Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 9 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 9 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_lich_su_de_so_9_le_thi.doc
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 9 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)
- CÔ LÊ THỊ THU TRANG ĐỀ PEN–I – ĐỀ SỐ 9 (Đề thi có trang) Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. MA TRẬN ĐỀ THI Mức độ nhận thức Vận Chủ đề Thông Vân dụng Tổng Nhận biết dụng hiểu cao Thấp Các nước Á – Phi – Mĩ La tinh từ cuối thế kỷ XIX đến Chiến tranh thế giới 1 1 thứ hai (1939 –1945) Ấn Độ từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945 Các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ Câu 1 XIX đến năm 1945 Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỷ XIX đến năm 1945) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới thứ nhất; Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 –1941) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Chiến tranh thế giới thứ nhất Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 –1941) Nhật Bản từ thế kỷ XIX đến năm 1945; Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến 1 1 tranh thế giới (1918 –1939) Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước Trật tự Vecxai – Oasinhtơn và cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 Nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ Câu 29 nhất và sự hình thành chủ nghĩa phát xít Nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chính sách mới của Tổng thống Rudơven Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1 1 1945)
- Quan hệ quốc tế trước Chiến tranh thế Câu 15 giới thứ hai Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –1945) và tác động của nó đến tình hình thế giới Sự hình thành trật tự thế giới mới sau 1 1 Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) Hội nghị Ianta Câu 2 Liên hợp quốc Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1 1 1991), Liên bang Nga (1991 –2000) Liên Xô (1945 –1991) Câu 3 Liên bang Nga (1991 –2000) Các nước Á, Phi, Mĩ La–tinh (1945 – 1 1 2 2000) Các nước Đông Bắc Á Câu 25 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Các nước châu Phi và Mĩ Latinh Câu 30 Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000) 1 1 2 Nước Mĩ Tây Âu Câu 31 Nhật Bản Câu 4 Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) 1 1 Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) Câu 16 Cách mạng khoa học – công nghệ và xu 1 1 thể toàn cầu hóa Cách mạng khoa học – công nghệ và xu Câu 5 thể toàn cầu hóa Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 4 1 1 2 8 Âm mưu và quá trình Pháp xâm lược Việt Câu 26 Câu 32 Nam từ 1858 đến 1884 Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân Câu 17 Câu 33 dân Việt Nam từ 1858 đến năm 1884 Phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Câu 6, 7 Nam từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) Việt Nam trong những năm Chiến tranh Câu 8,9 thế giới thứ nhất (1914 –1918) Việt Nam từ năm 1919 – 1930 1 2 1 4 Phong trào DTDC ở Việt Nam (1919 – Câu 34 1925)
- Phong trào DTDC ở Việt Nam (1925 – Câu 10 Câu 18, 1930) 19 Việt Nam từ năm 1930 – 1945 2 1 2 5 Phong trào cách mạng 1930 – 1935 Câu 20 Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Câu 35 Phong trào GPDT và TKN tháng Tám Câu 11, 12 Câu 36 (1939 – 1945). Nước VNDCCH ra đời Việt Nam từ năm 1945– 1954 1 2 1 2 6 Nước VNDCCH từ sau 2 – 9 – 1945 đến trước 19 – 12 – 1946 Những năm đầu của cuộc kháng chiến Câu 13 Câu 21, toàn quốc chống TD Pháp (1946 – 1950) 22 Bước phát triển của cuộc kháng chiến Câu 37 toàn quốc chống TD Pháp (1951 – 1953) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Câu 27 Câu 38 Pháp kết thúc (1953 – 1954) Việt Nam từ năm 1954 – 1975 1 1 1 2 5 Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh Câu 14 chống ĐQ Mĩ và CQ SG ở miền Nam (1954– 1965) Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu Câu 28 Câu 39 chống ĐQ Mĩ xâm lược. MB vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) Khôi phục và phát triển KT – XH ở miền Câu 23 Câu 40 Bắc. giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) Việt Nam từ năm 1975 – 2000 1 1 Việt Nam sau năm đầu của cuộc kháng Câu 24 chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 Đất nước trên đường đổi mới đi lên xây dựng CNXH (1986 – 2000) Số câu 14 10 4 12 40 II. ĐỀ THI Câu 1. Quốc gia nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của Mĩ trước năm 1945? A. Brunây. B. Lào. C. Philippin. D. Malaixia. Câu 2. Cho các sự kiện: 1. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. 2. Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập. 3. Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập. Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian A. 1,2,3. B. 2,3,1. C. 3,2,1. D. 1,3, 2. Câu 3. Trong giai đoạn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH từ những năm 50 đến nửa đầu những năm 70, tỉ trọng ngành nào của Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng thế giới?
- A. Nông nghiệp. B. Sản lượng than. C. Sản lượng điện. D. Sản lượng công nghiệp. Câu 4. Đâu không phải là những cải cách lớn về kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các "Daibatxư". B. Cải cách ruộng đất. C. Dân chủ hóa lao động. D. Quân sự hóa nền công nghiệp. Câu 5. Toàn cầu hóa là kết quả của A. quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. B. quá trình hạn chế sản xuất vũ khí. C. quá trình tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế. D. một thế giới hòa bình, không có chiến tranh. Câu 6. Mong muốn ban đầu của Phan Bội Châu là chống Pháp cứu nước, thành lập A. thể chế cộng hòa dân quốc. B. thể chế quân chủ lập hiến. C. thể chế quân chủ chuyên chế. D. thể chế cộng hòa liên bang. Câu 7. Đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam sau khi đón nhận trào lưu tư tưởng mới họ đã làm gì? A. Mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. B. Tìm cách ra nước ngoài học tập. C. Muốn sử dụng vũ lực để chống Pháp. D. Liên kết với các sĩ phu nước ngoài chống Pháp. Câu 8. Vì sao binh lính ở Thái Nguyên lại khởi nghĩa vào năm 1917? A. Vì thực dân Pháp sơ hở. B. Vì có sự tiếp xúc bí mật giữa những người tù chính trị với những binh lính làm việc trong nhà tù. C. Vì sự bất bình của binh lính khi bị ép đi lính cho Pháp. D. Vì có sự động viên của các gia đình binh lính. Câu 9. Tại sao lại gọi là phong trào "Hội kín" ở Nam Kì? A. Vì các phong trào yêu nước của nhân dân Nam Kì hoạt động bí mật. B. Vì các hoạt động yêu nước của nhân dân Nam Kì núp dưới hình thức tôn giáo, mê tín để dễ tuyên truyền, vận động quần chúng. C. Vì đây là các hoạt động thuần túy mang màu sắc tôn giáo D. Vì phong trào này thường hội họp kín. Câu 10. Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập, hạt nhân đầu tiên là A. Cộng sản Đoàn. B. Nam đồng thư xã. C. Cường học thư xã. D. Quan hải tùng thư. Câu 11. Hội nghị nào của Đảng là Hội nghị cuối cùng do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì? A. Hội nghị tháng 10–1930. B. Hội nghị tháng 7–1936. C. Hội nghị tháng 11–1939. D. Hội nghị tháng 5 –1941. Câu 12. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Pháp ở Đông Dương đã thi hành chính sách A. "Kinh tế chỉ huy". B. chính sách "Chia để trị". C. chính sách "Dùng người Việt đánh người Việt". D. chính sách "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh"
- Câu 13. Cho các sự kiện: 1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lần đầu tiên trong lịch sử. 2. Bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua. 3. Vệ quốc đoàn đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian. A. 1,2,3. B. 2,3,1. C. 3,2,1. D. 1,3,2. Câu 14. "Ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác". Đây là quyết định của Đảng tại: A. hội nghị lần thứ 15 (1–1959) B. hội nghị Toàn quốc của Đảng (8–1945) C. hội nghị tháng 11–1939. D. hội nghị 8 (5–1941). Câu 15. Các nước đế quốc bán rẻ đồng minh, nhân nhượng với phát xít, đỉnh cao là A. thờ ơ khi phát xít Đức tấn công các nước châu Âu. B. Hội nghị Muy– ních. C. Đức tấn công Ba Lan. D. Đức can thiệp vào Tây Ban Nha. Câu 16. Tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt sau sự kiện nào? A. Hai cường quốc Xô – Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược . B. CHDC Đức và CHLB Đức ký Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức tại Bon. C. Định ước Henxinki được ký giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa. D. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh Câu 17. Vì sao thực dân Pháp dễ dàng xâm lược các tỉnh miền Tây Nam Kì? A. Vì thái độ của quan quân triều đình đã không kiên quyết chống Pháp. B. Vì triều đình nhân nhượng để tránh đổ máu cho nhân dân. C. Vì thực dân Pháp dùng vũ khí hiện đại. D. Vì nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì không còn khả năng chống Pháp. Câu 18: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết chống A. đế quốc Pháp. B. đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. C. phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân. D. chống đế quốc Pháp và phong kiến. Câu 19. Tôn chỉ của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông là gì? A. Liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng đánh đổ đế quốc. B. Liên lạc giai cấp công nhân ở châu Á. C. Liên lạc với các giai cấp ở Đông Nam Á . D. Liên lạc với các dân tộc bị áp bức ở Đông Nam Á. Câu 20. Vì sao tại một số địa phương ở Nghệ An – Hà Tĩnh lại thành lập được chính quyền cách mạng trong phong trào 1930 –1931?
- A. Do chính quyền địch nơi đó suy yếu, tan rã, Đảng bộ đã kịp thời lãnh đạo nhân dân lập ra chính quyền Xô viết. B. Do địa hình ở đây phù hợp. C. Do nông dân các địa phương đó có tinh thần cách mạng cao hơn D. Do các địa phương đó có nhiều cán bộ cách mạng hoạt động bí mật. Câu 21. Những địa phương nào ở miền Bắc bị thực dân Pháp khiêu khích đầu tiên? A. Hà Nội. B. Hải Phòng và Lạng Sơn C. Thái Nguyên. D. Hải Dương. Câu 22. Những bài viết của Tống Bí thư Trường Chinh trong thời gian từ 1946 đến 1947, sau này in thành tác phẩm A. Những vấn đề dân cày. B. Kháng chiến nhất định thắng lợi. C. Vừa đi đường về kể chuyện. D. Hà Nội mùa Đông 1946. Câu 23. Nhiệm vụ của miền Bắc sau Hiệp định Pari năm 1973 là gì? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh. B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế – xã hội, tiếp tục chi viện cho miền Nam. C. Chi viện cho chiến trường miền Nam. D. Tăng gia sản xuất, chi viện cho miền Nam. Câu 24. Sau sự kiện nào, nước ta chính thức được gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Cách mạng Tháng tám thành công. B. Miền Bắc được giải phóng. C. Hiến Pháp đầu tiên của nước ta xuất hiện. D. Kết quả của kì họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI. Câu 25. Cho các sự kiện sau: 1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. 2. Trung Quốc bắt đầu khởi xướng công cuộc cải cách – mở cửa. 3. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian. A. 1,2,3. B. 2,3,1. C. 3,2,1. D. 1,3,2. Câu 26. Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp vào giữa thế kỷ XIX có gì khác với giai đoạn sau? A. Lúc đầu chỉ là của một bộ phận trong Chính phủ, sau đã trở thành quyết tâm của cả bộ máy chính quyền Pháp. B. Lúc đầu đàm phán sau sử dụng vũ lực. C. Lúc đầu lợi dụng Ki tô giáo sau sử dụng vũ khí hiện đại. D. Lúc đầu sử dụng vũ lực, sau là đàm phán. Câu 27. Quyền dân tộc cơ bản mà Pháp phải công nhận ở ba nước Đông Dương được ghi trong bản Hiệp định Giơnevơ là A. độc lập, chủ quyền. B. độc lập, chủ quyền, thống nhất.
- C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. D. độc lập và thống nhất. Câu 28. Sự kiện nào ta đã đánh cho "Mĩ cút", tạo điều kiện để nhân dân ta tiến lên đánh cho "Ngụy nhào"? A. Trận "Điện Biên Phủ trên không". B. Mĩ phải ký Hiệp định Pari năm 1973. C. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. D. Mĩ chịu đến bàn Hội nghị Pari. Câu 29. Nước Đức tuyên truyền tư tưởng gì để lôi kéo nhân dân Đức lao vào cuộc Đại chiến thế giới thứ hai? A. Tư tưởng bài trừ Do Thái. B. Tư tưởng "phục thù". C. Tư tưởng "Đại Đức" D. Tư tưởng "chống Cộng". Câu 30. Hình thức đấu tranh chủ yếu giành độc lập dân tộc ở châu Phi là A. đấu tranh vũ trang, giành chính quyền từ tay thực dân. B. đấu tranh chính trị đòi các nước đế quốc phải trao trả độc lập. C. đấu tranh nghị trường. D. các cuộc nổi dậy của nông dân. Câu 31. Các nước Tây Âu vì sao lại liên kết được với nhau? A. Vì có nhiều nét tương đồng về chính trị, kinh tế, văn hóa. B. Vì đều là những nước giàu có C. Vì sợ Mĩ can thiệp. D. Vì có thể chế chính trị tương đối giống nhau. Câu 32. Vì sao âm mưu can thiệp vào Việt Nam của thực dân Pháp từ cuối thế kỷ XVIII không thực hiện được? A. Vì Pháp chưa đủ mạnh. B. Vì vương triều Tây Sơn kiên quyết bảo vệ đất nước. C. Vì cuộc Đại cách mạng Pháp bùng nổ . D. Vì các chúa Nguyễn đang bị Nhà Tây Sơn truy đuổi. Câu 33. Vì sao Triều đình đã ký với thực dân Pháp các Hiệp ước mà nhân dân vẫn đứng lên chống Pháp? A. Vì đây là các Hiệp ước chỉ có lợi cho tầng lớp quan lại B. Vì đây là các Hiệp ước bất bình đẳng, chủ quyền dân tộc từng bước bị mất. C. Vì nội dung các Hiệp ước bất lợi cho nông dân D. Vì các hiệp ước này có nội dung đàn áp phong trào nông dân. Câu 34. Các cuộc đấu tranh của công nhân trong thời kì 1919 –1925 có tính chất gì? Vì sao? A. Có tính chất tự phát, vì lực lượng còn hạn chế. B.Có tính tự phát vì đấu tranh còn lẻ tẻ, đòi quyền lợi kinh tế là chủ yếu. C. Có tính chất tự giác cao vì đi đầu trong các cuộc đấu tranh. D. Có tính chất độc lập, tự giác vì số lượng tăng so với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 35. Tại sao nói phong trào Dân chủ 1936 –1939 đã chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Vì qua phong trào các lực lượng cách mạng đã hình thành. B. Vì với nhiều hình thức đấu tranh phong phú đã giác ngộ được đông đảo quần chúng cách mạng.
- C. Vì qua phong trào lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trưởng thành. D. Vì qua phong trào quần chúng đã tích cực tham gia vào các tổ chức của Đảng. Câu 36. Điểm giống nhau cơ bản giữa Hội nghị TW tháng 11–1939 với Hội nghị TW 8 (5–1941) là gì? A. Đều do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. B. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. C. Không chống phong kiến, địa chủ. D. Kêu gọi mọi người tham gia Việt Minh. Câu 37. Tại sao tháng 2–1951, tại Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương lại quyết định tách thành 3 đảng riêng? A. Vì để tránh sự đàn áp của thực dân Pháp. B. Vì tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng mỗi nước phát huy tính chủ động. C. Vì thực hiện theo yêu cầu của Quốc tế Cộng sản. D. Vì yêu cầu của nhân dân Lào và Campuchia. Câu 38. Vì sao Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương vẫn còn có những hạn chế? A. Vì thực dân Pháp còn có âm mưu quay trở lại Đông Dương. B. Vì Mĩ can thiệp vào Hội nghị. C. Vì lực lượng cách mạng 3 nước Đông Dương còn yếu. D. Vì Pháp và Mĩ cấu kết với nhau. Câu 39. Vì sao ta chọn thời điểm giao thừa để mở màn đánh vào các đô thị, thành phố lớn ở miền Nam năm 1968? A. Vì đây là là lúc địch sơ hở, dễ nhầm tiếng súng và tiếng pháo đêm giao thừa. B. Vì đây là thời điểm quân Mĩ có mặt tại miền Nam ít C. Vì Đảng muốn giành thắng lợi để chào đón năm mới D. Vì đây là thời điểm thuận lợi cho việc di chuyển lực lượng của ta vào thành phố. Câu 40. Vì sao miền Bắc không thể tiến hành tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay sau khi Mĩ rút khỏi miền Bắc tháng 3 năm 1973? A. Vì miền Bắc phải chuẩn bị mọi mặt cho miền Nam đánh Mĩ. B. Vì miền Bắc cần phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và chi viện cho các chiến trường Đông Dương. C. Vì miền Bắc còn phải gỡ bom mìn, thủy lôi. D. Vì miền Bắc đã chi viện tăng cường cho miền Nam nên không còn đủ nhân lực sản xuất. III. ĐÁP ÁN BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ PEN–I số 09 1.C 2.D 3.D 4.D 5.A 6. B 7.A 8.B 9.B 10.B 11.C 12.A 13.D 14.A 15.B 16.B 17.A 18.B 19.A 20.A 21.B 22.B 23.B 24.D 25.D 26.A 27.C 28.B 29.B 30.B 31.A 32.C 33.B 34.B 35.B 36.B 37.B 38.B 39.A 40.B