Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2020.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Sinh học - Lớp 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang? A. Cá chép. B. Thỏ. C. Giun tròn. D. Chim bồ câu. Câu 2: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? A. Chim bồ câu. B. Cá chép. C. Rắn hổ mang. D. Châu chấu. Câu 3: Ở người, tĩnh mạch thuộc hệ cơ quan nào sau đây? A. Hệ tiêu hóa. B. Hệ hô hấp. C. Hệ tuần hoàn. D. Hệ bài tiết. Câu 4: Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim? A. Nút nhĩ thất. B. Tĩnh mạch. C. Động mạch. D. Mao mạch. Câu 5: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép? A. Châu chấu. B. Ốc sên. C. Cá chép. D. Chim bồ câu. Câu 6: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai? A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim. B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi. C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. D. Loài có khối lượng cơ thể lớn thì có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ. Câu 7: Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu trong hệ mạch của cơ thể động vật được thể hiện ở hình bên. Các đường cong A, B, C trong hình này lần lượt là A. tổng tiết diện mạch, huyết áp và vận tốc máu. B. vận tốc máu, tổng tiết diện mạch và huyết áp. C. huyết áp, tổng tiết diện mạch và vận tốc máu. D. huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện mạch. Câu 8: Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể dẫn đến làm tăng huyết áp ở người bình thường? I. Khiêng vật nặng. II. Hồi hộp, lo âu. III. Cơ thể bị mất nhiều máu. IV. Cơ thể bị mất nước do bị bệnh tiêu chảy. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 9: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. D. cơ quan sinh sản. 1
- Câu 10: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra A. nhanh, dễ nhận thấy. B. chậm, khó nhận thấy. C. nhanh, khó nhận thấy. D. chậm, dễ nhận thấy. Câu 11: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự: A. bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích. B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin. C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện. D. bộ phận thực hiện → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận tiếp nhận kích thích. Câu 12: Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật nào? A. Con người. B. Thủy tức. C. Giun dẹp. D. Đỉa. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (3,5 điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng là hệ tuần hoàn hở? Câu 2. (2,5 điểm) Liệt kê các kiểu hướng động ở thực vật. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi kiểu hướng động. Câu 3. (1,0 điểm) Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao? === Hết === 2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Sinh học – Lớp 11 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A D C A D B C A C B C A II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1. (3,5 điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. - Cấu tạo của hệ tuần hoàn: + Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô. 0,5 + Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu. 0,5 + Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ 0,5 thống tĩnh mạch. - Chức năng của hệ tuần hoàn: vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ 1,0 phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. Hệ tuần hoàn của công trùng là hệ tuần hoàn hở vì có một đoạn máu đi ra 1,0 khỏi mạch máu, đi vào khoang cơ thể. 2. (2,5 điểm) Liệt kê các kiểu hướng động ở thực vật. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi kiểu hướng động. + Hướng sáng 0,5 Ví dụ + Hướng trọng lực 0,5 Ví dụ + Hướng hóa 0,5 Ví dụ + Hướng nước 0,5 Ví dụ + Hướng tiếp xúc 0,5 Ví dụ 3. (1,0 điểm) Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết vì trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, không còn ẩm ướt. Khi đó O2 và CO2 không 1,0 khuếch tán qua da, giun không thể hô hấp nên bị chết. 3