Đề kiểm tra học kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 305 - Năm học 2017-2018 (Có hướng dẫn chấm)

doc 3 trang minhtam 7040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 305 - Năm học 2017-2018 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_10_ma_de_305_nam_hoc_2017_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Hóa học Lớp 10 - Mã đề: 305 - Năm học 2017-2018 (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 QUẢNG NAM Môn: HÓA HỌC – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 304 A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1: Cho rằng Bo chứa hai đồng vị là 11B và 10B. Biết khối lượng nguyên tử trung bình của Bo là 10,9. Thành phần % các đồng vị lần lượt là A. 70% và 30%. B. 80% và 20%. C. 40% và 60%. D. 90% và 10%. Câu 2: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R2O5. Hợp chất khí của R với H chứa 8,8235% H về khối lượng. Nguyên tử khối của R là A. 32. B. 15. C. 31. D. 14. Câu 3: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử? A. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2. B. NaOH + HNO3 NaNO3 + H2O. C. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O. D. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O. Câu 4: Số oxi hoá của nitơ trong các chất N2, NH3, HNO3 lần lượt là A. 0, -3, +5. B. 3, +3, +5. C. 0, +3, +5. D. 0, -3, +4. Câu 5: Chọn phát biểu đúng nhất. Liên kết cộng hoá trị là liên kết hoá học A. được hình thành do sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử khác nhau. B. giữa các nguyên tử phi kim với nhau. C. trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử. D. được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. Câu 6: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số nơtron. B. số khối. C. điện tích hạt nhân. D. số nơtron và proton. Câu 7: Quá trình oxi hóa là quá trình A. thu electron. B. nhường proton. C. thu proton. D. nhường electron. Câu 8: Số electron tối đa chứa trong phân lớp s là A. 6. B. 2. C. 10. D. 4. Câu 9: Số nguyên tố ở chu kì 3 và 4 trong bảng hệ thống tuần hoàn lần lượt là A. 8 và 8. B. 8 và 18. C. 18 và 8. D. 18 và 18. Câu 10: Tính bán kính gần đúng của nguyên tử vàng (Au) ở 20 0C, biết ở nhiệt độ đó, khối lượng riêng của vàng là 19,32g/cm3, giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. (Cho khối lượng nguyên tử của Au là 196,97 u và số Avogadro N= 6,02.1023) A. 1,554.10-8 cm. B. 1,447.10-8 cm. C. 1,288.10-8 cm. D. 1,593.10-8 cm. Câu 11: Cho phản ứng: 4Na + O2 2Na2O. Trong phản ứng này, nguyên tử Na A. bị khử. B. không bị oxi hóa, không bị khử. C. bị oxi hóa. D. vừa bị khử,vừa bị oxi hóa. Câu 12: Tính kim loại của các nguyên tố 13Al, 11Na, 12Mg, 19K tăng dần theo thứ tự A. Al < Na < Mg < K. B. Mg < Al < K < Na. C. K < Na < Mg < Al. D. Al < Mg < Na < K.
  2. Câu 13: Hợp chất nào sau đây có liên kết ion? A. HCl. B. CO2. C. NaCl. D. CH4. Câu 14: Nguyên tố X có Z = 20. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc A. chu kỳ 4, nhóm IA. B. chu kỳ 4, nhóm IIA. C. chu kỳ 3, nhóm IA. D. chu kỳ 3, nhóm IIA. Câu 15: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13) là 2 2 6 2 1 2 2 4 3 2 2 2 6 2 2 2 5 2 1 A. 1s 2s 2p 3s 3p . B. 1s 2s 2p 3s 3p . C. 1s 2s 2p 3s . D. 1s 2s 2p 3s 3p . B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1 (1 điểm). Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e là 58. Trong hạt nhân, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 4. Viết kí hiệu nguyên tử của X. Câu 2 (1 điểm). Cho các chất sau: Al2O3, CO2. a (0,5 điểm). Xác định chất nào có liên kết ion, chất nào có liên kết cộng hóa trị? b (0,5 điểm). Với hợp chất có liên kết ion ở trên, hãy viết sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết; với hợp chất có liên kết cộng hóa trị, hãy viết công thức cấu tạo tương ứng. Câu 3 (1,5 điểm). Cân bằng các phản ứng oxi hóa- khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron (thể hiện đủ 4 bước cân bằng): a (1,0 điểm). KClO3 + C → KCl + CO2. b. (0,5 điểm). HNO3 + Zn → Zn(NO3)2 + N2 + H2O. Câu 4 (1,5 điểm). Kim loại R là nguyên tố nhóm IA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Cho 4,6g R phản ứng hoàn toàn với một lượng nước dư, thu được dung dịch X và 2,24 lít khí H2 (đktc). a (1,0 điểm). Xác định tên kim loại R. b. (0,5 điểm). Tính nồng độ phần trăm (C%) của dung dịch X khi biết lượng nước đem dùng phản ứng là 100 ml (cho khối lượng riêng của nước là 1 g/ml). (Học sinh được sử dụng bảng HTTH các nguyên tố hóa học) HẾT ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC LỚP 10 NĂM HỌC 2017 – 2018 made 304 Câu 1 D Câu 2 C Câu 3 A Câu 4 A Câu 5 D Câu 6 C Câu 7 D Câu 8 B Câu 9 B Câu 10 B Câu 11 C Câu 12 D Câu 13 C Câu 14 B Câu 15 A TỰ LUẬN MÃ ĐỀ: 301, 304, 307, 310, 313, 316, 319, 322.
  3. Nội dung Biểu điểm Câu 1. 1,0 điểm 2p + n = 58 => 2p + n = 58. 0,25 n – p = 4. 0,25 => p= e= 18, n= 22 0,25 40 18 Ar 0,25 Câu 2. 1,0 điểm Al2O3: Liên kết ion; CO2: Liên kết cộng hóa trị. 0,25 x2 Al → Al3+ + 3e O + 2e → O2-. 3+ 2- 2Al + 3O → Al2O3. 0,25 (Hs lập sơ đồ dạng khác, đúng, vẫn cho điểm tối đa) O = C = O 0,25 Câu 3. Ở câu a, mỗi bước đúng: 0,25đ. Ở câu b, hai bước liên tiếp đúng: 0,25 điểm. Câu 4. 1,5 điểm a. n(H2)= 0,1 mol 0,25 2R + 2H2O → 2ROH + H2. 0,2 0,1 0,25 MR = 23 0,25 R là Na 0,25 b. Khối lượng NaOH tạo thành: 8g. 0,25 Khối lượng dung dịch sau phản ứng: 104,4g. C%= 7,7%. 0,25