Ôn tập Trạng Nguyên toàn tài Lớp 5 - Môn Lịch sử-Địa lý

docx 54 trang minhtam 27/10/2022 4423
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Trạng Nguyên toàn tài Lớp 5 - Môn Lịch sử-Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_trang_nguyen_toan_tai_lop_5_mon_lich_su_dia_ly.docx

Nội dung text: Ôn tập Trạng Nguyên toàn tài Lớp 5 - Môn Lịch sử-Địa lý

  1. a/ Ngày 17-1-1960. b/ Ngày 1-12-1958. c/ Ngày 27-5-1958. d/ Ngày 1-12-1960. Câu hỏi 78: Nhà máy Cơ khí Hà Nội đầu tiên ra đời vào thời gian nào ? a/ Tháng 12/1955. b/ Tháng 1/1960. c/ Tháng 12/1958. d/ Tháng 1/1959. Câu hỏi 79: Nước nào đã giúp nước ta xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội ? a/ Trung Quốc. b/ Liên Xô. c/ Cu Ba. d/ Nhật Bản. Câu hỏi 80: Một số sản phẩm do nhà máy cơ khí Hà Nội sản xuất là: a/ Máy pha, máy tiện, máy khoan, tên lửa A12, . b/ Đạn, máy bay, súng, c/ Quần áo, giày dép, đồ dùng sinh hoạt, d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 81: Vì sao nhà máy Cơ khí Hà Nội lại được vinh dự đón Bác Hồ ? a/ Vì là nhà máy đầu tiên của nước ta. b/ Vì luôn đặt được những thành tích luôn to lớn, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. c/ Vì là nhà máy sản xuất dụng cụ chiến lược. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 82: Nhà máy Cơ khí Hà Nội được xây dựng trong thời gian bao lâu? a/ Khoảng 2 năm. b/ Gần 3 năm. c/ Hơn 1 năm. d/ Khoảng 5 năm. Câu hỏi 83: Đường Trường Sơn được mở vào năm nào ? a/ 1954 b/ 1959 c/ 1960 d/ 1962 Câu hỏi 84: Đường Trường Sơn có tên gọi khác là gì ? a/ Đường Hồ Chí Minh. b/ Đường Bắc - Nam. c/ Đường 2-3. d/ Đường 2-9. Câu hỏi 85: Ta mở đường Trường Sơn nhắm mục đích gì ? a/ Để giao thương với Việt Nam. b/ Để niềm Bắc chi viện cho niềm Nam. c/ Để hình thành đường dây giao liên Nam - Bắc. d/ Cả A và C đều đúng. Câu hỏi 86: Đường Trường Sơn có ý nghĩa gì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. a/ Góp phần cho việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. b/ Góp phần đưa quan hệ Việt-Lào tốt đẹp hơn. c/ Góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 87: Đường Trường Sơn được mở trong khó khăn, gian khổ thế nào ?
  2. a/ Dưới mưa bom, bão đạn của quân thù. b/ Diễn ra nhiều chiến công oanh liệt trước kẻ thù. c/ Nhiều chiến sĩ đã phải hi sinh khi mở đường. d/ Cả A và C đều đúng. Câu hỏi 88: Sấm sét đêm giao thừa diễn ra vào tết năm nào ? a/ 1958 b/ 1964 c/1968 d/1969 Câu hỏi 89: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 diễn ra như thế nào? a/ Vào đúng đêm giao thừa. b/ Diễn ra đồng loạt ở các thành phố, thị xã. c/ Diễn ra ở nơi tập trung cơ quan đầu não của địch. d/ Cả A và C đều đúng. Câu hỏi 90: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác dụng như thế nào đối với Mĩ? a/ Tống thống Mĩ ra lệnh cho quân đội Mĩ rút khỏi Việt Nam. b/ Nhân dân yêu hòa bình ở Mĩ đòi chính phủ phải rút quân khỏi Việt Nam. c/ Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại và chấp nhận đàm phán tại Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. d/ Cả A, B và C đều đúng. Câu hỏi 91: Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn quân giải phóng đã tiến công vào những nơi nào? a/ Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng. b/ Cần Thơ, Phan Thiết, Huế, Đà Nẵng. c/ Cần Thơ, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng. d/ Cả a, b và c đều sai. Câu hỏi 92: Ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. a/ Quân và dân miền Nam đồng loạt khởi nghĩa. b/ Mĩ và quân đội Sài Gòn bị thiệt hại nặng nề. c/ Quân đội Mĩ buộc phải rút khỏi Việt Nam. d/ Cả A, B và C đều đúng. Câu hỏi 93: Tại sao Mĩ ném bom nhằm hủy diệt Hà Nội ? a/ Vì cơ quan kháng chiến đầu não của ta nằm ở đây. b/ Vì Hà Nội là nơi chi viện cho miền Nam. c/ Vì Mĩ từng bị thua đau ở niềm Nam. d/ Cả 2 ý A và B đều đúng.
  3. Câu hỏi 94: Mĩ đánh Hà Nội vào thời gian nào ? a/ Ngày 18-12-1972. b/ Ngày 21-12-1972. c/ Ngày 30-12-1972. d/ Ngày 26-12-1972. Câu hỏi 95: Vì sao ngày 30-12-1972, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc? a/ Vì biết không thể khuất phục nhân dân ta bằng bom đạn. b/ Vì sợ làm nhân dân ta bị thương. c/ Vì bắt buộc phải thực hiện Hiệp định Pa-ri. d/ Cả ba ý trên đều đúng. Câu hỏi 96: Vì sao chiến thắng của ta trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội được gọi là chiến thắng " Điện Biên Phủ trên không" ? a/ Vì đây là một chiến dịch phong không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. b/ Vì Mĩ đã sử dụng vũ khí hiện đại và tối tân nhất những vẫn không thắng nổi nhân dân ta. c/ Vì đây là thất bại nặng nề nhất của lịch sử không quân Mĩ. d/ Cả hai ý trên đều đúng. Câu hỏi 97: Vì sao Mĩ phải ký hiệp định Pa-ri? a/ Vì cuộc chiến kéo dài gần 19 năm không có lợi ích gì cho Mĩ. b/ Vì Mĩ thất bại nặng nề ở cả 2 niềm Nam-Bắc trong năm 1972. c/ Vì bị dư luận lên án buộc phải chấm dứt chiến tranh. d/ Cả a, b và c đều đúng Câu hỏi 98: Hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết vào thời gian nào, ở đâu ? a/ Ngày 27-1-1973 tại Pháp. b/ Ngày 27-1-1972 tại Mĩ. c/ Ngày 27-1-1973 tại Hà Nội. d/ Ngày 27-1-1972 tại Hà Nội. Câu hỏi 99: Những nội dung cơ bản về hiệp định Pari là gì ? a/ Phải tôn trọng quyền độ lập của Việt Nam. b/ Buộc phải rút toàn bộ quân ra khỏi Việt Nam. c/ Chấm dứt quân sự ở Việt Nam, và có trách nhiệm bồi thường. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 100: Ai là người đại diện cho Việt Nam đứng ra kí Hiệp định Pari ? a/ Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh. b/ Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp. c/ Bộ trường Nguyễn Thị Bình. d/ Cả A và C đều đúng. Câu hỏi 101: Ý nghĩa và lịch sử của Hiệp định Pa-ri là gì ?
  4. a/ Đánh đấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. b/ Buộc đế quốc Mĩ phải rút quân ra khỏi Việt Nam. c/ Đó là thuận lợi để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 102: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được bắt đầu vào thời gian nào ? a/ Ngày 27-1-1973. b/ Ngày 26-4-1975. c/ Ngày 30-4-1975. d/ Ngày 16-4-1975. Câu hỏi 103: Vì sao ngày 30-4-1975 là mốc quan trọng trong lịch sử của dân tộc ta ? a/ Vì đất nước ta đầu tiên được hoàn toàn độc lập, tự do. b/ Vì quân đội Mĩ đã rút ra khỏi Việt Nam. c/ Vì quân đội chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 104: Trước thái độ của Dương Văn Minh, chính quyền ta đã làm gì ? a/ Buộc Dương Văn Minh bàn giao lại chính quyền. b/ Buộc Dương Văn Minh phải đầu hàng không điều kiện. c/ Bắt tất cả quân đội Sài Gòn giam vào nhà lao. d/ Đưa tất cả chính quyền Mĩ về nước. Câu hỏi 105: Vì sao ngày 30-4 trở thành ngày lễ kỉ niệm niềm Nam hoàn toàn giải phóng? a/ Vì trong ngày đó niềm Nam đã quyets sạch quân thù. b/ Để tưởng nhớ lại công lao quân và dân miền Nam. c/ Đó là ngày kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 106: Chiếc xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập mang số bao nhiêu ? a/ 843 b/ 390 c/ 309 d/ 834 Câu hỏi 107: Vì sao sau ngày 30-4-1975 nước ta cần phải có Quốc hội chung do nhân dân hai miền Nam-Bắc bầu ra? a/ Vì phải có hà nước chung để lãnh đạo đất nước. b/ Vì nước ta đã hoàn thanh độc lập, non sông thu về một mối. c/ Cả A và B đều sai. d/ Cả A và B đều đúng. Câu hỏi 108: Vì sao ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta? a/ Vì đây là lần đầu tiên nhân dân được thực hiện quyền công dân. b/ Vì nhân dân được ăn mặc đẹp đi bầu Quốc hội. c/ Vì nhân dân hai miền Nam-Bắc được gặp nhau.
  5. d/ Cả A và C đều đúng. Câu hỏi 109: Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam là ngày nào? a/ Ngày 1-5-1975. b/ Ngày 25-4-1976. c/ Ngày 30-4-1975. d/ Ngày 26-4-1976. Câu hỏi 110: Ai là Bí thư thứ nhất của Đảng ta ? a/ Đồng chí Trường Chinh. b/ Đồng chí Lê Duẩn. c/ Đồng chí Nguyễn Thị Bình. d/ Đông chí Trần Phú. Câu hỏi 111: Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ đã khẳng định quyền cơ bản nào của nhân dân? a/ Quyền được sống. b/ Quyền mưu cầu hạnh phúc. c/ Quyền được tự do. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 112: Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, lực lượng quân sự nào có mặt ở nước ta? a/ Quân đội Pháp. b/ Quân đội Pháp và Tưởng Giới Thạch. c/ Quân đội Anh. d/ Quân đội Mĩ. Câu hỏi 113: Nhân vật lịch sử tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử 1858-1945: a/ Trương Định. b/ Tôn Thất Thuyết. c/ Phan Bội Châu. d/ Hồ Chí Minh. Câu hỏi 114: Nhà máy cơ khí Hà Nội được vinh dự đón Bác về thăm: a/ 7 lần. b/ 8 lần c/ 9 lần. d/ 11 lần. Câu hỏi 115: Ngày 5-7-1885 xảy ra sự kiện lịch sử nào? a/ Nguyễn Trường Tộ sang Pháp du học, canh tân đất nước. b/ Cuộc phản công ở Kinh thành Huế của Tốn Thất Thuyết. c/ Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Đinh Công Tráng lãnh đạo. d/ Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành lãnh đạo. Câu hỏi 116: Ai là người giúp vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương? a/ Nguyễn Thiện Thuật. b/ Phan Đình Phùng. c/ Tôn Thất Thuyết. d/ Phan Bội Châu. Câu hỏi 117: Địa danh nào được coi là " Mồ chôn giặc Pháp"? a/ Việt Bắc. b/ Hà Tĩnh. c/ Hưng Yên. d/ Điện Biên Phủ. Câu hỏi 118: Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất khai mạc ngày nào? a/ Ngày 1-5-1952. b/ Ngày 26-4-1954. c/ Ngày 3-2-1950. d/ Ngày 25-4-1976. Câu hỏi 119: Ngày 27-1-1973 diễn ra sự kiện gì? a/ Lễ kí hiệp định Giờ-ne-vơ. b/ Lễ kí hiệp định Pa-ri. c/ Tổng tuyển cử đầu tiên. d/ Cả a, b và c đều sai. Câu hỏi 120: Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu khi nào ? a/ Ngày 30-12-1972. b/ Ngày 26-4-1975. c/ Ngày 27-6-1976. d/ Ngày 30-4-1975.
  6. Phần 2 - ĐỊA LÝ Câu hỏi 1: Đặc điểm chính của khí hậu nước ta là gì ? a/ Khí hậu nhiệt đới. b/ Khí hậu ôn đới. c/ Khí hậu nhiệt đới gió mùa. d/ Khí hậu hàn đới. Câu hỏi 2: Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa là : a/ Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa. b/ Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. c/ Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa d/ Nhiệt độ thấp, gió và mưa không thay đổi theo mùa. Câu hỏi 3: Ranh giới giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam là dãy núi nào? a/ Hoàng Liên Sơn. b/ Trường Sơn. c/ Bạch Mã. d/ Đông Triều. Câu hỏi 4: Ảnh hưởng của khí hậu với đời sống và hoạt động sản xuất là gì? a/ Nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển. b/ Lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. c/ Lạnh và ít mưa nên cây cối kém phát triển. d/ Cả a và b đều đúng. Câu hỏi 5: Sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam: a/ Miền Bắc khí hậu ôn hòa dễ chịu hơn. b/ Miền Nam khí hậu ôn hòa dễ chịu hơn. c/ Miền Bắc có mùa mưa, khí hậu luôn mát mẻ. d/ Miền Nam không có mùa đông, khí hậu luôn nóng bức. Câu hỏi 6: Sông nào dưới đây thuộc miền Trung nước ta: a/ Sông Mã. b/ Sông Lô. c/ Sông Gianh. d/ Sông Tiền. Câu hỏi 7: Vì sao sông ở miền Trung nước ta ngắn và dốc? a/ Vì khí hậu miền Trung nóng quanh năm, chỉ có mưa nào. b/ Vì địa hình của miền Trung đa phần là núi. c/ Vì địa hình của miền Trung bị ảnh hưởng của dãy Trường Sơn. d/ Cả b và c đều đúng. Câu hỏi 8: Nhà máy thủy điện Trị An gắn liền với con sông nào ? a/ Sông Đà. b/ Sông Lô. c/ Sông Đồng Nai. d/ Sông Hậu. Câu hỏi 9: Vai trò của sông ngòi của nước ta là gì ? a/ Cung cấp nước cho sản xuất, cho nhiều thủy sản. b/ Là đường giao thông quan trọng. c/ Là nguồn thủy điện lớn của nước ta.
  7. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 10: Con sông nào cung cấp phù sa cho đồng bằng Bắc Bộ ? a/ Sông Hồng. b/ Sông Cả. c/ Sông Lô. d/ Sông Cửu Long. Câu hỏi 11: Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở các phía nào? a/ Đông, Nam và Tây Nam. b/ Đông, Nam và Đông Nam. c/ Bắc, Nam và Tây Nam. d/ Tây, Tây Nam và Đông Nam. Câu hỏi 12: Đặc điểm chính của vùng biển nước ta là gì? a/ Nước không đóng băng, hay có bão, có hiện tượng thủy triều. b/ Nước không đóng băng, hay có bão, có sóng lớn và nhiều tôm cá. c/ Nước rất lạnh và xanh, nhiều nơi có sóng thần. d/ Nước mát và êm dịu thuận lợi cho du lịch tắm biển. Câu hỏi 13: Biển có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế nước ta? a/ Điều hòa khí hậu, cung cấp tài nguyên. b/ Tạo ra nhiều nơi du lịch, nghỉ mát. c/ Phát triển giao thông biển, tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 14: Bãi biển Sâm Sơn thuộc tỉnh nào? a/ Hải Phòng. b/ Thanh Hóa. c/ Quảng Ninh. d/ Nam Định. Câu hỏi 15: Tỉnh nào dưới đây của nước ta không giáp biển ? a/ Thái Bình. b/ Hưng Yên. c/ Quảng Ninh. d/ Nam Định. Câu hỏi 16: Tên các loại đất chính của nước ta: a/ Đất Phe-ra-lít, đất phù sa. b/ Đất Phe-ra-lít, đất cát. c/ Đất phù Sa, đất cát. d/ Đất cát, đất thịt. Câu hỏi 17: Các loại rừng chiếm phần lớn diện tích ở nước ta: a/ Rừng cao su, rừng thông. b/ Rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. c/ Rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn, rừng cao su. d/ Rừng tràm, rừng nguyên sinh. Câu hỏi 18: Tác dụng của rừng như thế nào đối với đời sống của nhân dân ta ? a/ Cho nhiều sản vật, nhất là gỗ, che phủ đất. b/ Điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. c/ Hạn chế lũ, lụt tràn về, chắn gió, khắc phục thiên tai. d/ Cả a, b và c dều đúng. Câu hỏi 19: Để bảo vệ rừng, chúng ta cần phải làm gì ?
  8. a/ Không chặt phá rừng bữa bãi. b/ Khu yến thích trồng rừng. c/ Không khai thác gỗ. d/ Cả a, b và c Câu hỏi 20: Đất phe-ra-lít ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào ? a/ Vùng cao. b/ Vùng đồi núi. c/ Vùng đồng bằng ven biển. d/ Vùng đồng bằng Bắc Bộ. Câu hỏi 21: Quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh ,thành phố nào nước ta ? a/ Đà Nẵng. b/ Khánh Hòa. c/ Nghệ An. d/Thanh Hóa. Câu hỏi 22: Thành phố Hải Phòng của nước ta có đảo nào dưới đây? a/ Cái Bầu. b/ Cát Bà.c/ Đồ Sơn. d/ Cả a, b và c Câu hỏi 23: Khí hậu miền Bắc nước ta có đặc điểm gì? a/Có hai mùa cơ bản . b/Có mùa đông lạnh giá . c/ Có mùa hè oi bức . d/ Cả a, b và c Câu hỏi 24: Sông nào dài nhất nước ta? a/ Sông Cửu Long. b/ Sông Đồng Nai. c/ Sông Đà Rằng. d/ Sông Bến Hải. Câu hỏi 25: Dãy núi nào cao nhất nước ta? a/ Dãy Trường Sơn. b/ Dãy Bạch Mã. c/ Dãy Hoàng Liên Sơn. d/ Cả a, b và c đều sai . Câu hỏi 26: Tỉnh nào của nước ta không có đồi núi ? a/ Hà Nam. b/ Thái Bình. c/ Thái Nguyên. d/ Hòa Bình. Câu hỏi 27: Nước ta có dân số đứng thứ mấy ở Đông Nam Á ? a/ Thứ nhất . b/ Thứ hai. c/ Thứ ba. d/ Thứ tư. Câu hỏi 28: Năm 2004 dân số nước ta là bao nhiêu ? a/ 82 triệu người. b/ 82,1 triệu người. c/ 83,7 triệu người. d/ 85,3 triệu người. Câu hỏi 29: Sự gia tăng dân số của nước ta như thế nào ? a/ Tăng chậm. b/ Tăng vừa phải . c/ Tăng nhanh. d/ Tăng rất nhanh. Câu hỏi 30: Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì cho cuộc sống ? a/ Nhu cầu cuộc sống không đảm bảo. b/ Thiếu trường, lớp học . c/ Thiếu lương thực, thực phẩm. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 31: Tỉnh, thành phố nào nước ta có dân số cao nhất ? a/ Thành phố Hà Nội. b/ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. c/ Thành phố Hồ Chí Minh. d/ Tỉnh Thái Bình. Câu hỏi 32: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? a/ 54 dân tộc. b/ 55 dân tộc. c/ 53 dân tộc. d/ 60 dân tộc.
  9. Câu hỏi 33: Dân tộc nào có dân số đông nhất nước ta? a/ Ba Na. b/ Kinh. c/ Thái. d/ Tày. Câu hỏi 34: Mật độ dân số nước ta năm 2004 là bao nhiêu a/ 249 người /km². b/ 135 người /km². c/ 294 người /km². d/ 320 người /km². Câu hỏi 35: Người dân tộc Kinh sống tập trung ở đâu ? a/ Vùng đồng bằng. b/ Vùng biên giới, hải đảo. c/ Vùng núi cao. d/ Vùng ven biển. Câu hỏi 36: Sự phân bố dân cư ở nuóc ta có đặc điểm gì? a/ Dân cư tập trung ở miều núi nhiều hơn ở đồng bằng. b/ 3/4 dân cư sống ở đồng bằng ,1/4 dân cư sống ở miền núi. c/ 1/4 dân cư sống ở thành thị, 3/4 dân cư sống ở nông thôn. d/ Dân cư sống chủ yếu ở thành phố lớn. Câu hỏi 37: Trong nông nghiệp, ngành nào là ngành sản suất chính ? a/ Trồng trọt. b/ Chăn nuôi. c/ Đánh cá. d/ Chế biến. Câu hỏi 38: Loại cây nào được trồng nhiều nhất nước ta? a/ Cao su. b/ Lúa gạo. c/ Cà phê. d/ Mía đường. Câu hỏi 39: Loại gia súc nào được nuôi nhiều nhất ở vùng núi? a/ Lợn ,gà ,vịt. b/ Trâu ,dê. c/ Trâu ,bò. d/ Chó , mèo. Câu hỏi 40: Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động chính nào ? a/ Trồng và bảo vệ rừng . b/ Khai thác gỗ và lâm sản khác. c/ Nuôi động vật hoang dã. d/ Cả A và B đều đúng. Câu hỏi 41: Ngành lâm nghiệp được phân bố chủ yếu ở vùng nào ? a/ Vùng núi và trung du. b/ Vùng đồng bằng. c/ Vùng ven biển. d/ Vùng thành thị. Câu hỏi 42: Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản ? a/ Vùng biển rộng, mạng lưới sông ngòi dày đặc. b/ Người dân có kinh nghiệm, nguồn thủy sản phong phú. c/ Nhu cầu của người dân càng ngày càng tăng. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 43: Ngành thủy sản phân bố chủ yếu ở đâu? a/ Vùng ven biển. b/ Vùng núi và trung du. c/ Vùng đồg bằng. d/ Ngoài khơi xa. Câu hỏi 44: Tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2013 của nước ta là:
  10. a/ 729 nghìn tấn. b/ 1856 nghìn tấn. c/ 1003 nghìn tấn. d/ 162 nghìn tấn. Câu hỏi 45: Năm 2004 ,tổng diện tích trồng rừng của nước ta là bao nhiêu ? a/ 10,6 triệu ha. b/ 9.3 triệu ha. c/ 12,2 triệu ha. d/ 15,3 triệu ha. Câu hỏi 46: Nước ta có ngành công nghiệp nào dưới đây ? a/ Công nghiệp hóa chất. b/ Công nghiệp dệt may. c/ Công nghiệp khai thác khoáng sản. d/ Cả a, b và c Câu hỏi 47: Sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là gì? a/ Đồ ăn, nước uống đã được chế biến sẵn. b/ Lương thực , thực phẩm ,các loại thức ăn chưa chế biến. c/ Dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình, trường học, bệnh viện, d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 48: Than , dầu , mỏ , sắt , thép , là sản phẩm của ngành công nghiệp nào? a/ Công nghiệp khai thác. b/ Công nghiệp chế biến. c/ Công nghiệp hóa chất. d/ Cả A, B và C đều đúng. Câu hỏi 49: Đặc điểm của nghề thủ công của nước ta là gì? a/ Chủ yếu là làm bằng tay với sự khéo léo của người thợ. b/ Chủ yếu được làm từ các nguyên liệu có sẵn. c/ Chủ yếu là các nghề truyền thống có từ lâu đời. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 50: Đồ gốm là sản phẩm của làng nghề nổi tiếng nào? a/ Bát Tràng, Hà Nội. b/ Đông Lâm, Thái Bình. c/ Chăm, Ninh Thuận. d/ Cả a, b và c đúng. Câu hỏi 51: Nga Sơn, Thanh Hóa nổi tiếng với nghề thủ công nào? a/ Chiếu cói. b/ Tơ tằm. c/ Chạm khắc. d/ Gốm sứ. Câu hỏi 52: Các ngành công nghiệp nước ta phân bố tập trung ở đâu? a/ Vùng đồng bằng và ven biển. b/ Vùng núi và cao nguyên. c/ Vùng núi và trung du. d/ Cả a, b và c đều sai. Câu hỏi 53: Công nghiệp khai thác khoáng sản có ở các tỉnh nào nước ta ? a/ Quảng Ninh. b/ Bà Rịa Vũng Tàu. c/ Thái Bình. d/ Thành phố Hải Phòng. Câu hỏi 54: Trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta thuộc thành phố nào ? a/ Thành phố Hà Nội. b/ Thành phố Hồ Chí Minh. c/ Thành phố Đà Nẵng d/ Thành phố Hải Phòng Câu hỏi 55: Nhà máy thủy điện Thác Bà thuộc tỉnh nào nước ta? a/ Hòa Bình. b/ Quảng Ninh. c/ Yên Bái. d/ Hải Phòng.
  11. Câu hỏi 56: Nước ta có các loại hình giao thông vận tải nào? a/ Đường sắt. b/ Đường thủy. c/ Hàng không. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 57: Loại hình giao thông vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa? a/ Đường sông. b/ Đường ô tô. c/ Đường sắt. d/ Máy bay. Câu hỏi 58: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuộc thành phố nào nước ta? a/ Thành phố Hà Nội. b/ Thành phố Hồ Chí Minh. c/ Thành phố Đà Nẵng. d/ Thành phố Hải Phòng Câu hỏi 59: Lục địa Ô-trây-li-a có khí hậu như nào ? a/ Mát mẻ, hợp với các động vật như gấu cô-a-la, b/ Khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa-van. c/ Nhiều đới khí hậu, hợp với nhiều loại cây như keo, bạch đàn, d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 60: Dân cư trên lục địa Ô-trây-li-a chủ yếu là người ? a/ Da vàng. b/ Da trắng. c/ Da đen. d/ Da đỏ. Câu hỏi 61: Nhận xét nào dưới đây đúng ? a/ Hoạt động thương mại gồm cả ngoại thương và nội thương. b/ Nội thương là hoạt động buôn bán với nước ngoài. c/ Ngoại thương là hoạt động buôn bán ở trong nước. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 62: Nước ta xuất khẩu những mặt hàng nào là chủ yếu? a/ Khoáng sản , hàng công nghiệp và thủ công nghiệp. b/ Máy móc thiết bị , nguyên- nhiên liệu. c/ Linh kiện điện tử , ô tô, xe máy. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 63: Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng thuộc tỉnh nào nước ta ? a/ Quảng Ninh. b/ Quảng Bình. c/ Quảng Nam. d/ Quảng Trị. Câu hỏi 64: Tỉnh Quảng Ninh có khu du lịch nổi tiếng nào dưới đây? a/ Vịnh Hạ Long. b/ Thánh địa Mỹ Sơn. c/ Vườn quốc gia Cúc Phương. d/ Phố cổ Hội An. Câu hỏi 65: Nước ta có những loại hình du lịch nào? a/ Tham quan các di tích lịch sử . b/ Nghỉ mát, tắm biển thư giãn. c/ Tham gia các lễ hội truyền thống. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 66: Nước ta có những điều kiện gì để phát triển ngành du lịch?
  12. a/ Có nhiều phong cảnh đẹp, kì quan, vườn quốc gia. b/ Có nhiều bãi tắm đẹp, các công trình kiến trúc độc đáo. c/ Có nhiều di tích lịch sử và lễ hội truyền thống. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 67: Đến khu du lịch Tràng An (Ninh Bình), du khách sẽ được ; a/ Du lịch trên thuyền khám phá các hang động. b/ Tắm biển, thư giãn và thưởng thức các món ăn đặc sản. c/ Tham quan các khu phố cổ với những kiến trúc lâu đời. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 68: Các dân tộc ít người ở nước ta sống chủ yếu ở đâu? a/ Các vùng núi và cao nguyên. b/ Các vùng đồng bằng và ven biển. c/ Các vùng thành thị và nông thôn. d/ Cả a, b và c đều sai. Câu hỏi 69: Châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật ? a/ Là châu lục có khí hậu lạnh nhấ thế giới. b/ Là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống . c/ Toàn bề mặt được phủ băng dày trên 200m. d/ Cả a, b và c đều đúng Câu hỏi 70: Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất ? a/ Đại Tây Dương. b/Ấn Độ Dương. c/ Thái Bình Dương. d/ Bắc Băng Dương. Câu hỏi 71: Trên thế giới có bao nhiêu châu lục và đại dương? a/ 6 châu lục, 4 đại dương. b/ 4 châu lục, 6 đại dương. c/ 6 châu lục, 1 đại dương. d/ 5 châu lục, 4 đại dương . Câu hỏi 72: Châu Á tiếp giáp với các châu lục nào? a/ Châu Âu. b/ Châu Mỹ. c/ Châu Phi. d/ Cả A và C. Câu hỏi 73: Châu Á tiếp giáp với các châu đại dương nào? a/ Đại Tây Dương. b/ Ấn Độ Dương. c/ Thái Bình Dương, d/ Cả B và C đều đúng. Câu hỏi 74: Châu á nằm ở vị trí nào trên bán cầu? a/ Bán cầu Nam. b/ Bán cầu Bắc. c/ Bán cầu Tây. d/ Bán cầu Đông. Câu hỏi 75: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy so với các châu lục? a/ Lớn nhất. b/ Bé nhất. c/ Thứ hai. d/ Thứ ba. Câu hỏi 76: Dãy Hi-ma-lay-a nằm ở khu vực nào của châu Á? a/ Đông Á. b/ Tây Á. c/ Nam Á. d/ Bắc Á. Câu hỏi 77: Khu vực Trung Á có địa danh nào dưới đây?
  13. a/ Vịnh biển (Nhật Bản). b/ Bán hoang mạc (Ca-dăc-xtan). c/ Rừng Tai-ga. d/ Đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a. Câu hỏi 78: Đa số các dân cư Châu Á mang màu da gì ? a/ Da vàng. b/ Da đen. c/ Da trắng. d/ Da đỏ Câu hỏi 79: Ngành nghề sản xuất chính của người dân Châu Á là gì? a/ Công nghiệp. b/ Thủy sản. c/ Nông nghiệp. d/ Lâm nghiệp. Câu hỏi 80: Khu vực Đông Nam Á chủ yếu có khí hậu như thế nào? a/ Lạnh. b/ Nóng ẩm. c/ Mát mẻ. d/ Mưa nhiều. Câu hỏi 81: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? a/ Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ. b/ Có khí hậu gió mùa nóng ẩm. c/ Có nhiều tài nguyên khoáng sản. d/ Con người cần cù chịu khó. Câu hỏi 82: Tên thủ đô của Cam-pu-chia là gì? a/ Phnôm Pênh. b/ Viêng Chăn. c/ Bắc Kinh. d/ Ăng-co-vát. Câu hỏi 83: Vị trí địa lý của Lào: a/ Không giáp biển, địa hình phần lớn là đồi núi và cao nguyên. b/ Gần biển, 1/4 diện tích là núi, 3/4 diện tích là đồng bằng. c/ Địa hình đa số là đồng bằng dạng lòng chảo. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 84: Tên thủ đô của Lào là gì ? a/ Phnôm Pênh. b/ Viêng Chăn. c/ Bắc Kinh. d/ Luông-pha-băng. Câu hỏi 85: Vạn Lý Trường Thành thuộc nước nào của Châu Á? a/ Thái Lan. b/ Hàn Quốc. c/ Trung Quốc. d/ Nhật Bản. Câu hỏi 86: Dân số của Trung Quốc xếp thứ mấy thế giới? a/ Đông nhất. b/ Thứ hai. c/ Thứ ba. d/ Thứ tư. Câu hỏi 87: Hàng hóa của Trung Quốc nổi tiếng với những mặt hàng nào? a/ Hàng điện tử và đồ chơi các loại. b/ Gốm sứ, tơ lụa, chè. c/ Máy móc và các loại thiết bị. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 88: Diện tích của châu Âu khoảng bao nhiêu km2? a/ 10 triệu. b/ 30 triệu. c/ 14 triệu. d/ 42 triệu. Câu hỏi 89: Dân số của châu Âu năm 2004 khoảng bao nhiêu triệu người? a/ 941 triệu. b/ 732 triệu. c/ 973 triệu. d/ 542 triệu. Câu hỏi 90: Châu Âu nằm ở phía nào của Châu Á? a/ Phía Tây. b/ Phía Đông. c/ Phía Nam. d/ Phía Bắc. Câu hỏi 91: Châu Âu tiếp giáp với những đại dương nào?
  14. a/ Thái Bình Dương. b/ Đại Tây Dương. c/ Ấn Độ Dương. d/ Cả A và C. Câu hỏi 92: Châu Âu tiếp giáp với những châu lục nào ? a/ Châu Âu. b/ Châu Nam Cực. c/ Châu Phi. d/ Châu Đại Dương. Câu hỏi 93: Đặc điểm chính của Châu Âu là gì? a/ Đồng bằng chiếm diện tích lớn hơn đồi núi. b/ Đồi núi chiếm 1/3 diện tích, 2/3 diện tích là đồng bằng. c/ 1/4 diện tích là đồi núi, 3/4 diện tích là đông bằng. d/ Cả a, b và c đều sai. Câu hỏi 94: Đa số dân cư của châu Âu mang màu da gì? a/ Da vàng. b/ Da đen. c/ Da trắng. d/ Da đỏ. Câu hỏi 95: Khí hậu của châu Âu về mùa đông như thế nào? a/ Rất lạnh. b/ Tuyết phủ trắng. c/ Có mưa rào. d/ Trời nắng và không có mưa. Câu hỏi 96: Rừng lá kim nằm ở khu vực nào của Châu Âu? a/ Tây Âu. b/ Đông Âu. c/ Trung Âu. d/ Bắc Âu. Câu hỏi 97: Dãy núi U-ran của Châu Âu tiếp giáp với : a/ Đại Tây Dương. b/ Bắc Băng Dương. c/ Châu Á. d/ Châu Phi. Câu hỏi 98: Những sản phẩm của Châu Âu gồm những gì? a/ Máy bay, ô tô. b/ Thiết bị máy móc điện tử. c/ Len dạ, dược phẩm. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 99: Liên Bang Nga có diện tích như thế nào so với thế giới? a/ Lớn nhất. b/ Lớn thứ hai. c/ Lớn thứ ba. d/ Lớn thứ tư. Câu hỏi 100: Thủ đô của Liên Bang Nga có tên là gì? a/ Pa-ri. b/ Mát-xcơ-va. c/ Bec-lin. d/ Luân Đôn. Câu hỏi 101: Nước Pháp nằm ở vị trí nào của Châu Âu? a/ Đông Âu. b/ Bắc Âu. c/ Tây Âu. d/ Trung Âu. Câu hỏi 102: Thủ đô của Pháp có tên là gì ? a/ Pa-ri. b/ Mát-xcơ-va. c/ Bec-lin. d/ Luân Đôn. Câu hỏi 103: Sản phẩm nông nghiệp chính của Pháp là gì? a/ Lúa mì. b/ Khoai cây. c/ Củ cải đường. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 104: Tài nguyên khoáng sản của Liên Bang Nga gồm những gì? a/ Dầu mỏ, khí tự nhiên. b/ Than đá. c/ Quặng sắt. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 105: Liên Bang Nga sản xuất những mặt hàng nào dưới đây? a/ Tên lửa, vũ khí hạt nhân. b/ Máy móc thiết bị.
  15. c/ Các phương tiện giao thông. d/ Cả A và B đều đúng. Câu hỏi 106: Các sản phẩm nổi tiếng trong sản xuất công nghiệp của Pháp là gì? a/ Máy móc thiết bị. b/ Các loại phương tiện giao thông. c/ Quần áo, mĩ phẩm, dược phẩm, thực phẩm. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 107: Nhận xét nào về Châu Phi dưới đây là đúng? a/ Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á. b/ Châu Phi nằm ở phía tây nam châu Âu và phía nam châu Á. c/ Châu Phi nằm giữa 2 đường xích đạo. d/ Châu Phi không tiếp giáp với châu Âu và châu Á. Câu hỏi 108: Châu Phi có diện tích khoảng bao nhiêu triệu km2? a/ 10 triệu. b/ 30 triệu. c/ 14 triệu. d/ 42 triệu. Câu hỏi 109: Dân số của châu Phi năm 2004 khoảng bao nhiêu triệu người? a/ 941 triệu. 732 triệu. 973 triệu. 542 triệu. Câu hỏi 110: Đường xích đạo đi ngang qua phần lãnh thổ nào của Châu Phi ? a/ Bồn địa Sat. b/ Bồn địa Côn-gô. c/Bồn địa Nin thượng. d/ Bồn địa Ca-na-ha-ri. Câu hỏi 111: Đặc điểm khí hậu của châu Phi như thế nào? a/ Mưa nhiều, có rừng nhiệt đới phát triển. b/ Nóng và khô vào bậc nhất thế giới. c/ Mưa ít, xuất hiện nhiều đồng cỏ cao. d/ Cả a, b và c đều sai. Câu hỏi 112: Đa số dân cư của châu Phi mang màu da gì? a/ Da đen. b/ Da vàng. c/ Da đỏ. d/ Da trắng. Câu hỏi 113: Ở Châu Phi các ngành kinh tế nào được tập trung phát triển nhất? a/ Khai thác khoảng sản và trồng lúa gạo. b/ Khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp. c/ Khai thác dầu mỏ và trồng cây công nghiệp. d/ Khai thác dầu mỏ và trồng lúa gạo. Câu hỏi 114: Hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi có đặc điểm gì nổi bật? a/ Là hoang mạc lớn nhất thế giới. b/ Là hoang mạc khô hạn nhất thế giới. c/ Nhiệt độ ban ngày tới 50 độ C, ban đêm xuống 0 độ C. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 115: Trong các đồng cỏ cao ở Châu Phi có loại động vật nào ?
  16. a/ Ngựa vằn, hươu cao cổ. b/ Voi, sư tử. c/ Báo, linh cẩu. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 116: Dân Châu Phi sống tập trung chủ yếu ở đâu ? a/ Các vùng ven biển. b/ Các vùng hoang mạc. c/ Các thung lũng sông. d/ Cả A và C đều đúng. Câu hỏi 117: Nền kinh tế của Châu Phi là nền kinh tế : a/ Đang trên đà phát triển. b/ Phát triển nhanh trên thế giới. c/ Phát triển chậm. d/ Cả A và B đều đúng. Câu hỏi 118: Ai Cập nằm ở phía nào của Châu Phi? a/ Nam Phi. b/ Giữa Nam Phi và Bắc Phi. c/ Bắc Phi. d/ Giữa Bắc Phi và Tây Phi. Câu hỏi 119: Sông nào dưới đây chảy qua Ai Cập? a/ Sông Nin. b/ Sông Côn-gô. c/ Sông Ni-ê. d/ Bắc Phi. Câu hỏi 120: Ai Cập nổi tiếng với những công trình nào dưới đây? a/ Kim tự tháp. b/ Kênh đào Xuy-ê. c/ Tượng nhân sự. d/ Cả a, b và c đều đúng. Câu hỏi 121: Châu Mĩ nằm ở bán cầu nào? a/ Bán cầu Nam. b/ Bán cầu Tây. c/ Bán cầu Bắc. d/ Bán cầu Đông. Câu hỏi 122: Châu Mĩ có diện tích khoảng bao nhiêu triệu km2? a/ 10 triệu. b/ 30 triệu. c/ 14 triệu. d/ 42 triệu. Câu hỏi 123: Dân số của châu Mĩ năm 2004 khoảng bao nhiêu triệu người ? a/ 941 triệu. b/ 732 triệu. c/ 973 triệu. d/ 542 triệu. Câu hỏi 124: Địa hình châu Mĩ thay đổi như thế nào ? a/ Từ Tây sang Đông. b/ Từ Tây sang Bắc. c/ Từ Đông sang Bắc. d/ Từ Đông sang Tây. Câu hỏi 125: Vùng biển Ca-ri-bê thuộc vị trí nào của Châu Mĩ ? a/ Nam Mĩ. b/ Bắc Mĩ. c/ Trung Mĩ. d/ Đông Mĩ. Câu hỏi 126: Bắc Mĩ thuộc đới khí hậu nào ? a/ Nhiệt đới. b/ Ôn đới. c/ Hàn đới. d/ Gió mùa. Câu hỏi 127: Đồng bằng A-ma-dôn của Châu Mĩ nổi tiếng như thế nào ? a/ Là đồng bằng lớn nhất thế giới. b/ Được coi là lá phổi xanh của trái đất. c/ Nằm ở vùng Xích dạo, được bao phủ bới rừng rậm nhiệt đới. d/ Cả A và B đều đúng.
  17. Câu hỏi 128: Châu Mĩ tiếp giáp với châu lục và đại dương nào ? a/ Đại Tây Dương. b/ Châu Âu. c/ Châu Phi. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 129: Thành phần dân cư Châu MĨ mang màu da gì ? a/ Da vàng. b/ Da trắng. c/ Da đen. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 130: Khu vực nào của Châu Mĩ có nên kinh tế phát triển nhất? a/ Bắc Mĩ. b/ Trung Mĩ. c/ Nam MĨ. d/ Đông Mĩ. Câu hỏi 131: Hoa Kì nằm trong khu vực nào của châu Mĩ? a/ Bắc Mĩ. b/ Trung Mĩ. c/ Nam Mĩ. d/ Đông Mĩ. Câu hỏi 132: Trung và Nam Mĩ sản xuất chăn nuôi những gì? a/ Chuối, mía. b/ Cà phê, bông. c/ Bò, cừu. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 133: Hoa Kì tiếp giáp với những quốc gia nào? a/ Ca-na-đa. b/ Mê-hi-cô. c/ Thái Bình Dương. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 134: Nhận xét nào dưới đây về Châu Đại Dương là đúng? a/ Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-trây-li-a và các đảo, các quần đảo. b/ Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-trây-li-a và các đảo. c/ Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-trây-li-a và các quần đảo. d/ Cả a, b và c đều sai. Câu hỏi 135: Châu Đại Dương có diện tích khoảng bao nhiêu triệu km2? a/ 10 triệu. b/ 9 triệu. c/ 14 triệu. d/ 15 triệu. Câu hỏi 136: Dân số của châu Mĩ năm 2004 khoảng bao nhiêu triệu người? a/ 34,3 triệu. b/ 73,2 triệu. c/ 97,3 triệu. d/ 54,2 triệu. Câu hỏi 137: Bán đảo Đông Dương gồm những nước nào? a/ Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. b/ Lào,Trung Quốc,Cam-pu-chia. c/ Việt Nam, Trung Quốc, Lào. d/ Việt Nam, Trung Quốc, Cam-pu-chia. Câu hỏi 138: Diện tích lãnh thổ nước ta là bao nhiêu km2? a/ 303000 b/ 330000 c/ 3003000 d/ 3030000 Câu hỏi 139: Phần đất liền của nước ta giáp với nước nào? a/ Thái Lan, Cam-pu-chia. b/ Lào,Trung Quốc,Cam-pu-chia. c/ Thái Lan, Cam-pu-chia, Mi-an-ma. d/ Trung Quốc, Thái Lan, Lào. Câu hỏi 140: Diện tích nước ta so với Nhật Bản, Lào và Cam-pu-chia thì: a/ Lớn thứ hai. b/ Lớn thứ ba. c/ Lớn nhất. d/ Bé nhất. Câu hỏi 141: Đảo nào sau đây thuộc địa phận biển nước Việt Nam? a/ Đảo Hoàng Sa. b/ Đảo Trường Sa. c/ Đảo Phú Quốc. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 142: Đặc điểm chính của địa hình nước ta là:
  18. a/ Đồng bằng chiếm diện tích lớn hơn đồi núi. b/ diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi. ퟒ ퟒ 1 1 c/ diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi. 2 2 1 d/ diện tích là đồi núi, diện tích là đông bằng. 4 ퟒ Câu hỏi 143: Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta: a/ Dầu mỏ, than. b/ Bô-xít, sắt. c/ A-pa-tít, thiếc. d/ Cả a, b và c. Câu hỏi 144: Tên các núi có hình cánh cung trên bản đồ Việt Nam: a/ Sông Gâm, Ngân Sơn, Trường Sơn, Hoàng Liên Sơn. b/ Bắc Sơn, Đông Triều, Trường Sơn, Hoàng Liên Sơn. c/ Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. d/ Bắc Sơn, Ngân Sơn, Trường Sơn, Hoàng Liên Sơn. Câu hỏi 145: Than có nhiều ở tỉnh nào nước ta? a/ Thái Nguyên. b/ Quảng Ninh. c/ Lào Cai. d/ Nghệ Tĩnh. Câu hỏi 146: Tỉnh Cao Bằng nước ta có loại khoáng sản nào dưới đây: a/ Dầu mỏ. b/ Bô-xít. c/ Thiếc. d/ Than.