Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Đề luyện tập số 6 (Có lời giải)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Đề luyện tập số 6 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_2019_mon_lich_su_12_de_luyen_tap_so.doc
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử 12 - Đề luyện tập số 6 (Có lời giải)
- C. Quá trình khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng giữa hai khuynh hướng vô sản và dân chủ tư sản. D. Giai cấp tiểu tư sản có sự chuyển biến về tư tưởng trước tác động của chủ nghĩa Mác-Lênin. Câu 20. Lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son - Sài Gòn (8 - 1925) là A. Tôn Đức Thắng. B. Trần Phú. C. Nguyễn Thái Học. D. Nguyễn Ái Quốc. Câu 21. Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? A. Tháng 3-1935 ở Xiêm - Thái Lan. B. Tháng 3-1935 ở Ma Cao - Trung Quốc. C. Tháng 3-1935 ở Hương Cảng - Trung Quốc. D. Tháng 3-1935 ở Cao Bằng - Việt Nam. Câu 22. Hệ thống tổ chức Đảng trong nước nói chung đã được khôi phục vào thời gian nào? A. Đầu năm 1932. B. Cuối năm 1934 - đầu 1935. C. Cuối năm 1935. D. Đầu năm 1933. Câu 23. Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Điểm nào dưới đây thể hiện tính chất đó? A. Tất cả các phương án nêu ra đều đúng. B. Thực hiện các quyền tự do dân chủ. C. Chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý. D. Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới. Câu 24. Ai là người nhậm chức Toàn quyền Đông Dương năm 1937. A. Pôn Đu-me. B. Brêviê. C. Pôn Bô. D. Anbe Xa-rô. Câu 25. “ Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”. Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào? A. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941). B. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939). C. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau hội nghị trung ương lần thứ 8. D. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2 - 1930). Câu 26. Kẻ thù nào đã dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta? A. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam. B. Đế quốc Anh. C. Bọn Việt Quốc, Việt Cách. D. Các lực lượng phản cách mạng trong nước. Câu 27. Cho đến thu - đông năm 1953, số lượng quân tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ là bao nhiêu tiểu đoàn. A. 44 tiểu đoàn. B. 34 tiểu đoàn. C. 14 tiểu đoàn. D. 54 tiểu đoàn. Trang 4
- Câu 28. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới năm 1950 là gì? A. Địch bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động, ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. B. Chấm dứt kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. C. Bảo vệ an toàn căn cứ địa Việt Bắc. D. Đây là chiến thắng oanh liệt nhất, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh. Câu 29. Nội dung nào sau đây không nằm trong Hiệp định Genève ? A. Hai bên cùng ngừng bắn, tập kết, chuyển quân. B. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. C. Mĩ được vào miền Nam giải giáp quân Pháp. D. Lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời của Việt Nam. Câu 30. Ý nào không phải là tác dụng của việc ta ký Hiệp định Sơ bộ 6 -3 -1946 với Pháp? A. Tranh thủ thời gian hòa bình chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài. B. Tránh một cuộc xung đột vũ trang đổ máu cho các bên. C. Kéo dài thời gian hòa hoãn để đợi các nước Đồng minh khác đến giúp dân tộc ta. D. Tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. Câu 31. Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp có âm mưu gì mới? A. Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng. B. Bình định kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng. C. Đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. D. Nhận thêm viện trợ của Mĩ, tăng viện binh. Câu 32. Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954: A. về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình. B. khu vực đóng quân của hai bên. C. về thời gian rút quân. D. về quyền dân tộc cơ bản. Câu 33. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào? A. Ngày 16-5-1955. B. Ngày 16-5-1954. C. Ngày 10-10-1955. D. Ngày 22-5-1955. Câu 34. So với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" có điểm khác nào dưới đây? A. Dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ. B. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ. Trang 5
- C. Có sự phối hợp của lực lượng chiến đấu Mĩ. D. Dưới sự lãnh đạo của Đảng. Câu 35. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954 -1975 là gì? A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Hoàn thành cải cách ruộng đất. C. Khôi phục kinh tế. D. Tiếp tục cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 36. Mục đích cuộc hành quân Xê-đa Phôn của Mỹ là gì ? A. Thí nghiệm một loại hình chiến lược mới. B. Xóa địa đạo Củ Chi và Bến Súc. C. Diệt cơ quan đầu não khu Sài Gòn - Gia Định và xóa địa đạo Củ Chi và Bến Súc. D. Diệt cơ quan đầu não khu Sài Gòn - Gia Định. Câu 37. Sau Hiệp định Pari, nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng miền nam là A. tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. hoàn thành cách mạng ruộng đất. C. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Câu 38. Ngô Đình Diệm được Mĩ dựng lên làm Thủ tướng bù nhìn ở miền Nam Việt Nam để thay thế cho ai? A. Thay thế cho Dương Văn Minh. B. Thay thế cho Đồng Khánh. C. Thay thế cho Bảo Đại. D. Thay thế cho Bửu Lộc. Câu 39. Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)? A. Cuộc tiến công của lực lượng vũ trang. B. Phá vỡ hoàn toàn cơ quan đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch. C. Những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến. D. Những cuộc tiến công của lực lượng vũ trang. Câu 40. Đâu không phải là ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 -1976)? A. Đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. D. Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác. Trang 6
- ĐÁP ÁN 1. A 2. D 3. D 4. D 5. B 6. C 7. B 8. B 9. A 10. A 11. A 12. A 13. A 14. B 15. A 16. A 17. D 18. C 19. C 20. A 21. B 22. B 23. A 24. B 25. A 26. B 27. A 28. A 29. C 30. C 31. C 32. D 33. A 34. C 35. D 36. C 37. C 38. D 39. C 40. A HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án A Cách mạng dân chủ tư sản là cuộc cách mạng nhằm mục đích lật đổ chế độ phong kiến, phá bỏ những rào cản, ngăn cản sự phát triển của tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, cách mạng tháng Hai đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, hiện thân của chế độ phong kiến. Như vậy, đây chính là biểu hiện chứng tỏ cách mạng tháng Hai (1917) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Câu 2. Chọn đáp án D 1. Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ (1995) 2. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. (1977) 3. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.(2007) Như vậy, đáp án đúng là 2, 1, 3 Câu 3. Chọn đáp án D Ngày 19 - 8 -1991, một cuộc đảo chính đã nổ ra ở Liên xô kéo theo hàng loạt những biến động về chính trị của Liên bang Xô viết. Chỉ 4 tháng sau, vào ngày 25 - 12 - 1991, khi lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, tổng thống Gooc ba chốp tuyên bố từ chức đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô sau 74 năm tồn tại. Lí giải cho sự kiện này các nhà sử học đã phân tích rằng sự sụp đổ của Liên bang Xô viết xuất phát từ những sai lầm trong đường lối lãnh đạo của những người cầm quyền toàn liên bang mà điển hình là đã thiếu công bằng xã hội, chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn. Sai lầm này đã tồn tại từ lâu và đến khi Gooc ba chốp tiến hành cải tổ thì nó đã trở thành một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội. Câu 4. Chọn đáp án D Đại cách mạng văn hóa vô sản kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề đối với đất nước Trung Quốc nhất là đối với nền kinh tế. Hai năm sau sự kiện này , đát nước Trung Quốc bắt đầu bước vào công cuộc cải cách, mở cửa được thông qua trong Hội nghị trung ương lần thứ 3 khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc (12 - 1978).Tại hội nghị này, Đảng cộng sản đã chủ trương chuyển sang cải cách, mở cửa về kinh tế với hàng loạt các biện pháp nằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sau đó, qua các kì đại hội XII và XIII, Đảng cộng sản Trung Quốc cũng nhấn mạnh vấn đề cải cách kinh tế đi đôi với những cải cách về chính trị và xã hội. Tuy nhiên trọng tâm của công cuộc cải cách mở cửa là lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Trang 7
- Câu 5. Chọn đáp án B Trước quy mô rộng lớn và khí thế sục sôi của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới hai đã làm cho thực dân Anh không thể tiếp tục chính sách cai trị Ấn Độ theo hình thức thực dân kiểu cũ như thời kì cuối thế kỉ XIX. Trước tình hình đó, thực dân Anh đã phải nhượng bộ và hứa sẽ trao quyền tự trị cho người Ấn Độ và hứa sẽ rời khỏi quốc gia này vào tháng 7 - 1948. Để thực hiện, Mao bát tơn - phó vương Ấn Độ đã thương lượng với Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ đề ra kế hoạch chia Ấn Độ thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakixtan. hai quốc gia tự trị này được thành lập vào 15 - 8 - 1947. Câu 6. Chọn đáp án C Ngay từ khi mới thành lập cho đến giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại luôn luôn là "bất bạo động". Tuy nhiên, có những giai đoạn phong trào đấu tranh của nhân dân Ân Độ vượt ra khỏi chủ trương của Đảng Quốc đại. Nhưng xét về mặt chủ trương đấu tranh thì đáp án đúng là "bất bạo động". Câu 7. Chọn đáp án B Từ đầu thế kỉ XIX, nhân dân Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nên không còn kẻ thù là chế độ thực dân cũ. Ở Mĩ Latinh, tình trạng phân biệt chủng tộc không nổi cộm như châu Phi. Ngoài ra, Mĩ Latinh hầu như không trải qua chế độ phong kiến nên không tồn tại kẻ thù là địa chủ phong kiến. Ngay sau khi giành được độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Mĩ Latinh lệ thuộc vào Mĩ, trở thành sân sau của Mĩ. Mĩ thực hiện chế độ thực dân kiểu mới ở đây, xây dựng nên các chính quyền độc tài thân Mĩ. Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của các nước Mĩ Latinh là chế độ tay sai, phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Câu 8. Chọn đáp án B Vào cuối thế kỉ XIX, Nhật cũng đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây. Tuy nhiên, nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo và tiến hành thành công công cuộc cải cách năm 1868 mà Nhật đã thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây và trở thành nước đế quốc đầu tiên và duy nhất ở châu Á. Trong những năm tiếp theo, Nhật cũng tiến hành nhiều cuộc chiến tranh giành giật lãnh thổ ở nhiều khu vực trên thế giới như Nga, Triều Tiên, Đài Loan tập trung phát triển công nghiệp địa vị của Nhật cũng nâng cao. Trong những năm diễn ra chiến tranh thế giới hai, Nhật cũng mở rộng chính sách bành trướng và thi hành chính sách Đại Đông Á. Nhật nhanh chóng trở thành "Đế quốc kinh tế" chính là vì Đế quốc Nhật bành trướng, xâm nhập mở rộng phạm vi thế lực kinh tế khắp mọi nơi trên thế giới đặc biệt là vùng Đông Nam Á Câu 9. Chọn đáp án A Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cả Nhật Bản và Tây Âu đều chịu những hậu quả nặng nề. Cả Nhật Bản và Tây Âu đều áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, tận dụng các yếu tố từ bên ngoài để phát triển kinh tế Trang 8
- và phát huy tốt vai trò quản lí của Nhà nước. Tuy nhiên, Nhật Bản không được thành lập quân đội, mặt khác lại được đặt dưới chiếc ô bảo vệ hạt nhân của Mĩ nên chi phí cho quốc phòng thấp, hầu như không có. Trong khi đó các nước Tây Âu do vẫn phải đầu tư cho quốc phòng để chiếm đóng những thuộc địa, vùng thuộc phạm vi ảnh hưởng được phân chia sau Hội nghị Ianta nên các nước Tây Âu không có được lợi thế này như Nhật Bản. Câu 10. Chọn đáp án A Cho đến những năm 70, chiến tranh lạnh đã gây ra những tổn thất nặng nề cho cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, nhân loại phải bao phen kinh hoàng vì nguy cơ bùng phát của cuộc chiến tranh hủy diệt. Đến lúc này, những nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước mới nhìn lại gần 3 thập kỉ tranh đấu và xuy xét lại những hậu quả của cuộc chiến tranh. Mở đầu bằng hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức và Tây Đức sau đó là các hiệp ước cắt giảm vũ khí giảm nhịp độ chiến tranh, hai nhà lãnh đạo hai nước đã có những cuộc gặp gỡ cấp cao để bàn về vấn đề này. Đầu tháng 8 -1975, một sự kiện nổi bật trong quá trình hòa hoãn Đông - Tây đã được diễn ra đó là việc kí kết Định ước Henxinki tại Hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng trong mối quan hệ quốc tế bởi nó mở ra một cơ chế để duy trì hòa bình an ninh châu Âu - trung tâm của chiến tranh lạnh và đối đầu Đông Tây cũng như tìm kiếm giải pháp cho hòa bình và các tranh chấp xung đột. Định ước Henxinki là một trong những khởi đầu để đi đến kết thúc chiến tranh lạnh. Câu 11. Chọn đáp án A Chiến tranh lạnh là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị giữa 2 phe: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sau Thế chiến thứ hai. Bản chất chung của cuộc chiến là sự mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết những năm sau chiến tranh của Thế chiến thứ hai. Trong Thế chiến thứ hai, mâu thuẫn chủ yếu là xảy ra giữa hai thế lực: phe Đồng Minh gồm các nước theo chủ nghĩa tư bản như Anh, Mỹ liên minh với Liên Xô chống lại chủ nghĩa phát xít như Đức, Ý, Nhật. Sau khi chiến tranh chấm dứt, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu, mâu thuẫn chuyển sang giữa hệ thống các nước thuộc hệ thống chủ nghĩa tư bản và các nước theo chủ nghĩa cộng sản, mà nổi trội nhất là giữa Mỹ và Liên Xô. Như thế rõ ràng rằng, sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thực sự trở thành mối lo ngại nhất của chính giới Hoa Kì. Vì vậy, việc phát động chiến tranh lạnh cũng là nhằm mục đích ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN Câu 12. Chọn đáp án A Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong khi các nước khác dù thắng hay bại trận đều chịu những thiệt hại nặng nề và những hậu quả to lớn mà cuộc chiến tranh đem lại thì Mĩ vươn lên thành nước tư bản giảu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới, làm bá chủ thế giới. Việc tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la-tinh, tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa đều là những mưu đồ để thực hiện mưu đồ chung làm bá chủ thế giới. Trang 9
- Câu 13. Chọn đáp án A Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. Câu 14. Chọn đáp án B Trong giai đoạn đầu của phong trào Cần vương (1885 - 1888), phong trào đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỉ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì. Các cuộc khởi nghĩa ở địa phương chưa có sự liên kết và phát triển ở diện rộng, chưa hình thành được các trung tâm lớn. Nam Kì phong trào Cần vương ít phát triển. Câu 15. Chọn đáp án A Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là đều là các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Họ chủ trương dùng phương pháp bạo động, tấn công vào các trại lính, phá nhà lao, gây ra những tổn thất đáng kể cho Pháp. Câu 16. Chọn đáp án A Trước sự thất bại của các con đường cứu nước mà những bậc tiền bối đã trải qua, Nguyễn Ái Quốc khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành, Người nhận thấy con đường đó không giành được thắng lợi. Một lần trả lời nhà văn Mỹ, Người nói: " Nhân dân Việt Nam trong đó ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp, Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi". Phát biểu này đã giải thích nguyên nhân Người sang phương Tây tìm đường cứu nước. Người muốn tìm hiểu, học hỏi phương pháp cách mạng từ các nước phương Tây rồi trở về giúp đồng bào mình. Câu 17. Chọn đáp án D Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp chính thức được triển khai từ sau Đại chiến thế giới thứ nhất và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, tức là trong khoảng 10 năm. Về hướng (lĩnh vực) đầu tư trong đợt này cũng khác với lần 1. Nếu đợt 1 thực dân Pháp chủ yếu đầu tư vào khai thác mỏ và giao thông vận tải; thì cuộc khai thác thuộc địa lần 2 tư bản Pháp đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác khoáng sản. Câu 18. Chọn đáp án C Mặc dù là nước thắng trận, nước Pháp ra khỏi chiến tranh với những tổn thất nặng nề về kinh tế và tài chính. Pháp trở thành con nợ lớn, trước hết là của Mĩ, thị trường đầu tư của Pháp là Nga bị mất trắng. Trước tình hình đó, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục nền kinh tế, chính quyền Pháp một mặt ra sức tìm kiếm biện pháp thúc đẩy nền kinh tế nội địa bằng cách tăng cường bóc lột Trang 10
- nhân dân lao động trong nước đi đôi với việc vay nợ để phục hồi và phát triển kinh tế, mặt khác tăng cường bóc lột thuộc địa mà trước hết là ở các nước Đông Dương và châu Phi. Đến năm 1920, số nợ quốc gia của Pháp với Mĩ đã lên đến 300 tỉ Phơrăng. Câu 19. Chọn đáp án C Trong giai đoạn từ 1919 – 1930, ở Việt Nam đã diễn ra quá trình khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng giữa hai khuynh hướng vô sản và dân chủ tư sản. Những tư tưởng cứu nước theo hai khuynh hướng này lần lượt thể hiện vai trò lịch sử của mình trên vũ đài chính trị và qua sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử đã chọn ra khuynh hướng lãnh đạo cách mạng phù hợp với Việt Nam là vô sản. Phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác; khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ; giai cấp tiểu tư sản có sự chuyển biến về tư tưởng trước tác động của chủ nghĩa Mác – Lênin đều là những biểu hiện của quá trình khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng giữa hai khuynh hướng vô sản và dân chủ tư sản Câu 20. Chọn đáp án A Tôn Đức Thắng còn có bí danh Thoại Sơn và được gọi là Bác Tôn, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Năm 1912, ông tham gia tổ chức công nhân bãi công đòi quyền lợi, vì vậy bị sa thải. Năm 1913, ông sang Pháp làm công nhân ở Toulon (Pháp). Năm 1914, ông được tuyển mộ làm lính thợ cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải (ngày 20 tháng 4 năm 1919), treo cờ đỏ trên một thiết giáp hạm của Pháp tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga. Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở công hội, vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8 năm 1925, quyết tâm trì hoãn việc sửa chữa chiếc Đô đốc hạm Jules Michelet trong đoàn tàu chiến Pháp đang trên đường sang Trung Quốc. Câu 21. Chọn đáp án B Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng ở Việt Nam tạm thời lắng xuống. Chính quyền thực dân vẫn tiếp tục thi hành chính sách khủng bố trắng nhằm tiêu diệt tận gốc Đảng Cộng sản và các lực lượng yêu nước. Vì vây, từ năm 1931 - 1935, Đảng ta rút vào hoạt động bí mật, chuẩn bị mọi điều kiện để bước sang một cao trào cách mạng mới. Đến năm 1934, nhờ sự hậu thuẫn của Quốc tế Cộng sản, các tổ chức của Đảng dần được phục hồi và củng cố lại. Đầu năm 1935, Ban lãnh đạo hải ngoại do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu đã quyết định triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng từ ngày 27 đến ngày 31 - 3-1935 ở Ma Cao (Áo Môn - Trung Quốc.). Đại hội đã đánh dấu sự phục hồi của Đảng. Câu 22. Chọn đáp án B Cuối năm 1931, phong trào cách mạng Việt Nam tạm thời lắng xuống. Thực dân Pháp tiếp tục thi hành chính sách "khủng bố trắng" nhằm tiêu diệt tận gốc Đảng Cộng sản và lực lượng yêu nước. Hàng vạn cán bộ cách mạng bị bắt và đày ra nhà tù ở Côn Đảo, nhà tù Hỏa Lò, Lao Bảo, Sơn La Thực dân Pháp còn câu kết với bọn đế quốc và các thế lực phản động quốc tế như đế quốc Anh, Hà Lan, Nhật, bọn phản động Trang 11
- cầm quyền ở Trung Quốc và Thái Lan để săn lùng các cán bộ cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà cách mạng Việt Nam vẫn kiên cường chiến đấu trên vị trí của mình, biến nhà tù thành trường học cách mạng , những nơi có điều kiện, chi bộ Đảng đã tổ chức cho đảng viên vượt ngục để ra gây dựng cơ sở đảng và quần chúng ở bên ngoài, một số đảng viên ở Trung Quốc và Xiêm tìm cách trở về nước hoạt động, lại được sự hậu thuẫn của Quốc tế cộng sản nên đến cuối năm 1934 - đầu năm 1935, hệ thống tổ chức Đảng trong nước nói chung đã được khôi phục. Sự kiện đánh dấu hệ thống tổ chức đảng được khôi phục là Đại hội đại biểu lần thứ nhất tại Ma Cao (Áo Môn - Trung Quốc), đưa cách mạng Việt Nam bước sang một thời kì đấu tranh mới. Câu 23. Chọn đáp án A Trước tình hình chính quyền thực dân, phong kiến tan rã ở nhiều huyện, xã thuộc vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh, các chi bộ Đảng và tổ chức Nông hội đỏ đã đứng ra quản lí và điều hành mọi hoạt động trong làng xã. Những người cách mạng, dựa trên những hiểu biết sơ lược về chính quyền Xô viết nước Nga - tiếp thu qua các tài liệu huấn luyện báo chí của Đảng đã đứng ra điều hành công việc. Thực chất, đó là một chính quyền cách mạng sơ khai do công nhân lãnh đạo, một chính quyền của dân, do dân, vì dân. Điều đó được thể hiện ở những việc làm của Xô Viết - Nghệ Tĩnh như: Thực hiện các quyền tự do dân chủ, chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới. Câu 24. Chọn đáp án B Trong tháng 1 và 2 - 1937 còn có những cuộc mít tinh và biểu tình lớn của nhân dân cả nước nhằm biểu dương lực lượng khi G. Gôđa - phái viên của Chính phủ Pháp - sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Câu 25. Chọn đáp án A Trong thời kỳ 1940-1945, Đảng nhận thức đầy đủ hơn và chỉ đạo kết hợp một cách khéo léo giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, coi nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và được rải ra thực hiện từng bước. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, Nguyễn Ái Quốc đã nói rằng: "trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi bộ phận của giai cấp đến vạn nǎm cũng không đòi lại được". Trong giai đoạn hiện tại nếu không đánh đuổi được Nhật - Pháp thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp ngựa trâu muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải quyết được" Câu 26. Chọn đáp án B Sau Cách mạng háng Tám, từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Câu 27. Chọn đáp án A Trang 12
- Từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động (trong tổng số 84 tiểu đoàn ở Đông Dương) Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do ta chủ động mở vào thu đông năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các phương pháp đánh lớn. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 16/9/1950 khi ta tấn công Đông Khê và giành toàn thắng vào ngày 22/10/1950. Với chiến thắng này, ta không những khai thông biên giới Việt-Trung mà quan trọng hơn là đã đẩy địch vào thế phòng ngự bị động, ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Câu 28. Chọn đáp án A Căn cứ vào những nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ được trình bày trong SGK Lịch sử lớp 12 thì Hiệp định không bao hàm việc đồng ý cho Mĩ được vào miền Nam giải giáp quân Pháp mặc dù đây là một âm mưu của Mĩ nhằm thế chân Pháp ở Đông Dương. Câu 29. Chọn đáp án C Việc kí Hiệp định Sơ bộ 6 - 3 - 1946 có tác dụng giúp ta tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù; Tranh thủ thời gian hòa bình chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài; Tránh một cuộc xung đột vũ trang đổ máu cho các bên. Tuy nhiên, kéo dài thời gian hòa hoãn để đợi các nước Đồng minh khác đến giúp dân tộc ta không phải tác dụng của việc ta kí Hiệp định Sơ bộ vì quân Đồng minh đã tiến vào nước ta từ ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công. Câu 30. Chọn đáp án C Chiến dịch Biên giới là thắng lợi vượt bậc của quân đội ta nhưng lại là một thất bại lớn của địch cả về quân sự và chính trị. Thất bại này đã đẩy địch lùi sâu vào thế phòng ngự bị động và càng thêm lúng túng về mọi mặt buộc phải dựa vào Mĩ để tiếp tục cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Từ những năm 1950 trở đi, sau những thắng lợi mới, vùng giải phóng của ta ngày càng mở rộng, ngược lại vùng chiếm đóng của địch ngày càng thu hẹp do đó Pháp có âm mưu mới là đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất từ đó nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương. Câu 31. Chọn đáp án C Nếu như Hiệp định Sơ bộ 1946 Pháp mới chỉ công nhận Việt Nam là 1 quốc gia tự do mà còn bị ràng buộc với nước Pháp thì đến Hiệp định Giơnevơ 1954 lần đầu tiên một hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước lớn, phải công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam như: cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương và nhân dân Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, được tổ chức vào tháng 7/1956. Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1949 với Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954: về quyền dân tộc cơ bản. Câu 32. Chọn đáp án D Trang 13
- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 10/10/1954 quân Pháp rút khỏi Hà Nội và quân ta tiến hành tiếp quản thủ đô. Ngày 16/5/1955, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Câu 33. Chọn đáp án A Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Việt Nam hóa chiến tranh được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do Mĩ chủ huy bằng hệ thống cố vấn. Với chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường. Như vậy, tuy số lượng giảm dần nhưng Việt Nam hóa chiến tranh vẫn có sự phối hợp của lực lượng chiến đấu Mĩ, trong khi Chiến tranh đặc biệt hoàn toàn không có điều này. Câu 34. Chọn đáp án C Nhiệm vụ chung của cách mạng trong giai đoạn 1954 - 1975: "tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới". Câu 35. Chọn đáp án D Trong hai năm 1966 và 1967 chiến sự giữa hai bên diễn ra chủ yếu tại miền Đông Nam Bộ, nơi có các căn cứ và kho tàng lớn của lực lượng cộng sản. Bộ chỉ huy chiến trường của Mỹ đã tung ra ba chiến dịch lớn để đánh vào các căn cứ này, đó là các chiến dịch: Át-tơn-bo-rơ, Xê-đa-phôn, Gian-xơn-ci-ty. Trong đó, cuộc hành quân Xê-đa-phôn đánh vào khu "Tam giác sắt" (là một khu vực rộng 155 km² nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, khoảng 40 km phía bắc trung tâm Sài Gòn) nơi có hệ thống địa đạo mà lực lượng cộng sản dùng làm bàn đạp thâm nhập Sài Gòn. Cuộc hành quân này được mở ra nhằm diệt cơ quan đầu não khu Sài Gòn - Gia Định và xóa địa đạo Củ Chi và Bến Súc. Câu 36. Chọn đáp án C Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng - 7/1973 đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 37. Chọn đáp án C Ngày 7/7/1954, trước khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết 13 ngày, Mĩ đã đưa Ngô Đình Diệm (người được Mĩ nuôi dưỡng từ lâu) về nước làm thủ tướng thay thế Bửu Lộc. Câu 38. Chọn đáp án D Hai chiến dịch đều giành thắng lợi cuối cùng và đưa kẻ thù đến bàn đàm phán, ngoại giao, kí kết hiệp định trao trả độc lập cho dân tộc ta (Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đánh bại mọi cố gắng xâm lược cuối cùng của Pháp, buộc chung kí hiệp định Giơnevo27.1.1954. Trận Điện Biên Phủ trên không đánh bại cuộc oanh tạc bằng không quân 12 ngày đêm của đế quốc Mỹ ở Hải Phòng, Hà Nội khiến tên trùm đế quốc này phải kí hiệp định Pa ri 27.1.1973 rút quân khỏi nước ta). Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến. Câu 39. Chọn đáp án C Hai chiến dịch đều giành thắng lợi cuối cùng và đưa kẻ thù đến bàn đàm phán, ngoại giao, kí kết hiệp định trao trả độc lập cho dân tộc ta (Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đánh bại mọi cố gắng xâm lược cuối Trang 14
- cùng của Pháp, buộc chung kí hiệp định Giơnevo27.1.1954. Trận Điện Biên Phủ trên không đánh bại cuộc oanh tạc bằng không quân 12 ngày đêm của đế quốc Mỹ ở Hải Phòng, Hà Nội khiến tên trùm đế quốc này phải kí hiệp định Pa ri 27.1.1973 rút quân khỏi nước ta). Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến. Câu 40. Chọn đáp án A Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 – 1976) có ý nghĩa to lớn: Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác, đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân không phải ý nghĩa của sự kiện này vì cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành từ khi ta giải phóng miền Nam. Trang 15