Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ 1975-2000

doc 10 trang minhtam 02/11/2022 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ 1975-2000", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_lich_su_12_chuyen_de_lich_su_viet_nam_tu_1975.doc

Nội dung text: Đề ôn tập môn Lịch sử 12 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ 1975-2000

  1. Lịch sử Việt Nam từ 1975 - 2000 Câu 1. Khó khăn cơ bản nhất của đất nước ta sau 1975 là gì? A. Số người mù chữ, số người thất nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao. B. Bọn phản động trong nước vẫn còn. C. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu. D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại còn rất nặng nề. Câu 2. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được họp tại đâu? A. Sài Gòn. B. Đà Nẵng. C. Hà Nội. D. Huế. Câu 3. Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào thời gian nào? A. Từ 15 đến 18-12-1986. B. Từ 20 đến 25-12-1986. C. Từ 10 đến 18-12-1985. D. Từ 15 đến 18-12-1985. Câu 4. Hoàn thiện hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động nhằm mục đích gì là chủ yếu? A. Để tiện lợi cho việc sản xuất. B. Để giải phóng sức lao động ở nông thôn. C. Để khuyến khích sản xuất ở nông thôn. D. Để dễ dàng loại bỏ được các hiện tượng tiêu cực. Câu 5. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 - 2000 được tiến hành qua mấy kế hoạch 5 năm? A. 2 kế hoạch. B. 3 kế hoạch. C. 1 kế hoạch. D. 4 kế hoạch. Câu 6. Theo quan điểm của Đảng về đổi mới kinh tế, Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế A. công nông nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. B. công nghiệp và dịch vụ hiện đại có khả năng tự quản lí và tự đứng vững. C. hàng hóa nhiều thành phần tự do phát triển. D. hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 7. Theo quan điểm về đổi mới kinh tế, Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành A. cơ chế kinh tế tập thể. B. cơ chế thị trường. C. cơ chế sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. D. cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Câu 8. Theo quan điểm của Đảng, đổi mới kinh tế phải gắn với Trang 1
  2. A. đổi mới chính trị. B. đổi mới giáo dục. C. đổi mới đối ngoại. D. đổi mới văn hóa. Câu 9. Việt Nam và Mĩ bắt đầu bình thường hóa quan hệ vào thời gian nào? A. Tháng 4 - 1999. B. Tháng 7 - 1995. C. Tháng 7 - 1994. D. Tháng 5 - 1997. Câu 10. Đâu là thành tựu của quan hệ ngoại giao Việt Nam cho đến năm 1995? A. Phá thế bao vây cấm vận, có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, quan hệ buôn bán với trên 100 nước, bình thường hóa quan hệ với Mĩ, gia nhập ASEAN. B. Phá thế bao vây cấm vận, có quan hệ ngoại giao với hơn 60 nước, quan hệ buôn bán với trên 150 nước, bình thường hóa quan hệ với Mĩ, gia nhập WTO. C. Có quan hệ ngoại giao với hơn 150 nước, quan hệ buôn bán với trên 500 nước, bình thường hóa quan hệ với Mĩ, tham gia diễn đàn ASEM. D. Phá thế bao vây cấm vận, có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, quan hệ buôn bán với trên 90 nước, bình thường hóa quan hệ với Mĩ, gia nhập AFTA. Câu 11. Hãy chỉ ra bối cảnh quốc tế tác động đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam. A. Cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, khủng hoảng trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN. B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, các nước tư bản lần lượt thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên. C. Cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, cuộc khủng hoảng năng lượng đang lan tràn ở các nước tư bản Âu - Mĩ. D. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã, chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ hoàn toàn. Câu 12. Đâu là kết quả mà chúng ta đạt được trong lĩnh vực lương thực - thực phẩm từ năm 1986 - 1990? A. Từ chỗ thiếu ăn phải nhập 15 vạn tấn gạo đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước và trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. B. Từ chỗ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước đã vươn lên có dự trữ để xuất khẩu. C. Từ chỗ thiếu ăn phải nhập 45 vạn tấn gạo đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước. D. Từ chỗ thiếu ăn phải nhập 45 vạn tấn gạo đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ để xuất khẩu. Câu 13. Công cuộc đổi mới của Đảng chính thức được bắt đầu A. sau Hội nghị lần thứ 24 của Đảng . B. sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. C. từ sau Đại hội V của Đảng. D. từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI Trang 2
  3. Câu 14. Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được đề ra từ Hội nghị nào của Đảng? A. Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn. B. Hội nghị lần thứ 24. C. Hội nghị lần thứ 15. D. Hội nghị lần thứ 21. Câu 15. Trong giai đoạn bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng chủ trương thực hiện các chương trình kinh tế đó là A. lương thực, thực phẩm. B. hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng. C. lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu D. lương thực và hàng xuất khẩu. Câu 16. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị? A. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. B. Xây dựng Nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa. C. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. D. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Câu 17. Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là A. tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương. B. hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới. C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo. D. tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo của nhân dân Việt Nam. Câu 18. Đâu không phải là ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 -1976)? A. Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác. B. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. D. Đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 19. Đâu không phải là khó khăn của miền Nam Việt Nam sau năm 1975? A. Hậu quả nặng nề của chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân. B. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao. C. Nhiều làng mạc ruộng đồng bị tàn phá. D. Cơ sở của chính quyền cũ còn tồn tại ở một số địa phương. Trang 3
  4. Câu 20. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, khó khăn lớn nhất về chính trị của Việt Nam là gì? A. Hai miền Nam – Bắc vẫn tồn tại hai hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. B. Chiến tranh kết thúc nhưng đất nước vẫn gánh chịụ những hậu quả nặng nề. C. Miền Nam đã giải phóng nhưng những di hại của xã hội cũ vẫn tồn tại. D. Số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người. Câu 21. Một trong những đặc điểm cơ bản của kinh tế miền Nam sau giải phóng là A. áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. B. phát triển theo hướng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. C. kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán. D. phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải đặc điểm của nền kinh tế miền Nam Việt Nam sau khi đất nước thống nhất ? A. Phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong chừng mực. B. Lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài. C. Mang tính chất kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ, phân tán. D. Cơ bản xây dựng được nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Câu 23. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cách mạng ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam có thuận lợi cơ bản là A. cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mĩ chấm dứt. B. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. C. các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ nước ta. D. cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn. Câu 24. Yếu tố nào dưới đây của tình hình thế giới tác động đến chủ trương đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986)? A. Sự vươn lên mạnh mẽ về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. B. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX. C. Tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. D. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978. Câu 25. Ở nước ta, tổ chức nào tập hợp được lực lượng đông đảo nhất ? A. Hội Nông dân Việt Nam. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. Trang 4
  5. D. Công đoàn Việt Nam. Câu 26. Sau khi thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn A. đất nước độc tập, tự do, đi lên chủ nghĩa cộng sản. B. đất nước hòa bình tiếp tục công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa cộng sản. D. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 27. Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau năm 1975? A. Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976). B. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Nam - Bắc tại Sài Gòn (11-1975). D. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên (24/6 đến 2/7/1976). Câu 28. Tại sao sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước? A. Vì đó là yêu cầu của Liên Hợp Quốc. B. Vì Việt Nam vẫn còn bị chia cắt về mặt lãnh thổ từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. C. Phải thống nhất thì mới có thể tiến hành đường lối đổi mới được. D. Vì thống nhất đất nước là xu thế đang lên của thế giới. Câu 29. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nguồn lực quan trọng nhất mà Việt Nam có thể tranh thủ từ bên ngoài để phát triển kinh tế là A. vốn đầu tư, công nghệ và thị trường. B. xu thế hòa hoãn trong quan hệ quốc tế. C. vai trò điều phối của các tổ chức quốc tế. D. kinh nghiệm phát triển kinh tế từ các nước tư bản phát triển. Câu 30. Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhảy vọt, bộ mặt đời sống của nhân dân được cải thiện nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là A. nền kinh tế vẫn còn khép kín, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa có cơ hội phát triển, xã hội phân hóa giàu nghèo sâu sắc. B. nền kinh tế phát triển chưa vững chắc và chưa đồng bộ, khoa học công nghệ còn lạc hậu và trình độ dân trí chưa cao. C. nền kinh tế còn mất cân đối lớn, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, đời sống của người dân còn hết sức khó khăn. D. chưa hình thành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trang 5
  6. ĐÁP ÁN 1. D 2. A 3. A 4. B 5. B 6. D 7. B 8. A 9. B 10. A 11. A 12. D 13. D 14. B 15. C 16. B 17. C 18. D 19. A 20. A 21. C 22. D 23. B 24. C 25. B 26. D 27. A 28. B 29. A 30. B HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án D Tuy nước ta đã hoàn toàn được giải phóng nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh để lại vẫn vô cùng nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá. Nửa triệu hécta ruộng đất bị bỏ hoang. Một triệu hécta rừng bị chất độc hóa học và bom đạn cày xới. Vô số bom mìn còn bị vùi lấp trên các cánh đồng, ruộng vườn và nơi cư trú của nhân dân. Như vậy, khó khăn cơ bản nhất của nước ta sau chiến tranh chính là hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại còn rất nặng nề, bản thân khó khăn này đã bao hàm những khó khăn còn lại. Câu 2. Chọn đáp án A Từ ngày 15 đến ngày 21 - 11 - 1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Câu 3. Chọn đáp án A Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI họp tại Hà Nội từ 15 đến 18-12-1986. Câu 4. Chọn đáp án B Hoàn thiện hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động nhằm mục đích giải phóng sức lao động ở nông thôn. Câu 5. Chọn đáp án B Quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 - 2000 được tiến hành qua 3 kế hoạch 5 năm Câu 6. Chọn đáp án D Theo quan điểm về đổi mới kinh tế, Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề; nhiều quy mô, trình độ công nghệ; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Câu 7. Chọn đáp án B Theo quan điểm về đổi mới kinh tế, Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề; nhiều quy mô, trình độ công nghệ; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Câu 8. Chọn đáp án A Trang 6
  7. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12 - 1986), theo đó đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. Câu 9. Chọn đáp án B Tháng 7 - 1995, nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mĩ Bill Clinton, Việt Nam và Mĩ bắt đầu bình thường hóa quan hệ. Câu 10. Chọn đáp án A Nước ta ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế. Đến năm 1995, ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Tháng 7 - 1995, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì, cùng năm 1995, nước ta gia nhập ASEAN. Câu 11. Chọn đáp án A Những thay đổi tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật trở thành xu thế quốc tế, khủng hoảng trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tiến hành đổi mới. Câu 12. Chọn đáp án D Công cuộc đổi mới bước đầu đạt được thành tựu, trước tiên trong việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế : Về lương thực - thực phẩm : từ chỗ thiếu ăn phải nhập 45 vạn tấn gạo đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ để xuất khẩu. Câu 13. Chọn đáp án D Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12 - 1986), theo đó đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Câu 14. Chọn đáp án B Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc - "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt nam là một" - Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 15. Chọn đáp án C Trong Đại hội Đảng VI, Đảng ta đề ra kế hoạch trong 5 năm (1986 - 1990) cần tập trung sức người, sức của để thực hiện bằng được mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Câu 16. Chọn đáp án B Theo SGK Lịch sử 12 trang 209: Về đổi mới chính trị, Đảng chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Trang 7
  8. đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Như vậy, xây dựng Nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa không phải chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị. Câu 17. Chọn đáp án C Đảng ta đã kịp thời nhận ra những sai lầm, hạn chế trong việc thực hiện đường lối đi lên chủ nghĩa xã hội và nhanh chóng thực hiện đường lối đổi mới. Hoàn cảnh quốc tế và tình đoàn kết giúp đỡ của ba nước Đông Dương chỉ là yếu tố khách quan nên không thể là yếu tố quyết định nhất. Tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo của nhân dân Việt Nam cũng sẽ không phát huy được hết nếu không có sự lãnh đạo của Đảng. Như vậy, nguyên nhân quyết định nhất chính là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo. Câu 18. Chọn đáp án D Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 – 1976) có ý nghĩa to lớn: Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác, đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân không phải ý nghĩa của sự kiện này vì cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành từ khi ta giải phóng miền Nam. Câu 19. Chọn đáp án A Theo SGK Lịch sử 12 trang 199 – 200, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn sụp đổ, nhưng cơ sở của chính quyền này ở địa phương cùng bao di hại của xã hội cũ vẫn còn tồn tại Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư. Hậu quả nặng nề của chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân là khó khăn của miền Bắc không phải của miền Nam. Câu 20. Chọn đáp án A Sau đại thắng mùa Xuân 1975, khó khăn lớn nhất về chính trị của Việt Nam là hai miền Nam – Bắc vẫn tồn tại hai hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, gây khó khăn cho công tác quản lí và điều hành đất nước cũng như tiến hành các nghi thức, hoạt động quốc tế. Những phương án khác là khó khăn về kinh tế và xã hội. Câu 21. Chọn đáp án C Sau giải phóng, miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn mang tính chất của kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ nước ngoài. Câu 22. Chọn đáp án D Trang 8
  9. Theo SGK Lịch sử 12 trang 200, miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn mang tính chất của kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ nước ngoài. Câu 23. Chọn đáp án B Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cách mạng ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam có thuận lợi cơ bản là: Miền Bắc: qua hơn 20 năm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội Miền Nam: hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn sụp đổ, cả nước bước vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất và đi lên Chủ nghĩa xã hội. Câu 24. Chọn đáp án C Tình hình thế giới từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX: Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc. Đảng ta nhận định "Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức". Câu 25. Chọn đáp án B Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Như vậy, đây là tổ chức có lực lượng đông đảo nhất với tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo. Đảng Cộng sản Việt Nam tuy là tổ chức lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng chỉ tập hợp những người là Đảng viên. Công đoàn Việt Nam chỉ là là tập hợp của những người công nhân, đội ngũ trí thức, những người lao động. Hội Nông dân Việt Nam chỉ là tổ chức tập hợp lực lượng đại diện cho nông dân. Câu 26. Chọn đáp án D Sau khi thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn này nước ta đã độc lập, thống nhất nên loại bỏ phương án "đất nước hòa bình tiếp tục công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", và phương án "đất nước độc tập, tự do, đi lên chủ nghĩa cộng sản". Vì nước ta chưa trải qua giai đoạn xã hội chủ nghĩa nên chưa thể tiến tới giai đoạn xã hội cộng sản, vì vậy loại phương án "đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa cộng sản" Câu 27. Chọn đáp án A Trong các sự kiện tiêu biểu của quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất chính là cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976). Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Nam - Bắc tại Sài Gòn (11-1975) mang tính chất vạch ra chủ trương, kế Trang 9
  10. hoạch thống nhất đất nước, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên (24/6 đến 2/7/1976) chính là kết quả của quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện một khía cạnh của quá trình thống nhất. Trong khi đó, cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trên cả nước là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước thống nhất đất nước và hiện thực hóa nguyện vọng đó. Câu 28. Chọn đáp án B Thống nhất đất nước là nguyện vọng của toàn thể nhân dân ta, là mục đích cuộc kháng chiến chống Mĩ kéo dài 20 năm của nhân dân ta. Sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, theo thỏa thuận, sau 2 năm nước ta sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Tuy nhiên, do bị Mĩ phá hoại hiệp định nên phải đến tận năm 1975 nước ta mới được thống nhất. Như vậy, sở dĩ ngay sau khi miền Nam được giải phóng chúng ta cần tiến hành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước vì trước đó do Hiệp định Giơnevơ chưa được thực hiện nên nước ta vẫn bị chia cắt. Câu 29. Chọn đáp án A Trong xu thế toàn cầu hóa hiện này, nguồn lực quan trọng nhất mà Việt Nam có thể tranh thủ được chính là vốn, công nghệ và thị trường, đây chính là những yếu tố cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 30. Chọn đáp án B Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là : nền kinh tế phát triển chưa vững chắc và chưa đồng bộ, khoa học công nghệ còn lạc hậu và trình độ dân trí chưa cao. Trang 10