Đề ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 2 - Phần Đọc hiểu

docx 5 trang minhtam 27/10/2022 7700
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 2 - Phần Đọc hiểu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_2_phan_doc_hieu.docx

Nội dung text: Đề ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 2 - Phần Đọc hiểu

  1. Họ và tên: Lớp: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Bài 1: ĐI HỌC ĐỀU Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm. - Tùng Tùng ! Tu ù ùng Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt". Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào. PHONG THU Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ở câu 1, câu 2, câu 3: 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều? a. Các bạn học sinh b. Bạn Sơn c. Học sinh và giáo viên 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì? a. Học sinh cần chịu khó làm bài. b. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ. c. Học sinh nên đi học đều. 3. Vì sao cần đi học đều? a. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt. b. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý. c. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi. 4. Em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý?
  2. 5. Tìm và ghi lại từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Đất trời trắng xóa một màu Từ chỉ đặc điểm là: . 6. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống: - Bạn Sơn đã làm gì khi trời mưa - Bạn ấy vẫn đi đến trường học dù trời đang mưa 7. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về bạn Sơn. Bài 2: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA 1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. 2. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chính. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. 3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng ở khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa. Theo NGỌC CHÂU Đánh dấu X vào  trước ý đúng trong các câu 1 và câu 2 dưới đây: 1) Vì sao cậu bé lại bỏ nhà ra đi?
  3.  Vì cậu bị mẹ mắng  Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng.  Vì cậu bị chúng bạn rủ rê. 2) Trong khi cậu bỏ nhà đi thì người mẹ ở nhà như thế nào?  Mỏi mắt chờ mong.  Vẫn bình thản làm việc.  Cuống cuồng tìm con. 3) Vì sao cậu bé nhớ đến mẹ và tìm đường về nhà?  Vì cậu muốn về nhà đi chơi cùng.  Vì cậu vừa đói, vừa rét.  Vì cậu đã chơi chán, chẳng có ai chơi cùng. 4) Qua bài học của Sự tích cây vú sữa, khi em có lỗi bị mẹ mắng, em sẽ nói: Còn khi em được mẹ khen hay tặng quà, em sẽ nói: 5) Tìm và ghi lại từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Từ chỉ đặc điểm là: . 6) Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống: - Nếu con có lỗi con phải làm gì - Nếu con có lỗi, con phải biết xin lỗi 7) Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về cây vú sữa. Bài 3: Bài học đầu tiên của Gấu con Chủ nhật, Gấu con xin mẹ ra đường chơi. Gấu mẹ dặn:
  4. - Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn. Gấu con mải nghe Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và nói cảm ơn làm Sóc rất ngạc nhiên. Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông nên Gấu con bị rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu to: - Cứu tôi với! Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống hố, nhấc bổng Gấu con lên. Gấu con luôn miệng: - Cháu xin lỗi bác Voi! Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải: - Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con, con phải cảm ơn. (Theo Lê Bạch Tuyết) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng trong các câu 1, câu 2 và câu 3 1. Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn điều gì? a. Nếu làm sai hoặc được ai giúp đỡ, con phải xin lỗi. b. Nếu làm sai điều gì phải cảm ơn, được ai giúp đỡ phải xin lỗi. c. Nếu làm sai điều gì phải xin lỗi, được ai giúp đỡ phải cảm ơn. 2. Vì sao Sóc lại ngạc nhiên khi Gấu con nói lời cảm ơn? a. Vì Sóc thấy Gấu con lễ phép quá. b. Vì Gấu con va vào Sóc mà lại nói cảm ơn. c. Vì Gấu con biết nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc. 3. Vì sao Gấu mẹ lại bảo Gấu con phải nói lời cảm ơn bác Voi chứ không phải nói lời xin lỗi? a. Vì bác Voi không thích nghe những lời xin lỗi. b. Vì bác Voi luôn muốn người khác phải nói lời cảm ơn mình. c. Vì Gấu con được bác Voi giúp đỡ chứ Gấu con không làm gì sai. 4. Qua bài học của Gấu con, khi một bạn giúp em, em sẽ nói: Còn khi em mắc lỗi với bạn, em sẽ nói:
  5. 5. Tìm và ghi lại từ chỉ hoạt động trong câu sau: Con nói như vậy là sai rồi. Từ chỉ hoạt động là: . 6. Điền dấu chấm, dấu chấm than vào ô trống: - Cháu cảm ơn bác ạ - Nếu con làm sai, con phải biết xin lỗi 7. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về Gấu con. .