Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 8 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)

doc 8 trang minhtam 5480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 8 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_lich_su_de_so_8_le_thi.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 8 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)

  1. CÔ LÊ THỊ THU TRANG ĐỀ PEN–I – ĐỀ SỐ 8 (Đề thi có trang) Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. MA TRẬN ĐỀ THI Mức độ nhận thức Vân Chủ đề Nhận Thông Vận dụng Tổng dụng biết hiểu Thấp cao Các nước Á – Phi – Mĩ La tinh từ cuối thế kỷ XIX đến Chiến tranh thế 1 1 giới thứ hai (1939 –1945) Ấn Độ từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945 Các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ Câu 1 XIX đến năm 1945 Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỷ XIX đến năm 1945) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới thứ 1 1 nhất; Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 –1941) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Câu 15 Chiến tranh thế giới thứ nhất Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 –1941) Nhật Bản từ thế kỷ XIX đến năm 1945; Các nước tư bản giữa hai cuộc 1 1 chiến tranh thế giới (1918 –1939) Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước Trật tự Vecxai – Oasinhtơn và cuộc Câu 29 khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 Nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự hình thành chủ nghĩa phát xít Nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chính sách mới của Tổng thống Rudơven Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1 1 1945) Quan hệ quốc tế trước Chiến tranh thế giới thứ hai
  2. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) và tác động của nó đến tình hình Câu 16 thế giới Sự hình thành trật tự thế giới mới sau 1 1 Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) Hội nghị Ianta Câu 2 Liên hợp quốc Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1 1 1991), Liên bang Nga (1991 –2000) Liên Xô (1945 –1991) Câu 3 Liên bang Nga (1991 –2000) Các nước Á, Phi, Mĩ La–tinh (1945 – 1 1 2 2000) Các nước Đông Bắc Á Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Câu 25 Câu 30 Các nước châu Phi và Mĩ Latinh Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000) 1 1 2 Nước Mĩ Câu 31 Tây Âu Câu 4 Nhật Bản Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) 1 1 Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) Câu 17 Cách mạng khoa học – công nghệ và 1 1 xu thể toàn cầu hóa Cách mạng khoa học – công nghệ và xu Câu 5 thể toàn cầu hóa Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 4 1 1 2 8 Âm mưu và quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 1884 Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân Câu 6 dân Việt Nam từ 1858 đến năm 1884 Phong trào Cần Vương và phong trào Câu 7 đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất Câu 26 Câu 32 của thực dân Pháp Phong trào yêu nước và cách mạng ở Câu 18 Câu 33 Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) Việt Nam trong những năm Chiến tranh Câu 8,9 thế giới thứ nhất (1914 –1918) Việt Nam từ năm 1919 – 1930 1 2 1 4 Phong trào DTDC ở Việt Nam (1919 – Câu 10 Câu 19, 1925) 20 Phong trào DTDC ở Việt Nam (1925 – Câu 34 1930) Việt Nam từ năm 1930 – 1945 2 1 2 5 Phong trào cách mạng 1930 – 1935 Câu 35 Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Câu 11, Câu 36 12 Phong trào GPDT và TKN tháng Tám Câu 21 (1939 – 1945). Nước VNDCCH ra đời Việt Nam từ năm 1945– 1954 1 1 1 2 5
  3. Nước VNDCCH từ sau 2 – 9 – 1945 đến Câu 22 Câu 37 trước 19 – 12 – 1946 Những năm đầu của cuộc kháng chiến Câu 13 Câu 38 toàn quốc chống TD Pháp (1946 – 1950) Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp (1951 – 1953) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Câu 27 Pháp kết thúc (1953 – 1954) Việt Nam từ năm 1954 – 1975 1 1 1 2 5 Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh Câu 39 chống ĐQ Mĩ và CQ SG ở miền Nam (1954– 1965) Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu Câu 14 Câu 23 Câu 40 chống ĐQ Mĩ xâm lược. MB vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) Khôi phục và phát triển KT – XH ở Câu 28 miền Bắc. giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) Việt Nam từ năm 1975 – 2000 1 1 Việt Nam sau năm đầu của cuộc kháng Câu 24 chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 Đất nước trên đường đổi mới đi lên xây dựng CNXH (1986 – 2000) Số câu 14 10 4 12 40 II. ĐỀ THI Câu 1. Cơ hội để các nước phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á là A. nạn đói diễn ra triền miên. B. chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng triền miên. C. thực dân Anh đã không để ý đến khu vực Đông Nam Á. D. Thiên chúa giáo du nhập vào các nước Đông Nam Á. Câu 2. Cho các sự kiện 1. Hội Nghị Pốtxđam. 2. Hội nghị Ianta. 3. Bản Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian. A. 1,2,3. B. 2,3,1. C. 2,1,3. D. 3,2,1. Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu thi hành các chính sách A. chống cộng, tiến hành Chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế. B. cô lập chính trị nhưng vẫn hợp tác về kinh tế. C. phong tỏa tài chính trong ngân hàng thế giới. D. chống cộng, xâm lược tất cả các nước trong phe XHCN.
  4. Câu 4. Lý do chính khiến các nước Tây Âu dễ dàng liên kết lại với nhau và trở thành một tổ chức khu vực lớn nhất hành tinh? A. Vì các nước này đều là đồng minh của Mĩ. B. Vì các nước này đều nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Macsan. C. Vì các nước liên kết lại để tránh ảnh hưởng của Mĩ. D. Vì văn hóa, kinh tế và chính trị của các nước này có nhiều nét tương đồng. Câu 5. Trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai, nhờ thành tựu nào mà hàng triệu người trên thế giới không còn bị đói? A. Nhờ cuộc "cách mạng chất xám". B. Nhờ "cách mạng xanh" trong nông nghiệp. C. Nhờ cách mạng trong chăn nuôi. D. Nhờ có nhiều thức ăn công nghiệp Câu 6. Sau khi bị rơi vào tay thực dân Pháp, cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì có nét mới là A. liên kết với văn thân sĩ phu. B. liên kết với nhân dân Campuchia. C. liên kết với binh lính triều đình. D. liên kết với quân Cờ Đen. Câu 7. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế thất bại vì A. chuẩn bị vội vã. B. quân Pháp có sự đề phòng. C. lực lượng của phái chủ chiến còn do dự. D. bị lộ, thực dân Pháp biết trước. Câu 8. Việt Nam Quang phục hội bị tan rã vào năm nào? A. năm 1914. B. năm 1915. C. năm 1916. D. năm 1918. Câu 9. Vua Duy Tân bị thực dân Pháp bắt sau sự kiện nào? A. Cuộc vận động Duy tân thất bại. B. Cuộc khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân bị thất bại. C. Phong trào Đông Du thất bại D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì bị thực dân Pháp đàn áp. Câu 10. Cho các sự kiện: 1. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son. 2. Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa tại Pari. 3. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp. Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian A. 1,2,3. B. 2,3,1. C. 3,2,1. D. 3,1,2. Câu 11. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –1933, thực dân Pháp ở Đông Dương đã A. dừng cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương để giải quyết tình hình trong nước. B. tập trung đầu tư khai thác thuộc địa để bù đắp cho kinh tế chính quốc. C. tập trung vốn chỉ khai thác than đá để cung cấp cho ngành công nghiệp Pháp. D. tạo mọi điều kiện để tư sản thuộc địa phát triển kinh tế. Câu 12. Tình hình kinh tế Việt Nam những năm 1936 –1939 là giai đoạn A. khủng hoảng nặng nề. B. phát triển nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. C. phục hồi và phát triển nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế Pháp. D. phục hồi và phát triển độc lập.
  5. Câu 13. Ngay sau khi đất nước độc lập, Việt Nam giải phóng quân được chấn chỉnh và đổi tên thàn A. Cứu quốc quân. B. Vệ quốc đoàn. C. Trung đội cứu quốc quân. D. Tự vệ. Câu 14. Về lực lượng, so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" thì trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" có thêm lực lượng nào tham gia? A. Quân đội viễn chinh Mĩ. B. Quân đội các nước đồng minh của Mĩ C. Quân đội Sài Gòn. D. Quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 15. Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất A. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản B. là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. là cuộc cải cách đất nước. D. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 16. Sự kiện nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động mạnh, góp phần đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam? A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. B. Phát xít Nhật đánh vào Việt Nam. C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. D. Nhật đầu hàng Đồng Minh. Câu 17. Trước khi chấm dứt Chiến tranh lạnh Liên Xô và Mĩ đã có những hành động gì? A. Hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực. B. Bước đầu đã có những hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật. C. Đã tiến hành giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia. D. Đã có sự chuyển giao về công nghệ sản xuất vũ khí hiện đại. Câu 18. Các cuộc khởi nghĩa của đồng bào thiểu số trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì? A. Thể hiện tinh thần đoàn kết với người Kinh. B. Thể hiện sự bất hợp tác với thực dân Pháp. C. Thể hiện tinh thần yêu nước, chống xâm lăng và gây khó khăn cho Pháp trong quá trình thống trị Việt Nam. D. Ngăn cản sự xâm lược của thực dân Pháp. Câu 19. Báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận của A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Hội Phục Việt. C. Hội Hưng Nam.D. Hội Liên hiệp thuộc địa. Câu 20. Khi đến Quảng Châu – Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã làm gì để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng? A. Hoạt động trong phong trào Cộng sản. B. Viết bài gửi về nước. C. Mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. D. Nghiên cứu tình hình thế giới. Câu 21. Nội dung Hội nghị nào đã chỉ rõ, sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ Nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? A. Hội nghị Trung ương Đảng (11–1939). B. Hội nghị Trung ương Đảng (5–1941). C. Hội nghị Toàn quốc của Đảng (8–1945). D. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3–1945). Câu 22. Sau Cách mạng tháng Tám, lý do chính khiến tài chính nước ta khó khăn là
  6. A. chính quyền cách mạng chưa quản lý được ngân hàng Đông Dương. B. còn tiền nhưng rách không tiêu được. C. chính sách vơ vét của Pháp – Nhật. D. tiền bị mất giá. Câu 23. Cuộc “tìm diệt" đầu tiên khi quân Mĩ đổ bộ vào miền Nam để thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là A. cuộc hành quân vào khô thứ nhất 1965 –1966. B. cuộc hành quân vào mùa khô thứ hai 1966 –1967. C. cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi). D. cuộc hành quân Gianxơn Xiti. Câu 24. Vấn đề quan trọng về chiến lược đã được Đại Hội Đảng lần thứ VII quyết định, đó là A. thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991 –1995. B. thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000. C. đẩy mạnh thêm ba chương trình kinh tế mới. D. đề xuất vấn đề cần có tích lũy nội bộ nền kinh tế. Câu 25. Cho các sự kiện sau: 1. Inđônêxia tuyên bố độc lập. 2. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập. 3. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia ra đời. Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian A. 1,2,3. B. 2,3,1. C. 3,2,1. D. 1,3,2. Câu 26. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp vì sao lại dừng lại vào năm 1914? A. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân ta. B. Vì sự phản đối của nhân dân Pháp. C. Vì thực dân Pháp tham gia Chiến tranh thế giới. D. Vì sự can thiệp của Nga. Câu 27. Nava sang Đông Dương mang theo kế hoạch quân sự với hy vọng "kết thúc chiến tranh trong danh dự" trong vòng A. 18 tháng. B. 24 tháng. C. 12 tháng. D. 20 tháng. Câu 28. Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, ta phải tấn công những căn cứ trọng yếu nào của địch? A. Phước Long, Long An. B. Xuân Lộc và Phan Rang. C. Phan Rang và Phước Long. D. Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng. Câu 29. Vì sao nước Đức lại bất mãn với trật tự Véc xai – Oasintơn? A. Vì với trật tự này, nước Đức bị lệ thuộc Mĩ. B. Vì với trật tự này bất lợi cho Đức trên mọi khía cạnh. C. Vì trật tự này đã khiến nước Đức bị thu hẹp chỉ còn 1/2 lãnh thổ so với trước. D. Vì trật tự này chỉ có lợi cho Mĩ và Pháp. Câu 30. Cờ ASEAN mang biểu tượng gì? Vì sao?
  7. A. Biểu tượng con trâu vàng, vì đây là các quốc gia làm nông nghiệp. B. Biểu tượng bó lúa vàng, vì đây là các quốc gia khi mới hình thành đều lấy nghề nông nghiệp trồng lúa nước là nghề chính C. Biểu tượng vương miện vàng, vì đây là các quốc gia phong kiến. D. Biểu tượng Phật A Di Đà vì đây là các quốc gia gắn với đạo Phật. Câu 31. Vì sao vị thế của kinh tế Mĩ lại suy giảm từ những năm 70 của thế kỷ XX? A. Vì bị Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh . B. Vì chạy đua vũ trang, can thiệp quân sự vào một số khu vực, ảnh hưởng đến kinh tế Mĩ. C. Vì thất bại trong Chiến tranh Việt Nam. D. Vì khủng hoảng chính trị. Câu 32. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam đã xuất hiện thêm thành phần kinh tế nào sau đây? A. Kinh tế phong kiến. B. Kinh tế tập thể. C. kinh tế tư bản chủ nghĩa. D. kinh tế tư bản chủ nghĩa có sự định hướng của nhà nước. Câu 33. Cuộc vận động yêu nước ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX do lực lượng nào tiến hành? A. tiểu tư sản. B. tư sản. C. công nhân. D. sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa. Câu 34. Vì sao Tân Việt Cách mạng Đảng lại có sự thay đổi trong nhận thức vào tháng 9 năm 1929? A. Vì ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh của nhân dân. B. Vì tư tưởng vô sản có ảnh hưởng mạnh mẽ. C. Vì giai cấp tiểu tư sản đã tăng về số lượng. D. Vì thực hiện chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc. Câu 35. Sau phong trào cách mạng 1930 –1931, Quốc tế Cộng sản đã ghi nhận như thế nào đối với Đảng Cộng sản Đông Dương? A. Là một đảng dự bị, hoạt động không chịu ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản. B. Là một phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản. C. Là tổ chức hoạt động mạnh nhất châu Á. D. Là tổ chức Đảng non yếu, dễ bị đàn áp. Câu 36. Vì sao Đảng Cộng sản Đông Dương có chủ trương triệt để lợi dụng hình thức đấu tranh công khai? A. Vì thực dân Pháp đã suy yếu. B. Vì Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban hành nhiều chính sách có lợi cho các nước thuộc địa. C. Vì Đảng Cộng sản Đông Dương đã mạnh. D. Vì Pháp chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới thứ hai, không chú ý đến Đông Dương. Câu 37. Vì sao Hồ Chí Minh lại kí với Pháp Tạm ước 14–9 –1946? A. Vì Pháp hứa sẽ từ bỏ ý định xâm lược Việt Nam. B. Vì thực dân Pháp liên minh với Anh quay trở lại xâm lược nước ta. C. Vì Hiệp định Sơ bộ 6–3–1946 hết hiệu lực.
  8. D. Vì ta cần tranh thủ thời gian hòa bình để chuẩn bị mọi mặt chống Pháp lâu dài. Câu 38. Vì sao ta lại có chủ trương rút lực lượng từ Hà Nội lên Việt Bắc vào đầu năm 1947? A. Vì thực dân Pháp đã chiếm được toàn bộ miền Bắc B. Vì cần bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ kháng chiến chống Pháp lâu dài. C. Vì Hà Nội đã rơi vào tay thực dân Pháp từ đầu năm 1946. D. Vì địa bàn Hà Nội không phù hợp với cách đánh du kích. Câu 39. Vì sao Đảng ta quyết định sử dụng bạo lực cách mạng ở miền Nam từ đầu năm 1959? A. Vì thực dân Pháp rút khỏi miền Nam trong khi chưa thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ nevơ B. Vì sự đàn áp của Mĩ Diệm đối với nhân dân miền Nam. C. Vì đã hết thời kì hòa bình ghi trong điều khoản Hiệp định Giơnevơ. D. Vì Mĩ đã can thiệp vào miền Nam. Câu 40. Vì sao miền Bắc đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phải dừng lại? A. Vì không đủ nhân lực. B. Vì Mĩ leo thang đánh phá miền Bắc lần thứ nhất. C. Vì bị bao vây, cấm vận nên không nhận được sự giúp đỡ của các nước XHCN. D. Vì cơ sở vật chất của miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. III. ĐÁP ÁN BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ PEN–I số 08 1.B 2.C 3.A 4.D 5.B 6. B 7.A 8.C 9.B 10.C 11.B 12.C 13.B 14.B 15.B 16.D 17.B 18.C 19.D 20.C 21.B 22.A 23.C 24.B 25.D 26.C 27.A 28.B 29.B 30.B 31.B 32.C 33.D 34.B 35.B 36.B 37.D 38.B 39.B 40.B