Đề thi khảo sát chất lượng Hóa học Lớp 11 - Mã đề: 111 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Khánh A

docx 4 trang minhtam 8340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng Hóa học Lớp 11 - Mã đề: 111 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Khánh A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_hoa_hoc_lop_11_ma_de_111_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng Hóa học Lớp 11 - Mã đề: 111 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Khánh A

  1. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI KSCL THÁNG 2 TRƯỜNG THPT YÊN KHÁNH A NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi có 4 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 111 Cho nguyên tử khối các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; He = 4; N = 14; S = 32; P = 31; Na = 23; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Al = 27; Ag = 108; Ca = 40; Ba = 137; Cl = 35,5; Br = 80. Câu 1. Liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết cho nhận. B. Liên kết hidro. C. Liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết ion. Câu 2. Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây? A. SO2. B. NO2. C. CO2. D. CO. Câu 3. Xăng sinh học (xăng pha etanol) được coi là giải pháp thay thế cho xăng truyền thống. Xăng pha etanol là xăng được pha 1 lượng etanol theo tỷ lệ đã nghiên cứu như sau: xăng E85 (pha 85% etanol), E10 (pha 10% etanol), E5 (pha 5% etanol), Và bắt đầu từ ngày 1/1/2018 xăng E5 chính thức thay thế xăng RON92 (hay A92) trên thị trường. Công thức của etanol là: A. C2H6. B. C2H4O. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 4. Chất nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom? A. stiren. B. eten. C. etin. D. propan. Câu 5. Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH3-CH=CH-CH=CH2. B. CH2=CH-CH2-CH3. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH3-CH=C(CH3)2. Câu 6. Chất X tác dụng với phenol tạo kết tủa trắng. Chất X là: A. dd NaCl B. Na C. dd NaOH D. Nước Brom Câu 7. Cho CH ≡ CH cộng nước ( 800C, xt Hg 2+) sản phẩm thu được là: A. CH2=CH-OH. B. CH3-CH=O. C. CH3-CH2- OH. D. CH2(OH)−CH2(OH). Câu 8. Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do: A. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ B. Trong phân tử N2 có liên kết 3 rất bền C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn một cặp electron chưa tham gia liên kết D. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. Câu 9. Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm OH kề nhau ta dùng : A. Dd Br2 B. Dd KMnO4 C. Cu(OH)2 D. Dd AgNO3 Câu 10. Chất nào sau đây là ancol bậc 2? A. HOCH2CH2OH. B. (CH3)2CHCH2OH. C. (CH3)3COH. D. (CH3)2CHOH. Mã đề 111 Trang 1/4
  2. Câu 11. Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. ancol isopropylic. B. toluen. C. isopren. D. isobutan. Câu 12. Than nào dùng làm chất độn khi lưu hóa cao su, sản xuất mực in, xi đánh giày? A. Than gỗ. B. Than chì. C. Than muội. D. Than cốc. Câu 13. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố A. nitơ. B. cacbon. C. oxi. D. hiđro. Câu 14. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây? A. (NH4)3PO4 B. NH4HCO3 C. NaCl D. CaCO3 Câu 15. Công thức phân tử của axetilen là: A. C2H6. B. C3H2. C. C2H2. D. C3H4. Câu 16. Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ, chất khí đó là A. NO2 B. N2 C. N2O D. NH3 Câu 17. Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm sau: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2. Hiện tượng quan sát đầy đủ và đúng nhất là: A. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm. B. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành, có khí màu nâu đỏ thoát ra C. Có dung dịch màu xanh thẫm tạo thành D. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành Câu 18. Cho dãy các chất: etan, propilen, stiren, etylbenzen. Số chất trong dãy có khả năng phản ứng với KMnO4 trong dung dịch ngay nhiệt độ thường là: A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 19. Dung dịch muối X làm quỳ tím hóa xanh. Dung dịch muối Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn X và Y thấy có kết tủa. X và Y là cặp chất nào sau đây? A. K2CO3 và BaCl2. B. K2CO3 và AlCl3. C. KOH và FeCl3. D. NaOH và K2SO4. Câu 20. Hoà tan hết m gam Al vào dung dịch HNO3 dư được 0,01mol NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tìm m : A. 0,27g B. 0,81g C. 0,54g D. 1,35g Câu 21. Hợp chất C4H8 có số đồng phân anken là: A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 22. Muối NaHCO3 không thể tham gia phản ứng nào sau đây? A. Tác dụng với kiềm. B. Tác dụng nhiệt, bị nhiệt phân C. Tác dụng với axit. D. Tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2. Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp cần 2,7 mol O2 tạo thành 1,6 mol CO2. CTPT của 2 hiđrocacbon là: A. C2H2, C3H4. B. C2H6, C3H8. C. CH4, C2H6. D. C2H4, C3H6. Mã đề 111 Trang 2/4
  3. Câu 24. Kim loại không bị hòa tan trong dung dịch axit HNO3 đặc nguội, nhưng tan được trong dung dịch NaOH là: A. Pb B. Fe C. Mg D. Al Câu 25. Cho từ từ V lít CO (đktc) qua ống sứ đựng hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4, Al2O3 (dư). Sau phản ứng, thấy khối lượng chất rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là A. 0,448. B. 0,224. C. 0,112. D. 0,560. Câu 26. Số đồng phân chứa nhân thơm của C8H10 là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 27. Cracking 672 lít butan thu được 1212 lít hỗn hợp khí X khác nhau. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Thể tích (lít) C4H10 chưa bị crăcking là A. 112. B. 540 C. 132. D. 72. Câu 28. Hiđrocacbon A có tỉ khối so với He bằng 14. CTPT của A là : A. C4H4. B. C4H8. C. C4H10. D. C4H6. Câu 29. Chia hỗn hợp hai anken thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong không khí thu được 15,12 gam H2O. Phần hai cộng H 2 (xúc tác Ni, đun nóng) được hỗn hợp X. Nếu đốt cháy hoàn toàn phần hai thì thể tích CO2 (đktc) tạo ra là A. 16,128lít. B. 18,816 lít. C. 8,064 lít. D. 21,504 lít. Câu 30. Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 29,4 gam kết tủa vàng nhạt. Thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong X là A. 50% và 50%. B. 80% và 20%. C. 20% và 80%. D. 60% và 40%. Câu 31. Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm 2,16 gam . Khối lượng muối đã bị nhiệt phân là : A. 1,96g B. 37,6g C. 3,76g D. 2,0g Câu 32. Cho a mol Mg phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa b mol HNO3 thu được dung dịch chứa hai muối và không thấy có khí thoát ra. Quan hệ giữa a và b là A. 2a = 5b. B. 8a = 3b. C. 4a = 3b. D. 5a = 2b. Câu 33. Từ 51 tấn NH3 điều chế được 225 tấn dung dịch HNO3 63% . Hiệu suất của quá trình tổng hợp là A. 75% B. 80% C. 90% D. 50% Câu 34. Tiến hành hai thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: cho từ từ từng giọt HCl cho đến dư vào dung dịch Na2CO3 và khuấy đều. - Thí nghiệm 2: cho từ từ từng giọt Na 2CO3 cho đến dư vào dung dịch HCl và khuấy đều. Kết luận rút ra là A. Thí nghiệm 1 không có khí bay ra, thí nghiệm 2 có khí bay ra ngay lập tức. B. Thí nghiệm 1 lúc đầu chưa có khí sau đó có khí, thí nghiệm 2 có khí ngay lập tức. C. Cả hai thí nghiệm đều có khí bay ra ngay từ ban đầu. D. Cả hai thí nghiệm đều không có khí. Mã đề 111 Trang 3/4
  4. Câu 35. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,02 mol Ca(OH)2 thu được 1,5 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 0,336 hoặc 0,56. B. 0,56. C. 0,336 hoặc 0,448. D. 0,448. Câu 36. Cho dãy chuyển hóa sau: CaC  H2O X  H2  Y  H2O  Z 2 xt Pd /PdCO3 xt H2SO4 Tên gọi của X và Z lần lượt là: A. Etan và etanal. B. Axetilen và ancol etylic. C. Axetilen và etylen glicol. D. Etilen và etylic. Câu 37. Cho 22,4 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH4, C2H4, C2H2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 7,3 đi chậm qua ống sứ đựng bột Niken nung nóng ta thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 là 73/6. Cho hỗn hợp khí Y di chậm qua bình nước Brom dư ta thấy có 10,08 lít (đktc) khí Z thoát ra có tỉ khối đối với H2 bằng 12 thì khối lượng bình đựng Brom đã tăng thêm A. 3,8 gam. B. 2,0 gam. C. 7,2 gam. D. 1,9 gam. Câu 38. Cho các chất sau: metan, etilen, buta- 1,3- đien, benzen, toluen, stiren, phenol. Số chất tác dụng được với dung dịch nước brom ở điều kiện thường là A. 6. B. 5. C. 4. D. 7. Câu 39. Cho 40,6 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 1330 ml dung dịch HNO 3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N 2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là A. 137,48 g B. 127,40 g C. 136,08 g D. 138,25 g Câu 40. Cho từ từ 250 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,4M và KHCO3 0,8M vào 500 ml dung dịch HCl 0,5M và khuấy đều. Sau phản ứng thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 3,36 B. 4,20 C. 4,48. D. 3,92. HẾT Mã đề 111 Trang 4/4