Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 2 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)

doc 9 trang minhtam 5720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 2 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_lich_su_de_so_2_le_thi.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Lịch sử - Đề số 2 - Lê Thị Thu Trang (Có đáp án)

  1. CÔ LÊ THỊ THU TRANG ĐỀ PEN–I – ĐỀ SỐ 2 (Đề thi có trang) Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. MA TRẬN ĐỀ THI Mức độ nhận thức Vân Chủ đề Thông Vận dụng Tổng Nhận biết dụng hiểu Thấp cao Các nước Á – Phi – Mĩ La tinh từ cuối thế kỷ XIX đến Chiến tranh thế 1 1 giới thứ hai (1939 –1945) Ấn Độ từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến năm Câu 1 1945 Các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945 Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỷ XIX đến năm 1945) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới thứ nhất; Công 1 1 cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 –1941) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Chiến tranh thế giới thứ nhất Câu 15 Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 –1941) Nhật Bản từ thế kỷ XIX đến năm 1945; Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến 1 1 tranh thế giới (1918 –1939) Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
  2. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và quá trình quân phiệt hóa bộ máy Câu 29 nhà nước Trật tự Vecxai – Oasinhtơn và cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 Nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự hình thành chủ nghĩa phát xít Nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chính sách mới của Tổng thống Rudơven Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1 1 1945) Quan hệ quốc tế trước Chiến tranh thế giới thứ hai Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –1945) Câu 16 và tác động của nó đến tình hình thế giới Sự hình thành trật tự thế giới mới sau 1 1 Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) Hội nghị Ianta Câu 2 Liên hợp quốc Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1 1 1991), Liên bang Nga (1991 –2000) Liên Xô (1945 –1991) Câu 25 Liên bang Nga (1991 –2000) Các nước Á, Phi, Mĩ La–tinh (1945 – 1 1 2 2000) Các nước Đông Bắc Á Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Câu 3 Các nước châu Phi và Mĩ Latinh Câu 30 Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000) 1 1 2 Nước Mĩ Câu 4
  3. Tây Âu Câu 31 Nhật Bản Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) 1 1 Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) Câu 17 Cách mạng khoa học – công nghệ và xu 1 1 thể toàn cầu hóa Cách mạng khoa học – công nghệ và xu Câu 5 thể toàn cầu hóa Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 4 1 1 2 8 Âm mưu và quá trình Pháp xâm lược Việt Câu 26 Nam từ 1858 đến 1884 Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân Câu 18 dân Việt Nam từ 1858 đến năm 1884 Phong trào Cần Vương và phong trào đấu Câu 6 Câu 32 tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Câu 7 thực dân Pháp Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Câu 8 Nam từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) Việt Nam trong những năm Chiến tranh Câu 9 Câu 33 thế giới thứ nhất (1914 –1918) Việt Nam từ năm 1919 – 1930 1 2 1 4 Phong trào DTDC ở Việt Nam (1919 – Câu 10 Câu 19 1925) Phong trào DTDC ở Việt Nam (1925 – Câu 20 Câu 34 1930) Việt Nam từ năm 1930 – 1945 2 1 2 5 Phong trào cách mạng 1930 – 1935 Câu 21 Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Câu 11 Câu 35 Phong trào GPDT và TKN tháng Tám Câu 12 Câu 36 (1939 – 1945). Nước VNDCCH ra đời
  4. Việt Nam từ năm 1945– 1954 1 1 1 2 5 Nước VNDCCH từ sau 2 – 9 – 1945 đến trước 19 – 12 – 1946 Những năm đầu của cuộc kháng chiến Câu 13 toàn quốc chống TD Pháp (1946 – 1950) Bước phát triển của cuộc kháng chiến Câu 22 Câu 37 toàn quốc chống TD Pháp (1951 – 1953) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Câu 27 Câu 38 Pháp kết thúc (1953 – 1954) Việt Nam từ năm 1954 – 1975 1 1 1 2 5 Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh Câu 14 chống ĐQ Mĩ và CQ SG ở miền Nam (1954– 1965) Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu Câu 23 Câu 28 Câu 39 chống ĐQ Mĩ xâm lược. MB vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) Khôi phục và phát triển KT – XH ở miền Câu 40 Bắc. giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) Việt Nam từ năm 1975 – 2000 1 1 Việt Nam sau năm đầu của cuộc kháng Câu 24 chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 Đất nước trên đường đổi mới đi lên xây dựng CNXH (1986 – 2000) Số câu 14 10 4 12 40 II. ĐỀ THI PHẦN NHẬN BIẾT Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu chế độ phong kiến Trung Quốc kết thúc? A. Hiệp ước Nam Kinh ký với Anh. B. Điều ước Tân Sửu ký với các nước đế quốc. C. Cách mạng Tân Hợi. D. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi. Câu 2. Hội nghị Ianta họp vào thời điểm nào? A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc. B. Các nước Anh – Mĩ chưa mở Mặt trận thứ hai.
  5. C. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. D. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Câu 3. Quốc gia nào ở Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vẫn giữ được độc lập? A. Singapo. B. Thái Lan.C. Inđônêxia. D. Philippin. Câu 4. Trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Nhật Bản. B. Anh. C. Pháp. D. Mĩ Câu 5. Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỷ XX là A.Xuất hiện người máy (rôbốt) B. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. Mọi phát minh bắt nguồn từ lao động thực tiễn. D. Mối quan hệ giữa con người với con người thân thiện hơn. Câu 6. Phong trào Cần Vương xuất hiện khi nào? A. Khi Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. Khi thực dân Pháp bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất C. Khi Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. D. Khi vua Hàm Nghi bị bắt. Câu 7. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tiến hành từ khi nào? A. Sau khi đàn áp xong phong trào Cần Vương. B. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Khi Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. Câu 8. Trào lưu dân tộc dân chủ xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào? A. Cuối thế kỷ XIX. B. Đầu thế kỷ XX. C. Sau Cách mạng tháng Mười Nga. D. Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 9. Trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam có chuyển biến gì? A. Giảm về số lượng. B. Tăng cả về số lượng và tiềm lực kinh tế. C. Tăng nhanh về số lượng, thành lập được tổ chức đảng. D. Suy yếu do chính sách chèn ép của Pháp. Câu 10. Lực lượng tiên phong trong phong trào cách mạng 1919 –1925 là A. tư sản.B. tiểu tư sản trí thức.C. công nhân.D. nông dân. Câu 11. Mục tiêu đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 –1939 là? A. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.B. Tự do, hòa bình. C. Dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.D. Độc lập dân tộc. Câu 12. Sự kiện nào đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho cuộc cách mạng Tháng Tám ở nước ta giành thắng lợi? A. Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Trung Quốc. B. Phát xít Đức bị tiêu diệt. C. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
  6. Câu 13. Cuộc kháng chiến ở các đô thị bắc vĩ tuyến 16 đã có tác dụng gì? A. Giam chân địch trong các thành phố, tạo điều kiện để bên ngoài chuẩn bị kháng chiến lâu dài. B. Tiêu hao sinh lực địch C. Bao vây, chia cắt địch D. Đánh vào cơ quan đầu não của địch. Câu 14. Phong trào cách mạng bắt đầu bùng nổ ở Bến Tre sau đó lan rộng ra khắp Nam Bộ, đó là A. phong trào chống bắt lính B. phong trào "Đồng Khởi" C. Phong trào đấu tranh chống chính sách "tố cộng, diệt cộng). D. Phong trào chống bắt phu. Câu 15. Giai đoạn hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất đã diễn ra sự kiện gì quan trọng tác động đến tình hình thế giới? A. Mĩ tham gia chiến tranh.B. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công. C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công D. Nước Nga rút khỏi chiến tranh. Câu 16. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi sau sự kiện nào? A. Sự kiện Trân Châu Cảng. B. Liên Xô tham gia chiến tranh. C. Mĩ tuyên chiến với Nhật. D. Anh, Mĩ mở mặt trận thứ hai. PHẦN THÔNG HIỂU Câu 17. Sau Chiến tranh lạnh, xu thế chung trong quan hệ quốc tế là A. giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. B. tiếp tục gây căng thẳng ở nhiều khu vực. C. tăng cường chạy đua vũ trang. D. hòa bình, hợp tác trên cơ cở cùng có lợi. Câu 18. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Mặt trận Đà Nẵng có tác dụng gì? A. Đánh bại âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp. B. Giam chân Pháp tại Đà Nẵng. C. Cổ vũ nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống Pháp. D. Để lại nhiều kinh nghiệm quý. Câu 19. Tại Hà Nội, phong trào đấu tranh tiêu biểu trong giai đoạn 1919 –1925 là A. đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu của học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. B. công nhân và viên chức đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương. C. đám tang cụ Phan Châu Trinh. D. thành lập Hội Phục Việt. Câu 20. Thành phần tham gia trong tổ chức Hội Phục Việt là A. công nhânB. nông dân. C. trí thức. D. phú nông và địa chủ nhỏ. Câu 21. Ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh bắt nguồn từ sự kiện nào? A. Cuộc biểu tình của công nhân Vinh – Bến Thủy. B. Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên. C. Cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1–5.
  7. D. Cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình. Câu 22. Từ 1951 –1953, cục diện trên chiến trường chính Bắc Bộ, ta giữ thế A. bị động, cầm cự. B. chủ động. C. phòng ngự. D. tổng tiến công. Câu 23. Miền Bắc tiến hành Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất vào thời điểm nào? A. Ngay sau khi giải phóng miền Bắc. B. Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế C. Sau khi hoàn thành kế hoạch bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa. D. Sau khi Mĩ ném bom đánh phá miền Bắc lần thứ nhất. Câu 24. Nước ta có tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ khi nào? A. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. B. Sau khi ta giành độc lập năm 1945. C. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. D. Sau sự kiện hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. PHẦN VẬN DỤNG Câu 25. Vì sao nói đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đạt được thế cân bằng về quân sự so với Mĩ? A. Vì Mĩ hạn chế vũ khí nguyên tử. B. Vì Liên Xô tập trung toàn lực vào chạy đua vũ trang với Mĩ C. Vì Liên Xô sản xuất được bom nguyên tử. D. Vì Mĩ phải chấp nhận ký với Liên Xô các Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược. Câu 26. Để xâm lược được nước ta, thực dân Pháp đã dùng thủ đoạn gì? A. Dùng vũ khí hiện đại. B. Kết hợp tấn công bằng vũ khí hiện đại và ép triều đình Nhà Nguyễn ký các hiệp ước bất bình đẳng. C. Dùng tín đồ Thiên chúa giáo làm tay sai. D. Mua chuộc quan lại triều đình. Câu 27. Mĩ viện trợ cho Pháp trong Chiến tranh xâm lược Đông Dương nhằm âm mưu gì? A. Phân chia thành quả thắng lợi B. Kéo dài, quốc tế hóa cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. C. Mượn tay Pháp xâm lược Đông Dương D. Buộc Pháp phải ràng buộc vào Mĩ về kinh tế. Câu 28. Sự kiện nào buộc Mĩ phải tuyên bố "Phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược ? A. Chiến thắng của nhân dân hai miền Nam – Bắc vào cuối năm 1968 B. Âm mưu phá hoại miền Bắc của Mĩ bị đánh bại. C. Mị bị bất ngờ tấn công vào Xuân 1968. D. Khi Giônxơn lên làm Tổng thống Mĩ. Câu 29. Vì sao quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của Nhật Bản lại kéo dài? A. Vì các cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới. B. Vì sự bất đồng trong nội bộ về cách thức tiến hành chiến tranh. C. Vì ở Nhật Bản còn tàn dư phong kiến. D. Vì lý do tôn giáo.
  8. Câu 30. Tại sao nói Mĩ Latinh là "lục địa bùng cháy"? A. Vì phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh. B. Vì nổ ra cuộc cách mạng ở Cuba. C. Vì hàng loạt các cuộc đấu tranh vũ trang bùng nổ ở các nước Mĩ Latinh. D. Vì cả khu vực Mĩ Latinh cùng đứng lên đấu tranh trong cùng một năm. Câu 31. Tại sao một số nước Tây Âu có chính sách đối ngoại tương đối độc lập với Mĩ? A. Vì kinh tế đã phát triển, không muốn lệ thuộc vào Mĩ. B. Vì sợ ảnh hưởng đến hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế. C. Vì không muốn lệ thuộc Mĩ về đối ngoại. D. Vì bất đồng với Mĩ trong một số chính sách đối ngoại. Câu 32. Điểm khác nhau căn bản giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế là A. mục đích đấu tranh.B. lực lượng tham gia. C. hình thức đấu tranh D. Tính chất ban đầu. Câu 33. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên năm 1917 đã để lại bài học gì? A. Bài học về thời cơ. B. Bài học về tinh thần yêu nước C. Bài học về tinh thần đoàn kết và vận động mọi lực lượng yêu nước tham gia cách mạng. D. Bài học về phương pháp cách mạng. Câu 34. Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại quyết định triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam? A. Vì đây là nhiệm vụ mà Quốc tế Cộng sản giao cho Nguyễn Ái Quốc. B. Vì nhận thấy cách mạng Việt Nam có nguy cơ chia rẽ lớn. C. Vì trong nước xuất hiện Việt Nam Quốc dân đảng. D. Vì các tổ chức đảng ở mỗi miền có nguy cơ bị thực dân Pháp đàn áp. Câu 35. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng 1936 –1939 là A. đấu tranh vũ trang. B. đấu tranh chính trị. C. khởi nghĩa giành chính quyền. D. kết hợp đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị. Câu 36. Vì sao nội dung của Bản tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ được Hồ Chí Minh nhắc đến trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam? A. Vì đó là những tư tưởng tiến bộ mà nhân loại hướng đến. B. Vì muốn nhắc nhở các nước lớn. C. Vì đây là những nội dung hay. D. Vì Việt Nam nằm trong phe Đồng minh cùng với Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. PHẦN VẬN DỤNG CAO Câu 37. Liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương được thành lập sau sự kiện nào? A. Sau sự kiện thành lập Mặt trận Liên Việt. B. Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời. C. Sau Chiến thắng ở Thượng Lào D. Sau Chiến thắng ở Xênô.
  9. Câu 38. Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở quốc gia nào ở châu Phi? A. Nam Phi B. Ai CậpC. Angiêri. D. Marốc. Câu 39. Quan điểm của Đảng như thế nào sau khi ta đã ký với Mĩ Bản Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam? A. Hòa bình, hòa hợp dân tộc. B. Đấu tranh vũ tranh C. Chú trọng về đấu tranh chính trị. D. Vẫn tiếp tục cách mạng bạo lực, kết hợp cả ba mặt trận: chính trị – quân sự – ngoại giao. Câu 40. Phương châm tác chiến trong Chiến dịch Hồ Chí Minh là A. đánh chắc, tiến chắc. B. đánh du kích. C. vừa đấu tranh vũ trang vừa vận động ngoại giao D. "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ và quyết thắng". III. ĐÁP ÁN BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ PEN–I số 02 1.C 2.D 3.B 4.D 5.B 6.C 7.A 8.B 9.B 10.B 11.C 12.D 13.A 14.B 15.C 16.B 17.D 18.A 19.A 20.C 21.B 22.B 23.C 24.D 25.D 26.B 27.B 28.A 29.B 30.C 31.D 32.D 33.C 34.B 35.B 36.A 37.A 38.C 39.D 40.D