Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)

docx 7 trang minhtam 26/10/2022 6280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2021_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH % Nội dung TT Đơn vị kiến thức Thời tổng kiến thức Thời Thời Thời Thời gian Số Số Số Số điểm gian gian gian gian TN TL (phút) CH CH CH CH (phút) (phút) (phút) (phút) Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn 7 1 7 8 7 1 15 27,5 quốc (1873 - 1884) (1,75) (1,0) Chương I. Bài 26. Phong trào kháng chiến chống 2 Cuộc kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ 2 2 2 5 chiến chống XIX (0,5) 1 thực dân Pháp từ Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và PT 1 1 năm 1858 chống pháp của đồng bào miền núi 1 15 1 1 16 42,5 đến cuối thế cuối thế kỉ XIX (0,25) (4,0) kỷ XIX Bài 28. Trào lưu cải cách Duy tân ở 2 1 2 10 2 1 12 25 Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX (0,5) (2,0) 12 1 1 1 Tổng 12 15 10 8 12 3 45 100 (3,0) (4,0) (2,0) (1,0) Tỉ lệ (%) 30% 40% 20% 10% 30 70 100 Tỉ lệ chung (%) 70% 30% 100% 100
  2. PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung kiến Đơn vị kiến Vận TT thức Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận thức dụng biết hiểu dụng cao Nhận biết: 7 - Trình bày được cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương (1,75) khác ở Bắc kỳ trước cuộc tấn công của thực dân Pháp; - Biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của 1. Kháng thực dân Pháp; chiến lan - Trình bày được sự chống trả quyết liệt của dân quân dân Hà Nội và các địa rộng ra toàn phương khác ở Bắc kỳ trước cuộc tấn công của thực dân Pháp lần thứ hai; Chương I. quốc (1873 - - Biết được nội dung chính của Hiệp ước Hác-măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt. Cuộc kháng 1884) Thông hiểu: chiến chống - Giải thích được lí do triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Tuất 1874. 1 thực dân Pháp Vận dụng: từ năm 1858 Vận dung cao: 1 đến cuối thế kỷ - Rút ra bài học lịch sử từ việc triều đình nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước đầu (1,0) XIX hàng thực dân Pháp. Nhận biết: 2. Phong trào - Nêu được sự kiện 5-7-1885; 2 kháng chiến - Hiểu được khái niệm phong trào Cần Vương. (0,5) chống Pháp Thông hiểu: trong những - Thống kê được được hai giai đoạn của phong trào Cần Vương. năm cuối thế Vận dụng: kỉ XIX Vận dung cao:
  3. Nhận biết: - Nêu được nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế; 1 3. Khởi nghĩa Thông hiểu: (0,25) Yên Thế và - Lập bảng niên biểu các các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Yên Thế; 1 PT chống - So sánh điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi (4,0) pháp của nghĩa cùng thời. đồng Vận dụng: - Rút ra được nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Vận dung cao: Nhận biết: - Trình bày được nội dung của những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối 2 4. Trào lưu thế kỷ XIX. (0,5) cải cách Duy Thông hiểu: tân ở Việt - Giải thích được lí do vì sao những đề nghị đó không được chấp nhận. Nam nửa Vận dụng: cuối thế kỉ - Đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế của những đề nghị cải cách ở 1 XIX Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX. (2,0) Vận dung cao: Tổng 12 1 1 1
  4. PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH Năm học 2021 - 2022 Môn Lịch sử - Lớp 8 Đề chính thức (Thời gian làm bài: 45 phút) I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì ? A. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa. B. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp. D. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội. Câu 2. Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào ? A. Trận đánh địch ở Thanh Hoá. B. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội. C. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội. D. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội). Câu 3. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882) ? A. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874). B. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách "bế quan tỏa cảng". C. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân. D. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc. Câu 4. Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do ai chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội ? A. Gác-ni-ê B. Đuy-puy C. Ri-vi-e D. Hác-măng Câu 5. Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882) của quân Pháp là: A. Hoàng Diệu B. Hoàng Tá Viêm C. Nguyễn Tri Phương D. Lưu Vĩnh Phúc Câu 6. Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, đồng thời cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, sáp nhập vào Nam Kì - thuộc Pháp thông qua việc kí kết bản Hiệp ước: A. Giáp Tuất 1874. B. Giáp Tuất năm 1862. C. Hác-măng 1883. D. Pa-tơ-nốt 1884. Câu 7. Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). C. Hiệp ước Hác-măng (1883). D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Câu 8. Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ? A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương.
  5. B. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi. C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế. D. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến. Câu 9. "Cần vương” có nghĩa là: A. đứng lên cứu nước. B. giúp vua cứu nước. C. chống Pháp xâm lược. D. những điều bậc quân vương cần làm. Câu 10. Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế: A. vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề. B. muốn giúp vua cứu nước. C. muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn. D. căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do. Câu 11. Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến ? A. Đổi mới tất cả các mặt. B. Đổi mới công việc nội trị. C. Đổi mới nền kinh tế văn hóa. D. Đổi mới chính sách đối ngoại. Câu 12. Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Dức 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị cải cách vấn đề gì ? A. phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. B. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục. C. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ. D. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm nào giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ? Câu 2. (2,0 điểm) Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX. Câu 3. (1,0 điểm) Từ việc triều đình nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp, em rút ra bài học gì trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc hiện nay ? Hết Họ và tên HS : Số báo danh :
  6. PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS TRUNG THÀNH Năm học 2021 - 2022 Môn Lịch sử - Lớp 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 diểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D A C A C D D B D C D II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1.1. Điểm giống - Đều là những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta ở cuối thế kỷ XIX; 1,5 - Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân; - Đều thất bại; 1.2. Điểm khác - Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời. - Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng Câu 1 cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng (4,0 điểm) cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân. - Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống. 2,5 - Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì. - Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết, - Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất. - Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp. - Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương. 2.2. Tích cực Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới 1,0 Câu 2 cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình. (2,0 điểm) 2.2. Hạn chế - Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. 1,0 - Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân
  7. Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. - Cần có lòng yêu nước, yêu quê hương; - Rèn luyện lòng dũng cảm, kiên quyết, bất khuất; - Đẩy mạnh học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, tư duy; Câu 3 - Kiên quyết trước mọi âm mưu của kẻ thù; 1,0 (1,0 điểm) - Kiên quyết bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, tấc đất non sông; - Yêu chuộng hòa bình; Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng, giáo viên nắm được nội dung trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm ; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài làm có sáng tạo.