Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có lời giải)

doc 12 trang minhtam 4940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_lich_su_12_truong_thpt_ng.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Lịch sử 12 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có lời giải)

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 ĐỀ THI LẦN 2 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50 - 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX? A. Đứng thứ nhất trên thế giớiB. Đứng thứ hai trên thế giới C.Đứng thứ ba trên thế giớiD. Đứng thứ tư trên thế giới Câu 2: Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á: A. Ngày 8-8-1967B. Ngày 8-8-1977C. Ngày 8-8-1987D. Ngày 8-8-1997 Câu 3: Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. AngiêriB. Ai CậpC. GhinêD. Tuynidi Câu 4: Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh A. Từ năm 1945 đến năm 1959 B. Từ năm 1959 đến những năm 80 của thế kỷ XX, C. Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỷ XX. D. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay. Câu 5: Thời gian Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc: A. Tháng 9 - 1967.B. Tháng 9 - 1977C. Tháng 9 - 1987.D. Tháng 9 - 1997. Câu 6: Ngày thành lập Liên Hiệp Quốc là: A. 24/10/1945B. 4/10/1946.C. 20/11/1945.D. 27/7/1945. Câu 7: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là gì? A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt C. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng nhưng không ổn định. D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn Câu 8: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh D. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi Câu 9: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai A. Biết xâm nhập thị trường thế giớiB. Tác dụng của những cải cách dân chủ Trang 1
  2. C. Truyền thống “Tự lực tự cường" của người Nhật.D. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật Câu 10: Mĩ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và nhà nước XHCN vào thời gian nào? A. Tháng 02/1945.B. Tháng 3/1947C. Tháng 6/1947.D. Tháng 4/1949 Câu 11: Từ sự bùng nổ cuộc CTTG thứ nhất bài học nào là quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh? A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế B. Có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới D. Biết kìm chế giải quyết các vấn đề bằng phương pháp hòa bình Câu 12: Yếu tố kìm hãm sự phát triển của CNTB ở nước Nga đầu thế kỉ XX là A. Làn sóng phản đối của nhân dân lao động B. Chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của chính phủ C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng vô sản D. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích của chế độ phong kiến Câu 13: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp được triển khai ở Đông Dương trong khoảng thời gian nào? A. 1918-1939B. 1918-1933C. 1919-1933D. 1919-1929 Câu 14: Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là gì? A. Bù đắp thiệt hại trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. B. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam C. Tăng cường sức mạnh kinh tế, chạy đua vũ trang, nâng cao vị thế của nước Pháp trong trường quốc tế. D. Bù đắp những thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. Câu 15: Lĩnh vực không được Pháp chú trọng đầu tư trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương? A. Công nghiệp nặngB. Công nghiệp nhẹC. Ngoại thươngD. Giao thông vận tải Câu 16: Sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, giai cấp nào có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam triệt để nhất? A. Nông dânB. Tiểu tư sảnC. Công nhânD. Tư sản dân tộc Câu 17: Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. Tư sản yêu nướcB. Tiểu tư sản yêu nướcC. Công nhânD. Nông dân Câu 18: Đâu là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai? A. Vô sản - tư sảnB. Nông dân - địa chủ phong kiến Trang 2
  3. C. Tư sản dân tộc - thực dân PhápD. Dân tộc Việt Nam - thực dân Pháp Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến của phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ tự phát sang tư giác? A. Bãi công của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1920 B. Bãi công của công nhân viên chức các sở công thương của Pháp ở Bắc Kì năm 1922. C. Bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định năm 1924 D. Bãi công của công nhân xưởng máy Ba Son – Sài Gòn tháng 8/1925 Câu 20: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt A. Vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam B. Thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo C. Vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam D. Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 21: Hai khẩu hiệu chính mà Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là: A. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” và “Đả đảo phong kiến” B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình” C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt Nam” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến” D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít” Câu 22: Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (đầu năm 1930) với “Luận cương chính trị” (10/1930). A. Xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương B. Xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo C. Xác định đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp D. Xác định đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Câu 23: So với “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên thì “Luận cương chính trị” (10/1930) có điểm hạn chế là A. Mang tính chất “hữu khuynh”, giáo điều B. Nặng về đấu tranh giai cấp, coi công – nông mới là động lực cách mạng C. Chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam D. Chưa thấy được vị trí và vai trò của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam. Câu 24: Kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936-1939 là A. Thực dân Pháp nói chung B. Địa chủ phong kiến C. Phản động thuộc địa và tay sai không chấp nhận thi hành chính sách của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp D. Các quan lại của triều đình Huế Trang 3
  4. Câu 25: Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là A. Công nhân, nông dân B. Tư sản, tiểu tư sản, nông dân C. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp D. Liên minh tư sản và địa chủ. Câu 26: Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939-1945 là chống A. Phản động thuộc địa và tay saiB. Đế quốc và phát xít C. Thực dân phong kiếnD. Phát xít Nhật Câu 27: Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào? A. Mặt trận Liên Việt B. Mặt trận Đồng Minh C. Mặt trận Việt Minh D. Thống nhất Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương Câu 28: Tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc đã xác định nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam là gì? A. Giải phóng dân tộcB. Cách mạng ruộng đất C. Thành lập mặt trận Việt MinhD. Phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Câu 29: Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là gì? A. Nạn đóiB. Nạn dốtC. Tài chínhD. Giặc ngoại xâm Câu 30: Việc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) chứng tỏ A. Sự mềm dẻo trong chính sách đối ngoại nhằm phân hóa kẻ thù của Chính phủ B. Đường lối, chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng C. Sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ D. Sự non yếu trong lãnh đạo của Đảng Câu 31: Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia A. Tự doB. Tự trịC. Tự chủD. Độc lập Câu 32: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) và Tạm ước 14/09/1946 Pháp đã A. Ngang nhiên “xé bỏ” Hiệp định và Tạm ước B. Thi thành nghiêm chỉnh Hiệp định và Tạm ước C. Chỉ thi hành Hiệp định, không thi hành Tạm ước D. Chỉ thi hành Tạm ước, không thi hành Hiệp định Câu 33: Cuộc chiến đấu ở các đô thị diễn ra từ A. 19/12/1946-02/1947B. 19/12/1946-10/1947 Trang 4
  5. C. 19/12/1946-12/1947D. 19/12/1946-10/1950 Câu 34: Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị A. toàn dân kháng chiếnB. Kháng chiến kiến quốc C. Kháng chiến toàn diệnD. Trường kì kháng chiến Câu 35: Trong thời kì 1954-1975, phong trào đánh dấu bước phát triển của cách mạng Việt Nam ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Phong trào “Đồng khởi”B. Nổi dậy phá Ấp chiến lược C. Thi đua Ấp Bắc giệt giặc lập côngD. Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt Câu 36: Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc (1954-1965)? A. Hàn gắn vết thương chiến tranhB. Khôi phục kinh tế C. Đưa miền Bắc tiến lên CNXHD. Đấu tranh chống Mĩ – Diệm Câu 37: Với chiến thắng của phong trào “Đồng khởi”, quân và dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ? A. “Chiến tranh cục bộ”B. “Việt Nam hóa chiến tranh” C. “Chiến tranh đặc biệt”D. “Chiến tranh đơn phương” Câu 38: Hậu qủa nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là A. Nền kinh tế thới giới giảm sút B. Đời sống nhân dân cùng quẫn C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện D. Giai cấp tư sản tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh Câu 39: Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là: A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước B. Sự xuất hiện của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết C. Sự ra đời của các nước Cộng hoà Xô Viết ở Hunggari, ở Bavie (Đức) D. Gây nhiều khó khăn cho giới cầm quyền ở các nước Tư bản Câu 40: Sau chiến thắng ngày 02/01/1963, ở Miền Nam dấy lên phong trào nào? A. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt”. B. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. C. Đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. D. “Dũng sĩ diệt Mĩ”. Trang 5
  6. Đáp án 1-B 2-A 3-B 4-B 5-B 6-A 7-C 8-A 9-C 10-B 11-D 12-D 13-D 14-D 15-A 16-C 17-D 18-D 19-D 20-B 21-A 22-B 23-B 24-C 25-C 26-B 27-C 28-A 29-D 30-A 31-A 32-A 33-A 34-A 35-A 36-D 37-D 38-C 39-A 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Từ những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). Câu 2: Đáp án A Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á là ngày 8-8-1967. Câu 3: Đáp án B Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Ai Cập. Năm 1952, cuộc binh biên của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh để lập lên nước Cộng hòa Ai Cập (18-6-1953). Câu 4: Đáp án B Sau thắng lợi của cách mạng Cuba (1959), từ các thập kỉ 60 – 70 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi. Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh. Câu 5: Đáp án B Tháng 9 – 1977, Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc. Câu 6: Đáp án A Ngày thành lập Liên Hiệp Quốc là: 24/10/1945 Câu 7: Đáp án C Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. - Tuy nhiên, trong giai đoạn 1973 – 1991, do tác động của cuôc khủng hoảng năng lượng trên thế giới, kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn khủng hoảng kéo dài đến năm 1982. Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại, tuy vẫn đứng đầu thế giới nhưng tỉ trọng giảm sut nhiều so với trước. Từ năm 1991 – 2000, kinh tế Mĩ trải qua những đợt suy thoái ngắn những vẫn đứng đầu thế giới. Câu 8: Đáp án A Mĩ không chỉ là nước đi đầu trong cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại mà sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động. Đây là nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ. Trang 6
  7. Câu 9: Đáp án C Mĩ không chỉ là nước đi đầu trong cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại mà sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động. Đây là nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ. Câu 10: Đáp án B Sau kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947 (Học thuyết Truman). Trong đó, tổng thống Mĩ khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trơ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì. Câu 11: Đáp án D Xét nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất: * Nguyên nhân sâu xa: + Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. + Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau. * Nguyên nhân trực tiếp: + Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau. + Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi) => Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e- vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến tranh đã được châm ngòi. => Bài học rút ra từ phân tích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là: các nước dù có mâu thuẫn cũng cần phải biết kiềm chế, giải quyết các vẫn đề bằng biện pháp hòa bình. Đó cũng là xu thế chung của thế giới hiện nay, bởi hai cuộc chiến tranh đi qua nhưng những mâu thuẫn này không được giải quyết mà chỉ làm các nước tham chiến phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Câu 12: Đáp án D Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến không chỉ làm cho đời sống của nhân dân Nga khó khăn mà còn kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước này. Câu 13: Đáp án D Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp được triển khai ở Đông Dương trong khoảng thời gian từ 1919-1929 Câu 14: Đáp án D Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại hậu quả nặng nề cho các cường quốc tư bản châu Âu. Trong đó, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1.4 triệu người chết, thiệt hại vật chất lên tới gần 200 tỉ Trang 7
  8. phăng. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Quốc tế cộng sản được thành lập, Tình hình đó đã tác động mạnh đến Việt Nam, => Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, Pháp đã thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần 2, được triển khai từ năm 1919 đến năm 1929 (sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đến khi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 diễn ra) Câu 15: Đáp án A Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp không chú trọng phát triển công nghiệp nặng, vì nếu tập trung phát triển ngành này ở Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ trở nên tự chủ và giảm dần sự phụ thuộc vào Pháp. => Pháp muốn cột chặt nên kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của Pháp, biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp của các nước tư bản sản xuất. Câu 16: Đáp án C Xuất phát từ những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: - Số lượng đông đảo: năm 1929 là 22 vạn người. - Số phận: bị giới tư sản, nhất là bọn đế quốc thực dân áp bức và bóc lột nặng nề. - Có mối quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân. - Được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản nên nhanh chóng vươn lên trở thành động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại. => Giai cấp công nhân chính là giai cấp tiên tiến nhất có khă năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam triệt để nhất sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 17: Đáp án D Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nông dân vẫn là giai cấp chiếm số lượng đông đảo nhất của cách mạng. Xuất phát từ mâu thuẫn sâu sắc của giai cấp nông dân với đế quốc và tay sai nên nông dân vẫn là giai cấp đóng vai trò hăng hái nhất, lực lượng cách mạng to lớn nhất của cách mạng. Câu 18: Đáp án D Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến những năm 20 của thế kỉ XX, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Câu 19: Đáp án D - Trong thời gian trước tháng 8-1925: công nhân đấu tranh đòi lợi kinh tế bằng cách phá hoại máy móc của chủ xưởng, đòi tăng lương, giảm giờ làm - Đến tháng 8-1925 đã đánh dấu mốc giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Thợ máy xưởng Bason tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiếm hạm Misơlê của Pháp trước khi chiếm hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Trang 8
  9. => Nếu như trước đây, phong trào công nhân diễn ra chưa có tổ chức lãnh đạo, chủ yếu mang tính tự phát với mục tiêu đòi quyền lợi về kinh tế thì đến năm 1925, cuộc bãi công của công nhân Ba son đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Công hội Bí mật, có tổ chức kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi chính trị và kinh tế. Câu 20: Đáp án B Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối của cách mạng Việt Nam. Trước năm 1930, phong trào yêu nước của nhân đan ta diễn ra lien tục, sôi nổi, quyết liệt song đều thất bại vì khủng hoảng về đường lối. Nhìn chung các phong trào yêu nước trước đay theo khuynh hướng phong kiến cũng như dân chủ tư sản đã tỏ ra bất lực, không thể đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đến thắng lợi. cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước ngày càng trầm trọng, làm cho cách mạng Việt Nam “dường như nẳm trong đêm tối không có đường ra”. Từ khi Đảng ra đời đã vạch ra một đường lối cách mạng đúng đắn đó là trước làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 21: Đáp án A Từ thắng 2 đến tháng 4-1930, đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện đời sống: công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế, bên cạnh đó cũng xuất hiện những khâu hiệu chính trị như: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”, “Đả đảo phong kiến!”, “Thả tù chính trị .”. Câu 22: Đáp án B - Các đáp án A, C, D: đều là điểm khác của Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị. Điểm khác này cũng chính là những hạn chế trong Luận cương mà đảng ra cần khắc phục trong các giai đoạn sau. - Đáp án B: là điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị. Đều xác định giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản giữa vai trò lãnh đạo cách mạng. Câu 23: Đáp án B - Cương lĩnh chính trị (2-1930) xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: Chống đế quốc và chống phong kiến. Xác định lực lượng cách mạng là: công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, trung lập hoặc lợi dụng phú nông, trung và tiểu địa chủ. - Luận cương chính trị (10-1930) xác định nhiệm vụ chiến lược là: Chống phong kiến và chống đế quốc cũng có nghĩa là nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất hơn là nhiệm vụ dân tộc. Xác định lực lượng, động lực cách mạng chỉ có công nhân và nông dân. => Như vậy, Luận cương chính trị so với Cương lĩnh chính trị còn nặng về đấu tranh giai cấp, coi công – nông mới là lực lượng cách mạng. Câu 24: Đáp án C Kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936-1939 là phản động thuộc địa và tay sai không chấp nhận thi hành chính sách của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp (dựa vào nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng giai đoạn 1936 – 1939 được xác định trong hội nghị tháng 7-1936. Trang 9
  10. Câu 25: Đáp án C Trong phong trào 1936 – 1939, do chủ trương tập hợp rộng rãi, đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia và nhờ sự thành lập của mặt trận dân tộc thống nhất nên đã thu hút, huy động, giác ngộ được đông đảo quần chúng nhân dân ở mọi tầng lớp, giai cấp đừng về phía cách mạng và hang hái đấu tranh cách mạng, từ với những phong trào Đây là một trong những nội dung minh chứng cho tính dân tộc của phong trào này Câu 26: Đáp án B - Đế quốc Pháp: vốn là kẻ thù của nhân dân Việt Nam từ trước, nhiệm vụ chống đế quốc Pháp vẫn luôn là nhiệm vụ xuyên suốt của Cách mạng Việt Nam. - Phát xít Nhật: từ tháng 9-1940, Nhật tiến vào miền Bắc Việt Nam, Nhật cấu kết với Pháp để bóc lột nhân dân ta. => Từ thời điểm này không chỉ cống đế quốc mà nhân dân Việt Nam còn có nhiệm vụ đánh đổ thế lực phát xít Nhật, giành độc lập dân tộc. Câu 27: Đáp án C Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Câu 28: Đáp án A Tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941 đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. Câu 29: Đáp án D Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải đối mặt với muôn vãn khó khăn, thử thách. Những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài không thể thanh toán một sớm một chiều. Hơn nữa, khi đất nước càng khó khăn thì việc có giặc ngoại xâm đến là một vấn đề nghiêm trọng, thực lực của đất nước lúc này chưa đủ mạnh về nhiều mặt để đánh chính diện với kẻ thù. => Giặc ngoại xâm là khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945). Câu 30: Đáp án A Ngày 28-2-1946, Trung Hoa Dân quốc đã kí kí với Pháp Hiệp ước Hoa – Pháp. => Đảng ta đã quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến”, chủ trương hòa với Pháp bằng Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) nhằm loại bỏ một kẻ thù là Trung Hoa Dân quốc và có thời gian tập trung chuẩn bị lực lượng chống Pháp lâu dài. => Đây là nghệ thuật phân hóa cao độ kẻ thù của Đảng ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thể hiện sự mềm dẻo trong chính sách đối ngoại của Chính phủ. Câu 31: Đáp án A Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do. Câu 32: Đáp án A Trang 10
  11. Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) và Tạm ước 14/09/1946 Pháp đã ngang nhiên “xé bỏ” Hiệp định và Tạm ước, Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Câu 33: Đáp án A Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra từ ngày 19/12/1946. Sau hai tháng chiến đấu kiên cường, ngày 17-2-1947, quân ta rút khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn. Câu 34: Đáp án A Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. Câu 35: Đáp án A Phong trào “Đồng khởi” đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 36: Đáp án D Sau năm 1954, miền Bắc đã được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội -> không chịu sự xâm lược của Mĩ – Diệm như miền Nam => Từ năm 1954 đến năm 1965, đấu tranh chống Mĩ – Diệm không phải nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc (1954 – 1965). Chọn: D Chú ý: Câu hỏi này có đôi chút chưa hợp lí, bởi nhiệm vụ chung của miền Bắc và miền Nam chính là đấu tranh chống Mĩ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước -> Đấu tranh chống Mĩ – Diệm vẫn là một phần nhiệm vụ của cả cách mạng miền Bắc, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, đây là câu hỏi của trường nên TS247 giữ nguyên bản. Câu 37: Đáp án D Từ năm 1954 đến nưm 1960, Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đơn phương”. Với chiến thắng của phong trào “Đồng khởi”, quân và dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh này của Mĩ. Câu 38: Đáp án C Hậu qủa nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là chủ nghĩa phát xít xuất hiện. Do là những nước không có hoặc có rất ít thuộc địa, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. => Quan hệ giữa các cường quốc có sự chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Câu 39: Đáp án A Kết quả lớn nhất của phong trào Cách mạng thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước. - Ở các nước tư bản, trong cao trào cách mạng 1918 – 1923, các đảng cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước như Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan, . - Ở châu Á: Trang 11
  12. + Tháng 7-1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. + Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920). + Đảng Cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philippin (đầu năm 1930) Câu 40: Đáp án B Sau chiến thắng ngày 02/01/1963 ở Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. Trang 12