Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 10 (Có đáp án)

doc 19 trang minhtam 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_khoa_hoc_xa_h.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Khoa học xã hội (chuẩn cấu trúc của Bộ Giáo dục) - Đề 10 (Có đáp án)

  1. B. Đề ra chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khoá. C. Mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. D. Chia lại toàn bộ ruộng công cho nông dân. Câu 23. Ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là A. đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngụy nhào”. B. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ. C. Mĩ buộc phải rút khỏi miền Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam. D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”. Câu 24. Sự kiện nào đánh dấu công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở nước ta đã hoàn thành? A. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng (30-4-1975). B. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn (11-1975). C. Cả nước tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội chung (4–1976). D. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá VI (6,7-1976). Câu 25. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là gì? A. Rút dần quân Mĩ về nước. B. Tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới. C. Đề cao học thuyết Níchxơn. D. “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Câu 26. Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thay đổi về chất của khối đoàn kết đấu tranh của ba dân tộc Đông Dương giai đoạn 1930 – 1939 là gì? A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Cùng chiến đấu chống kẻ thù chung. C. Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương. D. Có truyền thống gắn bó lâu đời. Câu 27. Kết quả quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là gì? A. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, nới lỏng một số quyền dân sinh, dân chủ. B. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức C. Thành lập Mặt trận Dân chủ, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội. D. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. Câu 28. Hội nghị Ianta diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu do A. các nước tham dự đều muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò, địa vị của mình. B. Liên Xô muốn duy trì, củng cố hoà bình, còn Mĩ muốn phân chia thế giới thành các hệ thống xã hội đối lập. C. mâu thuẫn trong quan điểm của các cường quốc về vấn đề thuộc địa sau chiến tranh. D. quan điểm khác nhau về việc có hay không tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. Câu 29. Điểm khác về thành tựu của chiến lược kinh tế hướng ngoại so với chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN là gì? A. Đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước. Trang 4
  2. B. Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp chế tạo, chế biến. C. Thu hút được nguồn vốn lớn và kĩ thuật của nước ngoài, tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, kinh tế đối ngoại tăng trưởng. D. Tạo nền tảng kinh tế cho sự thành lập Cộng đồng ASEAN. Câu 30. Ý nào không phản ánh đúng chính sách ưu tiên của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Ra sức củng cố chính quyền của giai cấp tư sản; ổn định tình hình chính trị - xã hội. B. Tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. C. Tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. D. Tìm cách quay trở lại các thuộc địa cũ của mình. Câu 31. Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương là gì? A. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn. B. Chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp C. Hạn chế phát triển công nghiệp nặng. D. Đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải. Câu 32. Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện như thế nào? A. Thực hiện liên minh công - nông vững chắc. B. Diễn ra liên tục từ Bắc vào Nam. C. Đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến. D. Đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, giành được chính quyền ở một số địa phương và thành lập chính quyền Xô viết. Câu 33. Kế hoạch Nava của thực dân Pháp (1953) là sản phẩm của A. sự can thiệp sâu nhất của đế quốc Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương. B. sự nỗ lực cao nhất, cuối cùng của thực dân Pháp ở Đông Dương. C. sự kết hợp sức mạnh của đế quốc Mĩ và thủ đoạn của thực dân Pháp D. Chiến tranh lạnh. Câu 34. Ý nào không phù hợp khi nhận xét về cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954 của quân đội ta? A. Đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava của Pháp – Mĩ. B. Giam chân địch tại miền rừng núi rất bất lợi cho chúng. C. Quân ta giành được thế chủ động trên toàn chiến trường Đông Dương. D. Chuẩn bị những điều kiện cho đợt tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ. Câu 35. Điểm giống nhau của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mĩ là gì? A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN. B. Gắn “Việt Nam hoá chiến tranh” với “Đông Dương hoá chiến tranh”. C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ. D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong chiến lược toàn cầu” của Mĩ. Trang 5
  3. Câu 36. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự thế giới “hai cực” và có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam là gì? A. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại. B. Liên Xô và Mĩ quá tốn kém trong việc chạy đua vũ trang. C. “Cực” Liên Xô đã tan rã, hệ thống XHCN thế giới không còn tồn tại. D. Ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ bị thu hẹp ở nhiều nơi trên thế giới. Câu 37. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết đây là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi A. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. B. đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. C. tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa. D. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai. Câu 38. Bài học nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng là vấn đề có ý nghĩa sống còn của nước ta hiện nay? A. Dự đoán, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức. B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta. C. Tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước, phân hoá, cô lập cao độ kẻ thù. D. Linh hoạt trong việc kết hợp các hình thức đấu tranh cách mạng. Câu 39. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung? A. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo. B. Toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất. C. Xây dựng được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, hậu phương được củng cố. D. Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước dân chủ nhân dân, nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ, Câu 40. Bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là A. giải quyết tốt mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. B. không ngừng củng cố khối liên minh công - nông. C. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. D. thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. MÔN ĐỊA LÍ Câu 1. Ở vùng núi Đông Bắc, từ tây sang đông lần lượt là các cánh cung: A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Triều. B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm. D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn. Câu 2. Nhận định nào dưới đây đúng? Trang 6
  4. A. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có một lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. B. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. C. Trong năm, miền Bắc có một lần còn miền Nam có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh D. Trong năm, miền Bắc có hai lần còn miền Nam có một lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. Câu 3. Thiên tai nào dưới đây không xảy ra ở khu vực đồi núi? A. lũ ống, lũ quétB. triều cường, ngập mặn. C. động đất, trượt lở đất.D. sương muối, rét hại. Câu 4. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến A. việc sử dụng lao động.B. mức gia tăng dân số. C. tốc độ đô thị hoá.D. quy mô dân số của đất nước. Câu 5. Nền nông nghiệp nước ta hiện nay A. vẫn chỉ là nền nông nghiệp tự cấp, tự túc. B. đã không còn sản xuất tự cấp, tự túc. C. vẫn chưa chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá. D. đang trong quá trình chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá. Câu 6. Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là A. bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. B. bể Hoàng Sa và bể Trường Sa. C. bể sông Hồng và bể Phú Khánh. D. bể Mã Lai – Thổ Chu và bể Vũng Mây – Tư Chính. Câu 7. Khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là A. diện tích đất phèn, đất mặn lớn. B. thiếu nước về mùa khô. C. hiện tượng cát bay, cát chảy D. áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài. Câu 8. Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là A. khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. B. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng. C. nguồn lao động đồng, trình độ cao. D. cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước. Câu 9. Biểu hiện kinh tế – xã hội nào dưới đây là của các nước đang phát triển? A. GDP/người thấp. B. Chỉ số phát triển con người (HDI) cao. C. Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh thấp. D. Nợ nước ngoài ít. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Bắc GiangB. Phú ThọC. Quảng NinhD. Lào Cai. Trang 7
  5. Câu 11. Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng 1 ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là A. dưới 14°CB. dưới 18°CC. từ 18°C – 20°CD. trên 24°C Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là A. Hạ Long.B. Nghi Sơn C. Móng Cái.D. Vân Đồn Câu 13. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ (năm 2007) là A. Thanh Hoá.B. Vinh. C. Đồng Hới.D. Huế Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. HuếB. Đà Nẵng C. Nha TrangD. Quy Nhơn Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên (năm 2007) là: A. Phúc Yên, Bắc Ninh.B. Hà Nội, Hải Phòng C. Hải Dương, Hưng Yên.D. Thái Bình, Nam Định. Câu 16. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất ở nước ta là A. ven biển Bắc Bộ B. ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An. C. ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. D. ven biển Nam Trung Bộ. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Đá Nhảy.B. Sầm Sơn. C. Thiên CầmD. Đồ Sơn Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ô tô ở nước ta (năm 2007) là: A. Hải Phòng, TP. Hồ Chí MinhB. Hà Nội, Đà Nẵng. C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở nước ta là A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trang 8
  6. Câu 20. ăn cứ vào các biểu đồ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, nhận xét nào dưới đây là đúng về GDP và cơ cấu GDP của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng (năm 2007)? A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô GDP lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng. B. Công nghiệp và xây dựng là khu vực chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng. C. Dịch vụ là khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng. D. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là khu vực có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng Câu 21. Trong tổng diện tích đất rừng ở nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là A. rừng giàu. B. rừng nghèo và rừng mới phục hồi. C. rừng trồng chưa khai thác được D. đất trống, đồi núi trọc. Câu 22. Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là A. đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. B. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước. C. xuất khẩu lao động. D. Di chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn Câu 23. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành thuỷ sản của nước ta hiện nay? A. Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ còn lạc hậu, không được trang bị mới. B. Các dịch vụ thuỷ sản ngày càng phát triển. C. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thuỷ sản. D. Các mặt hàng thuỷ sản chưa được chấp nhận ở thị trường Hoa Kì. Câu 24. Việc phân loại các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình là dựa vào A. vị trí địa lí của trung tâm công nghiệp. B. diện tích của trung tâm công nghiệp. C. giá trị sản xuất của trung tâm công nghiệp. D. vai trò của trung tâm công nghiệp. Câu 25. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm - ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ? A. Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. B. Góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường. C. Phát huy được thế mạnh sẵn có của các khu vực. D. Hạn chế được sự phân hoá giữa các khu vực. Câu 26. Cơ cấu ngành kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II và III. B. giảm tỉ trọng của khu vực II, tăng tỉ trọng của khu vực I và III. C. giảm tỉ trọng của khu vực III, tăng tỉ trọng của khu vực I và II. D. tăng tỉ trọng của khu vực I, giảm tỉ trọng của khu vực II và III Câu 27. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thuỷ sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Trang 9
  7. A. thu hút các nguồn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. tạo ra các nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. C. tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu. D. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá và giải quyết việc làm. Câu 28. Đặc điểm nào không đúng với phần hạ châu thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và sóng biển. B. Có các giống đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải. C. Có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông. D. Có độ cao từ 2 đến 4 m so với mực nước biển. Câu 29. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 (Đơn vị: Triệu tấn) Năm 2010 2013 2015 2016 Sản phẩm Lúa gạo 197,2 205,2 209,8 211,1 Mía 111,5 128,7 117,6 123,1 Cà phê 50 117 114 114 Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số nông sản của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2016, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền.B. Biểu đồ cột ghép C. Biểu đồ đườngD. Biểu đồ tròn. Câu 30. Cho biểu đồ: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sản lượng dầu thô và điện của Philippin, năm 2016. B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Philippin, năm 2016. C. Sản lượng dầu thô và điện của Philippin, giai đoạn 2010 – 2016. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Philippin, giai đoạn 2010 – 2016. Trang 10
  8. Câu 31. Đất feralit có màu đỏ vàng là do A. hình thành trên đá mẹ có nhiều chất badơ. B. nhận được nhiều ánh sáng mặt trời. C. lượng phù sa trong đất lớn. D. tích tụ nhiều ôxit sắt và ôxit nhôm. Câu 32. Yếu tố nào dưới đây không quan trọng đối với việc phân bố các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay? A. Vị trí địa lí thuận lợi. B. Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. C. Cơ sở hạ tầng tốt. D. Nguồn lao động đông đảo với chất lượng cao. Câu 33. Ý nào sau đây đúng khi nói về ngành thông tin liên lạc của nước ta hiện nay? A. Mạng lưới bưu chính còn chưa rộng khắp, chưa có mặt ở các xã vùng sâu, vùng xa. B. Ngành viễn thông có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu được những thành tựu kĩ thuật hiện đại. C. Ngành viễn thông chủ yếu là sử dụng kĩ thuật analog lạc hậu. D. Mạng điện thoại cố định phát triển mạnh hơn mạng di động. Câu 34. Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở vùng Đông Nam Bộ là A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác hợp lí tài nguyên. B. khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường. C. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và đa dạng hoá nền kinh tế. D. sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và giải quyết việc làm. Câu 35. Vùng Tây Nguyên trồng nhiều chè là do nơi đây có A. một mùa mưa và khô rõ rệt. B. khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên cao. C. tổng lượng mưa trong năm lớn. D. khí hậu khá nóng ở các cao nguyên thấp. Câu 36. Ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển khá mạnh ở hầu hết các nước Đông Nam Á là A. đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản. B. lắp ráp ô tô, xe máy. C. khai thác và chế biến lâm sản. D. khai thác dầu khí. Câu 37. Cho bảng số liệu: Trang 11
  9. THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/THÁNG Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2004 - 2016 (Đơn vị: Nghìn đồng) Năm 2004 2012 2016 Các vùng Cả nước 484,4 1999,8 3097,6 Tây Nguyên 390,2 1643,3 2365,9 Đông Nam Bộ 833,0 3016,4 4661,7 Đồng bằng sông Cửu Long 471,1 1796,7 2777,6 Theo bảng số liệu, nhận định nào sau đây không chính xác về thu nhập bình quân đầu người/tháng ở một số vùng của nước ta, giai đoạn 2004 – 2016? A. Thu nhập bình quân đầu người của nước ta có xu hướng tăng lên. B. Thu nhập bình quân đầu người có sự phân hoá giữa các vùng. C. Vùng có kinh tế phát triển có thu nhập cao và ngược lại. D. Các vùng miền núi có thu nhập cao hơn các vùng đồng bằng. Câu 38. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016. A. Tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng; tỉ trọng các nhóm hàng khác giảm. B. Tỉ trọng nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm; tỉ trọng các nhóm hàng khác tăng. C. Tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng; tỉ trọng các nhóm hàng khác giảm. D. Tỉ trọng nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản nhỏ nhất nhưng có xu hướng tăng. Câu 39. Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng? A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất – kĩ thuật phát triển. B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia. C. Nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú. D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 40. Công nghiệp khai thác dầu khí phát triển đã giúp cho Đông Nam Bộ Trang 12
  10. A. trở thành vùng có mức độ tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước. B. thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của vùng. C. hình thành nên các nhà máy lọc – hoá dầu hiện đại. D. có nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất nước. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1. Hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là A. chính sách.B. pháp luật.C. chủ trương.D. văn bản. Câu 2. Pháp luật mang bản chất giai cấp, vì pháp luật do A. nhân dân ban hành.B. Nhà nước ban hành. C. chính quyền các cấp ban hành.D. các tổ chức xã hội ban hành. Câu 3. Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất? A. Đối tượng lao động.B. Sức lao động C. Tư liệu lao động.D. Máy móc hiện đại. Câu 4. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho A. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. B. các quan hệ chính trị của Nhà nước. C. lợi ích của tổ chức, cá nhân. D. các hoạt động của các tổ chức, cá nhân. Câu 5. Năng lực pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. B. hiểu được hành vi của mình. C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm. Câu 6. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá là quy luật nào dưới đây? A. Quy luật cung - cầu.B. Quy luật cạnh tranh. C. Quy luật giá trị.D. Quy luật kinh tế thị trường. Câu 7. Nhà nước quan tâm hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là biểu hiện A. sự quan tâm giữa các vùng miền. B. bình đẳng giữa các dân tộc về phát triển xã hội. C. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế. D. bình đẳng giữa các thành phần dân cư. Câu 8. Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể B. Quyền được bảo đảm an toàn trong cuộc sống. C. Quyền tự do cá nhân. Trang 13
  11. D. Quyền được đảm bảo tính mạng. Câu 9. Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm mục đích nào dưới đây? A. Bảo đảm an toàn về thân thể cho công dân. B. Ngăn chặn mọi hành vi bắt giữ người tuỳ tiện. C. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. D. Bảo đảm quyền tự do đi lại của công dân. Câu 10. Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hoá? A. Quan hệ cung - cầu.B. Giá trị của hàng hoá. C. Giá trị sử dụng của hàng hoá.D. Thị hiếu khách hàng Câu 11. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính phù hợp về mặt nội dung. D. Tính bắt buộc chung. Câu 12. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và A. tổ chức thực hiện pháp luật B. xây dựng chủ trương, chính sách C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước. D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Câu 13. Thực hiện pháp luật là hành vi A. thiện chí của cá nhân, tổ chứcB. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. C. tự nguyện của mọi người.D. dân chủ trong xã hội. Câu 14. Vi phạm pháp luật là hành vi A. trái thuần phong mỹ tục.B. trái pháp luật C. trái đạo đức xã hội.D. trái nội quy của tập thể. Câu 15. Thị trường gồm các nhân tố cơ bản nào dưới đây? A. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả. B. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. C. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hoá. D. Giá cả, hàng hoá, người mua, người bán Câu 16. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình? A. Không cẩn thận.B. Vi phạm pháp luật. C. Thiếu suy nghĩ.D. Thiếu kế hoạch. Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng. B. Bình đẳng giữa vợ và chồng. Trang 14
  12. C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. D. Bình đẳng giữa anh, chị, em. Câu 18. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong văn bản nào dưới đây? A. Luật Doanh nghiệpB. Hiến pháp. C. Luật Hôn nhân và gia đình.D. Luật Bảo vệ môi trường. Câu 19. Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc A. thực hiện nghĩa vụ.B. thực hiện trách nhiệm. C. thực hiện công việc chung.D. thực hiện nhu cầu riêng Câu 20. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Bình đẳng trong kinh doanh. B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường. C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng. D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh. Câu 21. Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong A. quan hệ tài sản.B. quan hệ nhân thân. C. quan hệ chính trị.D. quan hệ xã hội. Câu 22. Để thực hiện xoá đói giảm nghèo, Nhà nước áp dụng một trong những biện pháp nào dưới đây? A. Cho người nghèo vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh. B. Cho người nghèo mua thực phẩm với giá ưu đãi. C. Tặng quà cho đối tượng này trong dịp lễ tết. D. Yêu cầu các gia đình giàu giúp đỡ các gia đình nghèo. Câu 23. Những người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học là thể hiện A. quyền được phát triển của công dân. B. quyền học tập của công dân. C. quyền của học sinh giỏi. D. quyền của học sinh phổ thông Câu 24. Nếu không có điều kiện theo học hệ chính quy, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây? A. Học ở bất cứ ngành nào. B. Học ở nơi nào mình muốn. C. Học ở các loại hình trường lớp khác nhau. D. Học theo sở thích. Câu 25. Công dân có quyền học ở các bậc học khác nhau từ thấp đến cao là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học không hạn chế.B. Quyền học suốt đời. C. Quyền học ở mọi nơi.D. Quyền học ở mọi lứa tuổi. Câu 26. Pháp luật nước ta quy định "mọi người có quyền kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm", là nói đến quyền nào dưới đây của công dân? Trang 15
  13. A. Quyền tự chủ trong nền kinh tế thị trường. B. Quyền tự do kinh doanh. C. Quyền lao động. D. Quyền tự do tìm kiếm việc làm. Câu 27. Công dân có thể phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học ở nơi nào dưới đây? A. Ở bất cứ nơi nào. B. Trong các cuộc họp của cơ quan, trường học C. Ở nhà riêng của mình. D. Ở nơi tụ tập đông người Câu 28. Mỗi cử tri đều tự bỏ phiếu vào hòm phiếu kín là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bỏ phiếu kín.B. Phổ thông.C. Gián tiếp.D. Tự nguyện. Câu 29. Công dân tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do cá nhân. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Quyền tham gia xây dựng nhà nước. D. Quyền được phát biểu ý kiến. Câu 30. Ông K kinh doanh có hiệu quả nhưng kê khai lợi nhuận trước thuế thiếu trung thực để giảm bớt tiền thuế phải nộp làm thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Trên cơ sở pháp luật, Toà án đã xử phạt và Nhà nước thu được số tiền thuế phải nộp từ ông K. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò gì dưới đây? A. Là phương tiện để Nhà nước thu thuế của người vi phạm. B. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. C. Là công cụ phát triển kinh tế – xã hội. D. Là công cụ để Toà án xử phạt người vi phạm. Câu 31. Anh A báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng. Việc làm này của anh A là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật.B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật.D. Áp dụng pháp luật. Câu 32. Ông M đang xây nhà đã đổ sắt thép xuống đường làm cản trở giao thông. Anh N đi xe máy, vì trời tối không nhìn rõ nên đã ngã vào đống sắt thép của ông M khiến xe bị hỏng và anh phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Ông M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự và dân sự.B. Dân sự và kỉ luật C. Kỉ luật và hành chính.D. Hành chính và dân sự. Câu 33. Anh A và anh B giao kết hợp đồng lao động về việc trồng cây cần sa trong vườn nhà. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự do, tự nguyện. B. Bình đẳng. C. Không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể. D. Giao kết trực tiếp Trang 16
  14. Câu 34. Trong gia đình bác A, mọi người đều thực hiện nghĩa vụ cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. Điều này thể hiện A. bình đẳng giữa các thế hệ trong gia đình. B. nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. C. bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. D. trách nhiệm của cha mẹ và các con. Câu 35. Vì mâu thuẫn với nhau, N đã tung tin nói xấu về M lên Facebook. Hành vi này của N vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bí mật đời tư. B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền được bảo đảm an toàn Facebook Câu 36. Nếu nhìn thấy một người trộm xe máy của người khác, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật? A. Lờ đi, coi như không biết. B. Báo cho Uỷ ban nhân dân. C. Báo cho cơ quan công an. D. Hô to lên để người khác biệt và đến bắt. Câu 37. Nghi ngờ con trai mình sang nhà ông B để đánh bạc, ông H đã tự ý xông vào nhà ông K để tìm con. Ông H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ. C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 38. Công ty F chuyên sản xuất thức ăn gia súc do không áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường nên đã làm ô nhiễm môi trường. Sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử phạt, Công ty F đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của Công ty F là A. phòng, chống sự cố môi trường. B. ứng phó tích cực với sự cố môi trường. C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. D. đánh giá thiệt hại môi trường. Câu 39. Ông H nhận trước 20 triệu đồng tiền đặt cọc của bà M để cho bà M thuê cửa hàng kinh doanh. Vì được trả giá cao hơn nên ông H đã cho anh K thuê lại cửa hàng trên và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bà M. Bức xúc, bà M cùng chồng là ông N đã đập phá cửa hàng của anh K và đánh ông H khiến ông bị thương nặng phải nhập viện để điều trị. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông H, bà M và ông N.B. Ông N và bà M. C. Ông H, anh K và ông N.D. Anh K, ông N và bà M. Trang 17
  15. Câu 40. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cụ K là người không biết chữ đã nhờ anh T giúp cụ viết phiếu bầu theo ý của cụ và cụ tự bỏ vào hòm phiếu. Phát hiện chị A và chồng là anh B bàn bạc, thống nhất rồi cùng viết hai phiếu bầu giống nhau, anh T đề nghị hai người nên thể hiện chính kiến của riêng mình, nhưng chị A vẫn bỏ hai phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? A. Anh T, chị A và cụ K.B. Cụ K, anh T và chị A. C. Cụ K, chị A và anh B.D. Anh T, chị A và anh B. Trang 18
  16. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 1. A 2. C 3. D 4. B 5. C 6. B 7. C 8. B 9. B 10. B 11. B 12. C 13. B 14. D 15. C 16. D 17. C 18. C 19.D 20. A 21. D 22. A 23. C 24. D 25. D 26. A 27. D 28. A 29. C 30. C 31. A 32. D 33. C 34. A 35. D 36. C 37. B 38. A 39. A 40. C MÔN ĐỊA LÝ 1. B 2. B 3. B 4. A 5. D 6. A 7. B 8. B 9. A 10. C 11. B 12. D 13. A 14. B 15. B 16. C 17.D 18. C 19.A 20. C 21. B 22. A 23. B 24. C 25. D 26. A 27. D 28.D 29. C 30. C 31. A 32. B 33. B 34. B 35. B 36. A 37. D 38. A 39. D 40. B MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. B 2. B 3. B 4. A 5. A 6. C 7. C 8. A 9. B 10. A 11. A 12. A 13. B 14. B 15. B 16. B 17. A 18. B 19. A 20.A 21. B 22. A 23. A 24. C 25. A 26. B 27. B 28. A 29. B 30. B 31. C 32. D 33. C 34. C 35. C 36. C 37. D 38. C 39. B 40. D Trang 19