Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 16
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_trang_nguyen_tieng_viet_lop_4_vong_16.docx
Nội dung text: Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 - Vòng 16
- VÒNG 16 BÀI 1: BÀI 2: Sắp xếp - Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường
- - Con có mẹ như măng ấp bẹ. - Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. - Mưa trong mắt mẹ mưa ngoài sân phơi. - Quê hương. - Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba. - Hàng đào tơ lụa làm say lòng người. - Dù ai đi ngược về xuôi. - Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa. - Kiên trì. - Ít chắt chịu hơn nhiều phung phí. - Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ BÀI 3: Chọn những đáp án đúng: Câu hỏi 1 Giải câu đố sau: Tôi là vũng nước khá sâu Có sắc trên đầu ai cũng cần tôi. Từ không có sắc là từ gì?
- • ao • hồ • suối • biển Câu hỏi 2 Đoạn văn sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả? "Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả, mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau nái, cổ dướn cao sắp cất tiếng hót. Nhìn từ xa giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn." (Theo Bùi Hiển) • 1 • 2 • 3 • 4 Câu hỏi 3 Dòng nào sau đây gồm các từ viết đúng chính tả? • xán lạn, trong trẻo, giỏi dang • lỏng nẻo, xứ sở, giục dã • sắp xếp, lung linh, giận giữ • xám xịt, dữ dội, xúi giục Câu hỏi 4 Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây viết sai? • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây • Ăn to nói lớn • Ăn trông nồi, ngồi trông chỗ • Ăn sung mặc sướng Câu hỏi 5 Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: "Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ." (Xuân Quỳnh) • nhỏ • thơ • con • em Câu hỏi 6 Khổ thơ sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- "Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con." (Nguyễn Duy) • so sánh • đảo ngữ • nhân hóa • so sánh và nhân hóa Câu hỏi 7 Câu nào dưới đây là câu kiểu "Ai thế nào ?" ? • Chiều đến, những đứa trẻ nô đùa trong sân. • Tối đến, chúng em cùng nhau học bài. • Trời cao và trong xanh. • Cô em là nhà văn nổi tiếng. Câu hỏi 8 Câu hỏi nào dưới đây dùng để yêu cầu, đề nghị? • Cậu ăn cơm chưa? • Cậu có đi chơi không? • Bao giờ cậu đi du lịch? • Cậu có thể cho tớ mượn chiếc xe đạp này không? Câu hỏi 9 Dòng nào dưới đây gồm các từ ghép? • lành lạnh, vui vẻ, hối hả • êm đềm, phảng phất, hò hét • công nông, nhân dân, quân nhân • vòng vo, nho nhỏ, mơ màng Câu hỏi 10 Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi "Làm gì?" trong câu sau? "Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết." • cơn gió mùa hạ • lướt qua vùng sen trên hồ • báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết • lướt qua vùng sen trên hồ, báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.