Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 3 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)

doc 8 trang minhtam 02/11/2022 5040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 3 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_lich_su_de_so_3_le_thi.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 3 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)

  1. CÔ LÊ THỊ THU TRANG ĐỀ PEN–I – ĐỀ SỐ 3 (Đề thi có trang) Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. MA TRẬN ĐỀ THI Mức độ nhận thức Chủ đề Thông Vận dụng Vân Tổng Nhận biết Thấp hiểu dụng cao Các nước Á – Phi – Mĩ La tinh từ cuối thế kỷ XIX đến Chiến tranh thế 1 1 giới thứ hai (1939 –1945) Ấn Độ từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945 Các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ Câu 1 XIX đến năm 1945 Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỷ XIX đến năm 1945) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới thứ nhất; Công 1 1 cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 –1941) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Chiến tranh thế giới thứ nhất Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Câu 15 Liên Xô (1921 –1941) Nhật Bản từ thế kỷ XIX đến năm 1945; Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến 1 1 tranh thế giới (1918 –1939) Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước Trật tự Vecxai – Oasinhtơn và cuộc Câu 29 khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 Nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự hình thành chủ nghĩa phát xít
  2. Nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chính sách mới của Tổng thống Rudơven Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1 1 1945) Quan hệ quốc tế trước Chiến tranh thế giới thứ hai Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –1945) Câu 16 và tác động của nó đến tình hình thế giới Sự hình thành trật tự thế giới mới sau 1 1 Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) Hội nghị Ianta Câu 2 Liên hợp quốc Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1 1 1991), Liên bang Nga (1991 –2000) Liên Xô (1945 –1991) Câu 3 Liên bang Nga (1991 –2000) Các nước Á, Phi, Mĩ La–tinh (1945 – 1 1 2 2000) Các nước Đông Bắc Á Câu 25 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Các nước châu Phi và Mĩ Latinh Câu 30 Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000) 1 1 2 Nước Mĩ Câu 31 Tây Âu Câu 4 Nhật Bản Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) 1 1 Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) Câu 17 Cách mạng khoa học – công nghệ và xu 1 1 thể toàn cầu hóa Cách mạng khoa học – công nghệ và xu Câu 5 thể toàn cầu hóa
  3. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 4 1 1 2 8 Âm mưu và quá trình Pháp xâm lược Việt Câu 6, 7 Nam từ 1858 đến 1884 Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân Cau 8, 9 dân Việt Nam từ 1858 đến năm 1884 Phong trào Cần Vương và phong trào đấu Câu 26 tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Câu 18 Câu 32 thực dân Pháp Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Câu 33 Nam từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 –1918) Việt Nam từ năm 1919 – 1930 1 2 1 4 Phong trào DTDC ở Việt Nam (1919 – Câu 10 Câu 19 Câu 34 1925) Câu 20 Phong trào DTDC ở Việt Nam (1925 – 1930) Việt Nam từ năm 1930 – 1945 2 1 2 5 Phong trào cách mạng 1930 – 1935 Câu 35 Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Câu 11 Câu 21 Phong trào GPDT và TKN tháng Tám Câu 12 Câu 36 (1939 – 1945). Nước VNDCCH ra đời Việt Nam từ năm 1945– 1954 1 1 1 2 5 Nước VNDCCH từ sau 2 – 9 – 1945 đến Câu 37 trước 19 – 12 – 1946 Những năm đầu của cuộc kháng chiến Câu 13 toàn quốc chống TD Pháp (1946 – 1950) Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp (1951 – 1953) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Câu 22 Câu 27 Câu 38 Pháp kết thúc (1953 – 1954) Việt Nam từ năm 1954 – 1975 1 1 1 2 5 Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh Câu 14 Câu 23 Câu 39 chống ĐQ Mĩ và CQ SG ở miền Nam (1954– 1965) Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu Câu 28 chống ĐQ Mĩ xâm lược. MB vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) Khôi phục và phát triển KT – XH ở miền Câu 40 Bắc. giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)
  4. Việt Nam từ năm 1975 – 2000 1 1 Việt Nam sau năm đầu của cuộc kháng Câu 24 chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 Đất nước trên đường đổi mới đi lên xây dựng CNXH (1986 – 2000) Số câu 14 10 4 12 4 0 Câu 1. Tại Đông Nam Á, cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa giữa các đế quốc xảy ra ở quốc gia nào vào cuối thế kỷ XIX? A. Lào. B. Xiêm. C. Phi líp pin. D. Mã Lai. Câu 2: Năm 1949 Mĩ đã thành lập khối quân sự nào sau đây? A. NATO B. CENTO. C. SEATO. D. ANZUS. Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu Liên Xô là nước mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. Năm 1949, chế tạo thành công vũ khí hạt nhân. B. Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất. C. Năm 1961, tàu Phương Đông bay vòng quanh quỹ đạo Trái Đất. D. Liên Xô và Mĩ đã cùng ký các Hiệp ước năm 1972. Câu 4: Giai đoạn 1950 –1973, chủ nghĩa thực dân cũ của các đế quốc nào đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới ? A. Mĩ và Tây Ban Nha. B. Anh, Pháp và Hà Lan. C. Anh, Pháp và Bồ Đào Nha. D. Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Câu 5: Vào những năm 40 của thế kỷ XX, loài người đã trải qua cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ mấy? A. Lần thứ nhất. B. Lần thứ hai. C. Lần thứ ba. D. Lần thứ tư. Câu 6: Trước khi xâm lược Việt Nam, Pháp đã tiến hành dò la tình hình thông qua việc A. mua chuộc quan lại nhà Nguyễn. B. truyền bá đạo Thiên Chúa. C. hợp tác buôn bán. D. đầu tư vốn khai thác than. Câu 7: Hiệp ước nào đã thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp? A. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. B. Hiệp ước Giáp Tuất 1874. C. Hiệp ước Hác măng 1883. D. Hiệp ước Patonốt 1884. Câu 8: Cuộc tấn công vào đồn Chợ Rẫy năm 1860 là do A. quân đội triều đình tiến hành. B. nhân dân Nam Kì dưới sự chỉ huy của quan quân triều Nguyễn thực hiện. C. hàng nghìn quân nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy. D. Nguyễn Trung Trực lãnh đạo Câu 9 : Câu nói :"Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" là của A. Trương Định. B. Trần Bình Trọng. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân.
  5. Câu 10: Câu 6: Việt Nam Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp nào? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tư sản dân tộc. D. Tiểu tư sản. Câu 11: Phong trào cách mạng 1930 –1931 lên đến cao trào trong khoảng thời gian nào? A. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930. B. Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1930. C. Tháng 9 và tháng 10 năm 1930. D. Cuối năm 1931. Câu 12: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936 đã chủ trương thành lập mặt trận nào sau đây? A. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Việt Minh. Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta lần thứ hai? A. Nổ súng bắn vào nhân dân Sài Gòn – Chợ lớn trong ngày 2–9–1945. B. Đánh úp trụ sở Nam Bộ (đêm 22 rạng ngày 23–9–1945). C. Gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta tại Hà Nội (18–12–1946). D. Đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền. Câu 14: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam? A. Ấp Bắc (Mĩ Tho). B. Bình Giã (Bà Rịa). C. Vạn Tường (Quảng Ngãi). D. Núi Thành (Quảng Nam). THÔNG HIỂU Câu 15: Trong thời kỳ Liên Xô thực hiện chính sách kinh tế mới đã cho phép tư nhân được A. thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp lớn. B. thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của nhà nước. C. thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp vừa và lớn. D. thuê hoặc tự do xây dựng các loại hình xí nghiệp. Câu 16: Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới sau sự kiện nào? A. Phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc. B. Phát xít Nhật xâm lược Đông Nam Á. C. Phát xít Nhật tấn công Trân Châu cảng, Mĩ tuyên chiến. D. Mĩ ký vào Tuyên ngôn Liên hợp quốc. Câu 17: Lý do chính khiến cả Liên Xô và Mĩ đi đến tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là gì? A. Cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ. B. Xuất hiện chủ nghĩa khủng bố cần phải hợp tác để giải quyết. C. Vị thế của cả hai nước bị suy giảm trên trường quốc tế do cuộc chạy đua vũ trang. D. Cần hợp tác trong chương trình chinh phục vũ trụ. Câu 18: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã dẫn đến sự chuyển biến gì trong xã hội Việt Nam? A. Có thêm nhiều công trình kiến trúc mới. B. Xuất hiện thêm giai cấp công nhân.
  6. C. Xuất hiện thêm giai cấp công nhân và hai tầng lớp tư sản, tiểu tư sản. D. đời sống nhân dân không có sự chuyển biến. Câu 19: Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. B. mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản. C. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai. D. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp . Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác? A. Thành lập Công hội tại Sài Gòn (1920). B. Công nhân Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương (1922). C. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8–1925). D. Cuộc đấu tranh của công nhân mỏ than Mạo Khê. Câu 21: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng trong thời kì 1936 –1939 là? A. chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc. B. chống đế quốc, chống phong kiến. C. chống phát xít và bọn phản động thuộc địa. D. chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và bọn phản động thuộc địa. Câu 22: Nhằm phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc trên bán đảo Đông Dương, Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II đã có quyết định gì? A. Thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. B. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng Mác – Lênin riêng, có cương lĩnh riêng. C. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nước Đông Dương. D. Quyết định xuất bản báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận chung của những người Cộng sản Đông Dương. Câu 23: Thắng lợi nào của nhân dân ta đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Phong trào "Đồng khởi" (1960). B. Chiến thắng Ấp Bắc (1963). C. Chiến thắng Bình Giã (1964). D. Chiến thắng An Lão (1965). Câu 24: Điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội là gì? A. Có tiềm lực kinh tế mạnh. B. Có tiềm lực quốc phòng mạnh. C. Dân tộc phải được độc lập. D. Đất nước phải độc lập và thống nhất. VẬN DỤNG THẤP Câu 25: Tại sao gọi cuộc nội chiến ở Trung Quốc 1946 –1949 có tính chất dân tộc? A. Vì đã xóa bỏ sự can thiệp từ bên ngoài định biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới. B. Vì nó đã kết thúc cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Trung Quốc. C. Vì nó đã xóa bỏ mọi tàn dư phong kiến. D. Vì nó đã đánh bại đế quốc xâm lược từ bên ngoài. Câu 26: Tư tưởng đầu hàng chi phối các quan lại cao cấp trong triều đình Huế từ sau sự kiện nào? A. Sau khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay Pháp. B. Sau khi mất 6 tỉnh Nam Kì. C. Sau khi Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An. D. Sau khi Pháp tấn công ra Bắc Kì.
  7. Câu 27: Một trong những chủ trương sáng tạo lần đầu tiên được đề ra trong Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5–1941) là gì? A. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. C. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. D. Giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công. Câu 28: Chiến thắng nào ở miền Nam đã chứng minh khả năng nhân dân miền Nam thắng Mĩ trong Chiến tranh đặc biệt? A. Chiến thắng Ấp Bắc. B. Chiến thắng Bình Giã. C. Chiến thắng An Lão. D. Chiến thắng Đồng Xoài. VẬN DỤNG CAO Câu 29: Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên nhằm duy trì trật tự thế giới mới là? A. Liên Hiệp quốc. B. Hội Quốc liên. C. Liên minh châu Âu (EU). D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Câu 30: Tại sao nói Mĩ Latinh là "Lục địa bùng cháy" sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Vì có Mĩ Latinh có nhiều núi lửa hoạt động. B. Vì phong trào biểu tình của nông dân phát triển mạnh. C. Vì các quốc gia ở Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh vũ trang mạnh. D. Vì điển hình có cuộc cách mạng ở Cuba. Câu 31: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, học thuyết "Cam kết và mở rộng" được tiến hành trong bối cảnh nào? A. Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất thế giới. B. Trật tự hai cực Ianta hình thành. C. Trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ. D. Đảng Cộng hòa lên nắm chính quyền. Câu 32: Động cơ nào khiến thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam? A. Cạnh tranh với thực dân Anh. B. Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu về thị trường tăng. C. Pháp bị thất bại trong cuộc chiến tranh với Phổ. D. Pháp đã hoàn thành xâm lược ở các khu vực khác. Câu 33: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có những nét mới là do A. Ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc. B. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng 1905 –1907 ở Nga. C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài tràn vào Việt Nam. D. Ảnh hưởng của cải cách ở Xiêm. Câu 34 : Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 –1925 mang tính chất gì? A. Cách mạng quốc gia. B. Cải lương. C. Không triệt để. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
  8. Câu 35: Tại sao gọi là chính quyền Xô Viết? A. Vì dập khuôn theo mô hình của Liên Xô. B. Vì đây là chính quyền của giai cấp nông dân. C. Vì đây là chính quyền của giai cấp công nhân. D. Vì đây là chính quyền của hai giai cấp công – nông. Câu 36: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. D. Cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Câu 37: Vì sao năm 1946, Hồ Chí Minh lại không thành lập chính phủ của Việt Minh mà lại thành lập Chính phủ Liên hiệp? A. Vì Việt Minh chưa đủ mạnh để lãnh đạo nhân dân. B. Vì cần tập hợp sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc. C. Vì Chiến tranh thế giới đã kết thúc, để tên gọi Việt Minh không còn phù hợp D. Vì quan lại triều đình nhà Nguyễn còn lại đông. Câu 38: Đảng chủ trương kháng chiến trường kì vì A. để vừa đánh vừa đàm. B. để có thời gian ta chuẩn bị mọi mặt. C. để tiêu hao sinh lực địch và có thời gian để lực lượng bên ngoài vào giúp ta. D. để có thời gian tìm hiểu âm mưu của thực dân Pháp. Câu 39: Trọng tâm mà kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Đảng đề ra cho miền Bắc là gì? A. Ưu tiên phát triển nông nghiệp lấy lương thực phục vụ chiến tranh. B. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sản xuất máy móc. C. Hoàn thành cải cách ruộng đất. D. Hoàn thành việc phát triển kinh tế, văn hóa. Câu 40: Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân từ khi nào? A. Cách mạng tháng Tám thành công. B. Miền Bắc được giải phóng. C. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng. D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. III. ĐÁP ÁN BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ PEN–I số 03 1.C 2.A 3.C 4.B 5.B 6.B 7.B 8.C 9.C 10.C 11.C 12.A 13.B 14.C 15.B 16.C 17.C 18.C 19.C 20.C 21.B 22.B 23.A 24.D 25.A 26.B 27.A 28.A 29.B 30.C 31.C 32.B 33.C 34.B 35.D 36.B 37.B 38.B 39.B 40.C