Đề thi THPT Quốc gia chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục & Đào tạo môn Lịch sử - Đề số 11 (Có đáp án)

doc 7 trang minhtam 4140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT Quốc gia chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục & Đào tạo môn Lịch sử - Đề số 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thpt_quoc_gia_chuan_cau_truc_bo_giao_duc_dao_tao_mon.doc

Nội dung text: Đề thi THPT Quốc gia chuẩn cấu trúc Bộ Giáo dục & Đào tạo môn Lịch sử - Đề số 11 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 11 Môn: Lịch sử Đề thi gồm 6 Thời gian làm bài: 50 phút trang Câu 1: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệm ở các nước châu Âu cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì? A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu. B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông. C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố. D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Câu 2: Yếu tố nào là cơ bản chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để? A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng. B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản. D. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Giacôbanh. Câu 3: Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào? A. Nhà Trần.B. Nhà Lý. C. Nhà Lê sơ.D. Nhà Nguyễn. Câu 4: Cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào? A. Lê (Nam triều) – Trịnh (Bắc triều). B. Trịnh (Nam triều) – Mạc (Bắc Triều). C. Mạc (Nam Triều) – Nguyễn (Bắc Triều). D. Lê, Trịnh (Nam Triều) – Mạc (Bắc triều). Câu 5: Hậu quả của việc Trung Quốc kí Hiệp ước 1842 với thực dân Anh là gì? A. Trung Quốc được thực dân Anh công nhận là nước độc lập. B. Trung Quốc thực sự trở thành nước thuộc địa. C. Mở đầu quá trinh Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. D. Trung Quốc trở thành nước thuộc địa. Câu 6: Điểm khác biệt giữa phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh với các nước châu Á, châu Phi thế kỉ XIX là A. chống chính sách bành chướng của Mĩ.B. chống chủ nghĩa thực dân cũ. C. nhằm giành độc lập dân tộc.D. do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 7: “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì 1
  2. A. có hệ thống thuộc địa nhiều, ít khác nhau. B. có sự phát triển không đồng đều về kinh tế. C. các nước đều cho mình có sức mạnh cạnh tranh riêng. D. đã nảy sinh bất đồng do mâu thuẫn về phân chia quyền lợi. Câu 8: Nội dung cơ bản nhất của chiếu Cần vương là gì? A. Khẳng định quyết tâm chống Pháp. B. Khôi phục quốc gia phong kiến. C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập. D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Câu 9: Kinh tế Việt Nam đã chuyển biến như thế nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp? A. Xuất hiện đồn điền trồng lúa, cà phê và cao su do tư bản Pháp làm chủ. B. Kinh tế Việt Nam không có sự chuyển biến và bị lệ thuộc và tư bản Pháp. C. Phương thức sản xuất TBCN từng bước được du nhập vào Việt Nam. D. Xuất hiện một số thành thị và khu công nghiệp hoạt động sầm uất. Câu 10: Điểm khác biệt căn bản giữa phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX là ở A. tính chất và khuynh hướng.B. giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia C. hình thức và phương pháp đấu tranh.D. quan niệm và khuynh hướng cứu nước. Câu 11: Phong tròa Yên Thế là do A. triều đình tổ chứcB. các cuộc khởi nghĩa Cần vương hợp lại. C. phong trào Cần vương khởi xướng.D. nông dân tự động đứng lên kháng chiến. Câu 12: Không chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp đánh tiếp ở đâu? A. HuếB. Gia ĐịnhC. Biên Hòa.D. Vĩnh Long. Câu 13: Nguyên thủ ba quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đến Hội nghị Ianta với công việc trọng tâm là A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ hòa bình và an ninh thế giới. C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. D. bàn biện pháp sớm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 14: Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Á, hội nghị Ianta đã A. quyết định Liên Xô hình thành khối liên minh với Mĩ để chống Nhật. B. quyết định Liên Xô chống Nhật trước khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu. C. quyết định Liên Xô chống Nhật khi chiến tranh đang diễn ra ở châu Âu. D. quyết định Liên Xô chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu. 2
  3. Câu 15: Ý nào sau đây không phải là một trong những nội dung của tình hình Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000? A. Kinh tế có sự tăng trường nhanh nhưng xen kẽ những đợt suy thoái kéo dài. B. Một trong hai thách thức lớn của nước Nga là sự tranh chấp giữa các đảng phái. C. Vừa ngả về phương Tây vừa khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á. D. Từ năm 2000, Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do phần tử li khai gây ra. Câu 16: Theo phương án Maobáttơn thực dân Anh chia Ấn Độ làm hai quốc gia trên cơ sở A. văn hóaB. tôn giáo. C. kinh tế.D. giáo dục. Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ biến khu vực Mĩ Latinh trở thành sân sau của mình nhờ vào A. sự viện trợ kinh tế và quân sự từ Đồng minh. B. hợp tác với Liên Xô sau chiến tranh. C. ưu thế lớn về kinh tế và quân sự Mĩ. D. lực lượng quân đội khu vực này suy yếu. Câu 18: Đâu là điểm chung trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ? A. Chuẩn bị tiến hành chiến tranh tổng lực. B. Thực hiện “chiến lược toàn cầu hóa”. C. Thực hiện “chủ nghĩa lấp lỗ chỗ trống”. D. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ. Câu 19: Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật (1951) không có nội dung nào sau đây? A. Chấp nhận đứng trước “Chiếc ô” hạt nhân của Mĩ. B. Cho Mĩ đóng quân trên lãnh thổ Nhật Bản. C. Chấm dứt chế độ chiếm đống của quân Đồng minh. D. Cho Mĩ xây dựng căn cứ trên lãnh thổ Nhật Bản. Câu 20: Xu hướng hào hoãn Đông – Tây xuất hiện vào thời gian nào? A. Đầu những năm 70 thế kỉ XX. B. Nửa sau những năm 70 thế kỉ XX. C. Đầu những năm 80 thế kỉ XX. D. Đầu những năm 90 thế kỉ XX. Câu 21: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược? A. Kết quả tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới. C. Các cường quốc đẩy mạng liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. D. Kết quả của việc thu hút nguồn nhân lực vào các nước đang phát triển. 3
  4. Câu 22: Kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi tác động của công cuộc khai thác thuộc địa thứ hai của thực dân Pháp? A. Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa ở Việt Nam phát triển, Việt Nam là thị trường độc chiếm của Pháp. B. Làm cho kinh tế Việ Nam kiệt quệ, lạc hậu, phải phụ thuộc vào kinh tế Pháp và là thị trường độc chiếm của Pháp. C. Thúc đẩy nền kinh tế tư bản Việt Nam phát triển, kinh tế nhiều thành phần được hình thành dưới sự kiểm soát của Pháp. D. Thúc đẩy nhanh sự chuyển biến của kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế nông nghiệp lac hậu, manh mún sang nền kinh tế thị trường phát triển. Câu 23: Tháng 8-1925, công nhân Ba Son bãi công đã chuyển cuộc đấu tranh của công nhân từ tự phát lên tự giác vì A. đã đưa ra khẩu hiệu đòi tăng lương giảm giờ làm. B. đòi Pháp thả tự do cho Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Chinh. C. thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh ngăn cản Pháp trở binh lính sang đàn áp cách mạng Angiêri D. thể hiện tinh thần công nhân quốc tế, đấu tranh ngăn cản Pháp chở binh lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. Câu 24: Ý nghĩa lớn nhất của sự kiện tháng /1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin” là A. tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản. B. tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam và con đường cách mạng tư sản. C. tìm ra con đường cứu nước cho các dân tộc và thuộc địa của Pháp là con đường cách mạng vô sản. D. tìm ra con đường cứu nước cho các dân tộc và thuộc địa của Pháp là con đường cách mạng tư sản. Câu 25: Phong trào “vô văn hóa” năm 1928 có tác dụng gì? A. Tăng cường số lượng công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ. B. Nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào đấu tranh trong nước. C. Thúc đẩy cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và công nhân. D. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đồ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 26: Chủ trương “vô sản hóa” là của A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.B. Việt Nam Quốc dân đảng. C. Tân Việt Cách mạng đảng.D. Nguyễn Ái Quốc. Câu 27: Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”? A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. B. Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh (18/11/1930). C. Luận cương chính trị tháng 10/1930. 4
  5. D. Xung quanh vấn đề chính sách mới của Đảng (10/1930). Câu 28: Hãy xác định hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936-1939? A. Bí mật, bất hợp pháp. B. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. C. Đấu tranh nghị trường là chủ yếu. D. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai. Câu 29: Hội nghị nào đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Đảng-đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu? A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (7/1936). B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (11/1930). C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (11/1940). D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941). Câu 30: Điểm tương đồng và cũng là quyết định quan trọng nhất của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 và tháng 5/1941 là A. thay đổi hình thức mặt trận dân tộc thống nhất để giải quyết nhiệm vụ dân tộc. B. thành lập Chính phủ dân chủ cộng hòa thay cho chính quyền Xô viết. C. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, các nhiệm vụ khác tạm thời gác lại. D. tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, tập trung vào giải phóng dân tộc. Câu 31: Trong “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt là A. quân Tưởng.B. quân Pháp.C. quân Mĩ.D. quân Nhật. Câu 32: Từ năm 1930 đến năm 1945, nhiều thức mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập, ngoại trừ A. Hội Phản đế đồng minh Đông DươngB. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận Việt MinhD. Mặt trận Liên Việt. Câu 33: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931? A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng rộng khắp cả nước. D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột nhân dân. Câu 34: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 khó khăn nào lớn nhất đưa nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? A. Khó khăn về kinh tế.B. KHó khăn về tài chính. C. Khó khăn về thù trong.D. Khó khăn về giặc ngoại. 5
  6. Câu 35: Nhận định nào sau đây nói về chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954): “Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất và là thắng lợi quyết định, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ”? A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. C. Chiến dịch Tây Nguyên tháng 2/1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 36: Vì sao Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pari? A. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. B. Bị thất trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. C. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân năm 1968. D. Bị thất bại trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc. Câu 37: So với các giai đoạn trước, quy mô của chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” thay đổi như thế nào? A. Chiến trường chính là miền Nam Việt Nam. B. Mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc. C. Mở rộng chiến tranh ra toàn chiến trường Đông Dương. D. Lôi kéo nhiều nước tham gia vào chiến tranh Việt Nam. Câu 38: Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở đâu? A. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.B. QUảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn. C. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.D. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Câu 39: Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới oqr nước ta là gì? A. Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, đưa đất nước tiến lên. B. Sự lãnh đại của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Coi giáo dục và đào tạo, khoa học – kĩ thuật là quốc sách hàng đầu. D. Nắm bắt xu thế của thế giới, phát huy nội lực trong nước. Câu 40: Đại hội VI (12/1986) đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới là gì? A. Đổi mới về chính trị.B. Đổi mới về kinh tế. C. Đổi mới về kinh tế và chính trị.D. Đổi mới về văn hóa. 6
  7. ĐÁP ÁN 1D 2B 3C 4D 5C 6A 7D 8C 9C 10A 11D 12B 13C 14D 15A 16B 17C 18B 19C 20A 21A 22B 23D 24A 25B 26A 27C 28D 29B 30C 31D 32D 33C 34D 35D 36C 37C 38C 39B 40B 7