Đề thi THPT Quốc gia chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục & Đào tạo môn Lịch sử - Đề số 14 (Có đáp án)

doc 7 trang minhtam 02/11/2022 3900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT Quốc gia chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục & Đào tạo môn Lịch sử - Đề số 14 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thpt_quoc_gia_chuan_cau_truc_bo_giao_duc_dao_tao_mon.doc

Nội dung text: Đề thi THPT Quốc gia chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục & Đào tạo môn Lịch sử - Đề số 14 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 14 Môn: Lịch sử Đề thi gồm 6 Thời gian làm bài: 50 phút trang Câu 1: Đến thời nhà Tống, người Trung Quốc đã có những phát minh quan trọng, đó là gì? A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại.B. Đóng tàu, chế tạo súng. C. Thuốc nhuộm, thuốc in.D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết. Câu 2: Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong thời kì nào ở Trung Quốc? A. Nhà Đường.B. Nhà Tống.C. Nhà Minh.D. Nhà Thanh. Câu 3: Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? A. Thời Đinh – Tiền Lê.B. Thời nhà Lý. C. Thời nhà Trần.D. Thời nhà Hồ. Câu 4: Hệ tư tưởng phong kiến và các tôn giáo lớn nào được truyền vào nước ta thời Bắc thuộc? A. Đạo giáo, Phật giáo, Hồi giáo.B. Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo. C. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.D. Phật giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo. Câu 5: Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, triều đình Mãn Thanh có thái độ gì? A. Kiên quyết chống lại các đế quốc xâm lược. B. Bỏ mặc nhân dân. C. Thỏa hiệp với các nước đế quốc. D. Trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Câu 6: Từ cuối thế kỉ XIX, Đức đã vạch ta kế hoạch tiến hành chiến tranh nhằm A. giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. B. làm bá chủ thế giới và đứng đầu châu Âu. C. bành chướng thế lực ở châu Phi. D. tiêu diệt nước Nga, làm bá chủ thế giới. Câu 7: Một trong những điểm tích cực của cách mạng tư sản thời cận đại là A. xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa. B. tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, chính trị. C. đưa loài người bước vào nền văn minh mới – văn minh hậu công nghiệp. D. đưa giai cấp tư sản lên vũ đại chính trị. Câu 8: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm nhanh chóng vào năm 1867 là A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang. B. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang. 1
  2. C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ. D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Câu 9: Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng và Gia Định là A. làm bàn đạp tấn công Kinh thành Huế. B. Hoàn thành chiếm Trung Kì. C. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình. D. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện. Câu 10: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều định Huế thiết lập bản Hiệp ước Giáp Tuất 1874? A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. B. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa. C. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Dp Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai. Câu 11: Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là A. do chưa tập hợp được lực lượng đông đảo. B. chưa phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa. C. khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. D. Pháp quá mạnh nên dễ dàng đàn áp. Câu 12: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Vật Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế? A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời. B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn. C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng. D. Vì bị sự quản lý chặt chẽ của thực dân Pháp. Câu 13: Đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là: A. thế giới chia thành 2 phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mối phe. B. hình thành trật tự thế giới đa cực. C. dự vươn lên mạnh mẽ và đứng đầu thế giới của nền kinh tế Mĩ. D. thế giới hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Câu 14: Với thắng lợi nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới? A. Cách mạng dân tộc, dân chủ ở Trung Quốc. B. Cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu. C. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Nam Phi. 2
  3. D. Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh. Câu 15: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc Châu Phi nổ ra sớm nhất ở A. Bắc Phi. B. Tây Phi. C. Trung Phi.D. Nam Phi. Câu 16: Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì? A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. Câu 17: Đầu tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với những nước nào kí kết Định ước Henxinki? A. Cùng với Mĩ và Liên Xô. B. Cùng với Mĩ và Anh. C. Cùng với Mĩ và Canada. D. Cùng với Mĩ và Pháp. Câu 18: Năm nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là A. Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin. B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Mianma, Thái Lan. C. Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Mianma, Brunây. D. Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philippin, Brunây. Câu 19: Nguồn gốc của tình trạng hau cường quốc Liên Xô – Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Mĩ can thiệp sâu vào tình hình nội bộ các nước Đông Âu. B. Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. C. Mĩ âm mưu làm bá chủ thế giới. D. Sự cạnh tranh thị trường tiêu thụ hàng hóa giữa hai cường quốc. Câu 20: Xu thế toàn cầu hóa đã tạo cho Việt Nam những điều kiện thuận lợi nào trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa? A. Khai thác được nguồn lực trong nước. B. Xã hội hóa lực lượng sản xuất. C. Giữ vững bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ. D. Tăng cường hợp tác quốc tế. Câu 21: Để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển của mình bằng cách A. chính trị là trọng điểm.B. văn hóa là trọng điểm. C. quân sự là trọng điểm.D. kinh tế là trọng điểm. 3
  4. Câu 22: Tính chất xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. xã hội thuộc địa.B. xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.D. xã hội phong kiến. Câu 23: Sự kiện nào sau đây chứng tỏ phong trào công nhân Việt Nam đã đấu tranh hoàn toàn tự giác? A. Tổ chức Công hội được thành lập (1920). B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Sơn (8/1925). C. Phong trào vô sản hóa (năm 1928). D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930). Câu 24: Hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930) so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) là gì? A. Nặng về đấu tranh giai cấp, động lực của cách mạng là công – nông. B. Chưa vạch ra đường lối cụ thể của cách mạng Việt Nam. C. Chưa thấy được vị trí, vai trò của giai cấp công nhân. D. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của địa chủ phong kiến. Câu 25: Phong trào đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng đó là A. chống độc quyền thương cảng Sài Gòn. B. chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kỳ. C. phong trào “chấn hung nội hóa, bài trừ ngoại hóa”. D. Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp quần chúng. Câu 26: Hội nghị nào của Đảng ta dưới đây đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương? A. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam D. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 27: Hạn chế về lực lượng cách mạng nêu ra trong luận cương chính trị tháng 10/1930 được khắc phục trong mặt trận nào? A. Mặt trận dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận Việt Minh. C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Câu 28: Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 là A. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương. B. thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc. 4
  5. C. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến. D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức. Câu 29: “Đả đảo đế quốc”, “Đả đảo phong kiến” là hai khẩu hiệu của phong trào cách mạng nào ở Việt Nam trong thời kì 1930-1945? A. Phong trào 1936-1939. B. Phong trào 1930-1935. C. Phong trào 1930-1931 D. Phong trào 1939-1945 Câu 30: Nhận định nào sau đây nói về thời cơ Tổng khởi nghĩa tháng Tám là không đúng? A. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, thời cơ Tổng khởi nghĩa đã chín muồi. B. Thời cơ của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám là thời cơ ngàn năm có một. C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi. D. Dân tộc ta đã nhanh chóng chợp lấy thời cơ để tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 31: Vì sao chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946? A. Vì quân Trung Hoa Dâm quốc đã rút lui. B. Vì tình thế cách mạng không thể trì hoãn được. C. Vì quân Pháp đã tấn công ra miền Bắc. D. Vì Pháp và Trung Hoa quốc đã câu két với nhau kí Hiệp ước Hoa – Pháp. Câu 32: Điểm chung trong kế hoạc Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là A. nhanh chóng xóa bỏ căn cứ địa Việt Bắc. B. âm mưu tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam. C. giành thế chủ động trên chiến trường. D. đánh vào cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Câu 33: Hai hệ thống phòng ngự Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là A. hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung du B. hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và Hành lang Đông – Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La). C. hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và đồng bằng Bắc Bộ. D. phong tuyến “Boong ke” và “vành đai trắng” xung quanh Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Câu 34: Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm A. tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. B. tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng ba nước Đông Dương. C. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. D. giành thắng lợi quyết định về quân sự để tạo điều kiện thuận lợi trong đàm phán ngoại giao. 5
  6. Câu 35: Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), Mĩ thay Pháp dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam nhằm thực hiện âm mưu A. chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. B. chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương, Đông Nam Á. C. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương, Đông Nam Á. D. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Câu 36: Sau Hiệp định Pari (1973), Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. ”Chiến tranh đơn phương”.B. “Chiến tranh đặc biệt”. C. “Chiến tranh cục bộ”.D. “Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 37: Điểm mới trong âm mưu của Mĩ thể hiện ở chiến lược “Chiến tranh cực bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là A. mở rộng chiến tranh xâm lược Lào. B. mở rộng chiến tranh xâm lược Campuchia. C. mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc. D. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Câu 38: Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975 do Đảng Lao động Việt Nam đề ra và thực hiện thành công là A. làm cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam. B. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng XHCN ở miền Bắc và tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. C. tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng ruộng đất ở miền Nam. D. Cả nước cùng kháng chiến chống Mĩ cứu nước để thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 39: Điền những từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây: “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà là ”. A. làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. B. làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả. C. làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện. D. làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước. Câu 40: Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội của A. công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. xây dựng và phát triển kinh tế. C. công cuộc đổi mới đất nước. D. xây dựng và chỉnh đốn Đảng. 6
  7. ĐÁP ÁN 1D 2C 3C 4C 5C 6A 7B 8D 9C 10C 11C 12C 13A 14B 15A 16B 17C 18A 19B 20D 21D 22B 23B 24A 25C 26C 27B 28A 29C 30A 31D 32D 33B 34A 35B 36D 37C 38B 39B 40C 7