Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 10 (Có đáp án)

docx 5 trang minhtam 02/11/2022 3120
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_lich_su_12_de_so_10_co_d.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 10 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ LUYỆN THI THPTQG 2020 TRƯỜNG QUỐC TẾ- HỌC VIỆN ANH QUỐC Phần Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀSỐ 10 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Năm 1919, bản yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị quốc tế nào? A. Hội nghị Véc- xai. B. Hội nghị Oasinhtơn. C. Hội nghị Pari. D. Hội nghị Pốtxđam. Câu 2: Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào? A. Quân sự- kinh tế - khoa học kĩ thuật. B. Kinh tế- tài chính- khoa học công nghệ. C. Quốc phòng- kinh tế- tài chính - khoa học công nghệ. D. Kinh tế- tài chính- khoa học công nghệ- quốc phòng. Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế Mĩ và các nước Tây Âu có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là A. Do giảm chi phí cho quốc phòng. B. Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời. C. Nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm. D. Do bóc lột hệ thống thuộc địa Câu 4: Điểm giống nhau trong âm mưu của các thế lực ngoại xâm ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. Biến Việt Nam thành tiền đồn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản B. Xâm lược và nô dịch Việt Nam C. Chống phá, đàn áp cách mạng Việt Nam D. Tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam Câu 5: Những câu thơ sau đây là hiệu lệnh tiến công của trận chiến nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua Thắng trận tin vui khắp nước nhà Nam- Bắc thi đua đánh giặc Mĩ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.” A. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 B. Phong trào Đồng Khởi 1959-1960 C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 D. Cuộc tiến công chiến lược 1972 Câu 6: Nội dung nào không phải là nguyên nhân phát triển của kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. B. Chi phí cho quốc phòng thấp (khoảng 1% GDP). C. Tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba. D. Hợp tác hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng Châu Âu (EC). Câu 7: Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương? A. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930). B. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930). C. Hội nghị ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930). D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935). Câu 8: Khoa học- kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất nào? A. Công nghiệp phần mềm B. Năng lượng tái tạo
  2. C. Ứng dụng dân dụng D. Công nghiệp quốc phòng Câu 9: Đâu không phải là quyết định của Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945? A. Thông qua 10 chính sách của Việt Minh. B. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa. C. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. D. Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng. Câu 10: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11-1939) được triệu tập trong bối cảnh A. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần hai. B. Phát xít Nhật cấu kết với thực dân Pháp đàn áp và bóc lột nhân dân Đông Dương. C. Phát xít Nhật tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương. D. Thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy. Câu 11: Điểm giống nhau cơ bản giữa giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa là A. Địa vị xã hội. B. Thế lực kinh tế. C. Tư hữu về tư liệu sản xuất. D. Thời gian ra đời. Câu 12: Ý nghĩa quan trọng nhất đối với Việt Nam khi ký hiệp định sơ bộ với Pháp (06 - 03 - 1946) là: A. Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta. B. Chính phủ Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. Ta có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp về sau. D. Chính phủ pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. Câu 13: Luận điểm nào dưới đây không thể phủ định được quan điểm cho rằng “Những hoạt động quân sự của quân Giải phóng miền Nam từ cuối năm 1973 đã vi phạm đến những điều khoản của hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”? A. Mĩ vẫn để lại cố vấn quân sự để hỗ trợ chính quyền Sài Gòn “bình định- lấn chiếm” B. Mĩ vẫn tiếp tục dính líu đến công việc nội bộ của Việt Nam C. Nghị quyết 21(7-1973) của Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục khẳng định con đường bạo lực cách mạng D. Quân đội Sài Gòn mở các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm vùng giải phóng Câu 14: Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt được những thành tựu cơ bản gì thể hiện vai trò quan trọng của mình với Mĩ và Tây Âu? A. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng đối với Mĩ và phương Tây. B. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế đối với Mĩ và phương Tây. C. Thế cân bằng sức mạnh về quốc phòng với Mĩ và phương Tây. D. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ đối với Mĩ và phương Tây. Câu 15: Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề biển Đông là A. Giải quyết các tranh chấp bằng việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn. B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự. C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước. Câu 16: Điểm giống nhau giữa phong trào giành độc lập của Ấn Độ và Xingapo từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là A. Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định B. Cùng chống lại thực dân Anh và giành được độc lập năm 1950 C. Đấu tranh chính trị đưa lại thắng lợi triệt để D. Đấu tranh từ thấp đến cao
  3. Câu 17: Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia: A. Các Ủy ban hành động. B. Mặt trận Việt Minh. C. Các Hội Phản đế. D. Hội Liên Việt. Câu 18: Chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa I (2-3-1946) thuộc hình thức nào? A. Chính phủ vô sản B. Chính phủ tư sản C. Chính phủ liên hiệp D. Chính phủ công- nông Câu 19: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đã thực hiện biện pháp gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương? A. Tăng cường thu thuế. B. Phát hành tiền giấy bạc. C. Tăng cường nhập khẩu hàng hóa Pháp. D. Nâng mức thuế quan đối với hàng hóa các nước khác. Câu 20: Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 là: A. Khủng hoảng trầm trọng. B. Phát triển mạnh mẽ. C. Phát triển chậm. D. Phát triển xen lẫn khủng hoảng. Câu 381: Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)? A. Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng. B. Nhật Bản trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. C. Nhật Bản vẫn giữ nguyên trạng. D. Quân đội Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin của Nhật Bản. Câu 22: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định vì: A. Đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. B. Đáp ứng căn bản nguyện vọng của các giai cấp trong xã hội. C. Lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa tháng 8 thành công. D. Đề ra đường lối chính trị đúng đắn và hệ thống tổ chức chặt chẽ. Câu 23: Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm gì? A. Kết hợp giữa đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị. B. Sử dụng bạo lực cách mạng với đấu tranh ngoại giao. C. Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với ngoại giao. D. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp. Câu 24: Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế thế giới? A. Là nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới B. Siêu cường kinh tế duy nhất thế giới. C. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai ở châu Âu D. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới Câu 25: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc loại mâu thuẫn gì? A. Mâu thuẫn cơ bản. B. Mâu thuẫn chủ yếu. C. Mâu thuẫn đối kháng. D. Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu. Câu 26: Cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ trong phong trào 1936-1939 mở đầu bằng A. Cuộc mít tinh tại khu Đấu xảo (Hà Nội). B. Phong trào “đón rước” Gôđa. C. Cuộc đấu tranh nghị trường. D. Phong trào Đông Dương đại hội. Câu 27: Ai là người anh hùng đã lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954? A. Phan Đình Giót B. Tô Vĩnh Diện C. Bế Văn Đàn D. La Văn Cầu Câu 28: Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập A. Cộng sản đoàn. B. Hội Liên hiệp thuộc địa.
  4. C. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Câu 29: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920-1930 là A. trực tiếp sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. B. xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam. C. chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. D. chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Câu 30: Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để? A. Xuất thân từ nông dân. B. Bị bóc lột nặng nề. C. Sớm được tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin. D. Xuất thân từ nông dân. Liên hệ máu thịt với nông dân. Câu 31: Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là A. bắt đầu lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh, giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. B. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản. C. phong trào dân tộc dân chủ công khai phát triển mạnh theo khuynh hướng vô sản. D. quá trình vận động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra mạnh mẽ. Câu 32: Anh (chị) hiểu thế nào là Chiến tranh lạnh? A. Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh kinh tế để de dọa đối phương giữa Mĩ và Liên Xô. B. Là cuộc chạy đua quân sự giữa Mĩ và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. C. Là cuộc chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô, mặc dù không có tiếng súng nhưng khiến quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi. D. Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh về kinh tế để khống chế các nước của Mĩ và Liên Xô. Câu 33: Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đã và đang A. Tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật của thế giới. B. Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế. C. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức. D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 34: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ đôi bờ mãi mãi ngàn năm” Những câu thơ trên gợi cho anh (chị) nhớ đến trận chiến lịch sử nào vào mùa hè năm 1972? A. Trận Khe Sanh B. Trận thành cổ Quảng Trị C. Trận đường 9- Nam Lào D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân Câu 35: Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì? A. Viêt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa và hàng hóa trên thi trường. B. Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976. C. Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ bước đầu bị phá sản. D. Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Câu 36: Vì sao Đảng ta quyết định chuyển hướng chỉ đạo cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 - 1939? A. Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. B. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. C. Chính quyền Pháp ở Đông Dương thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. D. Mâu thuẫn xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.
  5. Câu 37: Quyết định nào của Hội nghị Ianta (2-1945) đưa đến sự phân chia thế giới thành hai cực? A. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. B. Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. C. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Câu 38: Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam? A. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh. B. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu. C. Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh. D. Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh. Câu 39: Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của thực dân Pháp theo dự tính ban đầu trong kế hoạch Nava là A. Đồng bằng Bắc Bộ B. Điện Biên Phủ C. Bắc Tây Nguyên D. Thượng Lào Câu 40: Đầu năm 1930, khuynh hướng vô sản thắng thế hoàn toàn khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vì A. khuynh hướng vô sản giải quyết triệt để tất cả mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam. B. giai cấp công nhân chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu xã hội Việt Nam. C. khuynh hướng vô sản đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc. D. khuynh hướng vô sản giải quyết được yêu cầu ruộng đất của giai cấp nông dân Việt Nam. HẾT 1 A 11 C 21 A 31 B 2 D 12 C 22 A 32 C 3 B 13 C 23 D 33 C 4 C 14 A 24 D 34 B 5 C 15 C 25 D 35 C 6 B 16 D 26 D 36 B 7 A 17 B 27 B 37 C 8 C 18 C 28 D 38 B 9 B 19 B 29 B 39 A 10 D 20 A 30 B 40 C