Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ - Đề số 19 (Có lời giải)

doc 9 trang minhtam 5520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ - Đề số 19 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2020_mon_lich_su_12_truong_thpt.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Nguyễn Huệ - Đề số 19 (Có lời giải)

  1. SỞ GĐ & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ Môn thi: LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 19 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân nhường cơm sẻ áo nhằm giải quyết khó khăn nào? A. Nạn dốt. B. Giặc ngoại xâm.C. Tài chính. D. Nạn đói. Câu 2: Cơ sở nào để Mỹ đề ra và thực hiện “Chiến lược toàn cầu” sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mỹ là nước độc quyền về bom nguyên tử. B. Tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự. C. Là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. D. Lo ngại trước sự phát triển của các nước tư bản. Câu 3: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954), chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” được Đảng đề ra trong chiến dịch nào? A. Biên giới thu - đông 1950. B. Việt Bắc thu - đông 1947. C. Tây Bắc thu - đông 1952. D. Điện Biên Phủ 1954. Câu 4: Vấn đề nào không được đặt ra trước các nước Đồng minh để giải quyết tại Hội nghị Ianta? A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. B. Nhanh chóng đánh bại các nước phát xít. C. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. D. Khôi phục kinh tế thế giới sau chiến tranh. Câu 5: Hãy sắp xếp các sự kiện sau về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc theo trình tự thời gian: 1) Tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp. 2) Chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương. 3) Gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. 4) Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. A. 4,2,1,3. B. 2,1,4,3. C. 3,1,4,2. D. 1,2,3,4. Câu 6: Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận dân tộc thống nhất riêng? A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11 - 1939). B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941). C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8 - 1945). D. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3 - 1945). Câu 7: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay là A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. nghiên cứu khoa học đem lại lợi nhuận lớn. C. diễn ra trên quy mô lớn và tốc độ nhanh. D. từ nghiên cứu đến sản xuất được rút ngắn. Câu 8: Nội dung nào không phải là điểm khác biệt trong chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tại Hội nghị lần thứ 8 (5 - 1941) so với Hội nghị tháng 11 năm 1939? A. Thành lập mặt trận Việt Minh, xác định nhiệm vụ trọng tâm lúc này là chuẩn bị khởi nghĩa. B. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc giải quyết trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương. C. Xác định hình thái khởi nghĩa vũ trang là từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. D. Gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”. Câu 9: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954), tướng Pháp nào đã đề ra kế hoạch quân sự nhằm kết thúc chiến tranh trong danh dự? A. Rơve. B. Xalăng.C. Bôlae. D. Nava. Câu 10: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đánh lâu dài chủ yếu vì A. ban đầu địch còn mạnh, ta cần bảo toàn lực lượng chờ thời cơ thuận lợi để tiêu diệt quân địch. B. đánh lâu dài phù hợp với truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ xưa cho đến nay. C. cần thời gian để vận động sự ủng hộ giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đối với Việt Nam. D. cần thời gian để xây dựng và phát triển lực lượng để tạo ra sự chuyển hóa về so sánh lực lượng. Câu 11: Điểm hạn chế của Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo (10 - 1930) so với Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (2 - 1930) khi xác định lực lượng của cách mạng Việt Nam là không đánh giá đúng A. vai trò của giai cấp địa chủ và giai cấp tiểu tư sản đối với cách mạng. Trang 1
  2. B. khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp khác ngoài công - nông. C. vai trò của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân đối với cách mạng. D. tinh thần dân tộc của một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ đối với cách mạng. Câu 12: Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu khoa học - kỹ thuật nổi bật nào? A. Chế tạo thành công tàu vũ trụ. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Chế tạo thành công máy bay phản lực.D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 13: Điểm yếu trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp có sự giúp đỡ của Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong những năm 1953 - 1954 là A. lượng quân Pháp đang bị tổn thất nặng nề. B. quá lệ thuộc vào nguồn tài chính của Mỹ. C. mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng. D. tinh thần chiến đấu của quân Pháp đã giảm sút. Câu 14: Giai cấp mới nào trong xã hội Việt Nam ra đời trước chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Tiểu tư sản. B. Tư sản.C. Nông dân. D. Công nhân. Câu 15: Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được gọi là con rồng kinh tế? A. Nhật Bản, Ma Cao, Trunng Quốc. B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. C. Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan.D. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Câu 16: Thành công của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ A. Chính quyền của công nhân và nông dân được củng cố. B. Tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ đất nước của nhân dân. C. Chính quyền cách mạng được củng cố từ trung ương tới địa phương. D. Nhân dân bước đầu giành được quyền làm chủ đất nước. Câu 17: Vì sao cuộc bãi công của thợ máy Ba Son (8 - 1925) đã đánh dấu bước ngoặt của phong trào công nhân Việt Nam? A. Đấu tranh có quy mô lớn, tinh thần đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt dưới sự lãnh đạo của Đảng. B. Đấu tranh có tổ chức kết hợp đòi quyền lợi về kinh tế với chính trị và có tinh thần quốc tế vô sản. C. Đấu tranh có tổ chức, buộc thực dân Pháp nhượng bộ nhiều quyền lợi kinh tế đối với công nhân. D. Đấu tranh có mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị, diễn ra với quy mô rộng lớn, thời gian kéo dài. Câu 18: Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc và hoạt động có hiệu quả của tổ chức ASEAN? A. Các nước thành viên ký bản Hiến chương ASEAN năm 2007. B. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1995. C. 10 nước Đông Nam Á tham gia tổ chức ASEAN năm 1999. D. Hiệp ước Bali được ký kết năm 1976. Câu 19: Điểm nổi bật nhất của kinh tế Mỹ trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Nền công nghiệp của Mỹ phát triển hết sức mạnh mẽ. B. Bị kinh tế Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. C. Kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn suy thoái khủng hoảng. D. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Câu 20: Điểm giống nhau cơ bản nhất về tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là A. đều có tư tưởng thực hiện chủ trương bạo động và cải cách. B. đều muốn xây dựng một chính thể ở Việt Nam giống Nhật Bản. C. đều mong muốn sự giúp đỡ của Nhật Bản để chống lại Pháp. D. đều xuất phát từ lòng yêu nước, đi theo con đường dân chủ tư sản. Câu 21: Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 trong những tháng đầu sau ngày toàn quốc kháng chiến đã bước đầu làm thất bại âm mưu nào của Pháp? A. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. B. Đánh nhanh thắng nhanh. C. Đánh úp cơ quan đầu não của ta.D. Phá hoại các nhà máy, xí nghiệp lớn của ta. Câu 22: Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã thực hiện phương án Maobáttơn chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào? A. Trưng cầu dân ý. B. Ranh giới tự nhiên của sông Hằng và sông Ấn. C. Tỷ lệ các dân tộc.D. Tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Câu 23: Cách mạng Tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã A. lật đổ chính phủ tư sản lâm thời. B. đưa nước Nga đi lên xã hội chủ nghĩa. C. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. D. giải phóng Nga khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Câu 24: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng cộng sản Đông Dương (2 - 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Trang 2
  3. A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Dân chủ Đông Dương. C. Đảng Dân chủ Việt Nam. D. Đảng Lao động Việt Nam. Câu 25: Nội dung nào không phải là biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay? A. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. B. Mỹ trở thành nước quyết định toàn bộ quan hệ thương mại quốc tế. C. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Câu 26: Sự kiện nào sau đây tác động trực tiếp đến quyết định chuyển hướng của Đảng cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939 - 1945? A. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. B. Đức tấn công Pháp, Pháp đầu hàng. C. Nhật xâm lược Đông Dương.D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Câu 27: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. B. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cộng sản Đông Dương. C. Nhật đầu hàng đồng minh, kẻ thù duy nhất của cách mạng gục ngã. D. Xây dựng được khối liên minh công - nông vững chắc. Câu 28: Đâu không phải là bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm và nội phản trong năm đầu sau thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Đề cao thế hợp pháp và sức mạnh của chính quyền cách mạng nước ta. B. Biết triệt để phân hóa kẻ thù, tập trung vào kẻ thù nguy hiểm nhất. C. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ Pháp. D. Biết nhân nhượng đúng lúc, nhân nhượng có giới hạn, nhân nhượng có nguyên tắc. Câu 29: Mở đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh của nhân dân A. Libi. B. Ănggôla.C. Ai cập. D. Nam Phi. Câu 30: Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để mang quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)? A. Triều đình Huế ngăn cản lái buôn Pháp. B. Triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1862. C. Triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874. D. Triều đình Huế cầu viện nhà Thanh. Câu 31: Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trực tiếp làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước? A. Xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh. B. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa”. C. Tổ chức nhiều cuộc bãi công lớn.D. Mở lớp đào tạo, huấn luyện hội viên. Câu 32: Tháng 11 - 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về đến Quảng Châu (Trung Quốc) nhằm mục đích chính là A. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và xuất bản báo chí. B. trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng. C. tập hợp những người yêu nước và cộng sản Việt Nam hoạt động ở đây. D. chuẩn bị triệu tập hội nghị thống nhất những tổ chức vô sản ở Việt Nam. Câu 33: Yếu tố khách quan thuận lợi để Nhật Bản Phục hồi kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. có hệ thống thuộc địa rộng lớn. B. sự cố gắng nỗ lực của nhân dân. C. được Mỹ cử các cố vấn sang giúp đỡ. D. được Mỹ viện trợ về kinh tế. Câu 34: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7 - 1936) xác định nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng Đông Dương là A. chống thực dân Pháp và chủ nghĩa phát xít. B. đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. C. chống thực dân Pháp và nguy cơ chiến tranh. D. giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. Câu 35: Quyết định nào của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5 - 1941) được coi là một điển hình sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về khởi nghĩa vũ trang vào Việt Nam? A. Coi chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm. B. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương. C. Xác định hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. D. Thành lập mặt trận Việt Minh, tập hợp tất cả các tầng lớp, giai cấp để giải phóng dân tộc. Câu 36: Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam không đề ra mục tiêu nào trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 - 1954)? Trang 3
  4. A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. B. Giải phóng đất đai. C. Buộc địch phải bị động, phân tán lực lượng. D. Buộc Pháp đàm phán để rút quân về nước. Câu 37: Lý do chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là vì mỗi giai cấp có A. vị trí kinh tế và trình độ hiểu biết khác nhau. B. có năng lực lãnh đạo cách mạng khác nhau. C. khả năng tiếp thu hệ tư tưởng khác nhau. D. quyền lợi kinh tế và vị trí chính trị khác nhau. Câu 38: Trong năm 1945, thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 bắt đầu xuất hiện khi nào? A. Khi Nhật đảo chính lật đổ Pháp (3 - 1945). B. Khi Nhật đầu hàng quân đồng minh (8 - 1945) C. Khi Nhật nhảy vào Đông Dương (9 - 1940). D. Khi quân Đồng minh vào Đông Dương (9 - 1945). Câu 39: Âm mưu chung của các thế lực ngoại xâm khi kéo vào nước ta sau cách mạng tháng Tám là A. biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. B. mở đường cho Mỹ xâm lược Việt Nam. C. lật đổ chính quyền cách mạng. D. ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản. Câu 40: Nội dung nào không nằm trong kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi của Pháp (12 - 1950)? A. Tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực, ra sức bình định vùng tạm chiến. B. Thiết lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4 từ Lạng Sơn đi Cao Bằng. C. Thành lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ. D. Xây dựng lực lượng quân cơ động mạnh, ra sức phát triển ngụy quân. Trang 4
  5. Đáp án 1-D 2-B 3-B 4-D 5-C 6-B 7-A 8-D 9-D 10-D 11-B 12-D 13-C 14-D 15-D 16-B 17-B 18-D 19-D 20-D 21-B 22-D 23-C 24-D 25-B 26-D 27-B 28-C 29-C 30-C 31-B 32-B 33-D 34-B 35-C 36-D 37-D 38-B 39-C 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D Để giải quyết nạn đối sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính phủ đã đề ra biện pháp cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo. Chỉ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”. Câu 2: Đáp án B - Kinh tế: + Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. + Từ những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới. + Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. + Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới. + Là chủ nợ duy nhất của thế giới. - Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. => Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn là điều kiện quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Câu 3: Đáp án B Khi địch vừa tấn công lên Việt Bắc, đảng ta đã có chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Câu 4: Đáp án D Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh: - Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. - Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. - Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. => Loại trừ đáp án: D Câu 5: Đáp án C 3) Gửi đến hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919) 1) Tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp (1920) 4) Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) 2) Chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930) Câu 6: Đáp án B Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941) đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng, trong đó ở Việt Nam là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Câu 7: Đáp án A Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 8: Đáp án D - Đáp án A, B, C: là điểm khác của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939. - Đáp án D: là điểm giống nhau. Cả hai hội nghị đều giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Chỉ khác là hội nghị tháng 5/1941 nhấn mạnh và giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 9: Đáp án D Năm 1953, Nava đề ra kế hoạch quân sự với hi vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Câu 10: Đáp án D Trang 5
  6. Xuất phát điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954), Pháp có lực lượng đông đảo và vũ khí hiện đại hơn. Chính vì thế, để có thời gian xây dựng và phát triển lực lượng ta cần kháng chiến lâu dài. Đồng thời, làm tiêu hao sinh lực địch để tạo thời cơ thuận lợi mới cho ta. Câu 11: Đáp án B - Nếu như trong Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930): Nguyễn Ái Quốc xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, còn phú nông, trung và tiểu địa chủ thì lợi dụng hoặc trung lập họ. - Còn trong Luận cương chính trị (10-1930): Trần Phú chỉ xác định động lực cách mạng là công nhân và nông dân => Luận cương so với Cương lĩnh có điểm hạn chế khi xác định lực lượng cách mạng là: không đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công – nông. Câu 12: Đáp án D Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 13: Đáp án C Để áp đặt ách thống trị trên đất nước Việt Nam, dù lúc đầu binh lực chưa nhiều, Pháp vẫn phải tập trung quân để tiến công, chiếm đất rồi rải quân ra giữ đất và lập bộ máy thống trị. Như vậy là ngay từ đầu mục tiêu chiến lược đã quyết định trạng thái từ tập trung đến phân tán binh lực. - Tuy nhiên, trong vài năm đầu, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của Pháp chưa bộc lộ sâu sắc, một phần vì khả năng tăng viện từ Pháp sang còn nhiều, phạm vi chiếm đóng của quân Pháp chưa mở rộng, nhưng chủ yếu là do chiến tranh du kích của ta chưa phát triển tới mức buộc chúng phải căng nhiều lực lượng ra để đối phó rộng khắp. - Từ chiến dịch Việt Bắc, mâu thuẫn giữa phân tán binh lực (để giữ đất) và tập trung binh lực (để mở các chiến dịch tiến công lớn) đã trở nên sâu sắc và làm nảy sinh ra mâu thuẫn khác: mâu thuẫn giữa tiến công và phòng ngự về mặt chiến lược. Lực lượng bị phân tán quá mỏng làm cho Pháp không đủ sức đối phó với hoạt động ngày càng mạnh của ba thứ quân đã trưởng thành của ta, nhất là từ cuối năm 1950. - Bước vào đông xuân 1953 – 1954, thực tế chiến trường ngày càng chứng tỏ Pháp không phát huy được tác dụng của các binh đoàn dự bị chiến lược mà chúng ra sức xây dựng với quy mô ngày càng lớn. Càng về cuối cuộc chiến tranh, mâu thuẫn trong bố trí và điều động binh lực đã dồn các tướng lĩnh Pháp vào thế lúng túng như gà mắc tóc. Quân Pháp muốn giữ “vùng đồng bằng có ích” đông người nhiều của thì phải bỏ nhiều địa bàn có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường rừng núi; muốn đối phó với ta trên chiến trường chính (Bắc Bộ) thì phải rút bớt quân và tạo nên thế sơ hở trên các chiến trường khác; muốn đối phó với các chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực ta ở mặt trận phía trước thì phải điều lực lượng ở vùng tạm chiếm ra, nhưng khi chiến tranh du kích của ta làm cho phía sau bị “ruỗng nát”, thì chúng lại phải đưa lực lượng từ phía trước về đối phó - Chiến tranh du kích phát triển rộng rãi và phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy đã tạo nên “trận đồ bát quái” trên phạm vi cả nước, làm cho binh lực quân viễn chinh Pháp thường xuyên bị giằng xé, khiến quân của chúng đông mà hoá ít, trang bị mạnh mà hoá yếu, thế trận luôn luôn bị sơ hở, việc tổ chức và điều động lực lượng thường xuyên bị động. Mặc dù ra sức phát triển quân ngụy, ra sức xin thêm viện trợ của Mỹ, các tướng lĩnh Pháp vẫn không sao thoát khỏi các mâu thuẫn có tính quy luật trên đây trong suốt quá trình điều hành cuộc chiến tranh xâm lược. => Hạn chế lớn nhất của Kế hoạch Nava là mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng. Câu 14: Đáp án D Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, bên cạnh hai giai cấp cũ là công nhân và nông dân đã hình thành giai cấp mới: công nhân và tầng lớp mới là: tư sản và tiểu tư sản. Đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản và tiểu tư sản mới phát triển thành giai cấp. Câu 15: Đáp án D Trong bốn con rồng kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có ba (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan). Câu 16: Đáp án B Ý nghĩa của Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 - Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại. Trang 6
  7. - Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của nhân dân (ý thức làm chủ) và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. - Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là “Kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già, trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối, hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”. => Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ nhân dân có tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ đất nước. Câu 17: Đáp án B Trong thời gian trước tháng 8-1925: công nhân đấu tranh đòi lợi kinh tế bằng cách phá hoại máy móc của chủ xưởng, đòi tăng lương, giảm giờ làm. - Đến tháng 8-1925 đã đánh dấu mốc giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Thợ máy xưởng Bason tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiếm hạm Misơlê của Pháp trước khi chiếm hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Đây là cuộc đấu tranh vì mục tiêu chính trị, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản. Câu 18: Đáp án D Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sư khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đong Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali). Câu 19: Đáp án D Khoảng 20 sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai Câu 20: Đáp án D + Phan Bội Châu: tư tưởng bạo động. + Phan Châu Trinh: Tư tưởng cải cách. - Đáp án B: không thuộc chủ trương của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. - Đáp án C: Chủ trương của Phan Bội Châu - Đáp án D: chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều xuất phát từ lòng yêu nước, muốn giành độc lập dân tộc, đều thuộc khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản. Câu 21: Đáp án B Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài, cũng có nghĩa là bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Chú ý: Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp hoàn toàn thất bại vơi chiến thắng Việt Bắc năm 1947. Câu 22: Đáp án D Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, Thực dân Anh đã thực hiện phương án Maobáttơn chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo. Câu 23: Đáp án C Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 24: Đáp án D Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng cộng sản Đông Dương (2 - 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao Động Việt Nam. Câu 25: Đáp án B - Các đáp án A, C, D: đều là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa. => Loại trừ đáp án: B Câu 26: Đáp án D Trang 7
  8. - Chiến tranh thể giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông Dương và Việt Nam. Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người. - Trong thực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn. Thực dân Pháp ở Đông Dương phát xít hóa bộ máy nhà nước, tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân và đàn áp phong trào cách mạng, đẩy nhân dân ta vào cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế => Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết => Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ có tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Đương giai đoạn 1939 – 1945. Câu 27: Đáp án B Đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám/1945, nguyên nhân chủ quan là quan trọng dân đến thắng lợi, trong đó sự lãnh đọa tài tình của Đảng với đường lối lãnh đạo đúng đắn là quan trọng nhất. - Từ năm 1930, khi Đảng cộng sản Đông Dương ra đời đã lãnh đạo nhân dân tổ chức ba phong trào cách mạng: 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 là ba cuộc tập dượt cho cách mạng tháng Tám. - Đảng cũng hoàn chinh đường lối đấu tranh, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. - Đảng lãnh đạo công tác chuẩn bị lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị và căn cứ địa cách mạng. - Đảng lãnh đạo nhân dân chớp thời cơ để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, Câu 28: Đáp án C Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta gặp muôn vàn khó khăn và rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Những khó khăn này đều cần sự nỗ lực của chính bản thân Việt Nam, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và tinh thần đoang kết yêu nước của nhân dân mới có thể vượt qua, không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ Pháp. Câu 29: Đáp án C Mở đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập. Câu 30: Đáp án C Năm 1882, Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874) để lấy cớ kéo quân ra Bắc lần thứ hai. Câu 31: Đáp án B Cuối năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân. Phong trào công nhân vì thế phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Câu 32: Đáp án B Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) nhằm mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Những học viên học xong phần lớn bí mật về nước để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Câu 33: Đáp án D - Đáp án A, C: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị mất hết thuộc địa và Mỹ cũng không cử cố vấn sang giúp đỡ. - Đáp án B: Là nguyên nhân chủ quan. - Đáp án D: Là nguyên nhân khách quan, Nhật Bản đã tận dụng nguồn viện trợ của Mĩ để phục hồi và phát triển kinh tế. Câu 34: Đáp án B Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7 - 1936) xác định nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng Đông Dương là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, giành tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Câu 35: Đáp án C Trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941), Đảng ta đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, đây chính là Trang 8
  9. một điển hình sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin về khởi nghĩa vũ trang vào Việt Nam. Ở các nước Âu, Mỹ các cuộc cách mạng thường hay bắt đầu từ những cuộc bãi công chính trị rồi tiếp đến mới là các cuộc vũ trang bạo động. “Ở nước ta, khởi nghĩa có thể bùng ra trong một nơi rồi dần dần lan ra khắp nước”. Nhà sử học người Pháp Georges Bouldarel đã chỉ ra sự khác biệt trong hình thái khởi nghĩa ở Việt Nam: “Đó là cuộc cách mạng theo kiểu mới, riêng có của Việt Nam. Các thành phố không bị nông thôn bao vây, chúng đã vùng lên, đã tự chín muồi trên ý nguyện của chính mình Với thời gian, tính chất độc đáo của cách mạng Việt Nam sẽ trở nên không thể biện bác”. Sự độc đáo, riêng có của cách mạng Việt Nam được khởi nguồn từ sự độc đáo trong tư duy của nhà chính trị - chiến lược quân sự thiên tài Hồ Chí Minh. Câu 36: Đáp án D Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam đề ra mục tiêu nào trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 – 1954) là: - Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. - Giải phóng đất đai. - Buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta trong những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ. => Loại trừ đáp án: D Câu 37: Đáp án D Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào bị thực dân Pháp chèn ép, không có nhiều quyền lợi về kinh tế thì sẽ có thái độ tích cực đấu tranh chống Pháp (nông dân, công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc). Ngược lại, giai cấp nào được hướng nhiều quyền lợi kinh tế tư Pháp, có vị trí chính trị cao thì kéo theo ít có (không có) tinh thần đấu tranh chống Pháp. => Như vậy, lí do chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vì mỗi giai cấp có quyền lợi kinh tế và vị trí chính trị khác nhau. Câu 38: Đáp án B - Khi mâu thuẫn Nhật – Pháp trở nên gay gắt, Nhật đã đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương (9-3-1945). Đảng ta đã xác định kẻ thù của cách mang lúc này là phát xít Nhật, thay đổi khẩu hiệu thành “đánh đuổi phát xít Nhật”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. - Sau khi Nhật đầu hành đồng minh (15/8/1945), đây là thời cơ “ngàn năm có một” khi kẻ thù duy nhất của cách mạng lúc này đã đầu hàng đồng minh nhưng quân đồng minh cũng chưa vào Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật. Tận dung thời cơ này, Đảng ta đã sáng suốt nắm bắt thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám trong cả nước thắng lợi. Câu 39: Đáp án C Sau Cách mạng tháng Tám: - Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: Trung Hoa Dân quốc tiến vào miền Bắc Việt Nam nhằm cướp chính quyền cách mạng của ta. - Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Lơi dụng tình hình đó, bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp để chống phá cách mạng. => Âm mưu chung của các thế lực ngoại xâm khi kéo vào nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là: lật đổ chính quyền cách mạng. Câu 40: Đáp án B - Các đáp án A, C, D: đều là nội dung của kế hoạch Đờlát đờ Tátxinhi. - Đáp án B: là nội dung thuộc kế hoạch Rơve. Trang 9