Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 1 (Có đáp án)

docx 5 trang minhtam 02/11/2022 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_lich_su_12_de_so_1_co_da.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 1 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ LUYỆN THI THPTQG 2020 TRƯỜNG QUỐC TẾ- HỌC VIỆN ANH QUỐC Phần Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀSỐ 1 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Nét khác biệt cơ bản giữa tổ chức ASEAN với Liên minh Châu Âu (EU) là A. Hợp tác chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, quân sự. B. Chung ngôn ngữ, chung nền văn hóa và trình độ phát triển tương đồng. C. Hội nhập tất cả các nước trong khu vực có chế độ chính trị khác nhau D. Xem hợp tác và phát triển kinh tế, tài chính là hoạt động chủ yếu. Câu 2: Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam A. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết B. Hội nghị Pari được nối lại C. Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam D. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc Câu 3: Việc Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi có tác động như thế nào đến cuộc chiến kháng chiến của nhân dân Việt Nam? A. Hậu phương của Việt Nam bị đánh phá, sự liên lạc giữa các căn cứ bị cắt đứt B. Việt Nam bị mất đất, mất dân, vùng kiểm soát bị thu hẹp C. Quân chủ lực của Việt Nam bị phân tán dễ dẫn đến thất bại. D. Chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn, vùng sau lưng địch gặp nhiều khó khăn Câu 4: Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới. B. Sự vươn lên cạnh tranh của các trung tâm kinh tế trong trật tự thế giới mới. C. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. D. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế. Câu 5: Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh có gần 2 vạn nông dân tham gia diễn ra ở đâu? A. Hưng Nguyên. B. Thanh Chương. C. Can Lộc. D. Anh Sơn. Câu 6: Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là A. Đế quốc Mĩ B. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu C. Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu D. Chính quyền Dương Văn Minh Câu 7: Điểm khác biệt của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ Latinh so với châu Á và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về A. Lực lượng tham gia. B. Kết quả đấu tranh. C. Hình thức đấu tranh. D. Đối tượng chủ yếu. Câu 8: Ngay khi nhận được tin về việc Phát xít Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã: A. Thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc. B. Triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào. C. Triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa. D. Phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa. Câu 9: Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là A. Giải mã được bản đồ gen người B. Đưa người lên mặt trăng C. Chế tạo thành công bom nguyên tử D. Tạo ra cừu Đôli Câu 10: Sự kiện nào đã buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương
  2. A. Đại hội đại biểu lần thứ hai của đảng B. Hiệp định Pari được ký kết C. Hiệp định Giơnevơ được kí kết D. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi Câu 11: Tại sao Pháp lại chọn đô thị làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946? A. Do lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mỏng B. Do đô thị là nơi thực dân Pháp có thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” C. Do đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam D. Do lực lượng của Pháp chủ yếu chiếm đóng ở đấy Câu 12: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập mặt trận gì? A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương. C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. D. Mặt trận dân chủ Đông Dương. Câu 13: Đâu là hạn chế của Đảng cộng sản Đông Dương trong công tác mặt trận ở phong trào dân chủ 1936-1939? A. Chưa thành lập được một mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam. B. Tên mặt trận không phù hợp với nhiệm vụ của thời kì. C. Chưa xây dựng được khối liên minh công- nông làm nòng cốt. D. Chưa tập hợp được toàn lực lượng dân tộc. Câu 14: Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay? A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn. B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 15: Hãy cho biết đường lối đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành độc lập? A. Chính sách hòa bình trung lập tích cực. B. Tham gia các liên minh chính trị quân sự. C. Chạy đua vũ trang để bảo vệ lãnh thổ. D. Không ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 16: Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công và Ma Cao vào thời gian nào? A. Tháng 7 và tháng 12 - 1997. B. Tháng 12 - 1997 và tháng 7 - 1999. C. Tháng 7 và tháng 12 - 1999. D. Tháng 7 - 1997 và tháng 12 - 1999. Câu 17: Đâu không phải là chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX? A. Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất và triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. B. Nhờ sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới. C. Xu hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ. D. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới. Câu 18: Ý nghĩa lớn nhất của việc miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là gì? A. Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta B. Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ C. Bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc D. Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, đảm bảo sự chi viện cho miền Nam Câu 19: Vấn đề nào sau đây là mâu thuẫn cơ bản giữa Việt Nam và Pháp trong cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô (7-1946)? A. Tự do, dân chủ cho Việt Nam B. Quyền lợi kinh tế- văn hóa của người Pháp ở Việt Nam C. Độc lập và thống nhất của Việt Nam
  3. D. Quyền tự trị cho Việt Nam Câu 20: Đâu không phải là nguyên nhân khiến sau chiến thắng Ấp Bắc (1963) một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam? A. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc B. Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” C. Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt" D. Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh sụp Câu 21: Tại sao trong cùng một khoảng thời gian thuận lợi nhưng chỉ có 3 nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào giành được chính quyền? A. Do quân Đồng minh vẫn chưa vào giải giáp ở 3 nước này. B. Do quân Nhật và lực lượng thân Nhật ở 3 nước này đã rệu rã. C. Do 3 nước đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. D. Do ý chí quyết tâm cao của nhân dân 3 nước. Câu 22: Ba tư tưởng sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong tác phẩm nào? - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. - Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin lãnh đạo. - Cách mạng Việt Nam phải gắn bó, đoàn kết với cách mạng thế giới. A. Con rồng tre. B. Đường kách mệnh. C. Vi hành. D. Bản án chế độ thực dân Pháp. Câu 23: Từ thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy hậu phương của chiến tranh nhân dân A. Không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến chỉ bằng yếu tổ không gian. B. Ở phía sau và phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tổ không gian. C. Luôn ở phía sau và bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyển. D. Là người bạn của tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ chỉ viện cho tiền tuyến. Câu 24: Kế hoạch Nava được đề ra và thực hiện trong bối cảnh quân Pháp đang ở trong tình thế như thế nào? A. Nắm được quyền chủ động trên chiến trường B. Giữ thế cầm cự trên chiến trường C. Lâm vào thế bị động, phòng ngự D. Liên tục phản công nhưng đều thất bại Câu 25: Liên Xô là một trong 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào? A. Đã duy trì được trật tự thế giới “hai cực” sau chiến tranh. B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên hợp quốc. C. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc. D. Để xây dựng Liên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động. Câu 26: Kết quả to lớn từ cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60 - 80 của thế kỉ XX là gì? A. Nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha B. Làm cho các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc, trở thành sân sau của đế quốc Mĩ C. Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân chủ được thiết lập ở nhiều nước Mĩ Latinh. D. Các nước Mĩ Latinh vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp. Câu 27: Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) là A. Đầu tư nghiên cứu các giống lúa có năng suất cao B. Xây dựng các hợp tác xã C. Chú trọng đầu tư hệ thống thủy lợi D. Ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất Câu 28: Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”? A. Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc B. Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc C. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin D. Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản
  4. Câu 29: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1994 đến năm 2000 là A. Mở rộng hoạt động đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu. B. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cách mạng thế giới. C. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh. D. Ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á. Câu 30: “Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt kể từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng” là nội dung của báo cáo nào được trình bày tại Đại hội Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951)? A. Báo cáo chính trị của Lê Duẩn B. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh C. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh D. Bản đề cương văn hóa của Trường Chinh Câu 31: Tổ chức cộng sản nào không tham dự hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Trung Quốc) đầu năm 1930? A. Đông Dương cộng sản liên đoàn. B. An Nam cộng sản đảng. C. Đông Dương cộng sản đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 32: "Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ”. Trích sách giáo khoa Lịch sử 12 NXB Giáo dục Việt Nam H.2015. Tr 215. Nội dung trên là minh chứng cho biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa? A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế - tài chính quốc tế và khu vực. D. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. Câu 33: Con đường đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào? A. Từ đòi quyền tự trị đến đòi quyền độc lập hoàn toàn. B. Từ đòi quyền độc lập đến đòi quyền tự trị. C. Đòi quyền độc lập và quyền tự trị cùng một lúc. D. Yêu cầu thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ. Câu 34: Đâu là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)? A. Đội quân áo dài B. Đội quân du kích C. Đội quân tóc dài D. Đội quân áo bà ba Câu 35: Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? A. Điện Biên Phủ trên không năm 1972 B. Tiến công chiến lược năm 1972 C. Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971 D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968 Câu 36: Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào? A. Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam- Bắc B. Đấu tranh quân sự-chính trị- kinh tế C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế D. Cuộc đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam- Bắc Câu 37: Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương cho thấy A. Sự cấu kết của chủ nghĩa đế quốc để đàn áp cách mạng Việt Nam. B. Việt Nam luôn phải đấu tranh ở trong tình thế bị bao vây, cô lập. C. Tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của ba nước Đông Dương. D. Thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định trong việc kết thúc chiến tranh. Câu 38: Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới? A. Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919).
  5. B. Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân (1923). C. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921). D. Tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản (1924). Câu 39: So với hiệp định Giơnevơ năm 1954 nội dung của hiệp định Paris năm 1973 có điểm khác biệt gì? A. Không quy định vùng chiếm đóng quân riêng biệt. B. Quy định vùng đóng quân riêng biệt. C. Các nước cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. D. Để nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình. Câu 40: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được gọi là “Lục địa trỗi dậy” vì? A. Phong trào đấu tranh chống chế độc tài thân Mĩ phát triển B. Phong trào công dân diễn ra sôi nổi C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ D. Là “lá cờ đầu” trong phong trào đầu tranh chống đế quốc Pháp và Mĩ HẾT 1 D 11 C 21 C 31 A 2 A 12 C 22 B 32 A 3 D 13 B 23 A 33 A 4 D 14 D 24 C 34 C 5 B 15 A 25 B 35 B 6 C 16 D 26 C 36 D 7 D 17 D 27 B 37 A 8 A 18 D 28 B 38 C 9 B 19 C 29 D 39 A 10 C 20 B 30 C 40 C