,97. D. 5,00. Câu 8. Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp? A. Cu ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4. B. Fe ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4. C. FeO ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4. D. FeS2 ⟶ SO2 ⟶ SO3 ⟶ H2SO4. Câu 9. Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là A. 60%. B. 40%. C. 80%. D. 20%. Câu 10. Dãy các bazơ làm phenolphtalein hoá đỏ là A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2. B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH. C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3. D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3. Câu 11. Dung dịch KOH tác dụng với nhóm chất nào sau đây đều tạo thành muối và nước? A. Ca(OH)2,CO2, CuCl2 B. P2O5; H2SO4, SO3 C. CO2; Na2CO3, HNO3 D. Na2O; Fe(OH)3, FeCl3. Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36. Câu 13. Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong 2m gam X là A. 4.48. B. 11,2. C. 16,8. D. 1,12. Câu 14. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 45
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 A. HCl, HNO3. B. NaCl, KNO3. C. NaOH, Ba(OH)2. D. Nước cất, nước muối. Câu 15. Dung dịch nào sau đây tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch BaCl2. Câu 16. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi? A. 2Na + 2H2O ⟶ 2NaOH + H2 B. BaO + H2O ⟶ Ba(OH)2 C. Zn + H2SO4 ⟶ ZnSO4 +H2 D. BaCl2+H2SO4 ⟶ BaSO4 + 2HCl Câu 17. Những cặp nào sau đây có phản ứng xảy ra 1. Zn + HCl ⟶ 2. Cu + HCl ⟶ 3. Cu + ZnSO4 ⟶ 4. Fe + CuSO4 ⟶ A. 1; 2. B. 3; 4. C. 1; 4. D. 2; 3. Câu 18. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn nào sau đây? A. Cu. B. CuO. C. Cu2O. D. Cu(OH)2. Câu 19. Cho các chất CaCO3, HCl, NaOH, BaCl2, CuSO4, có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với nhau? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25. Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (2) Ca (1) CaO CaCO (4) CaCl (5) AgCl (3) 3 2 (1) (2) (3) (4) (5) Câu 2 (1 điểm): Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, KCl, HCl, H2SO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 3 (2,5 điểm): Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 500 ml dung dịch X và V lít khí CO2 (đktc) (a) Viết PTHH xảy ra và tính V. (b) Tính nồng độ mol của chất có trong dung dịch X. (c) Cho lượng CO2 thu được ở trên vào dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 46
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 Câu 4 (0,5 điểm): Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính m. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 47
- GV: Trần Thanh Bình SĐT: 0977111382 ___HẾT___ Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 48