Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 01: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Mức độ 3: Vận dụng-Vận dụng cao (Có lời giải chi tiết)

doc 6 trang minhtam 01/11/2022 7580
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 01: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Mức độ 3: Vận dụng-Vận dụng cao (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_thi_thpt_quoc_gia_lich_su_12_chuyen_de_su_hinh_thanh_trat.doc

Nội dung text: Ôn thi THPT Quốc gia Lịch sử 12 - Vấn đề 01: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Mức độ 3: Vận dụng-Vận dụng cao (Có lời giải chi tiết)

  1. MỨC ĐỘ 3: VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hợp quốc hiện nay? A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. D. Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Câu 2: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận. B. Hình thành một trật tự thế giới mới, hoàn toàn do phe tư bản thao túng C. Thế giới hình thành “hai cực”: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi bên. D. Một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước tháng trận chung nhau hợp tác để lãnh đạo thế giới. Câu 3: Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị lanta? A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật. B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên hợp quốc C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận. D. Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm. Câu 4: Vai trò của Liên quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện này là gi? A. Liên hợp quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thảnh viên trên nhiều lĩnh vực. C. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe loài người nhằm nâng cao đời sống của người dân D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo, chống đói nghèo. Câu 5: Việt Nam từ khi gia nhập Liên hợp quốc đã có những đóng góp vào việc A. xây dựng mối quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
  2. B. trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 - 2009, C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc. D. thực hiện chống tham nhũng, tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc. Câu 6: Cho đoạn dữ liệu sau: “Hiến chương của Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ ( ) giữa các dân tộc và tiến hành ( ) quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc ( ) và quyền ( ) của các dân tộc” Chọn các cụm từ thích hợp nhất để điền vào những ( ) trong đoạn dữ liệu theo thứ tự lần lượt là A. hợp tác, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền. B. hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, tự quyết. C. hữu nghị, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền. D. hữu nghị, hợp tác, tự quyết, bình đẳng. Câu 7: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian 1. Hội nghị Pốtxđam được tổ chức tại Đức. 2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. 3. Hội nghị Ianta được triệu tập. 4. Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Xan Phranxixcô. A. 3,4,1,2. B. 1,2,3,4. C. 2,3,4,1. D. 2,3,1,4. Câu 8: Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc A. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn Câu 9: Đáp án nào đúng nhất khi kể tên một số ta chỉ chuyên môn của Liên hợp quốc? A. UNDP, UNESCO, IMF, WHO, UNICEF B. WB, INTERPOL, UNICEF, FAO, APE C. WHO, IMF, UNFP, WB, UEFA D. WHO, FAO, UNICEF, TPP
  3. Câu 10: Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này ĐÁP ÁN 1.D 2.C 3.C 4.A 5.D 6.B 7.A 8.C 9.A 10.B HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D Trước tình hình cụ thể của thế giới hiện nay là tình trạng mâu thuẫn dân tộc, xung đột sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi, chủ nghĩa khủng bố đang là mối đe dọa lớn đối với nhân loại. Liên | hợp quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên. Mục đích hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời xác định những mục đích quan trọng khác cho các hoạt động của Liên hợp quốc là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm quyền con người. Các quốc gia cũng trao cho Liên hợp quốc vai trò là trung tâm điều hòa các hành động của các dân tộc hướng theo những mục đích đó. Tại Hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy Liên hợp quốc làm trung tâm nhằm đối phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay. Câu 2: Đáp án C Trật tự 2 cực Ianta là 1 trật tự thế giới mới do Liên Xô là Mĩ thiết lập nên sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trật tự này đã chi phối các mối quan hệ quốc tế trong khoảng 40 năm từ 19451991. Và trật tự này đã chia thế giới thành 2 phe do 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Với sự ra đời của trật tự 2 cực lanta đã hình thành nên sự đối đầu gay gắt giữa hệ thống Tư bản chủ nghĩa và hệ thống Xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô (1991) thì trật tự 2 cực lanta cũng chấm dứt => Đặc trưng nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: thế giới hình thành hai cực: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Câu 3: Đáp án C
  4. Thực chất của Hội nghị Ianta là cuộc đấu tranh nhằm phân chia những thành quả thắng lợi giữa các lực lượng trong khối Đồng minh chống Phát xít. Các quyết định ở Ianta có quan hệ rất lớn đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới về sau. Chính vì thế, Hội nghị đã diễn ra trong không khí căng thẳng và quyết liệt, nhất là vấn đề thống nhất thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc và thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc trong tương lai, vấn đề Liên Xô tham chiến (có điều kiện kèm theo ) ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là việc giải giáp quân đội Phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở Châu Âu và Châu Á. Chú ý: Các quốc gia không khi nào thoát ra khỏi lợi ích dân tộc, quyền lợi của mỗi quốc gia. Trong mọi cuộc đàm phán giữa các nước đây là nguyên tắc không khi nào được bỏ qua. Câu 4: Đáp án A Trước tình hình cụ thể của thế giới hiện nay là tình trạng mâu thuẫn dân tộc, xung đột sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi, chủ nghĩa khủng bố đang là mối đe dọa lớn đối với nhân loại. Liên hợp quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên. Mục đích hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời xác định những mục đích quan trọng khác cho các hoạt động của LHQ là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm quyền con người. Các quốc gia cũng trao cho Liên hợp quốc vai trò là trung tâm điều hòa các hành động của các dân tộc hướng theo những mục đích đó. Tại Hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy Liên hợp quốc làm trung | tầm nhằm đối phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay. Câu 5: Đáp án D Trong các lĩnh vực công việc cụ thể của LHQ, Việt Nam với tư cách là một trong 66 thành viên của Hội nghị giải trừ quân bị tại Giơnevơ đã tích cực tham gia vào các hoạt động của diễn đàn nhằm thực hiện mục tiêu giải trừ quân bị toàn diện và triệt để do Liên hợp quốc đề ra. Việt Nam nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ thành viên của các điều ước quốc tế và chống phổ biển vũ khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng bảo an về báo cáo các biện pháp thực hiện các điều ước này, mới đây đã phê chuẩn hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện và ký Nghị định thư bổ sung cho Hiệp ước Bảo đảm hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Chúng ta ủng hộ các cố gắng của các nước cùng LHQ tìm các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột khu vực và đang hoàn tất quá trình chuẩn bị liên quan đến việc tham gia một cách có hiệu quả vào HĐGGHB LHỌ phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam. Chúng ta coi trọng việc tăng cường đối thoại với các nước, hợp tác quốc tế trong và ngoài LHQ trên các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quyền con người, trong đó có việc báo cáo về việc thực hiện các đ ộ c quốc tế và quyền con người mà Việt Nam là thành viên và tham gia vào các cơ chế nhân quyền của LHQ như ECOSOC, Ủy ban về các vấn đề xã hội của ĐHĐ, Ủy hội nhân quyền và nay là Hội đồng nhân quyền LHQ. Việt Nam được LHO đánh giá cao về việc hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, triển khai thành công đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện các chương trình hành động của các hội nghị LHQ về phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực tài chính
  5. cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển, phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS => Việt Nam từ khi tham gia Liên hợp quốc đã có những đóng góp vào việc thực hiện chống tham nhũng, tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc. Câu 6: Đáp án B Hiến chương của Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 7: Đáp án A 1. Hội nghị Pốtxđam được tổ chức tại Đức (16-7 đến ngày 12-8-1945) 2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. (9-1977) 3. Hội nghị Ianta được triệu tập (2-1945) 4. Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Xan Phanxixcô (25-4 đến 26-6-1945) Chọn đáp án: A: 3,4,1,2. Câu 8: Đáp án C Vấn đề biển Đông đang ngày càng diễn biến phức tạp. Nếu như trước năm 1945, các nước giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng chiến tranh thì giờ đây, con người hướng tới giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đây cũng là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc cần tuân thủ trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Thực tế, Việt Nam đang tranh thủ thêm nhiều sự ủng hộ của quốc tế để giành lại chủ quyền biển đảo trong tranh chấp với Trung Quốc. Đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa những nhà lãnh đạo cấp cao, yêu cầu Trung Quốc thực hiện thỏa thuận DOC và tiến tới COC. Cho đến năm 2017, vấn đề biển Đông vẫn được Việt Nam, Trung Quốc và các nước liên quan giải quyết bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế. Câu 9: Đáp án A - UNDP: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại VN - UNESCO: viết tắt của United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hàn quốc - IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế - WHO: Tổ chức Y tế Thế giới - UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc Câu 10: Đáp án B
  6. Hệ quả của hội nghị Ianta bao gồm: - Đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh giới thứ hai) - Sự nhất trí giữa 5 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc sẽ hạn chế sự thao tứng hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản với các tổ chức quốc tế. - Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng của nó dẫn đến sự ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ ở châu Âu và châu Á. - Những quyết định của Hội nghị chỉ là sự thỏa thuận của Liên Xô, Mỹ và Anh nhưng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Một trật tự thế giới mới được hình thành trên khuôn khổ của những thỏa thuận tại hội nghị này, được gọi là “Trật tự hại cực lanta”. > Như vậy, những quyết định của Hội nghị Ianta chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chủ yếu mang lại lợi ích cho các nước thắng trận.