Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX

doc 9 trang minhtam 02/11/2022 5360
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_lich_su_12_chuyen_de_lich_su_viet_nam_tu_nam_1.doc

Nội dung text: Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX

  1. Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX Câu 1. Trận đánh có tiếng vang nhất của quân dân Hà Nội sau khi Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất là A. Trận Chợ Cầu. B. Trận Cầu Giấy. C. Trận Ô Quan Chưởng. D. Trận Sơn Tây. Câu 2. Căn cứ Hương Khê thuộc phạm vi tỉnh nào của nước ta? A. Quảng Bình. B. Quảng Trị. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An. Câu 3. Phan Đình Phùng sinh và mất năm nào? Từng giữ chức vụ gì trong triều Nguyễn? A. 1845 - 1895, Thượng thư Bộ binh. B. 1847 - 1895, Quan Ngự sử. C. 1846 - 1896, Thượng thư Bộ binh. D. 1847 - 1896, Quan Ngự sử. Câu 4. Người có công chế tạo súng trường theo mẫu của Pháp là ai? A. Trương Định. B. Đinh Công Tráng. C. Cao Điển. D. Cao Thắng. Câu 5. Hành động nào sau đây, không phải là của thực dân Pháp khi đoán biết được những hành động của Tôn Thất Thuyết? A. Nới lỏng bộ máy kìm kẹp. B. Tìm mọi cách loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình. C. Tăng thêm lực lượng quân sự. D. Siết chặt bộ máy kìm kẹp. Câu 6. Ở vùng đồng bằng Bắc Kì, vào giai đoạn 1885 - 1888 có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào? A. Trần Văn Dự và Nguyễn Tự Tân. B. Hoàng Đình Kinh và Nguyễn Quang Bích. C. Tạ Hiện, Nguyễn Thiện Thuật. D. Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân. Câu 7. Trong giai đoạn đầu, các cuộc khởi nghĩa của Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân diễn ra ở đâu? A. Nghệ An. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Bình. D. Thanh Hóa. Câu 8. Đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Hương Khê được đặt tại đâu? A. Đồn Nu. B. Nghệ An. C. Núi Quạt. D. Núi Vụ Quang. Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp nào khiến nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh? A. Đòi Pháp thả tự do cho vua Hàm Nghi. B. Chống lại chính sách bình định của Pháp. C. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của Hàm Nghi. D. Phản đối chính sách đầu hàng của triều Nguyễn. Câu 10. Kết quả của việc tấn công Đà Nẵng của Pháp sau 5 tháng như thế nào? A. Pháp bị sa lầy, chuyển sang đánh Gia Định. B. Pháp bỏ Đà Nẵng, tấn công Huế. C. Pháp thua rút khỏi Đà Nẵng. D. Pháp chiếm được Đà Nẵng. Câu 11. Vì sao âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp thất bại? Trang 1
  2. A. Nhà Thanh giúp đỡ ta đánh Pháp. B. Pháp không đủ quân. C. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta. D. Pháp quá nôn nóng. Câu 12. Vì sao sau khi thất bại ở Đà Nẵng, Pháp lại chuyển vào tấn công Gia Định ? A. Vì Gia Định gần Đà Nẵng. B. Vì Gia Định là nơi có nhiều đồng bào Thiên chúa giáo. C. Vì Gia Định có cửa biển thuận lợi cho tàu chiến của Pháp. D. Vì Gia Định là vựa lúa của Việt Nam và có vị trí chiến lược. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là của hiệp ước Hác-măng? A. Pháp trả lại 3 tỉnh miền Tây cho nhà Nguyễn. B. Công nhận Việt Nam là xứ "bảo hộ" của Pháp. C. Pháp nắm giữ mọi việc giao thiệp bên ngoài của Việt Nam. D. Pháp nắm và kiểm soát mọi nguồn lợi trong nước. Câu 14. Tại sao Pháp chọn Việt Nam là mục tiêu xâm lược của mình? A. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi. B. Việt Nam có chế độ phong kiến đã suy yếu. C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn. D. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở. Câu 15. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì? A. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng. B. "Đánh chắc, tiến chắc". C. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh". D. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế. Câu 16. Tại sao các phong trào yêu nước thời kì này của nhân dân ta bị thất bại? A. Không có sức mạnh tập thể. B. Không có lãnh tụ tài giỏi. C. Phong trào thiếu tính kiên quyết. D. Tương quan lực lượng quá chênh lệch và bất lợi cho ta. Câu 17. Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu lại gặp thất bại? A. Do có nội gián. B. Không được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. C. Chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo, sức chiến đấu giảm sút. D. Pháp đã biết được trước kế hoạch của Tôn Thất Thuyết. Câu 18. Giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa lại chuyển lên vùng trung du và miền núi không phải vì lí do nào dưới đây? Trang 2
  3. A. Do không có sự lãnh đạo của triều đình. B. Ở miền núi hệ thống cai trị của Pháp có nhiều sơ hở hơn. C. Thích hợp với loại hình tác chiến của quân và dân ta hơn. D. Pháp càn quét dữ dội ở khu vực đồng bằng. Câu 19. Đâu không phải nguyên nhân nào khiến các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thất bại? A. Chưa có phương pháp đấu tranh đúng đắn. B. Tương quan lực lượng quá chênh lệch. C. Chưa có giai cấp tiến bộ lãnh đạo. D. Chưa có giai cấp lãnh đạo. Câu 20. "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" là câu nói nổi tiếng của ai? A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Trung Trực. C. Trường Định. D. Phan Thành Giản. Câu 21. Vì sao thực dân Pháp phải hai lần chấp nhận giảng hòa với nghĩa quân Yên Thế? A. Có thời gian tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của nghĩa quân. B. Muốn tập trung để khai thác thuộc địa. C. Muốn có thời gian để chuẩn bị, tập hợp thêm lực lượng. D. Muốn gây ảo tưởng cho nghĩa quân về một sự hợp tác. Câu 22. Pháp đã dùng thủ đoạn gì để chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì ? A. Kí hiệp định với nội dung bất bình đẳng với triều đình Huế, trong đó yêu cầu giao nộp ba tỉnh Tây Nam Kì. B. Dùng ưu thế về vũ khí tấn công chiếm ba tỉnh Tây Nam Kì. C. Ép quan thủ thành nộp thành, không cần sử dụng vũ khí. D. Kết hợp với quân Thanh, gây áp lực buộc triều đình Nguyễn giao nộp ba tỉnh Tây Nam Kì. Câu 23. Pháp dựa vào cớ gì để đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai? A. Phong trào chống Pháp ở Bắc kì tiếp tục phát triển. B. Triều đình không cho Pháp buôn bán tại Hải Phòng, Hà Nội. C. Triều đình giam giữ và giết hại một số giáo sĩ người Pháp ở Hà Nội. D. Triều đình Huế vi phạm điều ước 1874. Câu 24. Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần vương giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 là A. quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng. B. hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn. C. nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, trọng tâm ở Nam Kì. D. các cuộc khởi nghĩa có sự liên hệ với nhau thành phong trào lớn. Trang 3
  4. Câu 25. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương A. tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn. B. tiếp tục diễn ra dưới sự lãnh đạo của vua Đồng Khánh. C. vẫn tồn tại nhưng hoạt động cầm chừng. D. bị dập tắt. Câu 26. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần vương ? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Yên Thế. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Hương Khê. Câu 27. Lãnh đạo và lực lượng tham gia chính của phong trào Yên Thế là những tầng lớp nào? A. Quan lại đã từ quan. B. Văn thân và sĩ phu yêu nước. C. Sĩ phu yêu nước. D. Nông dân. Câu 28. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phải bao hàm những nhiệm vụ nào? A. Chống sự đàn áp của quân lính triều đình. B. Chống thực dân Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng. C. Chống sự nhu nhược của triều đình Huế. D. Chống thực dân Pháp xâm lược. Câu 29. Tại sao các vua quan triều Nguyễn lại không kiên quyết đứng lên đấu tranh chống Pháp? A. Cho rằng không thể giành thắng lợi nếu không thương lượng và điều đình với chính phủ Pháp. B. Không có cơ hội đứng lên đánh Pháp vì tương quan lực lượng bất lợi. C. Sợ hao tổn về nhân tài và vật lực quốc gia. D. Đặt quyền lợi giai cấp lên trên quyền lợi dân tộc. Câu 30. Sự khác nhau cơ bản trong hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương là gì? A. Tính chất quyết liệt của các phong trào. B. Thời gian diễn ra các giai đoạn. C. Sự lãnh đạo của triều đình. D. Phạm vi diễn ra. Trang 4
  5. ĐÁP ÁN 1. B 2. C 3. B 4. D 5. A 6. C 7. D 8. D 9. B 10. A 11. C 12. D 13. A 14. D 15. C 16. D 17. C 18. A 19. D 20. B 21. B 22. C 23. D 24. B 25. A 26. B 27. D 28. B 29. D 30. C HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án B Theo SGK Lịch sử 11 trang 118, trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận phục kích của quân dân ta tại Cầu Giấy ngày 21 - 12 - 1873. Chiến thắng Cầu Giấy có ý nghĩa quân sự và tâm lý hết sức quan trọng. Ở nhiều địa phương khác, cuộc kháng chiến chống Pháp nổi lên càng nhiều, khiến Pháp ngày càng bị sa lầy. Câu 2. Chọn đáp án C Hương Khê là một huyện miền núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh, nơi đây có đại bản doanh của một cuộc khởi nghĩa lớn, quy mô lan rộng cả 4 tỉnh Bắc Trung Kì, kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896. Câu 3. Chọn đáp án B Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đồng Thái (nay thuộc xã Tùng Anh), Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1877, ông thi đỗ Đinh nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ Dục Đức, lập Hiệp Hòa làm vua, vì vậy đã bị cách chức đuổi về quê. Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, ông vẫn đến yết kiến và được giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp ngay tại quê nhà. Câu 4. Chọn đáp án D Để đối đầu với kẻ thù, Cao Thắng – người thủ lĩnh tài trí và thông minh về mặt quân sự của cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã cùng những người thợ lành nghề sáng chế ra súng kíp theo mẫu súng 1874 của Pháp. Câu 5. Chọn đáp án A Trước tình hình đó, thực dân Pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, thiết lập bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình. Biết được âm mưu của Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng 5-7- 1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước. Câu 6. Chọn đáp án C Vùng đồng bằng Bắc Kì có khởi nghĩa của Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên). Tại vùng Lạng Sơn, Bắc Giang có khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh); vùng Tây Bắc có các phong trào của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đèo Văn Thanh, Cầm Văn Toa Câu 7. Chọn đáp án D Tại Thanh Hóa có các đội nghĩa quân của Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cao Điển Vùng đồng bằng Bắc Kì có khởi nghĩa của Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Trang 5
  6. Yên). Tại vùng Lạng Sơn, Bắc Giang có khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh); vùng Tây Bắc có các phong trào của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đèo Văn Thanh, Cầm Văn Toa Câu 8. Chọn đáp án D Nghĩa quân Hương Khê được chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của những tướng lĩnh tài ba. Đại bản doanh cuộc khởi nghĩa đặt tại núi Vụ Quang. Câu 9. Chọn đáp án B Ngoài các cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới ngọn cờ Cần Vương, vào những năm cuối thế kỉ XIX còn xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nhân dân các dân tộc ở miền núi chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ. Câu 10. Chọn đáp án A Sau khi Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân dân ta, đã đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó tích cực thực hiện "vườn không nhà trống" gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Pháp đã bị sa lầy trong cuộc chiến ở Đà Nẵng, thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh nên phải chuyển sang đánh Gia Định. Câu 11. Chọn đáp án C Ngày 9-2-185, hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ lên Sài Gòn. Do vấp phải sức chống cự quyết liệt của quân dân ta nên mãi tới 16-2-1859 quân Pháp mới đến được Gia Định. Ngày 17-2, chúng nổ súng đánh thành. Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Trái lại, các đội dân binh chiến đấu rất dũng cảm, ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng. Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ Câu 12. Chọn đáp án D Theo SGK Lịch sử 11 trang 109, "Thấy không chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định. Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng." Đây chính là lí do Pháp quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Câu 13. Chọn đáp án A Hiệp ước Hácmăng có những nội dung chủ yếu sau đây: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận, Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) giao cho triều đình quản lí. Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì. Trang 6
  7. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ. Về quân sự, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế). Pháp được đóng đồn binh ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen. Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước. Câu 14. Chọn đáp án D Pháp xâm lược Việt Nam là để khai thác tài nguyên và thị trường tiêu thụ phục vụ sự phát triển của tư bản Pháp mà Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tài nguyên khoáng sản, chế độ phong kiến lại lâm vào tình trạng khủng hoảng. Câu 15. Chọn đáp án C Đà Nẵng có một vị trí chiến lược quan trọng, đây là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra, vào dễ dàng, mặt khác, Đà Nẵng lại nằm trên đường thiên lí Bắc- Nam có thể sang Lào, nếu chiếm được ĐN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho TD Pháp thực hiện kế hoạch ''đánh nhanh, thắng nhanh'' trong cuộc tấn công xâm lược VN. Câu 16. Chọn đáp án D Trong những điều kiện khó khăn hơn nhiều so với thời kì thực dân Pháp mới xâm chiếm Nam Kì, phong trào kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây vẫn diễn ra sôi nổi, bền bỉ. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng ngày một chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thì thô sơ, cuối cùng phong trào đều bị đàn áp và thất bại. Câu 17. Chọn đáp án C Lợi dụng việc Toàn quyền Pháp tại Việt Nam đang tổ chức yến tiệc tại Tòa khâm sứ Pháp ở Huế, Tôn Thất Thuyết đã hạ lện cho đạo quân của mình tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo nên quân ta nhanh chóng giảm sút. Câu 18. Chọn đáp án A Trước những cuộc hành quân càn quét dự dỗi của thực dân Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng ngày càng bị thu hẹp và chuyển lên hoạt động ở vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh. Câu 19. Chọn đáp án D Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 ở nước ta khi chưa có Đảng ra đời điều bị thất bại là vì : + Các phong trào yêu nước và các tổ chức của Đảng có những hạn ché về giai cấp, về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp được rộng rãi các lực lượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp được 2 lực lượng cơ bản 9 công nhân và nông dân) cho nên thất bại. Trang 7
  8. + Cuộc đấu tranh của ta nằm trong tình thế bị động, nên Pháp đã dập tắt nhanh chóng. + Ta gặp phải sai lầm trong quá trình đấu tranh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, phản đối chiến tranh và cầu viện nước ngoài. + Những cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, đa số các phong trào mang tính tự phác, trong nội bộ chia rẽ. + Lực lượng ta và địch không cân xứng, ta đấu tranh khi địch vẫn còn mạnh, địch có trang bị vũ khí hiện đại hơn ta. + Ta chưa tập hợp được sức mạnh quần chúng nhân dân, chưa thấy được khả năng lãnh đạo của giai cấp công nhân và chưa đoàn kết được họ. Câu 20. Chọn đáp án B Theo SGK Lịch sử 11 trang 114, Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt đem đi hành hình, ông đã khẳng khái nói "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây". Câu 21. Chọn đáp án B Thực dân Pháp chỉ thương lượng và giảng hòa với nghĩa quân Yên Thế khi chúng vấp phải khó khăn lớn như đòi triều đình để chuộc lại tên Sét-nay, hoặc để chúng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và bóc lột. Câu 22. Chọn đáp án C Sau khi chiếm được ba tỉnh Đông Nam Kì, Pháp từng bước tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng. Triều đình Huế lúng túng, bạc nhược, không có hành động gì trước động thái của thực dân Pháp. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, ngày 20 - 6 - 1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản (lúc đó đang là Kinh lược sứ của triều đình) phải nộp thành không điều kiện. Chúng còn khuyên ông viết thư cho quan quân hai tỉnh An Giang và Hà Tiên hạ vũ khí nộp thành. Câu 23. Chọn đáp án D Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến xâm lược toàn bộ Việt Nam. Để dọn đường, quân Pháp lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước 1874 để phái người đi điều tra trình hình mọi mặt ở Bắc Kì. Năm 1882, chúng lại vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì. Câu 24. Chọn đáp án B Trong giai đoạn đầu của phong trào Cần vương (1885 - 1888), phong trào đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỉ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì. Các cuộc khởi nghĩa ở địa phương chưa có sự liên kết và phát triển ở diện rộng, chưa hình thành được các trung tâm lớn. Nam Kì phong trào Cần vương ít phát triển. Câu 25. Chọn đáp án A Trang 8
  9. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng. Câu 26. Chọn đáp án B Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo nên không nằm trong phong trào Cần vương. Những cuộc khởi nghĩa còn lại đều do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo, nằm trong phong trào Cần vương. Câu 27. Chọn đáp án D Những năm cuối thế kỉ XIX, ngoài phong trào Cần vương của các văn thân, sĩ phu yêu nước, còn xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nhân dân các dân tộc ở miền núi chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp, tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Thế. Câu 28. Chọn đáp án B Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng "dập dìu trống đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây", cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình với lực lượng kháng chiến Câu 29. Chọn đáp án D -Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng) -Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng (d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng) -Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp. -Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài. - Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước. Câu 30. Chọn đáp án C Giai đoạn thứ nhất của phong trào Cần vương diễn ra dưới sự lãnh đạo của Vua Hàm Nghi và phái chủ chiến trong triều đình. Giai đoạn thứ hai của phong trào, tuy vua Hàm Nghi đã bị bắt nhưng phong trào vẫn diễn ra quyết liệt dưới sự lãnh đạo của các văn thân sĩ phu. Phạm vi diễn ra của cả hai giai đoạn đều ở Bắc Kì và Trung Kì, với tính chất vô cùng quyết liệt. Trang 9