Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 6 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)

doc 8 trang minhtam 4240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 6 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_lich_su_de_so_6_le_thi.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 6 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)

  1. CÔ LÊ THỊ THU TRANG ĐỀ PEN–I – ĐỀ SỐ 6 (Đề thi có trang) Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. MA TRẬN ĐỀ THI Mức độ nhận thức Chủ đề Nhận Thông Vận dụng Vân dụng Tổng biết hiểu Thấp cao Các nước Á – Phi – Mĩ La tinh từ cuối thế kỷ XIX đến Chiến tranh thế giới thứ 1 1 hai (1939 –1945) Ấn Độ từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến năm Câu 1 1945 Các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945 Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỷ XIX đến năm 1945) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới thứ nhất; Công cuộc 1 1 xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 –1941) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Chiến tranh thế giới thứ nhất Câu 15 Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 –1941) Nhật Bản từ thế kỷ XIX đến năm 1945; Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến 1 1 tranh thế giới (1918 –1939) Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Câu 29 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước Trật tự Vecxai – Oasinhtơn và cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 Nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự hình thành chủ nghĩa phát xít Nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chính sách mới của Tổng thống Rudơven Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –1945) 1 1 Quan hệ quốc tế trước Chiến tranh thế giới thứ hai
  2. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –1945) và Câu 16 tác động của nó đến tình hình thế giới Sự hình thành trật tự thế giới mới sau 1 1 Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) Hội nghị Ianta Liên hợp quốc Câu 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1 1 1991), Liên bang Nga (1991 –2000) Liên Xô (1945 –1991) Câu 3 Các nước Á, Phi, Mĩ La–tinh (1945 – 2000) 1 1 2 Các nước Đông Bắc Á Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Câu 25 Các nước châu Phi và Mĩ Latinh Câu 30 Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000) 1 1 2 Nước Mĩ Câu 4 Tây Âu Nhật Bản Câu 31 Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) 1 1 Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) Câu 17 Cách mạng khoa học – công nghệ và xu 1 1 thể toàn cầu hóa Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thể Câu 5 toàn cầu hóa Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 4 1 1 2 8 Âm mưu và quá trình Pháp xâm lược Việt Câu 26 Câu 32 Nam từ 1858 đến 1884 Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Câu 18 Việt Nam từ 1858 đến năm 1884 Phong trào Cần Vương và phong trào đấu Câu 6,7 tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Câu 33 thực dân Pháp Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế Câu 8,9 giới thứ nhất (1914 –1918) Việt Nam từ năm 1919 – 1930 1 2 1 4 Phong trào DTDC ở Việt Nam (1919 – Câu 10 Câu 19, Câu 34 1925) 20 Phong trào DTDC ở Việt Nam (1925 – 1930) Việt Nam từ năm 1930 – 1945 2 1 2 5 Phong trào cách mạng 1930 – 1935 Câu 21
  3. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Câu Câu 35,36 11,12 Phong trào GPDT và TKN tháng Tám (1939 – 1945). Nước VNDCCH ra đời Việt Nam từ năm 1945– 1954 1 1 1 2 5 Nước VNDCCH từ sau 2 – 9 – 1945 đến Câu 37 trước 19 – 12 – 1946 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn Câu 13 Câu 22 Câu 38 quốc chống TD Pháp (1946 – 1950) Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn Câu 27 quốc chống TD Pháp (1951 – 1953) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp kết thúc (1953 – 1954) Việt Nam từ năm 1954 – 1975 1 1 1 2 5 Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống ĐQ Mĩ và CQ SG ở miền Nam (1954– 1965) Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống Câu 23 Câu 28 Câu 39, ĐQ Mĩ xâm lược. MB vừa chiến đấu vừa 40 sản xuất (1965 – 1973) Khôi phục và phát triển KT – XH ở miền Câu 14 Bắc. giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) Việt Nam từ năm 1975 – 2000 1 1 Việt Nam sau năm đầu của cuộc kháng chiến Câu 24 chống Mĩ, cứu nước năm 1975 Đất nước trên đường đổi mới đi lên xây dựng CNXH (1986 – 2000) Số câu 14 10 4 12 40 Câu 1. Cao trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến của nhân dân Trung Quốc lên cao từ sau A. phong trào Nghĩa Hòa đoàn. B. phong trào Ngũ tứ C. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc. D. phong trào Duy tân năm Mậu Tuất 1898. Câu 2. Cơ quan nào sau đây của Liên hợp quốc gồm đại diện tất cả các nước thành viên? A. Hội đồng Bảo an.B. Đại hội đồng. C. Hội đồng Kinh tế và Xã hội.D. Hội đồng Quản thác. Câu 3. Sản lượng công nghiệp của Liên Xô đạt mức trước chiến tranh vào năm nào? A. 1945. B. 1947. C. 1950. D. 1957. Câu 4. Sản lượng nông nghiệp của Mĩ đến năm 1949 gấp hai lần sản lượng của 5 nước lớn nào dưới đây cộng lại ? A. Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản. B. Anh, Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. C. Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và CHLB Đức.
  4. D. Anh, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan và CHLB Đức. Câu 5. Trong giai đoạn hai của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật diễn ra chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới thế hệ thứ mấy? A. Thứ nhất.B. Thứ hai.C. Thứ ba.D. Câu 6. Người có công sáng chế ra vũ khí chống Pháp trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê là A. Phan Đình Phùng.B. Cao Thắng.C. Đốc Tít.D. Cầm Bá Thước. Câu 7. Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc nổi dậy tự vệ của A. binh línhB. nông dân C. công nhânD. văn thân, sĩ phu yêu nước Câu 8. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, nhiệm vụ của Đông Dương là A. cung cấp lính cho Pháp để tham gia Chiến tranh. B. cung cấp máu để cứu chữa thương binh . . C. cung cấp tối đa nhân lực, vật lực và tài lực cho chính quốc. D. cung cấp lương thực cho chiến tranh. Câu 9. Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. nông dân.B. công nhân.C. tư sản.D. tiểu tư sản. Câu 10. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam kết thúc vào năm nào? A. Năm 1920, khi Đảng Cộng sản Pháp ra đời. B. Năm 1923, khi Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô. C. Năm 1925, khi xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. D. Năm 1929, khi thế giới bắt đầu diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế. Câu 11. Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản đã có hành động gì? A. Tích cực phát triển kinh tế.B. Đàn áp phong trào cách mạng ở các thuộc địa. C. Chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.D. Đàn áp những người Do Thái. Câu 12. Trong thời kì 1936 –1939, trong số các đảng phái chính trị ở Việt Nam chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng mạnh nhất vì A. có số lượng đảng viên chiếm đa số trong nhân dân. B. có tổ chức chặt chẽ và có chủ trương rõ ràng. C. công khai hoạt động, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. D. được Chính phủ Pháp công nhận và cho phép hoạt động. Câu 13. Cho các sự kiện: 1. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta. 2. Pháp gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún. 3. Ta và Pháp ký Hiệp định Sơ bộ. 4. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi được xuất bản. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian. A. 1,2, 3,4.B. 2,3,4,1.C. 3,2, 1, 4.D. 4,3,2,1.
  5. Câu 14. Chiến thắng nào của quân dân ta vào đầu năm 1975 cho thấy sức mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn và sự can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ? A. Chiến thắng Vạn Tường.B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Chiến thắng Bình Giã.D. Chiến thắng Phước Long. Câu 15. Vũ khí hiện đại đã được hai bên sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất vào thời điểm nào? A. Ngay từ khi bùng nổ chiến tranh.B. Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915) C. Khi Mĩ tham chiến (1917).D. Khi sắp kết thúc chiến tranh (1918). Câu 16. Trong Hội nghị Muy – ních, đại biểu của Tiệp Khắc được mời đến dự nhằm A. bàn bạc, thỏa thuận vấn đề Xuy – đét B. tiếp nhận và thi hành hiệp định kí giữa Anh, Pháp và Đức, Italia. C. bỏ phiếu quyết định đến số phận của vùng Xuy – đét. D. là một thành viên quan trọng không thể thiếu trong hội nghị . Câu 17. Cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương từ 1945 đến 1954, chính thức có sự can thiệp của Mĩ từ năm A. 1949B. 1950C. 1951D. 1953 Câu 18. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khi Pháp xâm lược Bắc Kì đã có tác dụng gì? A. Nhân dân phấn khởi, Pháp hoang mang lo sợ tìm cách thương lượng. B. Thực dân Pháp phải quay lại không dám tấn công ra Bắc Kì. C. Triều đình quyết tâm cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp. D. Tiêu diệt đội quân thiện chiến nhất của Pháp, làm cho tương quan lực lượng có lợi cho quân triều đình. Câu 19. Tổ chức nào sau đây là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Hội Phục Việt.B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Việt Nam Quốc Dân đảng.D. Hội Hưng Nam. Câu 20. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, ngoại thương có phát triển hơn giai đoạn trước là do A. thực dân Pháp miễn thuế cho hàng ngoại vào Việt Nam. B. giao thông thuận tiện hàng hóa từ nhiều nước vào Việt Nam. C. Pháp dựng lên hàng rào thuế quan, đánh thuế mạnh vào hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Dương chủ yếu là hàng của Pháp. D. Người dân Việt Nam có thói quen thích dùng hàng ngoại nhập. Câu 21. So với các thuộc địa khác của Pháp và các nước trong khu vực, mức độ khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929 –1933 như thế nào? A. khủng hoảng rất nặng nề. B. chỉ khủng hoảng trong lĩnh vực khai thác than. C. chỉ khủng hoảng trong lĩnh vực nông nghiệp. D. ít bị ảnh hưởng do Việt Nam ở xa Pháp. Câu 22. Trước khi Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thì Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã làm gì? A. Ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
  6. B. Viết hàng loạt bài báo, giải thích cụ thể về đường lối kháng chiến. C. Ra chỉ thị "Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp". D. Chỉ đạo nhân dân thực hiện "Tiêu thổ kháng chiến". Câu 23. Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng? A. 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết. B. 10/10/1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội. C. 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô. D. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (16–5–1955). Câu 24. Sự kiện nào đánh dấu nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã hoàn thành ? A. Tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (25–4–1976). B. Kết quả của kì họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI. C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976). Câu 25. Chủ trương của Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập bằng hình thức nào? A. Đấu tranh vũ trang. B. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ tranh. C. Bạo động "sắt và máu" D. "Bất bạo động". Câu 26. Thái độ của triều đình Huế khi nghe tin chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai là A. vui mừng. B. quyết tâm cùng nhân dân kháng Pháp. C. lo sợ, vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết. D. chuẩn bị lực lượng để đối phó với Pháp khi chúng quay lại trả thù. Câu 27. Để bồi dưỡng sức dân, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ đã quyết định phát động quần chúng A. thi đua yêu nước.B. thi đua tăng gia sản xuất. C. triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.D. thực hiện cuộc vận động tiết kiệm. Câu 28. Các "Vành đai diệt Mĩ" ở miền Nam xuất hiện sau sự kiện nào? A. Sau trận Núi Thành. B. Sau trận Vạn Tường. C. Sau các cuộc phản công trong hai mùa khô của quân dân ta ở miền Nam. D. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Câu 29. Quá trình tiến lên chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản so với các nước châu Âu có gì khác? A. chậm hơn so với các nước tư bản châu Âu. B. còn tàn dư phong kiến nhưng tiến lên chủ nghĩa đế quốc nhanh. C. tiến nhanh và gạt bỏ mọi tàn dư của chế độ cũ. D. tiến lên chủ nghĩa đế quốc nhưng không xâm lược thuộc địa. Câu 30. Vì sao các nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ thế kỷ XIX nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn tiếp tục đứng lên đấu tranh? A. Vì bị Mĩ can thiệp, dựng lên các chính quyền thân Mĩ, biến Mĩ Ltinh thành "sân sau" của Mĩ.
  7. B. Vì bị lệ thuộc Mĩ về chính trị. C. Vì bị lệ thuộc Mĩ về kinh tế. D. Vì có ảnh hưởng của cách mạng vô sản. Câu 31. Tại sao gọi là "hiện tượng thần kì" Nhật Bản A. Vì Nhật Bản có phép màu trong phát triển kinh tế. B. Vì từ một nước ảnh hưởng nặng nề của Chiến tranh, sau hơn 2 thập kỷ Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ hai trong thế giới TBCN (sau Mĩ). C. Vì Nhật Bản nhận được sự giúp đỡ của Mĩ D. Vì Nhật Bản nhận được sự giúp đỡ của nhiều quốc gia trên thế giới. Câu 32. Thực dân Pháp đã sử dụng thủ đoạn gì khi tiến hành xâm lược Việt Nam? A. Thủ đoạn hù dọa. B. dùng vũ khí hiện đại áp đảo và lợi dụng sự nhu nhược của nhà Nguyễn ép ký các Hiệp ước bất bình đẳng. C. Liên minh với Tây Ban Nha tạo ra sức mạnh lớn. D. Mua chuộc quan lại nhà Nguyễn. Câu 33. Cuộc hai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã dẫn đến sự chuyển biến gì trong xã hội Việt Nam? A. Xã hội có sự du nhập quan hệ sản xuất mới. B. Xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất hiện các giai tầng mới. C. Xã hội Việt Nam không có chuyển biến nào đáng kể. D. Giai cấp tư sản chiếm đa số trong xã hội. Câu 34. Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 là A. xác định mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới B. nhận thức được vai trò của nông dân. C. nhận thức được vai trò của cách mạng thuộc địa. D. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Câu 35. So với phong trào cách mạng 1930 –1931, phong trào dân chủ 1936 –1939 đã có thêm các lực lượng nào tham gia cách mạng? A. công nhân B. nông dân C. ngoài liên minh công –nông còn có các lực lượng yêu nước có tư tưởng chống phát xít. D. ngoài công – nông còn có địa chủ vừa và nhỏ. Câu 36. Qua phong trào dân chủ 1936 –1939, quần chúng đã được giác ngộ về A. tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái. B. chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng của Đảng. C. tính chất của một xã hội thuộc địa D. bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Câu 37. Tại sao sau Cách mạng tháng Tám Hồ Chí Minh không đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà lại là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
  8. A. Do chủ nghĩa xã hội mới hình thành. B. Do tình hình thế giới và trong nước cần phải đặt tên nước như vậy mới phù hợp. C. Do nước ta vừa đứng về phe dân chủ chống phát xít D. Do các thế lực đế quốc đang chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa xã hội. Câu 38. Sau Cách mạng tháng Tám, mưu đồ xâm lược toàn bộ nước ta của thực dân Pháp đã thể hiện trắng trợn qua sự kiện A. tiến quân ra Bắc B. kí với Trung Hoa dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp. C. gửi tối hậu thư cho chính phủ ta ngày 18–12–1946. D. không thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ 6–3–1946. Câu 39. Thắng lợi nào của quân dân ta buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa chiến tranh xâm lược trở lại" A. Thắng lợi ở mùa khô thứ nhất. B. Thắng lợi ở mùa khô thứ hai. C. Thắng lợi tại cuộc tiến công chiến lược 1972. D. Thắng lợi trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Câu 40. Mĩ tuyên bố "Phi Mĩ hóa chiến tranh" sau sự kiện nào? A. Bị thất bại ở miền Bắc khi tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ nhất B. Bị thất bại ở cả hai miền vào cuối năm 1968. C. Bị thất bại ở trận Vạn Tường. D. Bị thất bại trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. III. ĐÁP ÁN BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ PEN–I số 06 1.B 2.B 3.B 4.A 5.C 6. B 7.B 8.C 9.B 10.D 11.C 12.B 13.C 14.D 15.B 16.B 17.A 18.A 19.B 20.C 21.A 22.A 23.D 24.B 25.D 26.C 27.C 28.B 29.B 30.A 31.B 32.B 33.B 34.D 35.C 36.B 37.B 38.C 39.C 40.B