Đề thi học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Đề 25 (Có hướng dẫn chấm)

doc 5 trang minhtam 8600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Đề 25 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_lop_8_de_25_co_huong_dan_cham.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Đề 25 (Có hướng dẫn chấm)

  1. Đề 25 Câu 1. (5,0 điểm): 1) Hãy tìm các chất kí hiệu bằng chữ cái trong sơ đồ và hoàn thành sơ đồ bằng các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Biết A, B, D, E là các chất khác (1) (2) (3) (4) (5) nhau: KClO3  A  B  D  E  Pb (6) NaOH 2) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định số hạt mỗi loại trong nguyên tử X? Câu 2. (5,0 điểm): 1) Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các lọ mất nhãn đựng các chất riêng biệt gồm: Na2O, P2O5, Fe, Cu, Na. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có). 2) Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm. 5 a) Cho biết tên dụng cụ và hóa chất theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5. b) Tại sao ống nghiệm chứa hóa chất (1) phải lắp như hình vẽ? c) Phương pháp thu khí dựa vào tính chất vật lí nào của oxi? Câu 3. (5,0 điểm): 1) Cho a gam hỗn hợp CaO và Ca tác dụng với H 2O dư, sinh ra 4,48 lít khí H 2 (đo ở đktc). Sau khi phản ứng kết thúc, làm bay hơi hết nước người ta thu được 22,2 gam chất rắn. a) Tính a? b) Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu? 2) Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và một oxit sắt ở nhiệt độ cao bằng khí hiđro, sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,6 gam hỗn hợp hai kim loại. Cho toàn bộ hỗn hợp hai kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít khí (đo ở đktc). a) Xác định công thức hóa học của oxit sắt? b) Tính thành phần % theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu? Câu 4. (5,0 điểm): 1) Cho hỗn hợp A gồm các khí O2, H2, SOx. Trong hỗn hợp A khí O2, H2 chiếm lần lượt là 25% và 50% về thể tích. Mặt khác SOx chiếm 64 % về khối lượng trong hỗn hợp A. a) Xác định công thức hóa học của SO x. Biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. b) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong A. 2) Cho 15,12 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng với dung dịch chứa 0,95 mol axit sunfuric loãng. a) Chứng minh rằng sau phản ứng axit vẫn còn dư. b) Nếu các phản ứng trên thu được 17,472 lít khí (đo ở đktc). Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu?
  2. PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN HDC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: HÓA HỌC 8 Ngày thi: 29/3/2016 Thời gian làm bài: 120 phút Câu Nội dung Điểm 1) Học sinh tìm đúng CTHH của các chữ cái A, B, D, E 1,0 Viết đúng 6 PTHH ghi rõ điều kiện phản ứng, cân bằng PTHH đúng cho 1,5 0,25 điểm/PTHH . 1 2) Theo bài ra ta có: p + e + n = 34 (1) 0,5 p + e – n = 10 (2) 0,5 Từ (1) và (2) => 2.(p + e) = 44 0,5 Mà p = e => p = e = 11 => n = 22 – 10 = 12 1,0 1) Trích hóa chất ra 5 ống nghiệm riêng biệt dùng làm mẫu thử, đánh số thứ tự - Cho các mẫu thử vào nước. + Mẫu thử nào tan được trong nước là Na2O, P2O5. PTPƯ: Na2O + H2O  2NaOH 1,25 P2O5 + 3H2O  2H3PO4 + Mẫu thử nào tan được trong nước, có khí không màu thoát ra là Na => dán nhãn: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2  + Mẫu thử không tan là Fe, Cu. - Nhỏ dung dịch của 2 mẫu thử tan trong nước vào giấy quỳ tím: + Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển mầu đỏ là H 3PO4 => chất ban đầu là P2O5 => dán nhãn. 1 + Dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh đó là NaOH => chất ban đầu là 2 Na2O => dán nhãn. - Nhỏ dung dịch HCl vào 2 mẫu thử không tan: + Mẫu thử nào tan có khí không màu thoát ra là Fe => dán nhãn 0,75 PTPƯ: Fe +2HCl  FeCl2 + H2  + Mẫu thử không tan là Cu => dán nhãn 2) a) Các dụng cụ và hóa chất trong hình vẽ: + 1: KMnO4 hoặc KClO3, 0,5 + 2: Đèn cồn. + 3: Ống dẫn khí. + 4: Khí O2 + 5: Bông. b) Giải thích: Ống nghiệm chứa KMnO4 hoặc KClO3, kẹp trên giá phải hơi chúc miệng xuống để tránh hiện tượng khi đun hóa chất ẩm, hơi nước bay 1,0 lên đọng lại trên thành ống nghiệm chảy xuống đáy làm vỡ ống nghiệm. c) Phương pháp thu khí dựa vào tính chất oxi là chất khí ít tan trong nước. 0,5 1) 4,48 Số mol khí H2 là: n 0,2(mol) H 2 22,4 3 1,0 Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2  (*) Mol PTHH 1 2 1 1 Mol đề ra 0,2 0,2  0,2
  3. m 40 .0,2 8 gam m 74.0,2 14,8 gam Ca Ca(OH )2 ( PTHH *) Theo đề bài thu được 22,2 gam chất rắn nên khối lượng Ca(OH)2 còn lại là: m 22,2 - 14,8 = 7,4 gam Ca(OH )2 0,5 7,4 số mol Ca(OH)2 còn lại là: n = 0,1 (mol) Ca(OH )2 74 CaO + H2O Ca(OH)2 Mol PT (mol) 1 1 1 0,5 Mol đề (mol) 0,1 0,1  0,1 => mCaO = 0,1 . 56 = 5,6 gam => a = 8 + 5,6 = 13,6 gam b) Thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu là: 8 %m .100% 58,8% Ca 13,6 0,5 %m 100 58,8 41,2% CaO 2) a) Đặt CTHH của oxit sắt là FexOy (x, y nguyên, dương) t0 0,5 Các PTHH: FexOy + yH2  xFe + y H2O (1) t0 CuO + H2  Cu + H2O (2) Cho hỗn hợp kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng dư => chỉ có Fe phản ứng Fe + H2SO4 loãng  FeSO4 + H2 (3) 4,48 0,5 Theo PTHH (3) nFe = nH2 = = 0,2 mol 22,4 Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là: mFe = 0,2 . 56 = 11,2 gam => Khối lượng Cu thu được sau phản ứng: mCu = 17,6 – 11,2 = 6,4 gam 6,4 Theo PTHH (2) => nCuO = nCu = = 0,1 mol 64 Khối lượng CuO trong hỗn hợp là: mCuO = 0,1. 80 = 8 gam 0,5 Khối lượng FexOy trong hỗn hợp là: mFexOy = 24 - 8 =16 gam Khối lượng oxi trong 16g FexOy là: mO = 16 – 11,2 = 4,8 gam m 56.x 11,2 Ta có : Fe => x = 2; y = 3 mO 16.y 4,8 0,5 Vậy CTHH của oxit sắt là Fe2O3. b) Thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu là: 16 % Fe2O3 = .100% = 66,67% 0,5 24 % CuO = 100% - 66,67% = 33,33% 1) a) Phần trăm về thể tích của SOx trong A là: 100% - 50% - 25% = 25% - Vì các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên tỉ lệ % về thể tích chính là tỉ lệ % về số mol nên: 1,0 4 nH 0,5(mol) 2 - Giả sử trong 1 mol A có n 0,25(mol) O2 n 0,25(mol) SOx - Khối lượng A có trong 1 mol là: mA = 0,5 .2 + 32 .0,25 + (32+16.x).0,25 1,5
  4. (32 16.x).0,25 Ta có %SO = 64% => %SO .100 64 x x 9 (32 16.x).0,25 x= 2 vậy công thức hóa học là: SO2 0,5.2 b) %H2 = .100% 4% 25 0,5 %O2 = 100 - 64 - 4 = 32% 2) a) Gọi số mol của Al, Mg lần lượt trong hỗn hợp là x, y (mol) (x, y > 0) 2Al + 3H2SO4 loãng  Al2(SO4)3 + 3H2 (1) 0,25 x 1,5.x 1,5.x Mg + H2SO4 loãng  MgSO4 + H2 (2) y y y Giả sử kim loại trong hỗn hợp tan hết: Theo bài ra ta có: khối lượng hỗn hợp là: 27.x + 24.y = 15,12 gam 15,12 => 24.(x + y) (x + y ) n = 1,5.x + y 1,0 H2SO4 ( pu) => 1,5.x + y n Vậy hỗn hợp phản ứng hết, axit còn dư. H2SO4 b) Lượng hỗn hợp tan hết nên ta có: 27.x + 24.y = 15,12 (5) 17,472 Từ PTHH (1) và (2) số mol H2 là: 1,5x + y = 0,78mol (6) 22,4 Giải (5), (6) ta được: x = 0,4 (mol) y = 0,18 (mol)  Khối lượng Al trong hỗn hợp là: 0,4 .27 = 10,8 gam 0,75 10,8  %Al = 71,4% 15,12 Thành phần % theo khối lượng Mg trong hỗn hợp là: 100 71,4 28,6% * Lưu ý khi chấm bài: - Đối với phương trình hóa học nào mà cân bằng hệ số sai hoặc thiếu cân bằng (không ảnh hưởng đến giải toán) hoặc thiếu điều kiện thì trừ đi nửa số điểm dành cho nó. Trong một phương trình hóa học, nếu có từ một công thức trở lên viết sai thì phương trình hóa học đó không được tính điểm. - Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong hướng dẫn chấm mà vẫn đúng thì cho đủ điểm như hướng dẫn quy định (đối với từng phần). - Giải các bài toán bằng các phương pháp khác nhau nhưng nếu tính đúng, lập luận chặt chẽ và dẫn đến kết quả đúng vẫn được tính theo biểu điểm. Trong khi tính toán nếu nhầm lẫn một câu hỏi nào đó dẫn đến kết quả sai nhưng phương pháp giải đúng thì trừ đi nửa số điểm giành cho phần hoặc câu đó. Nếu tiếp tục dùng kết quả sai để giải các vấn đề tiếp theo thì không tính điểm cho các phần sau. - Nếu thiếu ĐK của 2 phản ứng: trừ 0,25 điểm - Nếu ĐK 1 phản ứng+ thiếu đ/vị: trừ 0,25 điểm Hết