Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 15 (Có đáp án)

docx 5 trang minhtam 5860
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 15 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_lich_su_12_de_so_15_co_d.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 15 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ LUYỆN THI THPTQG 2020 TRƯỜNG QUỐC TẾ- HỌC VIỆN ANH QUỐC Phần Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀSỐ 15 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Những thắng lợi của quân Đồng minh trên chiến trường cuối năm 1944 - đầu năm 1945 đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Đông Dương? A. Hoang mang, lo sợ. B. Tiếp tục thỏa hiệp với Nhật. C. Tiến hành lật đổ chính quyền Nhật ở Đông Dương. D. Ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật. Câu 2: Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi: A. Quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. B. Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam. C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng. D. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 3: Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân ra đời của Liên minh châu Âu EU? A. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa. B. Liên kết với nhau để trở thành trung tâm đối trọng với các nước xã hội chủ nghĩa. C. Hợp tác liên kết nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ. D. Nhu cầu liên kết hợp tác để cùng nhau phát triển. Câu 4: Đâu không phải là thuận lợi cơ bản của Việt Nam sau năm 1975? A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước. B. Đất nước đã hoà bình, thống nhất. C. Uy tín Việt Nam trên thế giới được nâng cao. D. Các thế lực thù địch chống phá cách mạng đã được dẹp yên. Câu 5: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”? A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 C. Hiệp định Pari năm 1973 D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 Câu 6: Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì? A. Đảng kiên định trong quá trình đấu tranh. B. Sự hình thành khối liên minh công nông vững chắc. C. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự hình thành liên minh công nông. D. Đấu tranh bí mật, bất hợp pháp. Câu 7: Đến đầu những năm 70 của thế kỷ 20, Mỹ là A. Quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí nguyên tử. B. Quốc gia dẫn đầu thế giới về dự trữ dầu mỏ. C. Một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. D. Trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất trên thế giới. Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào? A. Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh. B. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thực hiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực. C. Từ hợp tác sang đối đầu trực tiếp với các cuộc chiến tranh cục bộ lớn diễn ra. D. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
  2. Câu 9: Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945? A. Do Đông Dương có vị trí chiến lược đối với Nhật. B. Do bản chất đế quốc của Nhật- Pháp. C. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau. D. Do Nhật đang thất bại trên chiến trường. Câu 10: Đặc điểm nổi bật về hình thức, phương pháp giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là: A. Đấu tranh chính trị hòa bình. B. Đấu tranh vũ trang. C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. D. Đấu tranh công khai, hợp pháp. Câu 11: Nội dung nào sau đây là tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa? A. Phân hóa giàu nghèo giữa các nước trên thế giới và trong xã hội. B. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất. C. Kém an toàn về kinh tế, tài chính, chính trị. D. Tạo ta nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Câu 12: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng: A. không mang tính bạo lực. B. có tính dân chủ điển hình. C. không mang tính cải lương. D. chỉ mang tính chất dân tộc. Câu 13: Tại sao Liên Xô lại được khôi phục lại những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905)? A. Do thế và lực của Liên Xô mạnh hơn trước. B. Do sự thỏa hiệp giữa của các cường quốc. C. Do Liên Xô có công tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu. D. Do Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. Câu 14: Tính chất đặc biệt của đường lối kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 là: A. Tính toàn diện. B. Tính dân tộc. C. Tính nhân dân. D. Tính quốc tế. Câu 15: Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra theo hình thái nào? A. Nổ ra ở thành thị rồi lan về nông thôn. B. Nổ ra ở nông thôn rồi tiến về thành thị. C. Nổ ra và thành thắng lợi ở thành thị. D. Kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. Câu 16: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (1946 - 1949) ở Trung Quốc có điểm giống nhau là: A. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao. B. Diễn ra ở các thành thị và nông thôn. C. Không phải một cuộc cách mạng bạo lực. D. Đã lật đổ được chế độ phong kiến. Câu 17: Đâu không phải là âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954-1975 khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam? A. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản B. Chia cắt lâu dài Việt Nam C. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương D. Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc Câu 18: Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây, những trận phục kích tiêu biểu của quân dân Việt Nam trên sông Lô là A. trận Đèo Bông Lau B. trận Đoan Hùng, Khe Lau C. trận Thất Khê D. trận Chợ Đồn, chợ Rã Câu 19: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được cải tổ từ A. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì. B. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. C. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. D. Tổng bộ Việt Minh. Câu 20: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập” là nội dung của văn bản nào? A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. B. Kháng chiến nhất định thắng lợi. C. Tuyên ngôn độc lập. D. Đường Kách mệnh. Câu 21: Tại sao ngày 2-9-1945 Chủ tích Hồ Chí Minh lại đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân và thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập?
  3. A. Để khẳng định tính hợp pháp của chính phủ mới. B. Để thay thế nền thống trị của Pháp- Nhật. C. Để đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân. D. Để sẵn sàng “đón tiếp” quân Đồng minh. Câu 22: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch B. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam C. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” D. Là đòn phủ đầu đối với quân Mĩ và quân đồng minh khi mới vào Việt Nam Câu 23: Nguyên nhân khách quan nào đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất. B. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương. C. Sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm của Đảng cộng sản Đông Dương và nhân dân. D. Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít. Câu 24: Sau chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, quân đội ta đã A. Chuyển sang tiến hành kháng chiến trường kì. B. Thực hiện phương châm đánh nhanh thắng nhanh. C. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. Thực hiện các cuộc tiến công quân sự lớn trong phạm vi cả nước. Câu 25: Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam (1930) đề ra nhiệm vụ thành lập chính phủ A. công- nông- binh. B. công- nông. C. nhân dân. D. dân chủ cộng hòa. Câu 26: Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được chủ tịch Hồ Chí Minh viết được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ mấy trong lịch sử Việt Nam? A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư. Câu 27: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Vai trò của các tập đoàn tư bản nước ngoài B. Áp dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất C. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước D. Thu lợi nhuận từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Câu 28: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay là: A. Tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương. B. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao. C. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. D. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu. Câu 29: Bài học kinh nghiệm gì từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 được rút ra cho cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945? A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. C. Thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản. D. Đấu tranh chính trị. Câu 30: Tại sao cho đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? A. Do nhân dân Đài Loan không muốn chịu sự kiểm soát của CHND Trung Hoa B. Do sự chia rẽ của các thế lực thù địch C. Do Quốc dân Đảng vẫn nắm quyền kiểm soát khu vực này sau cuộc nội chiến 1946-1949 D. Do đường lối “một đất nước hai chế độ” nhà nước CHND Trung Hoa muốn thực hiện Câu 31: Các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook cho ta thấy biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?
  4. A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và quốc tế. B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. C. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. D. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. Câu 32: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội những nước nào dưới danh nghĩa quân Đồng minh kéo vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật? A. Anh, Trung Hoa Dân Quốc B. Anh, Pháp C. Anh, Mĩ D. Anh, Pháp, Trung Hoa Dân Quốc Câu 33: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương B. Việt Nam đã giành được độc lập và xây dựng được chính quyền của riêng mình C. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới Câu 34: Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định thời điểm để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam khi nào? A. Muộn nhất là năm 1976 B. Trước năm 1976 C. Trước mùa mưa năm 1975 D. Trong năm 1975 Câu 35: Hậu quả nghiêm trọng nhất cho thế giới trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh là: A. Các nước tốn nhiều tiền của do tăng cường chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí. B. Nhiều căn cứ quân sự được thiết lập trên khắp thế giới. C. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới mới. D. Chất lượng cuộc sống của người dân các nước bị ảnh hưởng do suy giảm kinh tế. Câu 36: Lực lượng vũ trang nào giữ vai trò chủ yếu trong cuộc chiến đấu ở Hà Nội cuối năm 1946- đầu năm 1947? A. Trung đoàn Thủ đô B. Vệ quốc đoàn C. Việt Nam giải phóng quân D. Cứu quốc quân Câu 37: Nội dung nào không phải điều kiện khách quan thuận lợi của cách mạng Việt Nam sau ngày 2 - 9 - 1945? A. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển. B. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao. C. Sự đoàn kết chống phát xít của phe đồng minh. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. Câu 38: Sự kiện nào đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ? A. Kế hoạch Macsan ra đời tháng 6-1947. B. Mĩ thông qua “Học thuyết Truman” tháng 3-1947. C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập 4-1949. D. Cộng hòa Liên bang Đức chính thức thành lập tháng 9-1949. Câu 39: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào? A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam Câu 40: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng A. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. B. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu. C. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu. D. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.
  5. HẾT 1 D 11 B 21 A 31 B 2 A 12 C 22 C 32 A 3 A 13 D 23 D 33 B 4 D 14 C 24 C 34 C 5 C 15 D 25 A 35 C 6 C 16 B 26 C 36 A 7 C 17 D 27 A 37 C 8 A 18 B 28 C 38 D 9 C 19 C 29 B 39 C 10 C 20 C 30 C 40 A