Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 lần 2 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có lời giải)

doc 13 trang minhtam 02/11/2022 2840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 lần 2 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_lan_2_mon_lich_su_12_truon.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 lần 2 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Đoàn Thượng (Có lời giải)

  1. SỞ GĐ & ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG Môn thi: LỊCH SỬ ĐỀ THI LẦN 2 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Đóng góp đầu tiên, đồng thời cũng là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX là A. chuẩn bị tích cực về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đào tạo cán bộ cách mạng (1921-1929). B. gửi bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân (1919). C. hợp nhất ba tổ chức cộng sản (tháng 2/1930). D. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đi theo khuynh hướng vô sản (tháng 7/1920). Câu 2: Sự kiện quan trọng mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng Đông Dương đầu thế kỉ XX là A. phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. B. chủ nghĩa Mác- Lê-nin được truyền bá. C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. D. liên minh công-nông hình thành. Câu 3: Mâu thuẫn chủ yếu, hàng đầu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân pháp và phản động tay sai. B. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân pháp. C. giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. D. giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ phong kiến. Câu 4: Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) là? A. Kết thúc chiến tranh bằng hòa bình. B. "Tiên phát chế nhân". C. Phối hợp hiệu quả với các dân tộc ít người. D. "Vườn không nhà trống". Câu 5: Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là gì? A. Góp phần quan trọng. B. Hỗ trợ lớn cho Anh và Mĩ. C. Trụ cột, đóng vai trò quyết định. D. Vai trò trực tiếp. Câu 6: Trong xu thế hoà bình ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ thuận lợi gì? A. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hoá. B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật. D. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Câu 7: Nội dung nào không phải đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới. Trang 1
  2. B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. Mở rộng liên minh quân sự ở Châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa. Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Liên Xô giúp đỡ các nước giành độc lập đã thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mỹ. B. do cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới. C. Mỹ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, muốn thiết lập trật tự "đơn cực". D. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược phát triển của hai cường quốc. Câu 9: Cho đoạn dữ liệu sau: 1) Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới. 2) Sau hơn 1 thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã được phục hồi và phát triển trở lại. 3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh. 4) Tây Âu lầm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài. Hãy sắp xếp các đoạn dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945. A. 4, 1, 3, 2 B. 1, 2, 4, 3. C. 1, 3, 4, 2.D. 3, 1, 4, 2 Câu 10: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lí đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng tháng Mười Nga. B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Hoa. C. Cách mạng tư sản Pháp. D. Cách mạng Tân Hợi. Câu 11: Khẩu hiệu "Đánh đuổi Nhật - Pháp" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" được nêu ra trong A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1945). B. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào. C. Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". D. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15 - 8 - 1945). Câu 12: "NEP" là cụm từ viết tắt của? A. Chính sách kinh tế mới. B. Chính sách cộng sản thời chiến. C. Sắc lệnh hòa bình. D. Sắc lệnh ruộng đất. Câu 13: Xô Viết- Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931, vì: A. mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, bài trừ các tệ nạn xã hội. B. thành lập chính quyền cách mạng, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. C. đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. D. thi hành 1 số biện pháp tích cực như: cải cách ruộng đất, bãi bỏ 1 số thuể vô lí. Trang 2
  3. Câu 14: Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ từ năm 1918 đến 1929 không chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh bằng hình thức nào dưới đây? A. Khởi nghĩa vũ trang. B. Bãi công. C. Biểu tình. D. Tẩy chay hàng hóa Anh. Câu 15: Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là gì? A. Các nước đế quốc can thiệp vào Nga. B. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng. C. Xuất hiện hai chính quyền song song tồn tại. D. Nhà nước Xô Viết lên nắm quyền. Câu 16: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên là A. Báo Thanh Niên B. An Nam trẻ. C. Tác Phẩm "Đường Cách Mệnh". D. Chuông rè. Câu 17: Mục tiêu lớn nhất của cách mạng Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là A. cách mạng ruộng đất. B. độc lập dân tộc. C. đi lên chủ nghĩa xã hội. D. cải cách dân chủ. Câu 18: Đâu là nhiệm vụ của chính quyền Xô Viết sau Cách mạng? A. Cải cách hiệu quả bộ máy chính quyền cũ. B. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp Tư sản và địa chủ. C. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền mới. D. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh. Câu 19: Cuộc cách mạng được ví "như một chiếc chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của phong kiến châu Âu"? A. Cách mạng tư sản Anh. B. Cách mạng tư sản Pháp. C. Cách mạng tư sản Hà Lan. D. Cách mạng tư sản ở Bắc Mĩ. Câu 20: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng - công nghệ là A. diễn ra với qui và tốc độ lớn chưa từng thấy. B. diễn ra đầu tiên ở ngành chế tạo công cụ lao động. C. diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 21: Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của các nước tư bản Đức,Ý, Nhật là gì? A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới. B. Giảm giá sản phẩm để kích thích tiêu dùng C. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp trong 1 thời gian ngắn. D. Tiến hành cải cách kinh tế -xã hội. Câu 22: Đặc điểm nổi bật lịch sử thế giới từ sau năm 1945 là A. cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật được khởi đầu từ Mĩ. Trang 3
  4. B. thế giới hình thành "hai cực": Tư bản chủ nghĩa - Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô, Mỹ đứng đầu mỗi bên. C. hình thành 3 trung tâm kinh tế-tài chính: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. D. hình thành một trật tự thế giới, hoàn toàn do phe tư bản thao túng. Câu 23: Chọn đáp án đúng và điền vào chỗ trống trong đoạn tư liệu: "Lúc này thuận lợi đã tới, dù có phải hi sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được " (Hồ Chí Minh). A. tình thế chính quyền. B. điều kiện .tự do. C. thời cơ .độc lập. D. cơ hội độc lập. Câu 24: Cách mạng tháng Tám diễn ra trong vòng: A. 5 năm. B. 6 tháng. C. 15 năm. D. 15 ngày. Câu 25: "Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới". Những câu thơ trên được ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào thắng lợi? A. Chống quân Minh. B. Chống Tống thời Tiền Lê C. Chống Tống thời Lý. D. Chống Mông- Nguyên. Câu 26: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. phát triển mạnh mẽ, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới (sau Liên Xô ) B. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn, duy nhất thế giới. C. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. D. bị suy giảm nghiêm trọng vì phải lo chi phí cho sản xuất vũ khí. Câu 27: Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đã và đang A. tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế. B. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức. D. tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật của thế giới. Câu 28: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong mối quan hệ với Mĩ ? A. Nhật Bản liên minh với cả Mỹ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mỹ. B. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mỹ, nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mỹ. C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ, Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mỹ. D. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mỹ, là đồng minh tin cậy của Mỹ. Câu 29: Tại sao nói tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn đầu là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa? A. Chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của các cường quốc phương Tây tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Trang 4
  5. B. Sự bành trướng của phát xít Đức ở Châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc. C. Vì chủ nghĩa phát xít muốn xóa bỏ trật tự Vécxai – Oasinhtơn. D. Vì Liên xô không tham chiến. Câu 30: Văn hóa Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc những lĩnh vực văn hóa nào của Trung Quốc? A. Chữ viết, tư tưởng, văn học. B. Chữ viết, khoa học-kĩ thuật. C. Chữ viết, Nho giáo, thơ Đường. D. Chữ viết, lịch pháp. Câu 31: "Hai mươi năm trước ở nơi này Đảng vạch con đường đánh Nhật-Tây Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu Non sông gấm vóc có ngày nay". Địa danh lịch sử được nhắc đến trong đoạn thơ trên là A. Bắc Sơn (Lạng Sơn). B. Pác Pó (Cao Bằng). C. Võ Nhai (Thái Nguyên). D. Tân Trào (Tuyên Quang). Câu 32: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của phong trào 1936-1939 là A. tự do và độc lập dân tộc. B. độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. C. độc lập dân tộc và dân chủ. D. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Câu 33: Đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là gì? A. Là cuộc khủng hoảng thừa, có quy mô nhỏ. B. Là cuộc khủng hoảng đẩu tiên, gây hậu quả nặng nề. C. Là cuộc khủng hoảng thiếu, có quy mô lớn nhất. D. Là cuộc khủng hoảng thừa, trầm trọng nhất trong lịch sử thế giới tư bản. Câu 34: Nhận định phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX là A. quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. B. các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác C. sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế. D. sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đã tác động mạnh đến quan hệ giữa các nước. Câu 35: Mục đích của tổ chức Liên Hợp Quốc được nêu rõ trong Hiến chương là A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước. B. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Trang 5
  6. C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. D. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. Câu 36: Trong những năm chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng: A. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam không chịu tác động, nhưng vẫn cần phải đúc kết bài học kinh nghiệm. B. Mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp ở Châu Âu. C. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam không chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này, nên không cần sự điều chỉnh. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới chịu tác động lớn, nên đã điều chỉnh và tiến hành đổi mới đất nước. Câu 37: Phương án "Maobáttơn" (chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị - Ấn Độ và Pakixtan) được thực dân Anh đưa ra dựa trên cơ sở nào? A. Sự khác biệt về tôn giáo. B. Mâu thuẫn về chủng tộc. C. Sự đối lập về địa-chính trị. D. Sự chênh lệch về trình độ phát triển. Câu 38: Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Liên Minh châu Âu là gì? A. Nhằm hạn chế những ảnh hưởng, tác động từ Liên Xô. B. Hệ quả của toàn cầu hóa. C. Xuất phát từ nhu cầu liên kết và hợp tác giữa các nước. D. Đều là đối tác quan trọng của Nhật Câu 39: Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là A. để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa. B. bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra. C. bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất. D. để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Câu 40: Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong nhiệm kì nào? A. 2008 - 2009. B. 2011 - 2012. C. 2010 - 2011. D. 2009 - 2010. Đáp án 1-D 2-C 3-A 4-B 5-C 6-C 7-C 8-D 9-D 10-A 11-C 12-A 13-B 14-A 15-C 16-A 17-B 18-B 19-B 20-D 21-A 22-B 23-C 24-D 25-A 26-B 27-C 28-B 29-D 30-C 31-B 32-D 33-D 34-B 35-A 36-D 37-A 38-C 39-B 40-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Trang 6
  7. Câu 1: Đáp án D Từ năm 1911 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều công lao đối với cách mạng Việt Nam: 1. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản. 2. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng. 3. Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng. 4. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. => Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Câu 2: Đáp án C Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về Đường lối và giai cấp lãnh đạo, mở ra thời kì với trong phong trào cách mạng Đông Dương đầu thế kỉ XX. Kể từ đây, cách mạng đã được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ. Câu 3: Đáp án A Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai. Câu 4: Đáp án B Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) là: “tiên phát chế nhân”. Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) Câu 5: Đáp án C Trong cuộc cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 – 1945), Liên Xô là nước đi đầu, là trụ cột và giữ vai trò quan trọng: Ngay từ khi chủ nghĩa phát xít ra đời đặt thế giới trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã đề nghị Anh, Pháp cùng hợp tác để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít và chiến tran nhưng không được Anh, Pháp chấp lại. Trái lại, hai nước này còn thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp bằng với kí với Đức hiêp định Muyních (1938). Theo hiêp định này, Anh và Pháp chấp nhận cho Đức chiếm đóng vùng đấy Xuyđét của Tiệp Khắc, đổi lại Đức sẽ tấn công Liên Xô và không xâm phạm đến Anh, Pháp cũng như đồng minh của họ. - Liên Xô giữ vai trò quan trọng chống phát xít: + Khi bị quân phát xít thực hiện kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng tấn công Liên Xô (6/1941) với lực lượng và trang bị mạnh hơn nhiều nhung đã vấp phải tinh thần chiến đấu anh dũng cùa Hồng quân Liên Xô, ngăn chặn bước tiến của quân phát xít, qua đó làm thất bại kế hoạch tấn công của chúng. Đây là lần đầu tiên quân Đức bị chặn lại trên đường tấn công của mình. Việc quân phát xít thất bại trong âm mưu Trang 7
  8. chiến tranh chớp nhoáng đã góp phần làm chậm quá trình mở rộng chiến tranh xâm lược của phát xít Đức đối với các dân tộc khác. + Chiến thắng lớn tại Xtalingrát (1943), Hồng quân Liên Xô đã làm thay đổi cục diện chiến tranh thế giới, tạo nên bước ngoặt mới: từ sau chiến thắng này, quân đồng minh đac chuyển từ phòng thủ sang phản công quân phát xít trên tất cả các mặt trận: mặt trận Xô – Đức mặt trận Tây Âu, mặt trận Bắc Phi và mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương. Từ năm 1943, quân phát xít liên tiếp thất bại trên các chiến trường. + Trong quá trình truy quét quân đội phát xít Đức (1944 – 1945), Hồng quân Liên Xô đã nhiều lần giúp đỡ nhiều nước Đông Âu đứng lên tiêu diệt kẻ thù, lập ra hàng loạt các nhà nước Dân chủ Nhân dân ở Đông Âu như: Hungari, Bungari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Các nước này sau đó đã xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Câu 6: Đáp án C Trong xu thế hòa bình và hợp tác phát triển, Việt Nam có những thời cơ thuận lợi sau: - Hợp tác kinh tế: trên nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến ngoại thương với các dự án từ nhỏ đến lớn, hợp tác về kinh tế là động lực quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ. - Thu hút vốn đấu tư nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nếu sử dụng hợp lí sẽ làn nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế. Thực tế Việt Nam hiện nay, vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm vị trí qua trọng, trong đó có vốn đầu tư không hoàn lại. - Ứng dụng khoa học – kĩ thuật: Khoa học – kĩ thuật có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, thay đối các nhân tố sản xuất (tư liệu sản xuất, người lao động). Câu 7: Đáp án C Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. => Đáp án C: Không phải chính sách ngoại giao của Liên Xô. Câu 8: Đáp án D Sự đối lập và mục tiêu và chiến lược phát triển của hai cường quốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau năm 1945. Cụ thể: + Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. + Mỹ: Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới. Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Động Âu sang Đông Á (sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai) Câu 9: Đáp án D 3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh (1945 – 1950) 1) Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới (những năm 70) Trang 8
  9. 4) Tây Âu lầm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài (1973 đến đầu thập kỉ 1991) 2) Sau hơn 1 thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã được phục hồi và phát triển trở lại (1991 – 2000) Câu 10: Đáp án A "Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!" là câu nói của Nguyễn Ái Quốc sau khi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lí đó là do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 11: Đáp án C Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-3- 1945) đã chủ trương thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”. Câu 12: Đáp án A "NEP" là cụm từ viết tắt của Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng (1921). Câu 13: Đáp án B - Sang tháng 9-1930, phong trào 1930 -1931 phát triển manh mẽ, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh. Cuộc biểu tinh của nông dân có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế. => Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. - Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền gọi là “Xô viết”, thực hiện quyền làm chủ mọi mặt đời sống xã hội. Những chính sách cụ thể của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thể hiện đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân. => Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Câu 14: Đáp án A - Đảng Quốc Đại Ấn Độ chủ trương kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực (biểu tình hòa bình, bãi công ở các nhà máy, bãi khóa ở các trường học, tẩy chay hàng hóa Anh, không nộp thuế, ) - Khởi nghĩa vũ trang là sử dụng bạo lực => không phải hình thức đấu tranh Đảng Quốc Đại đưa ra (1918 – 1929). Câu 15: Đáp án C Sau khi cách mang tháng Hai thắng lợi, một tình trạng chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga, đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính quyền tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Câu 16: Đáp án A Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên Câu 17: Đáp án B Trang 9
  10. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu nhất tồn tại trong xã hội Đông Nam Á là mâu thuẫn dân tộc. Chính vì thế, từ sau năm 1918, phong trào độc lập dân tộc phát triển ở hầu khắp các nước Đông Nam Á, đòi độc lập dân tộc. Câu 18: Đáp án B Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động. Câu 19: Đáp án B Cách mạng tư sản Pháp được ví "như một chiếc chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của phong kiến châu Âu". Đây là cuộc cách mạng có ý nghĩa to lớn: - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ những tàn tích phong kiến. => Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. - Đáp ứng được nhiều yêu cầu của quần chúng nhân dân. - Quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng. - Ảnh hưởng to lớn phong trào dân tộc, dân chủ ở các nước châu Âu. Câu 20: Đáp án D Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng - công nghệ là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 21: Đáp án A Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) các nước Đức, Ý, Nhật đã tìm lối thoát bằng việc thiết lập các chế độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới. Chú ý: Đáp án D: là biện pháp khắc phục khủng hoảng của Mĩ, Anh, Pháp. Câu 22: Đáp án B Đặc điểm nổi bật lịch sử thế giới từ sau năm 1945 là thế giới chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Câu 23: Đáp án C "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù có phải hi sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" (Hồ Chí Minh). Chú ý: Câu nói thể hiện ý chí và quyết tâm của Bác đã trở thành ý chí và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta, trở thành nguồn sức mạnh to lớn có ý nghĩa quyết định đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử. Câu 24: Đáp án D Cách mạng tháng Tám diễn ra và giành thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng, từ ngày 14 đến 28-8- 1945. Câu 25: Đáp án A Trang 10
  11. Hai câu thơ trên trích trong “Bình Ngô đại cáo” trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi. Câu 26: Đáp án B Trong giai đoạn 1945 – 1973, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ: - Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn 1 nửa sản lượng công nghiệp thế giới (năm 1948 là hơn 56%). - Sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước: Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại (1949). - Nắm trong tay 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển, ¾ trưc lượng vàng của thế giới. Khoảng 20 sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. Câu 27: Đáp án C Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đã và đang nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức, coi đây là vấn đề quan trọng có tác động to lớn đến sự phát triển của từng nước. Câu 28: Đáp án B Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và các nước Tây Âu đều chịu thiệt hại nặng nề và đều nhận được viện trợ từ Mĩ. Đối với Tây Âu, Mĩ viện trợ cho Tây Âu theo kế hoạch Macsan. Đối với Nhật Bản là thực hiện các cải cách về hiến pháp, các cải cách dân chủ về lao động. Ở giai đoạn đầu Nhật Bản và Tây Âu đều liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau nhất là từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối với Mĩ của Nhật Bản và Tây Âu lại khác nhau: - Nhật Bản: vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Sgk trang 57). Tháng 4 – 1996, Mĩ và Nhật Bản ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. - Tây Âu: (Sgk trang 50): trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. => Như vậy, điểm khác nhau trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Tây Âu là: Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Pháp tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ, trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế. Câu 29: Đáp án D Trong giai đoạn 1 của chiến tranh thế giới thứ hai, khi chưa có sự tham gia của Liên Xô và sự hình thành khối Đông minh chống phát xít chiến tranh mang tính chất phi nghĩa do những hành động bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu nhằm đáp ứng tham vọng phân chia lại thị trường thế giới. Hành động này của phe phát xít nói chung đã chà đạp nghiêm trong lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc. Câu 30: Đáp án C Văn hóa Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc một số lĩnh vực văn hóa của Trung Quốc: - Chữ viết: mượn chữ Hán, sử dụng sáng tác văn học. - Nho giáo: tiếp thu tư tưởng tam cương ngũ thường, nhân - lễ - nghĩa - trí - tín, - Thơ Đương: nhiều nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm để đời, chủ yếu là thời kì trung đại. Câu 31: Đáp án B Trang 11
  12. Địa danh lịch sử được nhắc đến trong đoạn thơ trên là Pác Pó (Cao Bằng). Câu 32: Đáp án D Hội nghị tháng 7-1936 đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939 là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo và hòa bình. Câu 33: Đáp án D Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng: - Thừa: do sản xuất nhiều hàng hóa, cung vượt quá cầu. - Kèo dài: từ năm 1929 đển năm 1933. - Trầm trọng nhất trong lịch sử: để lại hậu quả nghiêm trọng cho tất cả các quốc gia liên quan. + Ảnh hưởng và làm suy giảm mọi mặt của nền kinh tế. + Gián tiếp hình thành chủ nghĩa phát xít, gây chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 34: Đáp án B So với các giai đoạn lịch sử trước đây, chưa bao giờ quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX: - Quan hệ quốc tế trước năm 1945: tình trang đối đầu giứa các nước đế quốc nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa. Biểu hiện nổi bật nhất là hai cuộc chiến tranh thế giới: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Đồng thời là các phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại âm mưu xâm lược lãnh thổ của các nước đế quốc, thực dân. - Quan hệ quốc tế từ sau 1945 đến 1991: tình trang đối đầu giữa hai phe TBCN và XHCN, đặt biệt là tình trạng Chiến tranh lạnh. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, đây là giai đoạn quan trọng đưa đến sư giải trừ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. - Từ năm 1991 trở đi cho đến nay: quan hệ quốc tế chuyển sang đối thoại, hòa dịu, cùng phát triển. Câu 35: Đáp án A Hiến chương của Liên Hợp Quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước. Câu 36: Đáp án D Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cho thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang chịu tác động lớn. Đây là nguyên nhân khách quan quan trọng đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới đất nước. Câu 37: Đáp án A Phương án "Maobáttơn" (chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị - Ấn Độ và Pakixtan) được thực dân Anh đưa ra dựa trên cơ sở khác biệt về tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Câu 38: Đáp án C Đáp án A, B, D: không phải điểm tương đồng. Trang 12
  13. - Đáp án C: ASEAN và EU ra đời đều xuất phát từ nhu cầu liên kết và hợp tác giữa các nước nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức (sgk 12 trang 31, 51) Câu 39: Đáp án B - Chiến tranh thế giới thứ nhất kế thúc đã để lại hậu quả nặng nề cho các cường quốc tư bản châu Âu. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại vật chất lên gần 200 tỉ phrăng. - Để bù đắp những thiệt hại đó, Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), đầu tư vào nông nghiệp và công nghiệp khai mỏ để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc. Đồng thời, tăng thuế để tăng ngân sách Đông Dương. Câu 40: Đáp án A Ngày 16-10-2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhiệm kì 2008 – 2009. Trang 13