Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_luyen_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_lich_su_12_de_so_6_co_da.docx
Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 6 (Có đáp án)
- SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ LUYỆN THI THPTQG 2020 TRƯỜNG QUỐC TẾ- HỌC VIỆN ANH QUỐC Phần Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀSỐ 6 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Năm 1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập với mục đích A. tập hợp những người Việt Nam yêu nước ở Trung Quốc để xây dựng lực lượng vũ trang. B. tổ chức bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. C. đoàn kết với các dân tộc thuộc địa đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến. D. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh để đánh đuổi giặc Pháp và tay sai. Câu 2: Hiệp ước Bali năm 1976 đánh dấu bước phát triển mới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vì đã A. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. B. Đề ra các biện pháp để nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. C. Đề ra các biện pháp xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập. D. Đề ra các biện pháp cụ thể về hợp tác kinh tế, chính trị trong khu vực. Câu 3: Trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành đường lối đối ngoại như thế nào? A. Thụ động, phụ thuộc vào Liên Xô B. Thù địch với nhiều quốc gia C. Hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới D. Nước lớn Câu 4: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chủ nghĩa phát xít đã lên năm chính quyền ở những quốc gia nào? A. Đức, Italia, Nhật Bản. B. Đức, Pháp, Nhật Bản. C. Đức, Áo- Hung. D. Đức, Tây Ban Nha, Italia. Câu 5: Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam được xác định trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác B. Hòa bình, bình đẳng, hợp tác C. Hòa bình, hữu nghị D. Bình đẳng, hợp tác Câu 6: Lực lượng quân đội nào đã phối hợp với quân đội Việt Nam đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn- 719” (1971) của quân đội Mĩ và Việt Nam Cộng hòa? A. Quân đội miền Bắc B. Quân đội Lào và Campuchia C. Quân đội Campuchia D. Quân đội Lào Câu 7: Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là A. Liên Xô B. Tiệp Khắc C. Trung Quốc D. Cộng hòa Dân chủ Đức Câu 8: Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế liên kết khu vực lại phát triển mạnh ở các nước tư bản? A. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất. B. Do tác động của xu thế toàn cầu hóa. C. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật. D. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Câu 9: Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. B. Chiến dịch Biên giới thu- đông C. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông D. Chiến dịch Tây Bắc thu- đông
- Câu 10: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra? A. “Cam kết và mở rộng”. B. “Bên miệng hố chiến tranh”. C. “Ngăn đe thực tế”. D. “Phản ứng linh hoạt” Câu 11: Ai là người đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978? A. Lưu Thiếu Kì B. Đặng Tiểu Bình C. Chu Ân Lai D. Giang Trạch Dân Câu 12: Trong những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu đẩy mạnh liên kết nhằm A. Thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. B. Cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. C. Thành lập Nhà nước chung châu Âu. D. Khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế. Câu 13: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952 là A. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ C. Quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ D. Thù địch với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Câu 14: Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á? A. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công. B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. C. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công. D. Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan. Câu 15: Đâu không phải là điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? A. Các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. B. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. C. Cam kết thực hiện việc ngừng bắn, lập lại hòa bình và di chuyển quân đội. D. Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất đất nước bằng việc tổng tuyển cử tự do. Câu 16: Tại sao từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm? A. Do tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973 B. Do phong trào đấu tranh trong lòng nước Mĩ C. Do viện trợ cho Tây Âu D. Do tham vọng bá chủ thế giới Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12- 1946? A. Tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc B. Để nhanh chóng đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc muốn về nước C. Thiện chí hòa bình của Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa D. Lợi dụng những toan tính của thực dân Pháp Câu 18: Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, tình hình quan hệ quốc tế đã có chuyển biến gì? A. Xu hướng hòa hoãn xuất hiện. B. Tiếp tục đối đầu căng thẳng. C. Thiết lập quan hệ đồng minh. D. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Câu 19: Tổ chức chính trị nào sau đây do tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam lập ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Việt Nam nghĩa đoàn. B. Đảng lập hiến. C. Nhóm Nam Phong. D. Nhóm Trung Bắc tân văn. Câu 20: Ngày 9-3-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Đông Dương? A. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. B. Nhật đảo chính Pháp. C. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam. D. Chiến tranh Pháp- Nhật bùng nổ. Câu 21: Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây? A. Phục hồi và phát triển trở lại. B. Phát triển không ổn định. C. Phát triển nhanh chóng. D. Khủng hoảng suy thoái.
- Câu 22: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công? A. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương B. Do Trung Hoa Dân quốc tung vào thị trường Việt Nam những đồng tiền đã mất giá C. Vì cách mạng và Chính phủ của ta còn yếu nên chưa in được tiền mới D. Ta chưa chủ động được về tài chính và do hành động phá hoại của Trung Hoa Dân Quốc Câu 23: Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình? A. Ngăn đe thực tế B. Cam kết và mở rộng C. Phản ứng linh hoạt D. Trả đũa ồ ạt Câu 24: Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong thời kì hậu "Chiến tranh lạnh" dựa trên điều kiện khách quan thuận lợi nào? A. Các nước đồng minh Anh, Pháp ủng hộ Mĩ thiết lập trật tự đơn cực. B. Mĩ đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật. C. Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn. D. Hầu hết các nước trong thế giới thứ ba đều ủng hộ Mĩ. Câu 25: Bộ phận nào của giai cấp địa chủ đầu thế kỉ XX có tinh thần chống Pháp, tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai? A. Đại địa chủ. B. Tiểu địa chủ. C. Trung, tiểu địa chủ. D. Trung địa chủ. Câu 26: Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Nòng cốt, quyết định thắng lợi. B. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị. C. Quan trọng nhất đưa đến thắng lợi. D. Đông đảo, quyết định thắng lợi. Câu 27: Trung đội Cứu quốc quân I được thành lập vào tháng 2-1941 dựa trên cơ sở ban đầu là lực lượng nào? A. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Đô Lương. B. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. C. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Nam Kì. D. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Câu 28: Một trong những bài học kinh nghiệm của phong trào 1936 - 1939 là gì? A. Lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. B. Thành lập và duy trì chính quyền cách mạng. C. Thực hiện các chính sách của chính quyền Xô viết. D. Xây dựng khối liên minh công - nông. Câu 29: Thuận lợi cơ bản nào quyết định sự thắng lợi của kế hoạch 5 năm 1946-1950 A. Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết B. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc C. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu D. Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh Câu 30: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước? A. Lực lượng cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc. B. Tập dượt quần chúng đấu tranh. C. Thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi. D. Báo hiệu giờ hành động quyết định đã đến. Câu 31: Mục tiêu cơ bản của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 ở Việt Nam là A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự B. Buộc Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán kết thúc chiến tranh C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ D. Xoay chuyển cục diện chiến tranh Câu 32: Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) là đều A. Dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất B. Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.
- C. Hình thành liên minh công - nông. D. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo. Câu 33: “Ba mươi năm ấy chân không mỏi/ Mà đến bây giờ mới tới nơi” (Tố Hữu), là hai câu thơ nói về sự kiện: A. Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc. B. Nguyễn Ái Quốc sang Xiêm. C. Nguyễn Ái Quốc về nước. D. Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô. Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là A. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước B. Vai trò của nhân tố con người C. Chi phí cho quốc phòng ít D. Áp dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất Câu 35: Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống chế độ độc tài Batixta thắng lợi A. Là mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở khu vực Mỹ latinh. B. Chứng tỏ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ ở khu vực Mỹ latinh đã giành thắng lợi hoàn toàn. C. Chứng tỏ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới ở khu vực Mỹ latinh đã giành thắng lợi hoàn toàn. D. Là mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ ở khu vực Mỹ latinh. Câu 36: Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là gì? A. Ô nhiễm môi trường và mất độc lập dân tộc. B. Nguy cơ khủng bố và tranh chấp biển đảo. C. Nguy cơ bất ổn định về kinh tế và văn hóa. D. Nguy cơ tụt hậu, cạnh tranh và mất bản sắc. Câu 37: Tại sao từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu lại có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình? A. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ B. Vấn đề nước Đức đã được giải quyết C. Tác động của xu thế toàn cầu hóa D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật Câu 38: Đâu không phải là điểm tương đồng về thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (1961-1973) A. Tiến hành viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa B. Tiền hành các cuộc càn quét, bình định để nắm đất, nắm dân C. Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh D. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu được sử trong các chiến lược chiến tranh Câu 39: Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn với Trật tự hai cực Ianta? A. Đều do các nước đế quốc thiết lập nên để phục vụ lợi ích các nước đó. B. Đều là hệ quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). C. Đều chia thế giới ra làm hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. D. Đều thành lập các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới. Câu 40: Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1954-1975) có tác động như thế nào đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Buộc Nhật Bản phải cắt giảm ngân sách kinh tế để dành cho quốc phòng B. Mối quan hệ của Nhật với Mĩ có sự rạn nứt nhất định C. Là cơ hội để làm giàu của Nhật Bản D. Thu hẹp thị trường truyền thống của Nhật Bản HẾT 1 D 11 B 21 A 31 A 2 A 12 A 22 D 32 B 3 C 13 B 23 B 33 C 4 A 14 A 24 C 34 B
- 5 A 15 B 25 C 35 A 6 D 16 A 26 B 36 D 7 C 17 A 27 B 37 A 8 D 18 A 28 A 38 D 9 C 19 A 29 A 39 D 10 D 20 B 30 D 40 C