Đề kiểm tra học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và biểu điểm)

doc 3 trang minhtam 7760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2020_2021_c.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và biểu điểm)

  1. TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Hóa học - Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Zn=65; Br=80; Ag=108 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Flo, clo, brom, iot là những nguyên tố của nhóm nào sau đây? A. Nhóm halogen B. Nhóm nitơ C. Nhóm oxi D. Nhóm cacbon Câu 2: Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng: A. ns2np4 B. ns2np3 C. ns 2np5 D. ns2np6 Câu 3: Lưu huỳnh là nguyên tố thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. VIAB. VAC. IVAD. VIIA Câu 4: Lưu huỳnh đioxit (SO2) còn có tên gọi khác nào sau đây? A. Khí sunfurơB. Hiđro sunfuaC. Khí cacbonicD. Hiđro clorua Câu 5: Lưu huỳnh trioxit có công thức là A. SO3 B. SO2 C. H2SD. H 2SO4 Câu 6: Ở điều kiện thường, hiđro sunfua là chất: A. khí, mùi trứng thối B. khí, không mùi C. lỏng, mùi trứng thốiD. lỏng, không màu Câu 7: Muốn pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, ta phải rót: A. từ từ axit vào nước và khuấy nhẹB. từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ C. nhanh axit vào nước và khuấy nhẹD. nhanh nước vào axit và khuấy nhẹ 2- Câu 8: Chất nào sau đây có thể dùng làm thuốc thử nhận biết ion sunfat (SO4 ) A. BaCl2 B. HClC. KNO 3 D. HNO3 Câu 9: Muối sunfat là muối của axit nào sau đây? A. Axit sunfuricB. Axit nitric C. Axit sunfurơD. Axit clohiđric Câu 10: Sục khí SO2 dư vào dung dịch nước brom, hiện tượng quan sát được là A. dung dịch mất màuB. dung dịch bị vẩn đục C. dung dịch nhạt màuD. không có hiện tượng gì Câu 11: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm A. tốc độ phản ứngB. cân bằng hóa học C. nồng độD. chất xúc tác Câu 12: Trong các phản ứng sau, nếu lượng sắt trong các phản ứng đều được lấy bằng nhau, với kích thước như nhau thì phản ứng nào có tốc độ lớn nhất? A. Fe + dung dịch HCl 0,5M B. Fe + dung dịch HCl 0,3M C. Fe + dung dịch HCl 0,1MD. Fe + dung dịch HCl 0,2M Câu 13: Cho phản ứng hóa học: A + B → C + D Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A.Nồng độ của C và DB. Nồng độ của A và B C. Chất xúc tác D. Nhiệt độ Câu 14: Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi A. tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch B. tốc độ của phản ứng thuận lớn hơn tốc độ của phản ứng nghịch C. tốc độ của phản ứng thuận nhỏ hơn tốc độ của phản ứng nghịch D. phản ứng thuận và phản ứng nghịch đã kết thúc Câu 15: Yếu tố nào sau đây không thể làm dịch chuyển cân bằng hóa học? A. chất xúc tácB. nhiệt độ C. áp suấtD. nồng độ Câu 16: Cho một hạt kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó đun nóng thì: A. bọt khí thoát ra nhanh hơnB. bọt khí thoát ra chậm hơn C. tốc độ thoát khí không đổiD. kẽm tan chậm hơn Câu 17: Clo không phản ứng với chất nào sau đây? A. NaClB. NaOHC. NaBrD. Ca(OH) 2 Câu 18: Phản ứng chứng tỏ HCl có tính khử là t0 A. MnO2 + 4HCl đặc  MnCl2 + Cl2 + 2H2O B. 2HCl + Mg(OH)2  MgCl2 + 2H2O
  2. t0 C. 2HCl + CuO  CuCl2 + H2O D. 2HCl + Zn  ZnCl2 + H2 Câu 19: Muốn thu hồi thủy ngân bị rơi vãi, người ta dùng chất nào sau đây? A. SB. O 2 C. Cl2 D. N2 Câu 20: Hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol SO2 vào 200ml dung dịch NaOH 1M, muối thu được là A. hỗn hợp NaHSO3 và Na2SO3 B. chi có NaHSO3 C. chỉ có Na2SO3 D. không xác định được Câu 21: Có thể loại bỏ H2S ra khỏi hỗn hợp khí với H2 bằng cách cho hỗn hợp khí lội qua dung dịch nào sau đây? A. KOHB. KNO 3 C. NaClD. nước cất Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24B. 4,48C. 3,36D. 8,96 Câu 23: Cho 0,2 mol Na2SO4 tác dụng hết với dung dịch BaCl2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 46,6B. 23,3C. 11,65D. 34,95 t 0 Câu 24: Phản ứng: Cu + H2SO4(đặc)  CuSO4 + SO2 + H2O. Hệ số cân bằng (là các số nguyên tối giản nhất) của phản ứng lần lượt là A. 1,2,1,1,2B. 2,4,2,2,2C. 2,4,2,2,4D. 1,4,4,4,5 Câu 25: Rót vào cốc chứa đường saccarozơ khoảng 10-15 ml dung dịch H2SO4 đặc. Hiện tượng quan sát được là A. đường bị hóa than màu đen, trên bề mặt than có sủi bọt khí B. đường bị hóa than màu nâu đỏ, trên bề mặt than có sủi bọt khí C. đường tan ra thành dung dịch trong suốt D. đường tan ra thành dung dịch màu xanh Câu 26: Cho các yếu tố sau: a) Nồng độ chất phản ứng. b) Áp suất. c) Nhiệt độ. d) Diện tích bề mặt. e) Chất xúc tác. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là A. a, b, c, d, e.B. a, c, e.C. b, c, d, e.D. a, b, c, d. Câu 27: Cho cân bằng hóa học sau: N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k); H< 0 (phản ứng tỏa nhiệt) Những thay đổi nào sau đây làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận? A. tăng nồng độ N2 và H2 B. giảm áp suất C. tăng nhiệt độD. tăng nồng độ NH 3 Câu 28: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: - Nhóm thứ nhất: Cân miếng kẽm 1g và thả vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M. - Nhóm thứ hai: Cân 1g bột kẽm và thả vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do: A. diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn.B. nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn C. nồng độ kẽm bột lớn hơn.D. nhóm thứ hai dùng thể tích nhiều hơn. B. TỰ LUẬN Câu 29 (1 điểm): Hãy cho biết người ta đã lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ của phản ứng trong các trường hợp sau: a) Đập nhỏ đá vôi và nung ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống b) Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong c) Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn ) để ủ rượu. Câu 30 (0,5 điểm): Ngày 23/10/2016, bản tin thời sự VTV có đưa tin với tiêu đề:” IS đốt nhà máy lưu huỳnh, người dân Iraq gặp họa”. Sự việc đã khiến hàng nghìn người dân Iraq phải nhập viện trong tình trạng viêm phổi, khó thở Bằng kiến thức về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh, anh (chị) hãy giải thích tại sao việc làm đó lại nguy hiểm như vậy? Câu 31 (0,5 điểm): Cho 5,6 lít SO2 (đktc) đi qua 500ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn Y. Tính m? Câu 32 (1 điểm): Hòa tan hoàn toàn 23,3 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn trong 500 gam dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí (đktc). a) Viết các phương trình hóa học xảy ra. b) Tính C% mỗi muối trong dung dịch Y.
  3. TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Hóa học - Lớp 10 BIỂU ĐIỂM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM a, - Diện tích bề mặt 0,25 29 - Nhiệt độ 0,25 (1điểm) b, Diện tích bề mặt 0,25 c, Chất xúc tác 0,25 t0 PTHH: S + O2  SO2 0,25 30 SO2 là khí độc, hít thở phải không khí có khí này sẽ gây viêm 0,25 (0,5điểm) đường hô hấp nSO2 = 0,25 mol; nNaOH = 0,75 mol 31 T = = = 3 > 2 → tạo muối trung hòa 0,25 (0,5điểm) PTHH: SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O 0,25 0,5 0,25 mrắn Y = mNaOH dư + mNa2SO3 = 0,25. 40 + 0,25. 126 = 41,5 gam 0,25 Lưu ý: học sinh làm cách khác đúng thì cho điểm tương đương a, PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ (1) 0,25 Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑ (2) b, Gọi số mol Fe, Zn có trong hỗn hợp X lần lượt là x, y mol nH2 = 0,4 mol 32 56x + 65y = 23,3 0,25 (1điểm) Ta có hệ pt: x + y = 0,4 → x = 0,3; y = 0,1 mddY = mX + mddH2SO4 – mH2 = 23,3 + 500 – 0,4.2 = 522,5 gam 0,25 Theo (1): nFeSO4 = x = 0,3 mol Theo (2): nZnSO4 = y = 0,1 mol Vậy: C%(FeSO4) = (0,3.152) : 522,5 = 8,73% 0,25 C%(ZnSO4) = (0,1.161) : 522,5 = 3,08% Lưu ý: học sinh làm cách khác đúng thì cho điểm tương đương