Đề kiểm tra cuối học kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)

doc 9 trang minhtam 29/10/2022 7260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_10_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG MÔN: HÓA 10 THỜI GIAN: 60 PHÚT Câu 1. Cho các chất sau: NaOH (1), Mg (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), Na2SO4 (6). Những chất nào tác dung được với axit HCl A. (1), (2), (4), (5). B. (3), (4), (5), (6). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (5). Câu 2. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 3. Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại cùng nhau? A. Khí H2S và khí CO2 B. Khí O2 và khí Cl2. C. Khí O2 và khí H2. D. Khí NH3 và khí HCl. Câu 4. Cho các phản ứng: (1) O3 + dung dịch KI (2) F2 + H2O (3) MnO2+ HCl đặc (4) Cl2 + dung dịch H2S Các phản ứng tạo ra đơn chất là: A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
  2. Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư,thu được 32,5 gam FeCl3. Giá trị của m là A. 14 g B. 16,8 g C. 5,6 g D. 8,4 g Câu 6. Những phản ứng nào sau đây chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi? (1) O3 + Ag (2) O3 + KI + H2O (3) O3 + Fe (4) O3 + CH4 A. 1, 2. B. 2, 3. C. 2, 4. D. 3, 4. Câu 7. SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với A. H2S, O2, nước Cl2. B. dung dịch NaOH, Mg, dung dịch KMnO4. C. dung dịch KOH, CaO, nước Cl2. D. H2, nước Cl2, dung dịch KMnO4. Câu 8. Cho biết tổng hệ số cân bằng phương trình dưới đây FeO + H2SO4 → H2O + Fe2(SO4)3 + SO2 A. 10 B. 11 C. 12 D. 14 Câu 9. Chọn câu đúng: A. Có thể nhận biết ion F-, Cl-, Br-, I- chỉ bằng dung dịch AgNO3. B. Các ion Cl-, Br-, I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+. C. Các ion F-, Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa với Ag+.
  3. D. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp Fe và Mg trong khí Clo dư.Sau phản ứng thu được 61 gam chất rắn.Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp là: A. 26,09% B. 39,13 % C. 52,175 D. 45,65% Câu 11. Có thể làm khô khí SO2 ẩm bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nhưng không thể làm khô NH3 ẩm bằng dung dịch H2SO4 đặc vì: A. NH3 tác dụng với H2SO4. B. không có phản ứng xảy ra. C. CO2 tác dụng với H2SO4. D. phản ứng xảy ra quá mãnh liệt. Câu 12. Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng cho đến khi Fe không còn tan được nữa. Sản phẩm thu được trong dung dịch sau phản ứng là: A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4 và Fe. D. FeSO4 và Fe2(SO4)3. Câu 13. Cho 2,6 gam một kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 0,56 lít hỗn hợp X gồm O2 và Cl2 ở (đktc) sau phản ứng thu được 3,79 gam chất rắn là các oxit và muối. Tìm kim loại M là A. Ca B. Cu C. Mg D. Zn Câu 14. Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do A. Nồng độ của các chất khí tăng lên. B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống.
  4. C. Chuyển động của các chất khí tăng lên. D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi. Câu 15. Dẫn 11,2 lít khí clo vào 500ml dung dịch chứa hỗn hợp NaBr 1M và NaI 1,2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đun nóng để cô cạn dug dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là: A. 141,5 gam B. 68,8 gam C. 73,5 gam D. 58,5 gam Câu 16. Để phân biệt 2 khí O2 và O3, người ta thường dùng hóa chất nào: A. nước. B. dung dịch KI và hồ tinh bột. C. dung dịch CuSO4. D. dung dịch H2SO4. Câu 17. Dung dịch H2S khi để ngoài trời xuất hiện lớp cặn màu vàng là do: A. Oxi trong không khí đã oxi hóa H2S thành lưu huỳnh tự do. B. H2S bị oxi không khí khử thành lưu huỳnh tự do. C. H2S đã tác dụng với các hợp chất có trong không khí. D. Có sự tạo ra các muối sunfua khác nhau. Câu 18. Nhiệt phân hoàn toàn 3,16 gam KMnO4,thể tích O2 ở đktc thu được là A. 336 ml B. 112 ml C. 224 ml D. 448 ml Câu 19. Oxi hóa hoàn toàn 24,9g hỗn hợp bột các kim loại Mg, Al, Zn bằng oxi thu được 15,3g hỗn hợp oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối tạo ra là A. 15,6 gam B. 20,85 gam C. 15,45 gam D. 48,3 gam
  5. Câu 20. Kết luận gì có thể rút ra từ 2 phản ứng sau: (1) SO2 + Cl2 + 2H2O ⟶ H2SO4 + 2HCl (2) SO2 + 2H2S⟶ 3S + 2H2O A. SO2 là chất khử mạnh. B. SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. C. SO2 là chất oxi hóa mạnh. D. SO2 kém bền. Câu 21. Cho FeS tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng, thu được khí A; nếu dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được khí B. Dẫn khí B vào dung dịch A thu được rắn C. Các chất A, B, C lần lượt là: A. H2, H2S, S B. O2, SO2, SO3. C. H2, SO2, S. D. H2S, SO2, S. Câu 22. Để a gam bột sắt ngoài không khí,sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 37,6 gam gồm Fe, FeO,Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2(đktc). Giá trị a là: A. 11,2 gam B. 8,4 gam C. 56gam D. 28 gam Câu 23. Hoà tan hết m gam Al bằng H 2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất,ở đktc. Tính m? A. 8,1 g B. 2,7 g C. 5,4 g D. 4,05 g Câu 24. Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng: H2 (k)+ F2 (k) ⟶ 2HF(k) < 0 Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?
  6. A. Thay đổi áp suất B. Thay đổi nhiệt độ C. Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2 D. Thay đổi nồng độ khí HF Câu 25. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học? A. Sục khí H2S vào dung dịch H2SO4. B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. C. Sục SO2 vào dung dịch nước Br2. D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. Câu 26. Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách: A. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân. B. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân. C. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân. D. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân. Câu 27. Chỉ ra phát biểu sai: A. Oxi là nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh. B. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. C. Oxi có số oxi hóa –2 trong mọi hợp chất. D. Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất. Câu 28. Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là: A. 16 gam B. 9 gam C. 8,2 gam D. 10,7 gam Câu 29. Định nghĩa nào sau đây là đúng? A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
  7. B. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng. C. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi trong phản ứng. D. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao không nhiều trong phản ứng. Câu 30. Cho 100ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 100 ml dung dịch HCl aM, sau phản ứng thu được dung dịch Y có chứa 6,9875 gam chất tan. Vậy giá trị a là A. 0,75M B. 0,5M C. 1,0M D. 0,25M
  8. Đáp án đề thi cuối kì 2 Hóa học 1 A 2 A 3D 4 D 5 C 6 A 7 C 8 C 9 B 10 B 11 A 12 B 13 D 14 A 15 B 16 C 17 A 18 C 19 D 20 B 21 D 22 D 23 B 24 A 25 B 26 C 27 C 28 A 29 C 30 A Hướng dẫn giải chi tiết đề thi hóa học kì 2 Lớp 10 Câu 10. 2Fe + 3Cl2 ⟶ 2FeCl3 Mg + Cl2⟶ MgCl2 Gọi số mol của Fe và Mg lần lượt là x và y Theo đề bài ta có hệ: 56x + 24y = 18,41 62,5x + 95y = 61 ⇔ x = 0,2 y = 0,3 %mFe = 0,2.56/(18,4.100) = 60,87% %mMg= 100% − 60,87% == 39,13% Câu 21. FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S (A) 2FeS + 10H2SO4 đặc→ Fe2(SO4)3 + 9SO2 (B)+ 10H2O 2H2S + SO2 → 3S (C) + 2H2O => những khí tác dụng được với NaOH là: H2S (A), SO2 (B), S (C) Câu 22. A + O2 > (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4) + H2SO4 đặc, nóng > Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy, trong quá trình trên có sự thay đổi số oxi hóa của Fe, O2 và S Áp dụng bảo toàn e: Fe > Fe3+ + 3e a/56 3a/56
  9. - O2 + 4e > 2O2 (37,6 - a)/32 (37,6 - a)/8 S+6 + 2e > S+4 0,3 → 0,15 Suy ra: 3a/56 = (37,6 - a)/8 + 0,3 → a = 28 (gam) Câu 28. Quy đổi hỗn hợp thành Fe (x) và S (y) Ta có m hỗn hợp = 56x + 32y = 320,8 gam Bảo toàn electron: 3nFe + 6nS= nNO2 => 3x + 6y = 2,4 x = 0,2 và y = 0,4 Bảo toàn Fe => nFe = 2nFe2O3 => nFe2O3 = x/2 = 0,1 mFe2O3 = 0,1.160 = 16 gam Câu 30 nKOH = 0,1.1 = 0,1 mol Gọi nồng độ dung dịch HCl đã dùng là aM → nHCl = 0,1a mol KOH + HCl → KCl + H2O Nếu KOH phản ứng hết → khối lượng muối KCl tạo ra là: 0,1.74,5 = 7,45 > 6,9875 → KOH dư và dung dịch thu được gồm 3 ion K+, Cl−, OH− nK+ = nKOH= 0,1mol nCl− =nHCl= 0,1a mol Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: nK+ =nCl−+ nOH− → nOH− = 0,1 – 0,1a mchất tan = mK+ + mCl− + mOH− = 0,1.39 + 0,1a.35,5 + (0,1 – 0,1a).17 = 6,9875 → a = 0,75