Đề thi học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Đề 9 (Có đáp án)

doc 3 trang minhtam 8020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Đề 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_lop_8_de_9_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Đề 9 (Có đáp án)

  1. Đề 9 Câu 1: (4,5 điểm) 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau: a. K + H2O -> b. Ca(OH)2 + H3PO4 -> Ca3(PO4)2 + H2O c. FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2 d. FexOy + CO -> FeO + CO2 2. Hãy viết các phương trình hóa học tạo thành các oxit: Al2O3, CuO, SO2, CO2, Fe3O4, MgO, P2O5, K2O từ các đơn chất tương ứng và gọi tên các oxit. 3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau: Na, P2O5, CaO, NaCl, Mg, Ag. Câu 2: (3,5 điểm). 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Xác định số lượng mỗi loại hạt trong nguyên tử X? 2. Cho hỗn hợp khí X gồm H2 và CH4 (ở đktc) có tỉ khối đối với khí oxi là 0,325. a. Tính thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X. b. Trộn 11,2 lít hỗn hợp khí X với 28,8 gam khí oxi rồi thực hiện phản ứng đốt cháy, phản ứng xong làm lạnh để ngưng tụ hết hơi nước thì thu được khí Y. Xác định phần trăm thể tích và phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp Y. Câu 3: (5,0 điểm): 1. Nung hoàn toàn 12,75 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi ở (đktc). Trong hợp chất B có thành phần % theo khối lượng các nguyên tố là: 33,33% Na; 20,29% N; 46,38% O. Xác định công thức hóa học của A, B. Biết rằng công thức đơn giản cũng chính là công thức hóa học. 2. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất X cần dùng hết 10,08 lít O2 (đktc). Sau phản ứng thu được 13,2 gam khí cacbonic và 7,2 gam nước. Xác định CTHH của X và viết PTHH đốt cháy X? (Biết công thức dạng đơn giản chính là CTHH của X). 3. Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam một kim loại X có hóa trị II bằng dung dịch HCl vừa đủ. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí ở (đktc). Xác định kim loại X? Câu 4: (3,0 điểm). Cho 46,4 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với 17,92 lít khí hiđrô (đktc). Cho toàn bộ lượng kim loại thu được tác dụng hết với 43,8 gam HCl. Xác định công thức hóa học của oxit. Câu 5: (2,0 điểm). Cho 13,7 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng hết với dung dịch axit HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và V lít khí hiđrô (đktc). Khối lượng dung dịch Y nặng hơn hơn dung dịch axit ban đầu là 12,6 gam. a. Viết các PTHH của phản ứng. Tính V b. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X Câu 6: (2,0 điểm). Cho luồng khí hiđrô đi qua 20 gam quặng sắt chứa 80% Fe2O3 và tạp chất không phản ứng. Sau một thời gian thu được 16,16 gam chất rắn. a. Tính hiệu suất của phản ứng b. Tính khối lượng mỗi chất trong 16,16 gam chất rắn. (Ca = 40; Na = 23; Mg = 24; Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5; C = 12; N = 14; Fe = 56; Al = 27; O = 16)
  2. Câu 4 (VY 2016 - 2017). (3,0 điểm). Cho 46,4 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với 17,92 lít khí hiđrô (đktc). Cho toàn bộ lượng kim loại thu được tác dụng hết với 43,8 gam HCl. Xác định công thức hóa học của oxit. nH2=0,8(mol) Gọi công thức của oxit cần tìm là MxOy MxOy+yH2 >xM+yH2O 0,8/y 0,8 0,8 (mol) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng 46,4+0,8.2=mM+0,8.18 >mM=33,6(g) 2M + 2nHCl >2MCln+nH2 1,2/n 1,2 >M=33,6/(1,2/n)=28n >M=56 (Fe) Công thức của oxit là FexOy Ta có 46,4/(56x+16y)=0,8/y >x/y=3/4 Vậy công thức của oxit là Fe3O4 Câu 5 (VY 2016 - 2017). Cho 13,7 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng hết với dung dịch axit HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và V lít khí hiđrô (đktc). Khối lượng dung dịch Y nặng hơn hơn dung dịch axit ban đầu là 12,6 gam. a. Viết các PTHH của phản ứng. Tính V b. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X Bg a. 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 (1) Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 (2) - Gọi x, y lần lượt là số mol của Al, Fe có trong 13,7 gam hỗn hợp - Theo bài ra ta có: 27 x + 56 y = 13,7 (I) - Theo pt (1,2) ta có: n HCl = 3 n Al + 2 n HCl = (3 x + 2 y) (mol) => m HCl = (3 x + 2 y) . 36,5 (gam) - Dung dịch Y gồm AlCl3 và FeCl2 - Theo pt (1,2) ta có: n Y = n AlCl3 + n FeCl2 = (x + y) (mol) => m Y = 133,5 x + 127 y (gam) - Theo bài ra ta có m Y – m HCl = 12,6 => 133,5 x + 127 y - (3 x + 2 y) . 36,5 = 12,6 24 x + 54 y = 12,6 (II) - Từ I. II ta có hệ pt 27 x + 56 y = 13,7 24 x + 54 y = 12,6 => x = 0,3 , y = 0,1 - Theo pt (1,2) ta có: n H2 = 1,5 n Al + n Fe = 1,5 . 0,3 + 0,1 = 0,55 (mol) => V H2 = 0,55 . 22,4 = 12,32 (lít) b. – m Al = 0,3 . 27 = 8,1 (gam)
  3. 8,1 => % m Al = x100% 59,12% 13,7 => % mFe = 100% - 59,12% = 40,88% Câu 6 (VY 2016 - 2017) Cho luồng khí hiđrô đi qua 20 gam quặng sắt chứa 80% Fe2O3 và tạp chất không phản ứng. Sau một thời gian thu được 16,16 gam chất rắn. a. Tính hiệu suất của phản ứng b. Tính khối lượng mỗi chất trong 16,16 gam chất rắn. Bg 20.80 a. m Fe2O3 = 16gam 100 m tạp chất = 20 – 16 = 4 gam (*0 16 n Fe2O3 = 0,1mol 160 * Nếu phan ứng xảy ra hoàn toàn ta có: PTHH: Fe2O3 + 3H2 - > 2Fe + 3H2O (1) - Theo pt (1): n Fe = 2 n Fe2O3 = 2.0,1 = 0,2 mol => m Fe = 0,2 . 56 = 11,2 gam m Fe = 2x.56 = 112x gam ( ) - nFe2O3 dư = (0,1 – x ) mol = > m Fe2O3 dư = (0,1 – x ).160 gam ( ) m chất rắn sau phan ứng = m Fe + m Fe2O3 dư + m tạp chất = 16,16 gam ( ) - Thay (*), ( ), ( ) vào ( ) ta được: 112 x + 160(0,1 - x) + 4 = 16,16 112 x + 16 – 160 x + 4 = 16,16 => 48 x = 3,84 => x = 0,08 mol => m Fe2O3 phản ứng = 0,08 . 160 = 12,8 gam 12,8 => H = 80% 16 b. m Fe = 112 . 0,08 = 8,96 gam m tạp chất = 4 gam m Fe2O3 dư = 16,16 – 8,96 – 4 = 3,2 gam