Ôn luyện cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2

pdf 20 trang minhtam 10440
Bạn đang xem tài liệu "Ôn luyện cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_luyen_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_2.pdf

Nội dung text: Ôn luyện cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2

  1. Ôn luyện Tiếng Việt cuối HKII – lớp 2 Đề 1 I. Đọc thầm: Cây nhút nhát Bỗng dưng gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô xào xạc. Cây xấu hổ co rúm lại. Nó bỗng thấy xôn xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật. Nhưng cây cỏ xung quanh vẫn xôn xao. Thì ra vừa mới có một con chim xanh biếc, toàn thân óng ánh, không biết từ đâu bay tới. Nó đậu một lát trên cây thanh mai rồi bay đi. Cây cỏ xuýt xoa: Chưa có con chim nào đẹp đến thế! Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại. Theo Trần Hoài Dương Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Cây cỏ xung quanh xôn xao vì: A) Cây xấu hổ co rúm người lại B) Gió ào ào nổi lên, lá khô xào xạt C) Vó con chim tuyệt đẹp vừa bay đến rồi bay đi 2) Những câu văn tả cảnh cây cỏ xôn xao bàn tán là: A) Gió ào ào. Lá khô xào xạt. B) Cây cỏ xôn xao. Cây cỏ xuýt xoa, trầm trồ C) Có tiếng động gì lạ lắm. Cây xấu hổ bỗng thấy xôn xao. 3) Cây xấu hổ cảm thấy nuối tiếc vì: A) Tiếng động lạ không còn B) Nó nghe bạn bè trầm trồ, bàn tán. C) Nó không được thấy con chim xanh huyền diệu 4) Dòng gồm những từ chỉ các bộ phận của cây: A) Chồi, ngọn, lá, cành B) Hoa, quả, thân, rễ, củ C) Cả hai ý đều đúng 5) Câu “Con chim xanh biếc, toàn thân óng ánh” được viết theo mẫu: A) Ai (con gì, cái gì) làm gì? B) Ai (con gì, cái gì) là gì? 1
  2. C) Ai (con gì, cái gì) thế nào? 6) Từ ngữ gạch dưới trong câu “Bông hóa có những cái cánh mềm mại và vàng óng như nắng mùa thu” trả lời cho câu hỏi: A) Như thế nào? B) Thế nào? C) Vì sao? II. Chính tả: Vườn cây của ba Thân xù xì cứ đứng trơ trơ Cành gai góc đâm ngang tua tủa Bưởi, sầu riêng, dừa, điều nhiều nhiều nữa Cho em bốn mùa vị ngọt hương thơm Vườn của ba cây trồng thì dễ sợ Mà trái nào cũng thật dễ thương. Nguyễn Duy III. Tập làm văn: 1) Lời đáp của các bạn (được in đậm) trong những tình huống sau chưa lịch sự. Em hãy chữa giúp các bạn: a) Thắng rủ Hùng sang nhà cùng chơi rô-bốt. Hùng nói: - Ừ, cậu chịu khó chờ một chút, mình xin phép mẹ và sang ngay. - Nhưng cậu không được làm hỏng rô – bốt của tớ nhé! b) Trang nhờ bà đan cho một cái túi bằng len để đựng bút. Bà nói: - Ừ, bà sẽ đan ngay cho cháu một cái túi thật xinh. - Phải đẹp hơn cái túi của chị Hồng, bà nhé! 2) Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một loài hoa mà em thích. LINK XEM THỬ TÀI LIỆU HAY BẬC TIỂU HỌC (nhấp vào link) aring 2
  3. Đề 2 I- Đọc thầm: Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười Cậu bé ấy bị mù. Một hôm, cậu được đưa đến phòng khám của bố tôi. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng. Một tuần ba lần, bố tôi cắt bỏ những chỗ bị hoại tử, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy tiền. Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé. Nhưng rồi bố thất bại. Ngày phẫu thuật đến, bố đứng lặng nhìn cơ thể bé nhỏ ấy chìm dần vào giấc ngủ. Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu bé. Trên ống chân gầy gò của cậu, bố nhìn thấy một bức vẽ mà cậu đã mò mẫm vé trong bóng tối của mình để tặng bố. Đó là một gương mặt đang mỉm cười, bên cạnh là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!” Theo TRUONGLEDUAN.edu.net Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Cậu bé mù được đưa đến phòng khám trong tình trạng: A) Không nhìn thấy gì cả B) Bị một vết thương rất nặng C) Vết thương nguy hiểm đến đôi chân và tính mạng 2) Vị bác sĩ mong muốn điều: A) Cứu đôi chân của cậu B) Cứu cậu bé và không lấy tiền C) Chữa cho cậu bé nhanh khỏi bệnh 3) Cậu bé đã tặng vị bác sĩ: A) Bức vẽ gương mặt cậu đang cười B) Bức vẽ gương mặt đang tươi cười C) Tờ giấy có dòng chữ “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười” 4) Những từ trong đoạn 1 của bài văn trên là từ chỉ đặc điểm là: A) Mù, nguy hiểm B) Mù, tính mạng C) Mũ, thương, nguy hiểm 5) Câu được viết theo mẫu “Ai thế nào?” là: A) Đó là một gương mặt đang mỉm cười. B) Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu lên. C) Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé. 3
  4. 6) Dòng có hình ảnh so sánh là: A) Đứa bé gan dạ hơn. B) Mặt xanh như tàu lá. C) Gương mặt gầy gò, xanh xao. II- Chính tả: Kính lão Hai mắt to tháo láo Tay víu vào tai ba Mấy tuổi mà lên lão? Mà vênh vang vậy hà? Lão khoe: mắt lão sáng Để chỉ đường giúp ba Em nhìn vào mắt lão Em ơi! Xoay như là Thì ra lão mù tịt Khi rời khỏi mắt ba. Bùi Quang Thanh III- Tập làm văn: 1) Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau: – Khi bạn xin lỗi vì lỡ làm dây mực vào áo em. – Khi em bé nhà hàng xóm xin lỗi vì quên trả truyện tranh cho em. – Khi bạn cảm ơn em vì em đã cho bạn mượn một cuốn sách rất hay. 2) Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 3 – 4 câu tả một con vật mà em biết theo các gợi ý sau: – Đó là con vật gì? – Nó sống ở đâu? – Hình dáng, màu lông, hoạt động của nó như thế nào? 4
  5. Đề 3 I) Đọc thầm: Món quà hạnh phúc Trong khu vườn kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuoi cộc quây quầy bên Thỏ Mẹ. Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con ngoan ngoãn, chăm chỉ, biết vâng lời mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị quà tặng mẹ. Sau khi bàn bạc, chúng thống nhất: món quà tặng mẹ mà chúng sẽ cùng làm là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh được tô diểm bằng những bông hoa đủ màu sắc mà lộng lẫy. Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng. Tết đến, nhận được món quà của đàn con hiếu thảo, Thỏ Mẹ rất cảm động. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, những mệt nhọc như bay biến đâu mất. Theo Chuyện của mùa hạ Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Đàn thỏ con sống với: A) Ông bà ngoại B) Ông bà nội C) Thỏ Mẹ 2) Nhân dịp Tết đến, đàn thỏ con bàn với nhau điều: A) Đi mua quần áo mới tặng mẹ B) Tự tay làm khăn trải bàn thật đẹp để tặng mẹ C) Đi mua khăn trải bàn có thêu hoa lộng lẫy để tặng mẹ 3) Trước món quà của đàn con yêu, Thỏ Mẹ cảm thấy: A) Rất vui sướng B) Rất vui, thích món quà C) Rất hạnh phúc, mệt nhọc bay biến 4) Dòng có hình ảnh so sánh là: A) Những bông hoa đủ màu sắc lộng lẫy. B) Cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc. C) Dòng chữ được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng. 5) Những từ ngữ trong câu “Những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc đã quây quầy bên Thỏ Mẹ” là từ chỉ đặc điểm: A) Hồng, lóng lánh, ngọc, dài 5
  6. B) Hồng, dài, cộc, quây quầy C) Hồng, lóng lánh, dài cộc 6) Câu được viết theo mẫu “Ai thế nào?” là: A) Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc. B) Chúng bàn nhau chuẩn bị quà tặng mẹ. C) Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” II) Chính tả: Cây bàng Cây bàng là chiếc nhà con Bàng thương lũ trẻ, bóng tròn che chung Cây là cột, cành là khung Lá xòe bên lá lợp cùng trời xanh Không tường gió thổi xung quanh Có bàng, bãi cỏ biến thành sân chơi Bàng vui mỗi buổi em vui Hoa vàng quả, quả cũng vàng ơi là vàng. Hữu Thỉnh III) Tập làm văn: 1) Em sẽ nói gì khi: – Bạn bị ốm phải nghỉ học, em chép bài giúp. Bố mẹ bạn cảm ơn em. – Em nhường quà và đồ chơi cho em bé, bố mẹ khen em. 2) Hãy viết một đoạn văn ngắn tả cây hoa mà em thích. LINK XEM THỬ TÀI LIỆU HAY BẬC TIỂU HỌC (nhấp vào link) aring 6
  7. Đề 4 I. Đọc thầm: Bài văn của Tôm – mi Bố mẹ Tôm – mi chuẩn bị chia tay nhau. Tô mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ. Trước đó, tôi tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm – mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ. Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết nên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý Mẹ yêu quý Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người ”. Theo Gian Lin-xtrôm Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Cô giáo mời bố mẹ Tôm – mi đến để: A) Kể về việc Tôm - mi trốn học B) Trao đổi việc Tôm – mi học sa sút và hay quậy phá C) Nói với bố mẹ Tôm – mi biết Tôm – mi rất yêu quý họ 2) Cô giáo đã đưa cho bố mẹ Tôm – mi xem: A) Tờ giấy Tôm – mi viết Tôm – mi rất yêu quý bố mẹ B) Tờ giấy nhỏ cô tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm – mi C) Tờ giấy đặc kín những dòng chữ bị nhờ vì nước mắt 3) Bố mẹ Tôm – mi làm lành với nhau vì: A) Họ rất yêu quý Tôm – mi B) Tôm – mi rất yêu quý bố mẹ C) Cả hai ý đều đúng 4) Trong câu “Những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt” có những từ chỉ đặc điểm là: A) Đầy, kín, nhòe B) Lặp, lại, đầy C) Kín nhòe 5) Từ gạch dưới trong câu “Tôi mời cả hai người đến nhằm trao đổi về việc học tập của Tôm – mi” trả lời cho câu hỏi: A) Vì sao? 7
  8. B) Để làm gì? C) Như thế nào? 6) Câu dùng đúng dấu phẩy là: A) Hôm ấy cậu đến sớm, để lau bảng quét lớp. B) Hôm ấy, cậu đến sớm để lau bảng quét lớp. C) Hôm ấy, cậu đến sớm để lau bảng, quét lớp. II. Chính tả: Ngày trước, Hồ Tây còn rộng và hoang sơ. Lau lách mọc um tùm, rau muống dại kết thành bè xanh thẫm, nở hoa tím trắng. Mòng két, vịt trời, le le làm tổ kêu rộn rã cả trời chiều. Chúng cùng ngụp lặn với người để bắt ốc, bắt tôm tép. Theo Sương Nguyệt Minh III. Tập làm văn: Câu chuyện “Bác Cú Mèo” đã bị đảo trật tự các câu. Em hãy sắp xếp lại các câu đó cho đúng thứ tự bằng cách đánh số vào ô trống. a) Trong khu rừng Hạ, cứ đến ngày chợ phiên là lại tắc đường. b) Những con vậy đi chợ xô đẩy nhau, chẳng con nào chịu ngường con nào. c) Đường vào chợ mỗi lúc một tắc nghẽn; thấy vậy, bác Cú Mèo bèn đứng ra dàn xếp. d) Bác đứng trên cái bục gỗ, vung tay, múa chân, hò hét chỉ dẫn mới dẹp được đám đi đứng lộn xộn. e) Lại thêm Lợn Rừng nóng tính cãi nhau như mổ bò với Sóc Con ngay trước cửa chợ. f) Đám đông lộn xộn lại lộn xộn thêm, mạnh ai nấy chen. g) Từ đấy mọi con vật đều bầu bác là Cảnh sát giao thông của rừng xanh. 8
  9. Đề 5 I) Đọc thầm: Món kem trái cây Giôn mạnh dạn bước vào cửa hang giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem tráii cây mà cậu rất thích. Cậu hỏi: - Cô ơi, bao nhiêu tiền một cốc kem trái cây ạ? - 50 xu! Loay hoay với những đồng xu lẻ, nhẩm tính một lát, cậu hỏi tiếp: - Bao nhiêu tiền một cốc kem bình thường ạ? - 35 xu cháu ạ. Cô phục vụ mang đến cho Giôn món kem mà cậu yêu cầu. Ăn xong kem, Giôn để lại tiền trên bàn và ra về. Quay lại dọn bàn, cô phục vụ đã bật khóc khi thấy 2 đồng 5 xu và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Giôn đã gọi. Giôn đã không thể có món kem trái cây mà cậu thích vì cậu chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem thường và một ít tiền boa cho cô. Theo Thanh Niên Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Cậu bé Giôn đã: A) Đến nơi bán kem nhiều nhất trên phố để mua kem B) Đến cửa hang giải khát đông khách nhất thành phố để mua kem C) Đến nơi sản xuất kem trái cây ngon nhất thành phố để mua kem 2) Trước khi gọi cốc kem bình thường, Giôn đã: A) Hỏi cô phục vụ giá các loại kem B) Loay hoay với những đồng xu lẻ trong túi C) Hỏi giá các loại kem và đếm những đồng xu lẻ 3) Giôn không ăn món kem trái cây vì: A) Giôn không thích kem trái cây B) Giôn dành tiền để boa cho người phục vụ C) Số tiền Giôn có không đủ để ăn kem trái cây 4) Dòng gồm những từ chỉ lòng biết ơn là: A) Ghi ơn, biết ơn, nhớ ơn B) Nhớ ơn, ghi ơn, yêu quý C) Biết ơn, ơn nghĩa, ân huệ 9
  10. 5) Có thể thay thế từ “boa” trong câu “Cậu chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem thường và một ít tiền boa cho cô” bằng từ: A) Kính biếu B) Trao tặng C) Biếu 6) Từ ngữ gạch dưới trong câu “Lúc quay lại dọn bàn, cô phục vụ đã bật khóc” trả lời cho câu hỏi: A) Khi nào? B) Vì sao? C) Ở đâu? II) Chính tả: Bác Hồ rất thương yêu thiếu niên, nhi đồng. Sinh thời, mặc dù rất bận nhưng hằng năm, vào Ngày Khai giảng năm học mới, Ngày Quốc tế Thiếu nhu, Tết Trung thu Bác thường viết thu, gửi quà cho thiếu nhi cả nước. III) Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn tả về một loại hoa mà em biết 10
  11. Đề 6 I- Đọc thầm: Sư Tử và Kiến Càng Tự xem mình là chúa tể rừng xanh, Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật to, khỏe. Nó cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng mang lại lợi lộc gì. Một lần, Kiến Càng đến, xin kết bạn, Sư Tử khinh thường, đuổi Kiến đi. Một hôm, tai Sư Tử như có trăm ngàn mũi kim châm chích. Nó nằm bẹp một chỗ, khong thể ra khỏi hang kiếm ăn. Voi, Hổ, Báo, Gấu đến thăm nhưng đành bỏ về, vì không thể làm gì được để giúp Sư Tử khỏi đau đớn. Nghe tin, Kiến Càng không để bụng chuyện cũ. Nó lặn lội vào tận hang thăm Sư Tử. Sau khi nghe Sư Tử kể bệnh tình, Kiến Càng bèn bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp. Lập tức, Sư Tử hết đau. Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng. Từ đó, Sư tử coi Kiến Càng là người bạn thân thiết nhất. Theo Truyện cổ dân tộc Lào Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Sư Tử không kết bạn với Kiến Càng vì: A) Nó rất ghét Kiến Càng và những con vật bé nhỏ B) Nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ và chỉ biết cắn kẻ khác C) Nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ, chẳng đem lại lợi lộc gì cho nó 2) Voi, Hổ, Báo, Gấu đành bỏ về vì: A) Chúng không thể bò vào tai Sư Tử B) Chúng không thể biết Sư Tử bị bệnh gì C) Chúng không thể giúp Sư Tử hết nhức tai 3) Sư Tử hối hận và xin lỗi Kiến Càng vì: A) Nó đã hiểu sai, đã khinh thường Kiến Càng B) Kiến Càng đã chứa cho nó khỏi bệnh C) Kiến Càng bắt rệp giùm nó 4) Dòng gồm những từ có nghĩa trái ngược nhau: A) To – nhỏ, đau – nhức, cũ – mới B) To – nhỏ, khỏe – yếu, còn – hết C) Xem thường – kính trọng, bò – đi 5) Dòng có hình ảnh so sánh là: 11
  12. A) Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng. B) Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân thiết nhất. C) Tai Sư Tử như bị ngàn mũi kim châm chích. 6) Câu được viết theo mẫu “Ai thế nào?” là: A) Sư Tử nhức đầu như búa bổ. B) Kiến Càng bèn bò vào tai Sư Tử. C) Nó lặn lội vào tận hang thăm Sư Tử. II- Chính tả: Vườn cây lá mượt mà xanh Tiếng chim nặng trĩu đầu cành bềnh bông Bên sông dựng chiếc cầu vồng Rung rinh gánh tiếng hót cong hai đầu Vừng đông ló mặt đỏ au Gió xua mây xám cho bầu trời xanh Thanh Hào III- Tập làm văn: 1) Hãy viết một đoạn văn ngắn tả cảnh vật dưới đáy biển theo gọi ý sau: - Đáy biển có không ít tảng đá, hang động hình thù kì thú - Ở đáy biển có rất nhiều vật lạ: những rặng san hô đủ màu sắc, đủ hình thù; những bụi rong biển dập dờn trong song nước; tôm, cá, cua, ốc, rùa cùng chung sống LINK XEM THỬ TÀI LIỆU HAY BẬC TIỂU HỌC (nhấp vào link) sharing 12
  13. Đề 7 I) Đọc thầm: Xương rồng nở hoa Cây xương rồng có hình ba cạnh, không có lá. Chúng mọc sít vào nhau, trông xa giống như một bờ rào được dựng bằng đá xanh xám. Thân xương rồng chẳng khác gì những lưỡi dao mòn vẹt không đều tạo thành đường lượn gồ ghề. Ở đỉnh những đường lượn ấy đam ra một chùm gai nhọn, ngắn. Thế mà nó lại nở những đốm hoa vàng thật đẹp. Ngỡ như đấy là thứ vàng trang sức của một nàng tiên từ trên trời, đêm qua đã bí mật rắc xuống. Tôi ngắm nhìn một cách sung sướng những bông hoa lạ lung vàng rực. Hoa xương rồng báo cho người ta biết là Tết sắp đến. Trẻ con chúng tôi sẽ buồn biết bao, nếu đợi mãi mà không thấy chàng sứ giả khoác áo vàng rực ấy trở về. Theo Nguyễn Trọng Tạo Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Đoạn thứ nhất của bài văn giới thiệu về: A. Cây xương rồng có hình ba cạnh B. Bức tường bằng đá xanh xám C. Cây xương rồng 2) Trong đoạn văn thứ 2, tác giả chú ý nhất hình ảnh: A. Gai cây xương rồng B. Hoa cây xương rồng C. Thân cây xương rồng 3) Trẻ em mong đợi chàng sứ giả khoác áo vàng trở về vì: A. Chàng là sứ giả báo Tết đến B. Chàng chính là hoa xương rồng C. Chàng là người làm cho xương rồng nở hoa 4) Dòng gồm những từ ngữ trái nghĩa với từ “xấu”: A. Xinh, xinh tươi, rươi, rực rỡ B. Đẹp, xinh, xinh đẹp, đẹp đẽ C. Đẹp đẽ, sáng ngời, mĩ lệ, tốt 5) Dòng có hình ảnh so sánh là: A. Tôi ngắm nhìn những bông hoa lạ lùng vàng rực. B. Đấy là thứ vàng trang sức của một nàng tiên từ trên trời. C. Thân xương rồng chẳng khác gì những lưỡi dao mòn vẹt. 13
  14. 6) Từ gạch dưới trong câu “Cây xương rồng có hình ba cạnh, không có lá” trả lời cho câu hỏi: A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? II) Chính tả: Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rạch, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. Trần Hoài Dương III) Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn tả cảnh quê hương của em theo gợi ý sau: - Quê em (hay nơi em ở) thuộc vùng nào? - Nhà cửa, cây cối, đường sá như thế nào? - Em thích cảnh vật nào nhất? 14
  15. Đề 8 I) Đọc thầm: Ai ngoan sẽ được ăn kẹo Nghe tin Bác đến thăm Trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị đón Bác. Khi Bác đến, mọi người ùa ra đón và đưa Bác đến hội trường. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ để xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm không. Bác lấy kẹo chia cho các cháu. Nhìn các cháy ăn kẹo, Bác thấy có một cháu đứng ở góc phòng, mặt buồn thiu. Bác hỏi: - Cháu tên gì? Sao cháu lại đứng đây? - Thưa Bác, cháu tên là Tộ. Cháu không rửa tay nên các cô chú phạt không cho nhận kẹo. Bác cười bảo Tộ đi rửa tay rồi lại nhận kẹo. Bác dặn: - Cháu nhớ phải luôn giữ tay cho sạch sẽ. Tộ rất cảm động. Từ đấy, tộ luôn giữ sạch đôi tay. Những mẩu chuyện Bác Hồ với thiếu nhi Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Bác đề nghị các cô chú phụ trách trường đưa Bác đi: A) Đến hội trường của trường B) Đến thăm Trường thiếu nhi miền Nam C) Đến bếp ăn và phòng ngủ của các cháu 2) Tộ buồn thiu vì: A) Tộ không rửa tay và bị phạt B) Tô không được cùng các bạn đón Bác Hồ C) Các cô chú phụ trách phạt Tộ 3) Bác Hồ dặn Tộ: A) Phải nghe lời thầy cô B) Phải giữ sạch đôi tay C) Không được nghịch bẩn 4) Dòng gồm những từ chỉ sự kính trọng: A) Kính trọng, tự trọng, tôn sung B) Kính trọng, phục tùng, yêu quý C) Kính trọng, tôn kính, tôn trọng 5) Từ ngữ trong câu “Bác lấy kẹo chia cho các cháu” trả lời cho câu hỏi “làm gì?” là: A) Lấy kẹo chia cho các cháu 15
  16. B) Chia cho các cháu C) Cho các cháu 6) Dòng gồm các từ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi: A) Yêu thương, chăm sóc, yêu mến B) Yêu quý, thương yêu, nhớ thương C) Thương mến, quan tâm, khuyên bảo II) Chính tả: Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn Tre già yêu lấy măng non Chắt chiu nhe mẹ yêu con tháng ngày Mai sau, con lớn hơn thầy Các con ôm cả hai tay đất tròn Tố Hữu III) Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em biết theo các gợi ý sau: - Con vật em định tả là con gì? Nó sống ở đâu? - Nó có hình dáng, màu lông, tiếng kêu như thế nào? - Nó kiếm ăn, sinh sống ra sao? 16
  17. Đề 9 B ĐỌC THẦM : ( 25 phút) Bài đọc: Chiếc vòng bạc Hồi Bác Hồ ở Pác Bó (Cao Bằng), một hôm Bác đi công tác xa, có một cô bé trong số các em nhỏ thường ngày quấn quýt bên Bác, xin Bác mua cho một chiếc vòng bạc. Hơn hai năm sau, Bác trở về. Bà con già, trẻ, gái, trai khắp nơi trong bản ùa ra đón Bác. Mọi người hỏi thăm sức khỏe của Bác. Không ai còn nhớ đến câu chuyện năm nào. Riêng Bác vẫn nhớ câu nói của cô bé năm nào: “ Đến đâu thấy vòng bạc, Bác nhớ mua cho cháu một cái”. Bác từ từ mở túi, lấy ra một cái vòng bạc mới tinh, trao cho cô bé. Cô bé và mọi người vừa ngạc nhiên, vừa vô cùng cảm động. Theo BÁC HỒ - NGƯỜI VIỆT NAM ĐẸP NHẤT Em hãy đọc thầm bài “Chiếc vòng bạc” rồi khoanh tròn vào ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: Câu 1 : Ai xin Bác mua cho một chiếc vòng bạc? (0.5đ) A. Một cô bé. B. Một cậu bé. C. Các em nhỏ. Câu 2: Khi Bác trở về, ai ra đón Bác? (0.5đ) A. Một cô bé. B. Người lớn trong bản. C. Bà con già, trẻ, gái, trai khắp nơi trong bản. Câu 3: Thái độ của cô bé và mọi người thế nào khi thấy Bác vẫn nhớ mua món quà tặng cô bé? (0.5đ) A. Vừa ngỡ ngàng, vừa vô cùng thích thú. B. Vừa ngạc nhiên, vừa vô cùng cảm động. C. Vừa vô cùng mừng rỡ, vừa cảm động. Câu 4: Câu chuyện cho em thấy điều gì về Bác Hồ kính yêu? (0.5đ) A. Bác nhân hậu và có trí nhớ tốt. B. Bác luôn chăm lo cho tương lai của thiếu nhi Việt Nam. C. Bác yêu thương, quan tâm tới mong muốn của từng em nhỏ. Câu 5 : Dòng nào sau đây gồm các cặp từ trái nghĩa ? (0.5đ) A. To – nhỏ; đau – nhức; cũ – mới. B. To – nhỏ; khỏe – yếu; còn – hết. C. Xem thường – kính trọng; bò – đi; chăm – ngoan. Câu 6: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào : (0.5đ) Chim bay từng đàn thoắt hạ cánh đậu chỗ này thoắt chớp cánh bay chỗ khác. Câu 7: Đặt câu hỏi cho cụm từ được gạch dưới “Hơn hai năm sau, Bác trở về. (1 đ) CHÍNH TẢ : (nghe-viết) : (Thời gian 15 phút) Bài viết : Trăng mọc trên biển Biển về đêm đẹp quá ! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu xanh trong suốt. Nhưng ngôi sao vốn đã lóng lánh, nhìn trên biển lại càng lóng lánh thêm. Bỗng một vầng sáng màu lòng đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời. Trần Hoài Dương 17
  18. I. TẬP L M VĂN : ( 5đ )- Th ời gian 25 phút 1) Nói lời đáp trong các trường hợp sau: ( 2đ ) a. Sau khi đi làm về, mẹ thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Mẹ đã nói gì với em? ( 1điểm) b. Cô cho em mư ợn bút trong giờ chính tả . Em sẽ nói gì với cô? (1đi ểm) 2) Em hãy viết một đoạn văn ng n ( từ – 5 ) câu để kể về một loại quả mà em thích ( đ ) Gợi ý: a) Loại quả mà em muốn kể là quả gì? b) Quả to bằng chừng nào? Vỏ quả có màu gì? Bên trong quả như thế nào? Khi ăn vào quả có mùi, vị ra sao? c) Quả có lợi ích gi? Bài làm 18
  19. Đề 10 I. Kiểm tra đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi trong các tiết ôn tập của chương trình Tiếng Việt 2 - Tập 2. II. Kiểm tra đọc hiểu. 1. Em hãy đọc thầm: CH ẾC RỄ ĐA TRÒN Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy : - Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé! Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo: - Chú nên làm thế này. Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc: - Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ ? Bác khẽ cười: - Rồi chú sẽ biết. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU 2. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Câu 1. Thấy rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì? A. Cuốn rễ lại thành vòng tròn rồi vùi xuống đất. B. Đem chiếc rễ đa về nhà trồng. C. Cuốn rễ lại và đem bỏ vào hố rác. D. Đem chiếc rễ đa vứt đi. Câu 2. Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào? A. Cây đa cao, to, có tán rộng. B. Cây đa có vòng lá tròn. C. Cây đa con, lá mọc xum xuê. D. Cây đa cao vút. Câu 3. Các cháu thiếu nhi thích chơi trò gì bên cây đa? A. Chui qua bẻ cành lá. B. Vịn cành, đu cây. C. Chui qua chui lại vòng lá ấy. D. Trèo lên cây ngồi chơi. Câu 4. Thái độ của Bác đối với mỗi vật xung quanh là : 19
  20. A. Bác rất thích trồng cây xanh. B. Bác Hồ quan tâm và nâng niu đối với mỗi vật xung quanh. C. Bác Hồ rất thích cây đa. D. Bác Hồ thích trồng cây đa có vòng lá tròn. Câu 5. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: Trẻ con / . chê / . Xuất hiện / đêm / . Câu 6. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận im đậm trong các câu sau đây: a) Trong vườn, trăm hoa khoe sắc thắm. . b) Vì mải chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn. . Câu 7. Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau: a) Khi bạn xin lỗi vì đã vô ý làm bẩn quần áo em. Em đáp: b) Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em. Em đáp: . Câu 8. Em hãy viết tên các bộ của một cây ăn quả. . Câu 9. Tìm các tiếng: Bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau : Em trai của bố : Nơi em đến học hằng ngày : 20