Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 16 (Có đáp án)

docx 5 trang minhtam 02/11/2022 4340
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 16 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_lich_su_12_de_so_16_co_d.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 16 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ LUYỆN THI THPTQG 2020 TRƯỜNG QUỐC TẾ- HỌC VIỆN ANH QUỐC Phần Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀSỐ 16 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1973 - 2000? A. Phát triển xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái. B. Chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. C. Nền kinh tế phát triển chậm lại nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. D. Nỗ lực vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với trình độ kinh tế. Câu 2: Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp lâu dài nào được coi quan trọng nhất? A. Lập hũ gạo tiết kiệm B. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói C. Tăng gia sản xuất D. Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ Câu 3: Hội nghị Trung ương Đảng (11 - 1939) và Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5 - 1941) đều chủ trương: A. Tạm gác nhiệm vụ chống Đế quốc, đề cao nhiệm vụ dân chủ. B. Đề cao cả hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ. C. Đề cao nhiệm vụ đòi dân sinh dân chủ, tạm gác nhiệm vụ dân tộc. D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề cao nhiệm vụ chống Đế quốc. Câu 4: Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là A. Tìm diệt B. Càn quét C. Dồn dân lập ấp chiến lược D. Tìm diệt và bình định Câu 5: Đâu không phải là bài học từ chính sách Kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô đã được Việt Nam vận dụng cho công cuộc đổi mới năm 1986? A. Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế B. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở chính trị là chính C. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ D. Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư Câu 6: Việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc (1920) đã có tác động như thế nào đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Đánh dấu lịch sử Việt Nam lựa chọn con đường cách mạng vô sản. B. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam. C. Mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam. D. Chứng tỏ sự bất lực của khuynh hướng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ dân tộc. Câu 7: Đâu không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957)? A. Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ B. Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến C. Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn
  2. D. Khối liên minh công- nông được củng cố Câu 8: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhân dân Xô Viết thực hiện nhằm mục đích A. khôi phục kinh tế, hàn gắt vết thương chiến tranh B. củng cố quốc phòng an ninh C. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Câu 9: Đâu là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam? A. Đà Nẵng B. Huế C. Sài Gòn D. Buôn Ma Thuật Câu 10: Sự kiện phát xít đầu hàng đồng minh (8/1945) đã tạo điều kiện cho nhân dân các nước Đông Nam Á A. Đứng lên đấu tranh và nhiều nước giành được độc lập dân tộc B. Tự tuyên bố là các quốc gia độc lập C. Làm cách mạng thành công và thành lập các nước cộng hòa D. Đứng lên đấu tranh và tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập dân tộc Câu 11: Sự kiện ngoại nào giữa các cường quốc trong những năm 1969-1973 đã có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam? A. Năm 1972, Mĩ và Liên Xô đã kí thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược B. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972 C. Tổng thống Mĩ Ních- xơn sang thăm Trung Quốc năm 1972 D. Năm 1973, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc Câu 12: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về việc thực hiện xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn dốt và khó khăn về tài chính của ta sau Cách mạng tháng Tám: (1) Cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội. (2) Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (3) Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ. (4) Quốc hội thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. A. 3, 1, 4, 2 B. 2, 1, 4, 3. C. 4, 2, 1, 3 D. 1, 2, 3, 4. Câu 13: Con đường nào được mệnh danh là “con đường chết” của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? A. Đường số 4 B. Đường số 2 C. Đường số 3 D. Ngã ba sông Gâm- sông Lô Câu 14: Ngày 23-9-1945, ở Nam Bộ đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. Thực dân Pháp xả súng vào nhân dân Nam Bộ B. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền Nam Bộ đầu hàng C. Thực dân Pháp chính thức nổ xâm lược Việt Nam lần thứ hai D. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Nam Bộ Câu 15: Sự kiện nào sau đây giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”? A. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12- 1920). B. Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản yêu sách của nhân dân An Nam. C. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920). D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917). Câu 16: Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX là A. Toàn cầu hóa B. Xu hướng hướng về châu Á C. Đa dạng hóa, đa phương hóa D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ Câu 17: Nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là A. Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất
  3. C. Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh D. Có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt Câu 18: Điểm khác biệt cơ bản giữa chủ nghĩa phát xít với chủ nghĩa tư bản dân chủ là: A. Nền chuyên chính, khủng bố công khai chế độ cộng sản trên thế giới. B. Nền chuyên chính của những phần tử phản động, hiếu chiến nhất của tư bản tài chính. C. Nền thống trị bóc lột thậm tệ nhất đối với giai cấp công nhân. D. Bộ phận phản động nhất của tầng lớp tư bản tài chính. Câu 19: Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là A. Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN B. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập C. Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập D. Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ Câu 20: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì A. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận B. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa C. Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc D. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân. Câu 21: “Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới” là bản chất của quá trình nào? A. Khu vực hóa. B. Toàn cầu hóa. C. Quốc tế hóa. D. Quốc hữu hóa. Câu 22: Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai? A. Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản B. Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa C. Là sự phân biệt con người dựa quốc gia D. Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da) Câu 23: Tại sao có thể khẳng định, so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là một bước lùi của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam? A. Không leo thang lên chiến tranh tổng lực mà quay trở lại với hình thức tăng cường của “chiến tranh đặc biệt” B. Quân đội Sài Gòn tiếp tục được sử dụng là lực lượng nòng cốt C. Quy mô chiến tranh được mở rộng ra đoàn Đông Dương D. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” tiếp tục được khai thác triệt để Câu 24: Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Anh B. Đức C. Nhật Bản D. Mĩ Câu 25: Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là: A. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện. B. Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt. C. Ô nhiễm môi trường. D. Tai nạn lao động. Câu 26: Sau cách mạng tháng Tám (1945), nguyên nhân chủ yếu khiến thực dân Anh giúp Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam A. Muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Mĩ ở châu Á B. Lo ngại ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam tới hệ thống thuộc đia của Anh C. Muốn giúp Pháp khôi phục nền thống trị D. Muốn Pháp bị sa lầy ở Việt Nam để Anh vươn lên vị trí số 1 châu Âu Câu 27: Phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam có điểm khác nhau về: A. Lực lượng nòng cốt của cách mạng. B. Khẩu hiệu đấu tranh. C. Giai cấp lãnh đạo cách mạng. D. Nhiệm vụ chiến lược. Câu 28: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác?
  4. A. Sự thành lập Công hội năm 1920. B. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đầu năm 1930. C. Phong trào vô sản hóa cuối năm 1928. D. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8-1925. Câu 29: Trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển và hải đảo của nước ta hiện nay, luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 vẫn còn nguyên giá trị? A. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc. B. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược. C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. D. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược. Câu 30: Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào? A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện C. Tuyên bố Bali D. Tuyên bố ZOPFAN Câu 31: Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ B. Tất cả các nước chuyển sang thực hiện đa phương hóa quan hệ với bên ngoài C. Ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và xâm lược trở lại thuộc địa của mình D. Trừ một số nước tiếp tục liên minh với Mĩ, nhiều nước cố gắng hóa đa phương hóa quan hệ đối ngoại Câu 32: Kế hoạch quân sự nào là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954)? A. Kế hoạch Valuy B. Kế hoạch Rơve C. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi D. Kế hoạch Nava Câu 33: Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. B. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ tranh, Mĩ la tinh là đấu tranh chính trị. D. Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ la tinh là giai cấp tư sản dân tộc. Câu 34: Âm mưu của thực dân Pháp khi ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 là để A. Có thêm thời gian chuẩn bị các điều kiện xâm lược Việt Nam. B. Thực hiện đúng các điều khoản trong hiệp ước Hoa - Pháp 1946. C. Có điều kiện thuận lợi tiến hành giải pháp phát xít Nhật. D. Giải quyết mối quan hệ Việt Pháp bằng con đường hoà bình. Câu 35: Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vacsava có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. Quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng. B. Nguy cơ chiến tranh thế giới mới bùng nổ. C. Xác lập cục diện 2 cực, 2 phe. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. D. Khởi động cuộc Chiến tranh lạnh. Câu 36: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14 - 9 - 1946) với mục đích chính là A. Làm cho nhân dân Pháp ủng hộ thiện chí hòa bình của ta. B. Hiệp định Sơ bộ (3 - 1946) đã hết hiệu lực thi hành. C. Kéo dài thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng. D. Cứu vãn cuộc đàm phán ở Hội nghị Phôngtennơblô đang bế tắc.
  5. Câu 37: Tại sao vào những năm cuối thế kỉ XX làn sóng sáp nhập, hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn lại tăng lên nhanh chóng? A. Do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế. B. Do sự xuất hiện của hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé”. C. Do nhu cầu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. D. Do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn. Câu 38: Yếu tố nào tác động khiến năm 1973 nền kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái? A. Thế giới diễn ra cuộc khủng hoảng năng lượng. B. Sự phát triển không có kế hoạch khiến cung vượt quá cầu. C. Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. D. Mĩ chỉ đầu tư cho lĩnh vực quân sự. Câu 39: Đâu là tín hiệu tiến công của nhân dân Hà Nội trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954)? A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng. B. Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Công nhân Nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả thành phố mất điện. D. Cuộc tấn công của Trung đoàn thủ đô vào Bắc Bộ phủ. Câu 40: Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam. A. Mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước. C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo. D. Đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. HẾT 1 A 11 C 21 B 31 D 2 C 12 A 22 D 32 D 3 D 13 A 23 A 33 A 4 D 14 C 24 D 34 A 5 B 15 C 25 B 35 C 6 C 16 B 26 B 36 C 7 A 17 A 27 B 37 C 8 A 18 B 28 B 38 A 9 A 19 B 29 C 39 C 10 A 20 D 30 A 40 A