Hệ thống kiến thức môn Lịch sử Lớp 12

doc 181 trang minhtam 31/10/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống kiến thức môn Lịch sử Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_mon_lich_su_lop_12.doc

Nội dung text: Hệ thống kiến thức môn Lịch sử Lớp 12

  1. Câu 3. Từ năm 1946 đến năm 1980, Quốc hội đã ba lần thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp nào? A. Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980. B. Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1960; Hiến pháp 1980. C. Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1976; Hiến pháp 1980 D. Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1976; Hiến pháp 1980. Câu 4. Đến ngày 20-9-1977, nước ta trở thành thành viên thứ mấy của Liên hợp quốc? A.110 B.149 C.150 D.160 Câu 5. Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua vào thời gian nào? A. 21-11-1975. B. 25-4-1976. C. 2-7-1976 D.18-12-1980. Câu 6. Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ai? A. Hồ Chí Minh. B. Tôn Đức Thắng. C. Phạm Văn Đồng. D. Trường Chinh. Câu 7. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI có những quyết định nào liên quan tới việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước? A. Thống nhất tên nước, xác định Hà Nội là thủ đô của cả nước. B. Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước. C. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh D. Bầu ban dự thảo Hiến pháp. Câu 8. Từ ngày 15 đến ngày 21 - 11- 1975 diễn ra sự kiện gì? A. Cuộc tổng tuyển cử của cả nước lần thứ nhất. B. Cuộc tổng tuyển cử của cả nước lần thứ hai. C. Hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước tại Sài Gòn. D. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất. Câu 9. Ngày 25-4-1976 Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội chung trong cả nước có bao nhiêu cử tri tham gia? A. Hơn 20 triệu. B. Hơn 21 triệu. C. Hơn 22 triệu. D. Hơn 23 triệu. Câu 10. Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước có ý nghĩa gì? A. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện để cả nước đi lên CNXH. B.Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác. C.Tạo điều kiện để cả nước cùng nhau tiến lên CNXH. D.Tạo điều kiện để cả nước cùng nhau xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Câu 11. Tại Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước ở Sài Gòn, đã thông qua vấn đề gì? A. Lấy tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca. D. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 12. Ngày 2-7-1976 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập có bao nhiêu nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta? A. 94 nước. B. 49 nước. C. 149 nước. D. 90 nước. Câu 13. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tình hình nước ta sau năm 1975? A. Miền Bắc bị tàn phá nặng nề. B. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng. C. Đất nước được thống nhất, nhưng còn gặp nhiều khó khăn. D. Các thế lực thù địch vẫn âm mưu chống phá. Câu 14. Vì sao Việt Nam phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại thắng mùa Xuân 1975? A. Vì đất nước bị chia cắt nên cần phải thống nhất. B. Vì miền Nam đã được giải phóng. Trang
  2. C.Vì thống nhất là nguyện vọng chung của nhân dân cả nước. D. Vì đất nước gặp nhiều khó khăn. Câu 15. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức ở đâu? A. Hà Nội. B. Sài Gòn. C. Huế. D. Đà Nẵng. Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước? A. Phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. C. Mở ra khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế. B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên CNXH. D. Mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. Câu 17. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả nước ta sau đại thắng mùa Xuân 1975 là gì? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. B. Ổn định lại tình hình đất nước. C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Mở rộng quan hệ quốc tế. Câu 18. Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước được Đảng ta đề ra ở Hội nghị nào? A. Hội nghị lần thứ 21. B. Hội nghị lần thứ 24. C. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. D. Hội nghị lần thứ 15. Câu 19. Sự kiện đánh dấu nước ta chuyển sang thời kỳ cách mạng XHCN trên phạm vi cả nước là A. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976). B. cách mạnh tháng Tám thành công (1945). C. kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954). D. miền Nam được hoàn toàn giải phóng (1975). Câu 20. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là gì? A. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. B. Xây dựng nước Việt Nam độc lập. C. Đoàn kết giai cấp công nông. D. Đoàn kết các tổ chức tôn giáo ở trong nước. Câu 22. Cho các sự kiện sau: 1. Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung khóa VI được tiến hành trong cả nước. 2. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 3. Quốc hội khóa VI họp kì đầu tiên tại Hà Nội. 4. Hội nghị Hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn. Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. A.2–4–1–3.B.1–3–2–4.C.2–3–4–1.D.3–4–2–1. Câu 24. Đánh giá về tình hình cách mạng Việt Nam sau đại thắng mùa xuân 1975? A. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất lãnh thổ. B. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng vô sản. C. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực. Câu 25. Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì? A. Là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976. B. Là sự kiện lớn khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. C. Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. D. Đánh dấu chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ đã thất bại hoàn toàn. Trang
  3. Câu 26. Điền từ còn thiếu trong câu trích từ Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 (1975): “ đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Viêt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam” A. Thống nhất B. Độc lập C. Độc lập và thống nhất D. Giải phóng Câu 27. Từ năm 1945 đến năm 1976, có mấy lần Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trên phạm vi cả nước Việt Nam? A. 2.B. 3.C. 4.D. 6. Câu 28. Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau 1975? A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976). B. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên tại Hà Nội. C. Hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước (11/1975). D. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 29. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì dưới đây? A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc – Nam. D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Câu 30. Ngày 20-9-1977, gắn liền với sự kiện Việt Nam tham gia tổ chức nào dưới đây? A. Liên hợp quốc. B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. C. Tổ chức Thương mại quốc tế. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Câu 31. Nội dung nào không thuộc Nghị quyết của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI? A. Nhất trí các chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. Quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của nước Việt Nam thống nhất. D. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất. Câu 32. Sự kiện nào đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước? A. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. D. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong toàn quốc. Câu 33. Ý nghĩa quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) là gì? A. Hoàn thành công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. Đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. C. Đưa cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. D. Bầu ra các chức vụ lãnh đạo cao nhất của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Câu 34. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại thắng mùa Xuân năm 1975? A. Là cơ sở để hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. B. Phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. Trang
  4. C. Mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. D. Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc. Câu 35. Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa của hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976? A. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. B. Đập tan những âm mưu chống phá của kẻ thù. C. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước cách mạng tồn tại. D. Phát huy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc. Câu 36. Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976? A. Được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của kháng chiến chống ngoại xâm. B. Đối mặt với những nguy cơ đe dọa của thù trong, giặc ngoài. C. Tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội. D. Được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại trên thế giới. Câu 37. Tinh thần nào dưới đây được phát huy qua hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976? A. Đại đoàn kết dân tộc. B. Đoàn kết quốc tế vô sản. C. Yêu nước chống ngoại xâm. D. Kiên cường vượt qua khó khăn gian khổ. Câu 38. So với thời điểm sau năm 1954, tình hình miền Nam sau năm 1975 có gì nổi bật? A. Hoàn toàn giải phóng. B. Là thuộc địa kiểu mới của Mĩ. C. Mĩ dựng lên chế độ Ngô Đình Diệm. D. Bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh phá hoại của Mĩ. Câu 39. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nào? A. Đất nước độc lập, thống nhất. B. Đất nước đã hòa bình. C. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. D. Miền Bắc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. HẾT Trang
  5. Bài 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 – 2000) 1976-1985: XD CNXH đạt thành tựu nhưng cũng có khó khăn, Trong nước Khủng hoảng KT-XH để khắc phục phải đổi mới Hoàn cảnh Thế giới Tác động CM KH-K/thuật tình hình t/giới thay đổi Khủng hoảng CNXH ở Liên Xô – Đông Âu I.Đường lối Đề ra tại Đại hội Đảng lần VI (1986) đổi mới Ko thay đổi mục tiêu của CNXH, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả của Đảng Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế Đường lối Đổi mới của Đảng Kinh tế Xóa bỏ cơ chế KT tập trung, bao cấp, x/dựng cơ chế thị trường X/dựng Kt nhiều ngành, nghề P/triển Kt hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN Nội dung: Mở rộng quan hệ KT đối ngoại C/trị: X/dựng nhà nước pháp quyền XHCN X/dựng nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc nhân dân Đối nội:C/sách đại đoàn kết dân tộc, Đối ngoại: c/sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác Mục tiêu: 3 chương trình kinh tế: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng xuất khẩu. LT-T/phẩm: đạt 21,4 triệu tấn có dự trữ và xuất khẩu. II.Quá Hàng tiêu: dùng dồi dào, đa dạng trình thực Kinh tế đối ngoại mở rộng xuất khẩu tăng 3 lần, Thành tựu nhập khẩu giảm. hiện đường Kềm chế được lạm phát. lối đổi mới Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế (1986-2000) thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ý nghĩa: chứng tỏ đường lối đ/mới là đúng bước đi phù hợp Hạn chế: Kinh tế còn mất cân đối, lạm phát còn cao Trang
  6. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Vì sao Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới? A. Khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng. D. Gặp nhiều khó khăn trong đời sống xã hội. Câu 2. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta được thông qua tại A. Đại hội lần thứ VI (12-1986). B. Đại hội lần thứ VII (6-1991). C. Đại hội lần thứ VIII (6-1996). D. Đại hội lần thứ IX (4 - 2001). Câu 3. Nội dung trọng tâm đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước được nêu ra tại Đại hội lần thứ VI là A. Đổi mới kinh tế. B. Đổi mới chính trị. C. Đổi mới về kinh tế và về chính trị. D. Đổi mới về văn hóa và xã hội. Câu 4. Nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta từ sau năm 1986 đến nay là gì? A. Đổi mới, phát triển và hội nhập. B. Xây dựng và phát triển đất nước. C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về đường lối đổi mới trên lĩnh vực kinh tế A. thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. B. xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. C. xây dựng nền kinh tế nhiều ngành, nghề, mở rộng kinh tế đối ngoại. D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng về đường lối đổi mới trên lĩnh vực chính trị A. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. B. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. C. Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. D. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Câu 7. Từ năm 1986 đến năm 2000, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi 3 kế hoạch 5 năm, những thắng lợi này đã khẳng định điều gì? A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp. B. Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. C. Kinh tế đối ngoại được mở rộng, hàng xuất khẩu tăng. D. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. Câu 8. Từ sau năm 1975 tới nay, sự kiện nào đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Đường lối đổi mới của Đảng 1986. B. Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975. C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước 1976. D. Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội chung trong cả nước 1976. Câu 9. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về thành tựu của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 A. Thực hiện 3 chương trình kinh tế: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. B. Lương thực, thực phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Trang
  7. C. Hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, kìm chế được lạm phát. D. Kinh tế đối ngoại được mở rộng, hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. Câu 10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã bầu ai làm Tổng Bí thư? A. Nguyễn Văn Linh. B. Đỗ Mười. C. Phạm Văn Đồng. D. Trường Chinh. Câu 11. Nguyên nhân khách quan nào sau đây thúc đẩy Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới? A. Do tác động của cách mạng khoa học – kỹ thuật, khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. B. Khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Các nước trên thế giới đã tiến hành đổi mới. D. Công cuộc đổi mới ở Trung Quốc đã thành công, đạt nhiều thành tựu. Câu 12. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 là gì? A. Thực hiện Ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. B. Tập trung phát triển công nhiệp đặc biệt là công nghiệp nặng. C. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. D. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Câu 13. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. C. Nâng cao trình độ cho người lao động. D. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài. Câu 14. Hình thức khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động nhằm mục đích chủ yếu nhất là gì? A. Để giải phóng sức lao động nông thôn. B. Để loại bỏ hiện tượng tiêu cực, quan liêu. C. Để tiện lợi cho việc sản xuất. D. Để khuyến khích sản xuất ở nông thôn. Câu 15. Ngày 11-7-1995, diễn ra sự kiện gì có gắn với chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kì đổi mới? A.Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. B.Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á. C.Việt nam trở thành thành viên của Liên hiệp quốc. D.Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước EU. Câu 16. Ngày 28-7-1995, diễn ra sự kiện gì có gắn với chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kì đổi mới? A. Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á. B. Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. C.Việt Nam tuyên bố "muốn làm bạn" với các nước. D. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Tây Âu. Câu 17. Đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới có tác động đến quá trình đổi nước ở ta trong thập kỷ 80 của thế kỉ XX là gì? A. Sự phát triển của cách mạng KH – KT, khủng hoảng của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. B. Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng. C. Sự đối đầu giữa các nước XHCN và TBCN trở nên căng thẳng. D. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Câu 18. Định hướng quan trọng nhất trong đường lối đổi mới kinh tế của Đảng là A. phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Trang
  8. B. xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. C. xây dựng nền kinh tế với cơ cấu nhiều ngành, nghề. D. mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Câu 19. Đảng ta nhận định đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà A. làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả. B. làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước. C. làm cho mục tiêu đề ra nhanh chóng được thực hiện. D. làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Câu 20. Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) là đại hội A. xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. xây dựng và phát triển kinh tế. C. xây dựng và chỉnh đốn Đảng. D. mở đầu công cuộc đổi mới. Câu 21. Ba chương trình kinh tế được đề ra trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) là A. lương thực, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. B. lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. C. lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. D. lương thực, hàng tiêu dùng. Câu 22. Tại sao trong đường lối đổi mới Đảng ta cho rằng trọng tâm là đổi mới kinh tế? A. Kinh tế phát triển là cơ sở để nước ta đổi mới trên lĩnh vực khác. B. Một số nước đã lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. C. Những khó khăn của nước ta bắt nguồn từ kinh tế. D. Do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài, kinh tế nước ta nghèo nàn lạc hậu. Câu 23 . Trong những năm 1996 – 2000, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là A. gạo, cà phê và thủy sản. B. gạo, hàng dệt may và nông sản. C. gạo, cà phê và điều. D. gạo, hàng diệt may và thủy sản. Câu 24. Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì đại hội nào của Đảng? A. Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX. B. Đại hội V, Đại hội VI, Đại hội VII. C. Đại hội V, Đại hội VI, Đại hội VIII. D. Đại hội IV, Đại hội V, Đại hội VI. Câu 25. Một trong những hạn chế của công cuộc đổi mới giai đoạn (1986-1990) trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển là gì? A. Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, hiệu quả kinh tế thấp. B. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động thấp. C. Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất-kĩ thuật lạc hậu. D. Trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm. Câu 26. Thành công lớn của ngoại giao Việt Nam trong năm 1995 là gì? A. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN. B. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. C. Việt Nam gia nhập WTO. D. Việt Nam gia nhập diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. Câu 27. Đại hội nào của Đảng có chủ trương: “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại”? A. Đại hội IX (2001). B. Đại hội VI (1986). C. Đại hội VIII (1996). D. Đại hội V (1982). Trang 133
  9. Câu 28. Một trong những ý nghĩa to lớn của những thành tựu về kinh tế-xã hội của nước ta trong 15 năm (1986-2000) thực hiện đường lối đổi mới là A. Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân. B. Hàng hóa trên thị trường đồi dào, lưu thông thuận lợi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước. C. Hệ thống chính trị đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử. D. Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, nhưng khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc. Câu 29. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước bước đầu hình thành sau khi thực hiện A. kế hoạch 5 năm (1986-1990). B. kế hoạch 5 năm (1980-1985). C. kế hoạch 5 năm (1991-1995). D. kế hoạch 5 năm (1996-2000). Câu 30. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI(1986) đã bầu ai làm Tổng bí thư? A. Nguyễn Văn Linh. B. Trường Chinh. C. Võ Văn Kiệt. D. Đỗ Mười. Câu 31. Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới là gì? A. Chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. B. Chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp. C. Xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp hình thành nền kinh tế mới. D. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường hình thành nền kinh tế mới. Câu 32. Nguyên nhân cơ bản làm nên thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo. B. tinh thần đoàn kết, lao động cần cù của nhân dân Việt Nam. C. Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới. D. Tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương. Câu 33. Tác động lớn nhất của tình hình thế giới đến công cuộc đổi mới của Đảng ta là A. cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của hệ thống XHCN. B. cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt. C. hệ thống CNTB thế giới lớn mạnh. D. chính sách diễn biến hòa bình từ các nước tư bản. Câu 34. Điểm khác về chính sách đối ngoại sau thời kì đổi mới so với trước đó là A. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. B.Việt Nam chủ yếu quan hệ với các nước XHCN. C.Việt Nam chỉ quan hệ với các nước Châu Âu. D.Việt Nam chỉ quan hệ với các nước ASEAN. Câu 33. Yếu tố cơ bản nhất dẫn đến sự thành công trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới (1986-1990) là A. Đổi mới về tư duy, nhất là tư duy về kinh tế. B. Đổi mới kinh tế-chính trị. C. Đổi mới về chính sách đối ngoại. D. Đổi mới về văn hóa -xã hội. Câu 33. Bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng ta rút ra trong thời kì đầu đổi mới là A. Huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới. B. Đẩy mạnh quan hệ đối ngoại hòa bình. C. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong khu vực. D. Duy trì môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. Trang
  10. Câu 34. Vì sao nói đổi mới đất nước là một tất yếu khách quan? A. Đất nước ta đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng. B. Đổi mới là yêu cầu thường xuyên của cách mạng. C. Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn. D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật./ HẾT Bài 27: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 1919- 2000) I/ CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC: 1) Thời kỳ 1919-1930: - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) đã làm chuyển biến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội và điều kiện chính trị cho phong trào cách mạng mới. - Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, làm chuyển biến phong trào yêu nước sang lập trường vô sản. - Phong trào công nhân chuyển sang tự giác, 3 tổ chức cộng sản ra đời, 1930 thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. 2) Thời kỳ 1930-1945: - Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ- Tĩnh - Phong trào dân chủ 1936-1939. - Phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945) và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. 3) Thời kỳ 1945-1954: - Sau cách mạng tháng Tám, nước ta gặp muôn vàn khó khăn thử thách, đất nước trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”. - Nhiệm vụ của CM nước ta lúc này là kháng chiến và kiến quốc. - Thắng lợi lớn: chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947, Biên Giới thu đông 1950, đông –xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đã kết thúc kháng chiến chống Pháp bằng Hiệp định Gionevơ. 4) Thời kỳ 1954-1975: đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, nhiệm vụ CM từng miền: - Miền Nam: + Từ đấu tranh chính trị phát triển thành khởi nghĩa vũ trang. + Lần lượt đánh bại 4 chiến lược chiến tranh của Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. - Miền Bắc: + Thực hiện những nhiệm vụ của CM trong thời kỳ quá độ lên CNXH. + Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, miền Bắc kết hợp chiến đấu với sản xuất, chi viện cho miền Nam, Lào, Campuchia. 5) Thời kỳ 1975-2000: - 1976-1986 đi lên CNXH, đạt thành tựu nhưng cũng gặp khó khăn, đất nước khủng hoảng về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới. - 1986- 2000 thực hiện đổi mới. Trang 135
  11. II/ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI ,BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1) Nguyên nhân thắng lợi : - Nhân dân đoàn kết, giàu lòng yêu nước, chiến đấu dũng cảm. -Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố thắng lợi hàng đầu. 2) Bài học kinh nghiệm: - Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH -Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân. - Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, đoàn kết quốc tế. - Kết hợp sức mạnh trong nước với quốc tế. -Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng. CÂU HỎI TRẮC NHIỆM Câu 1. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 – 2000 đã trải qua các thời kì phát triển nào sau đây? A. 1919-1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-2000. B. 1919-1925; 1925-1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-2000. C. 1919-1930; 1930-1935; 1935-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-2000. D. 1919-1930; 1930-1936; 1936-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-2000. Câu 2. Từ năm 1919 – 1990 nhân dân Việt Nam đã phải chống lại những thế lực ngoại xâm nào? A. Pháp, Nhật, Mĩ, Trung Quốc, tập đoàn Pôn Pốt. B. Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Campuchia. C. Pháp, Nhật, Mĩ, Trung Hoa Dân Quốc, tập đoàn Pôn Pốt. D. Pháp, Nhật, Anh, Mĩ, Trung Quốc. Câu 3. Tính chung trong quá trình xâm lược Việt Nam từ 1954 – 1975, đế quốc Mĩ đã A. thực hiện 5 chiến lược chiến tranh với 5 đời Tổng thống và thất bại. B. thực hiện 4 chiến lược chiến tranh với 4 đời Tổng thống và thất bại. C. thực hiện 4 chiến lược chiến tranh với 5 đời Tổng thống và thất bại. D. thực hiện 5 chiến lược chiến tranh với 4 đời Tổng thống và thất bại. Câu 4. Với chiến thắng nào sau đây nhân dân ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước? A. Cách mạng tháng Tám thắng lợi 1945. B. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. D. Hoàn thành thống nhất đất nước. Câu 5. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định những thắng lợi cơ bản của cách mạng Việt Nam từ 1919 đến nay là A. Nhân dân ta đoàn kết, giàu lòng yêu nước, chiến đấu dũng cảm. B. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Sự phối hợp chiến đấu giúp đỡ nhau của 3 nước Đông Dương. D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới. Câu 6. Nhiệm vụ chiến lược của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là gì? A. Kháng chiến và kiến quốc. B. Chống Pháp và chống Mĩ. C. Chống Pháp giành độc lập dân tộc. D. Chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng. Trang 136
  12. Câu 7. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1954, Đảng ta đề ra nhiệm vụ chung cho cách mạng cả nước là gì? A. Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. B. Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. C. Đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. D. Đánh bại chiến lược “Chiến tranh Việt Nam hóa”. Câu 8. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1954, Đảng ta đề ra nhiệm vụ cho cách mạng ở miền Bắc là gì? A. Khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH. B. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. C. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai. D. Thực hiện đánh Mĩ ở trận “Điện Biên Phủ trên không”. Câu 9. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ 1975 - 2000 nhiệm vụ chung cho cách mạng cả nước là gì? A. Thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Xóa bỏ chế độ thực dân mới và chính quyền Sài Gòn. B. Khôi phục kinh tế. D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 10. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Đảng ta từ (1986) đến nay khẳng định điều gì? A. Công cuộc đổi mới giành được nhiều thắng lợi. B. Khắc phục được khó khăn và sửa chữa những sai lầm. C. Đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp. Câu 11. Cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành được nhiều thắng lợi do những nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân quan trọng nhất là gì? A. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. B. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo. C. Hậu phương miền Bắc vững mạnh. D. Sự phối hợp chiến đấu giúp đỡ nhau của 3 nước Đông Dương. Câu 12. Đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là gì? A. Đoàn kết quốc tế, đoàn kết dân tộc. B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế. C. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị hợp tác. D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Câu 13. Tổ chức cách mạng nào dưới đây là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam? A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. B. Hội Phục Việt. C. Việt Nam nghĩa đoàn. D. Tân Việt Cách mạng Đảng. Câu 14. Hình thái vận động chủ yếu của cách mạng tháng Tám 1945? A. Giành chính quyền ở nông thôn thắng lợi đó tạo đà tiến lên giành chính quyền ở thành thị nhanh chóng, ít tổn thất. B. Giành chính quyền ở thành thị trước, sau đó giành chính quyền ở nông thôn. C. Giành chính quyền ở nông thôn và thành thị diễn ra đồng thời. D. Giành chính quyền ở thành thị, thắng lợi đó làm cho hệ thống chính quyền ở nông thôn bị tan rã. Câu 15. Tính chất của cuộc cách mạng tháng tám 1945? A. Tính chất dân tộc và dân chủ. B. Tính chất dân tộc. C. Tính chất dân chủ. D. Tính chất dân chủ tư sản. Câu 16. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954? A. Kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước. B. Kháng chiến chống Pháp xâm lược. Trang
  13. C. Đấu tranh chống phong kiến phản động. D. Kháng chiến chống Pháp xâm lược và bọn phản động tay sai bán nước. Câu 17. Vì sao nói cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc mang tính thời đại sâu sắc? A. Vì Việt Nam là nơi tập trung mâu thuẫn cơ bản của thế giới, nơi trung tâm đối phó chiến lược toàn cầu của Mĩ. B. Vì đây là cuộc chiến tranh giữa một dân tộc nhỏ yếu với siêu cường số 1 thế giới. C. Vì đây là cuộc chiến đấu vì 4 mục tiêu của thời đại: Hòa bình – độc lập dân tộc – dân chủ và tiến bộ xã hội. D. Vì đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ. Câu 18. Điểm giống nhau về nội dung Hiệp định Giơ – ne – vơ và Hiệp định Pari? A. Cả hai đều đưa đến việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. B. Cả hai đều quy định việc tập kết, chuyển quân giữa hai bên tham gia chiến tranh. C. Cả hai đều khẳng định Việt Nam sẽ thống nhất bằng Tổng tuyển cử tự do. D. Cả hai đều quy định việc rút quân của quân đội các nước đế quốc xâm lược trong vòng 2 năm. Câu 19. Ngày 7 – 11 – 2007, diễn ra sự kiện gì gắn với sự phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam? A. Việt Nam trở thành thành viện thứ 150 của WTO. C. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN. B. Việt Nam trở thành thành viện thứ 149 của Liên hợp quốc. D. Việt Nam gia nhập tổ chức APEC. HẾT Trang