Đề ôn tập trắc nghiệm kì 2 môn Địa 6

docx 4 trang minhtam 26/10/2022 2940
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập trắc nghiệm kì 2 môn Địa 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_trac_nghiem_ki_2_mon_dia_6.docx

Nội dung text: Đề ôn tập trắc nghiệm kì 2 môn Địa 6

  1. TRẮC NGHIỆM ĐỊA 6 KÌ 2 Câu 1. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là? A. Đá mẹ B. Khí hậu C. Sinh vật D. Địa hình Câu 2. Đất là? A. lớp mùn có màu nâu xám, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển. B. lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì. C. lớp vật liệu vụn bở, có thành phần phức tạp ở phía trên lục địa và bề mặt đáy đại dương. D. lớp vật chất có được từ quá trình phân huỷ các loại đá. Câu 3. Nhân tố tác động chủ yếu đến quá trình hình thành độ phì của đất là? A. Đá mẹ B. Khí hậu C. Sinh vật D. Địa hình Câu 4.Nhận định nào dưới đây không đúng đối với quá trình hình thành đất? A. Địa hình ảnh hưởng đến độ dày của tấng đất và độ phì của đất. B. Đá mẹ ảnh hưởng đến màu sắc của đất. C. Khí hậu ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của đất. D. Thời gian quyết định đến màu sắc của đất. Câu 5.Dựa vào thành phần nào trong đất để xác định đất ẩm hay khô? A. Rễ cây và không khí. B. Nước. C. Không khí và nước. D. Mùn. Câu 6. Nhóm đất nào dưới đây được coi là nhóm đất tốt nhất? A. Đất pốt dôn. B. Đất đen thảo nguyên ôn đới. C. Đất đỏ vàng nhiệt đới. D. Đất đài nguyên. Câu 7: Đất tốt là đất có độ phì? A. Thấp B. Trung bình C. Cao D. Kém Câu 8: Loại đất có đặc tính chua và nghèo mùn, ít dinh dưỡng? A. Đất đen thảo nguyên ôn đới B. Đất pốt dôn C. Đất đỏ vàng nhiệt đới D. Đất phù sa Câu 9: Thành phần chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong đất nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng là? A. Thành phần khoáng và nước B. Nước và không khí C. Thành phần hữu cơ D. Thành phần khoáng và không khí Câu 10 .Trong các ý sau, ý nào là biện pháp để làm tăng độ phì của đất? A. Xới đất.
  2. B. Sử dụng phân hoá học. C. Sử dụng phân hữu cơ. D. Du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy. E. Phủ xanh đất trống, đổi núi trọc. Câu 11: Rừng tự nhiên chủ yếu ở nước ta là? A. Đồng cỏ B. Rừng thưa C. Rừng rậm nhiệt đới D. Rừng lá kim Câu 12 : Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì? A. Ngủ vào mùa đông B. Di chuyển thay đổi nơi cư trú C. Thay đổi màu sắc của da, độ dày của lông D. Đáp án A,B,C đúng Câu 13.Sự khác biệt về thực vật ở các đới là do? A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Con người. D. Đất. Câu 14. Kiểu thảm thực vật nào dưới đây thuộc đới nóng? A. Xa van. B. Thảo nguyên. C. Đài nguyên. D. Rừng lá kim. Câu 15. Nhân tố nào sau đây là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất? guồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là? A.Đá mẹ B. Khí hậu C. Sinh vật D. Địa hình Câu 16. Rừng nhiệt đới phân bố ở? A. vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam. B. vĩ tuyến 35° đến 60° ở cả hai bán cẩu. C. vùng cực Bắc. D. toàn bộ lãnh thổ châu Phi. Câu 17.Ý nào không phải là đặc điểm của rừng nhiệt đới? A. Cấu trúc rừng có nhiều tầng. B. Trong rừng có nhiều loài leo trèo giỏi, chim ăn quả. C. Rừng có nhiều loài cây lá kim. D. Rừng có nhiều loài dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi, Câu 18. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về rừng nhiệt đới gió mùa? A.Phát triển những nơi có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt B.Phần lớn cây rụng lá vào mùa khô C. Động vật phong phú
  3. D. Rừng thường có 4-5 tầng cây Câu 19: Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật do chúng? A. Thích nghi với mọi khí hậu. B. Không phải quang hợp. C. Có thể di chuyển được. D. Không cần nhiều không khí. Câu 20. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh? A. Gió Tín phong. B. Gió Đông cực. C. Gió Tây ôn đới. D. Gió mùa. Câu 21. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất? A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới. Câu 22. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây? A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh. B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh. C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. Câu 23. Đới nóng có đặc điểm nào sau đây? A. Chiếm diện tích nhỏ, lượng mưa thấp. B. Nền nhiệt cao, động thực vật đa dạng. C. Nền nhiệt, ẩm cao, động vật nghèo nàn. D. Lượng mưa lớn, có bốn mùa rất rõ nét. Câu 24. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đới lạnh? A. Khí hậu khắc nghiệt. B. Động vật khá đa dạng. C. Nhiệt độ thấp, ít mưa. D. Thực vật kém phát triển. Câu 25. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở? A. Đới ôn hòa và đới lạnh. B. Xích đạo và nhiệt đới. C. Đới nóng và đới ôn hòa. B. Đới lạnh và đới nóng. Câu 26. Các nhân tố hình thành đất gồm:
  4. A. Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian. B. Đá mẹ, chất khoáng, sinh vật, địa hình, thời gian. C. Chất hữu cơ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian. D. Nước, không khí, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian. TỰ LUẬN Câu 1: Kể tên các đới thiên nhiên trên Trái Đất? Việt Nam nằm trong đới nào? Nêu đặc điểm của đới thiên nhiên đó? (3 điểm) Câu 2. Rừng nhiệt đới có vai trò hết sức quan trọng với nhân loại. Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng đang giảm ở mức báo động. Em hãy trình bày nguyên nhân giảm diện tích rừng. Theo em cần làm gì để bảo vệ rừng nhiệt đới.Liên hệ bản thân em có thể làm gì để bảo vệ rừng? Câu 3. Hiện nay có nhiều loài sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.Theo em nguyên nhân là do đâu? Hãy nêu một số biện pháp để bảo vệ các loài đó?