Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Khoa học Lớp 4 (Có đáp án)

doc 16 trang minhtam 26/10/2022 6440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Khoa học Lớp 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_2_mon_khoa_hoc_lop_4_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Khoa học Lớp 4 (Có đáp án)

  1. 5 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 CÓ ĐÁP ÁN KHOA HỌC LỚP 4 ĐỀ 1 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài. Câu 1: Nhờ đâu lá cây lay động được? A. Nhờ có gió C. Nhờ có hơi nước B. Nhờ có khí ô-xi D. Nhờ có khí các-bô-níc Câu 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống sao cho phù hợp. Cần thực hiện quy định chung về không gây tiếng ồn nơi công cộng. Có thể thoải mái gây tiếng ồn ở nhà như hò hét, mở nhạc to vào đêm khuya. Tiếng ồn chỉ làm ta mất tập trung vào công việc chứ không hại tới sức khỏe. Các vật ngăn cách có thể làm giảm tiếng ồn. Câu 3 : Nhiệt ảnh hưởng như thế nào đối với sự sống con người và động vật: A. Sự lớn lên. C. Sự phân bố động và thực vật. B. Sự sinh sản D.Tất cả đúng. Câu 4: Hãy điền vào chỗ trống vào các sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây cho phù hợp. Lúa Rắn hổ mang Các loài tảo Cá Câu 5: Trong chăn nuôi người ta làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ trứng ? A. Tăng nhiệt độ B. Tăng thời gian chiếu sáng C. Tăng khí ô xi D. Tăng thức ăn Câu 6: Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào? A. Mới cấy C. Làm đòng B. Đẻ nhánh D. Chín Câu 7: Đốt ngọn nến, lấy cốc thủy tinh chụp lên cây nến đang cháy, lúc sau nến tắt. Nguyên nhân tại sao? A. Thiếu ánh sáng B. Thiếu khí các-bô-níc C. Thiếu không khí D. Thiếu ni-tơ Câu 8: Nêu những việc em cần tránh để bảo vệ đôi mắt Trả lời:
  2. Câu 9: Chọn các từ: “ Các-bô-nic; Hơi nước; Các chất khoáng khác; Ô-xi; Nước; Các chất khoáng” để điền vào ô trống cho phù hợp, thể hiện: “Sơ đồ sự trao đổi thức ăn ở Thực vật”: Ánh sáng Mặt trời HẤP THỤ THẢI RA . THỰC . VẬT . . . Câu 10: Không khí gồm những thành phần nào? Trả lời
  3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHẤM KHOA HỌC 4 Câu 1: A (0.5 điểm) Câu 2: Đ S S Đ (1 điểm - mỗi phần điền đúng 0,25 điểm) Câu 3: D (0.5 điểm) Câu 4: (1 điểm) (mỗi phần điền đúng 0,25 điểm) - Chuột đồng - Người Câu 5: B (0,5 điểm) Câu 6: D (0,5 điểm) Câu 7: C (0.5 điểm) Câu 8: (2 điểm) – mỗi ý đúng 0,5 điểm Những việc em cần tránh để bảo vệ đôi mắt là: - Không để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt. - Không học, đọc dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh. - Không nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, ti vi. - Khi đi dưới trời nắng cần đội mũ, nón, che ô, đeo kính Câu 9: (1,5 điểm - mỗi phần điền đúng 0,25 điểm) Hấp thụ Thải ra Khí các - bô - níc Khí ô - xi Nước Hơi nước Các chất khoáng Các chất khoáng khác Câu 10: (2 điểm) – Mỗi ý đúng 1 điểm - Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không xảy ra quá nhanh và quá mạnh. - Ngoài ra, trong không khí còn có chứa khí các-bô-níc, bụi, khói, vi khuẩn, Trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài.
  4. ĐỀ 2 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu của mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm: Mùi hôi thối từ rác thải. Do khói, các loại bụi, vi khuẩn và khí độc. Do xác động vật chết, phân hủy. Do kênh, rạch, sông, hồ bị ô nhiễm. Câu 2: Khí nào trong không khí duy trì sự cháy? A. Ni- tơ và ô xi B. Các- bô- níc và ni-tơ C. Ô- xi D. Hi- đrô Câu 3: Người ta chia sức gió thổi thành bao nhiêu cấp độ? A. 11 cấp độ B. 9 cấp độ C. 12 cấp độ D. 13 cấp độ Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước các ý sau: Nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh vào khoảng 37,5 o C. Tiếng ồn gây mất ngủ, đau đầu, có hại cho tai, suy nhược thần kinh. Thìa bằng nhựa dẫn nhiệt tốt hơn thìa bằng kim loại. Âm thanh truyền ra xa sẽ yếu đi. Câu 5: Vật phát ra âm thanh khi nào? A. Khi uốn cong vật. B. Khi vật va đập với vật khác. C. Khi làm vật rung động. D. Khi ném vật. Câu 6: Điền các từ động vật, thực vật, con người, mặt trời vào chỗ chấm cho phù hợp. đem lại sự sống cho , thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho và Câu 7: Trong chăn nuôi người ta làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng? A. Tăng nhiệt độ. B. Tăng thời gian chiếu sáng. C. Tăng khí ô-xi. D. Tăng lượng nước uống. Câu 8: Viết tên các chất còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành "Sơ đồ sự trao đổi thức ăn ở thực vật" dưới đây:
  5. ( Khí ô-xi, hơi nước, các chất khoáng, các chất khoáng khác, nước, khí các-bô- níc) Câu 9: a. Thế nào là không khí sạch? b, Nêu 3 việc em đã làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch? Câu 10: Nêu cách phòng chống bão?
  6. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN KHOA HỌC LỚP 4 Câu 1. B (0,5 điểm) Câu 4. (1 điểm) Câu 2. C (0,5 điểm) Thứ tự đáp án : S- Đ- S- Đ Câu 3. D (0,5 điểm) (Mỗi ý đúng được 0,25đ) Câu 5. C (0,5 điểm) Câu 6. (1 điểm) Thứ tự điền đúng: Mặt trời, thực vật, động vật , con người (Mỗi từ điền đúng được 0,25đ) Câu 7. B ( 0,5 điểm) Câu 8: 1,5 điểm Sơ đồ sự trao đổi thức ăn ở thực vật (Mỗi từ đúng 0,25 điểm) Thứ tự cần điền là: Hấp thụ: + Khí các-bô- níc + Nước + Các chất khoáng Thải ra: + Khí ô- xi + Hơi nước + Các chất khoáng khác Câu 9. ( 2 điểm)- Mỗi phần 1 điểm Trả lời a, Không khí được coi là trong sạch khi những thành phần: khói, bụi, vi khuẩn, có trong không khí với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người và các sinh vật khác. b, Những việc em nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch: - Quét dọn nhà cửa, lớp học, sân trường sạch sẽ. - Không vứt rác bừa bãi, để rác đúng nơi quy định. - Trồng cây và bảo vệ cây xanh. Câu 10 :( 2 điểm) Trả lời Theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra . Khi cần mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn, nên cắt điện. Ở vùng biển, người dân không nên ra khơi vào lúc gió to
  7. ĐỀ 3 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài. Câu 1.Loại khí nào cần cho quá trình hô hấp của động vật và thực vật? A. Ô-xi B.Các-bô-níc C.Ni-tơ D.Cả A và B Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây làm không khí bị ô nhiễm ? A. Khí độc, khói nhà máy B. Bụi C. Tiếng ồn D. Tất cả các ý trên Câu 3. Nối thông tin cột A với thông tin cột B cho thích hợp: A B 1.Đồng 2.Bông Dẫn nhiệt tốt 3. Len 4. Không khí Dẫn nhiệt kém 5. i – nốc 6. Gỗ Câu 4: Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ? A. Khi vật được chiếu sáng C. Mắt phát ra ánh sáng chiếu vào vật B. Khi vật phát ra ánh sáng D. Ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt Câu 5: Vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa lá ngô, châu chấu và ếch. Câu 6.Quá trình hô hấp của thực vật diễn ra khi nào? A. Ban đêm. B. Ban ngày C. Cả ngày lẫn đêm D. Tất cả sai Câu 7: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống
  8. Câu 8: Câu nào đúng nhất về: ''Âm thanh được truyền qua ” A.Chất lỏng và chất rắn B.Chất khí và chất rắn C.Chất lỏng và chất khí D.Chất rắn,chất lỏng và chất khí Câu 9: Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy thìa nào nóng hơn ? A. Thìa bằng nhựa nóng hơn B. Thìa bằng kim loại nóng hơn C. Cả hai thìa đều nóng như nhau D. Cả hai thìa đều không nóng Câu 10: Sinh vật nào dưới đây có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ ? A. Con người B. Động vật C. Thực vật D. Tất cả các ý trên
  9. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHẤM KHOA HỌC 4 Câu 1: A(0,5 đ) Câu 2: D ( 0,5 đ) Câu 3: ( 1,5 - mỗi ý đúng 0,25 đ) đồng, i – nốc : dẫn nhiệt tốt bông, len , không khí, gỗ : dẫn nhiệt kém Câu 4: D ( 1 đ) Câu 5: ( 1,5 đ) l¸ ng« ch©u chÊu Õch Câu 6: C ( 0,5 đ) Câu 7: (2 đ) NhiÖt ®é cã ¶nh h­ëng ®Õn sù lín lªn, sinh s¶n vµ ph©n bè cña ®éng vËt, thùc vËt.(0,5) NÕu Tr¸i §Êt kh«ng ®­îc MÆt Trêi s­ëi Êm, giã sÏ ngõng thæi, Tr¸i §Êt sÏ trë nªn l¹nh gi¸.(0,5) Khi ®ã, n­íc trªn Tr¸i §Êt sÏ ngõng ch¶y vµ ®ãng b¨ng, sÏ kh«ng cã m­a. (0,5)Tr¸i §Êt sÏ trë thµnh mét hµnh tinh chÕt, kh«ng cã sù sèng. (0,5đ) Câu 8: D ( 1 đ) Câu 9: B( 0,5 đ) Câu 10: C ( 1 đ)
  10. ĐỀ 4 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và thực hiện các yêu cầu của mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Mắt ta nhìn thấy vật khi nào? A. Khi vật phát ra ánh sáng. B. Khi mắt ta phát ra ánh sáng. C. Khi có ánh sáng đi thẳng từ vật đó truyền vào mắt ta. D. Khi vật được chiếu sáng. Câu 2. Đánh dấu x vào ô trống trươc ý trả lời đúng: Nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh vào khoảng: A. 00 C B . 480 C C. 370 C D. 1000 C Câu 3. Đốt ngọn nến, lấy cốc thủy tinh chụp lên cây nến đang cháy, lúc sau nến tắt. Nguyên nhân tại sao? A. Thiếu ánh sáng B. Thiếu nước C. Thiếu khí các bô níc D. Thiếu không khí Câu 4. Quá trình hô hấp của cây diễn ra khi nào? A. Ban ngày B. Buổi trưa C. Cả ngày lẫn đêm D. Ban đêm Câu 5: Hãy điền chữ N những việc nên làm, chữ K trước những việc không nên làm vào ô trống trước để đề phòng tai nại khi đun nấu ở nhà. Tắt bếp khi đun, nấu xong. Để bình xăng, dầu xa bếp và nơi đun nấu. Để trẻ em nô đùa gần bếp. Tranh thủ đi chợ khi đang đun, nấu trên bếp. Câu 6: Ý kiến nào sau đây nói không đúng về thực vật A. Trong quá trình quang hợp thực vật hấp thụ khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi. B. Thực vật cần ánh sáng, thức ăn, không khí, nước thì mới sống và phát triển bình thường. C. Thực vật cần ô - xi trong quá trình hô hấp. D. Trong quá trình quang hợp thực vật chỉ hấp thụ chất khoáng. Câu7: Viết chữ Đ vào  trước câu đúng,và chữ S vào  trước những câu sai: Các quy định không gây tiếng ồn nơi công cộng chỉ áp dụng đối với các phương tiện, máy móc gây tiếng ồn lớn (như xe ô tô .) Để sống và phát triển bình thường, động vật cần có đủ nước, không khí, thức ăn, ánh sáng. Đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Câu 8. Điền tên các chất còn thiếu vào chỗ để hoàn thành sơ đồ trao đổi chất ở động vật.(1 điểm)
  11. Hấp thụ Thải ra Khí Ô-xi Khí Động vật . . . Các chất thải . . . Câu 9: Em hãy nêu nhu cầu nước của thực vật. . . . Câu 10: Khi sử dụng nguồn nhiệt cần lưu ý điều gì? . . . .
  12. ĐÁP ÁN KHOA HỌC CUỐI HỌC KÌ II Câu 1. C Câu 2. C Câu 3. D Câu 4. C Câu 5. N, N, K, K Câu 6. D Câu 7. S, Đ, S, Đ Câu 8. 1 điểm: Điền đúng mỗi từ được 0,25 điểm Hấp thụ Thải ra Khí Ô-xi Khí các- bô- níc Động vật Nước Nước tiểu Các chất thải Các chất hữu cơ trong thức ăn Câu 9: Nhu cầu nước của thực vật: ( 2 điểm) Các loài cây khác nhau có nhu cầu nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhu cầu nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày nắng, nóng, lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn. Câu 10: Khi sử dụng nguồn nhiệt cần lưu ý điều gì? ( 2 điểm) - Cần chú ý vấn đề an toàn khi sử dụng. Không bật nguồn nhiệt quá to hoặc qúa nhỏ, không chơi đùa gần nguồn nhiệt, không để chất dễ cháy (xăng, dầu, ) gần nguồn nhiệt. Dùng lót tay khi bê xoong nồi nóng ra khỏi bếp,
  13. ĐỀ 5 Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây theo yêu cầu. Câu 1 (0,5 điểm). Tính chất của không khí là? A. Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. B. Có màu, có mùi. C. Màu trắng, vị ngọt. D. Trong suốt. Câu 2 (0,5 điểm). Âm thanh không truyền qua được môi trường nào? A. Chất rắn. B. Chân không. C. Chất lỏng. D. Chất khí. Câu 3 (0,5 điểm). Vật nào có thể ngăn ánh sáng truyền qua? A. Kính. B. Túi ni lông trắng. C. Quyển vở, miếng gỗ. D. Nước. Câu 4 (0,5 điểm). Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm? A. Gió sẽ ngừng thổi. B. Trái đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống. C. Trái đất sẽ tan ra. D. Trái đất trở nên yên bình hơn. Câu 5 (1 điểm). Đốt ngọn nến rồi lấy cốc thủy tinh chụp lên, một lúc sau thì nến tắt. Nguyên nhân của hiện tượng trên là? Câu 6 (0,5 điểm). Quá trình hô hấp của cây diễn ra khi nào? Viết chữ Đ vào ô trống trước ý kiến đúng, chữ S vào ô trống trước ý kiến sai. Ban ngày và ban đêm. Chỉ diễn ra ban ngày. Câu 7 (1 điểm). Điền các từ ngữ: sức khỏe, sưởi ấm, thức ăn, vẻ đẹp của thiên nhiên vào chỗ chấm cho phù hợp: Ánh sáng mặt trời giúp chúng ta . ., có và cho ta Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả Câu 8 (1,5 điểm). Chọn các từ: các chất thải, khí ô-xi, thức ăn, khí các-bô-níc, nước tiểu, nước điền vào chỗ chấm. Đánh mũi tên để hoàn thành sơ đồ trao đổi chất ở động vật: Hấp thụ Thải ra . Động vật . . . . .
  14. Câu 9 (2 điểm). a. Em hãy nêu tác hại của tiếng ồn tới sức khỏe của con người. b. Em hãy nêu 3 biện pháp chống tiếng ồn mà em biết. Câu 10 (2 điểm). Xoong và quai xoong làm bằng chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém? Vì sao?
  15. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 Đáp án A B C B Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 5: 1 điểm Ngọn nến cháy làm khí ô-xi bị mất đi. Khi ta úp cốc, ô-xi không được cung cấp thêm nên nến tắt. (Học sinh có thể giải thích do thiếu khí ô-xi để duy trì sự cháy). Câu 6: 0,5 điểm Đ Ban ngày và ban đêm. 0,25 điểm S Chỉ diễn ra ban ngày. 0,25 điểm Câu 7: 1 điểm Ánh sáng mặt trời giúp chúng ta sưởi ấm, có thức ăn và cho ta sức khỏe. Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên. (Điền đúng từ vào mỗi chỗ trống được 0,25 điểm) Câu 8: Đánh mũi tên và điền tên các chất còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành sơ đồ trao đổi chất ở động vật. (1,5 điểm) Hấp thụ Thải ra Khí ô xi Khí các - bô - níc Nước uống Động vật Nước tiểu Thức(Đánh ăn mũi tên đi vào của các chất hấp thụ và mũi tên đi ra của cácCác chất chất thải thải đúng (0,5đ) - Hấp thụ: Khí ô xi, nước, thức ăn. (0,5 điểm) - Thải ra: Khí các - bô - níc, nước tiểu, các chất thải. (0.5 điểm) Câu 9: (2 điểm) a. Tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, có thể gây mất 0,5 điểm ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai. b. Một số biện pháp chống tiếng ồn: - Có quy định chung về không gây tiếng ồn nơi công cộng. 0,5 điểm - Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai. 0,5 điểm - Trồng và bảo vệ cây xanh. 0,5 điểm Câu 10: (2 điểm) - Xoong làm bằng chất liệu dẫn nhiệt tốt (nhôm, đồng, i-nốc) để thức ăn 1 điểm nhanh chín. - Quai xoong làm bằng chất liệu dẫn nhiệt kém (nhựa cứng, gỗ) để khi 1 điểm
  16. cầm, bê không bị bỏng.