Đề khảo sát học sinh giữa học kì II môn Toán 3 - Năm học 2019-2020

doc 61 trang minhtam 27/10/2022 6841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề khảo sát học sinh giữa học kì II môn Toán 3 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_giua_hoc_ki_ii_mon_toan_3_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giữa học kì II môn Toán 3 - Năm học 2019-2020

  1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 5 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau: Những bông hoa tím Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: "Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968". Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi. Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít: - Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa! (Trần Nhật Thu) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Vì sao khi đứng trước mộ của cô Mai, mẹ lại siết chặt bàn tay bé nhỏ của Nhi? a. Vì mẹ muốn Nhi im lặng để tưởng nhớ cô Mai. b. Vì mẹ căm giận kẻ thù đã giết chết cô Mai. c. Vì mẹ rất xúc động khi nhớ đến người đồng đội đã hi sinh nên siết chặt tay Nhi để kìm bớt xúc động. Câu 2: Câu chuyện của các cụ già kể vể điều gì? a. về nguồn gốc của những bông hoa tím. b. Kể về việc cô Mai chiến đấu bắn máy bay địch và việc cô đã hi sinh anh dũng như thế nào. c. Kể về việc chiếc máy bay địch bốc cháy.
  2. Câu 3: Vì sao mùi thơm của những bông hoa tím lại làm nôn nao lòng người? a. Vì mùi hương đó nhắc mọi người nhớ đến cô Mai, người liệt sĩ đã hi sinh vì cuộc sống hoà bình của dân làng. b. Vì hoa tím có mùi hương rất nồng. c. Vì hoa tím nhắc mọi người nhớ đến các chiến sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận. Câu 4: Vì sao câu chuyện về cô Mai có tên là "Những bông hoa tím"? a. Vì cô Mai thích hoa tím. b. Vì hoa tím tượng trưng cho sự chung thuỷ. c. Vì hoa tím mọc lên nơi ngực cô Mai tì xuống để bắn máy bay giặc. Câu 5: Chi tiết "nơi cồn cát sau làng mọc toàn hoa tím" gợi cho em cảm nghĩ gì? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp. Câu chuyện "Những bông hoa tím" kể về (1) và (2) của một nữ (3). Chuyện kể rằng: trong cuộc kháng chiến (4), tại một làng chài nhỏ ven biển có một cô (5) tên là Nguyễn Thị Mai. Với một (6), cô đã (7) bắn rơi máy bay địch và đă hi sinh (8). (chiến công, anh dũng, liệt sĩ, dân quân, sự hi sinh, khẩu súng trường, chống Mĩ cứu nước, chiến đấu) Câu 2: Đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để: a) Nói về cô Mai. b) Nói về những bông hoa tím. c) Nói về những người già trong làng. Câu 3: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong hai câu văn sau: a) Chiều nào cô Mai cũng cầm khẩu súng trường ra cồn cát sau làng tì ngực trên nền cát trắng đón đường bay của địch. b) Dân làng luôn nhớ đến cô tự hào về cô, họ nâng niu những bông hoa tím. B. Kiểm tra Viết Đề 1. Để nhớ công ơn những người đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc như cô Mai, trường em đã phát động phong trào thi đua "Uống nước nhớ nguồn". Em hãy báo cáo kết quả công việc tổ mình đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ nơi em sống. Đề 2. Hãy kể lại tóm tắt câu chuyện "Những bông hoa tím" bằng lời của mình.
  3. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án c b a c Câu 5: Các cụ già đã kể rằng những bông hoa tím mọc lên trên cồn cát nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc. Những bông hoa tím như một huyền thoại, nó tượng trưng cho sự hi sinh cao cả của cô Mai. Chi tiết trên cồn cát sau làng mọc lên những bông hoa tím là một chi tiết rất có ý nghĩa, vì nó nói về sự bất tử của cô Mai. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: - Thứ tự các từ ngữ cần điền: (1): chiến công ; (2): sự hi sinh ; (3): liệt sĩ ; (4): chống Mĩ cứu nước ; (5): dân quân ;(6): khẩu súng trường ; (7): chiến đấu ; (8): anh dũng. Câu 2: - Đặt câu: a) Cô Mai là một liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong thời kì chống Mĩ cứu nước. b) Những bông hoa tím là một truyền thuyết đẹp về một người nữ liệt sĩ đã hi sinh thân mình cho Tổ quốc. c) Người già trong làng là những người đã chứng kiến sự hi sinh của cô Mai. Câu 3: - Các câu văn sau khi đã điền dấu phẩy: a) Chiều nào, cô Mai cũng cầm khẩu súng trường ra cồn cát sau làng, tì ngực trên nền cát trắng đón đường bay của địch. b) Dân làng luôn nhớ đến cô, tự hào về cô, họ nâng niu những bông hoa tím. B. Kiểm tra Viết Đề 1: CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -oOo- Ngày tháng năm BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG NĂM . CỦA TỔ LỚP TRƯỜNG .
  4. Kính gửi: Cô giáo lớp Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ trong tháng năm như sau: Số lượng bạn trong tổ tham gia: Thời gian tham gia: Tên gia đình được giúp đỡ: Các công việc đã làm để giúp đỡ gia đình đó a) Về ý thức:Các bạn tham gia đầy đủ, đến đúng giờ, làm việc tích cực, gọn gàng, cẩn thận. b) Số lượng công việc đã làm được - Số buối làm: 2 buổi/ tuần, tổng số 8 buổi/ tháng. - Các công việc đã làm để giúp các gia đình: + Nhặt cỏ vườn, dọn cỏ lôi đi, quét sân, quét nhà. + Trồng và chăm sóc ba luống rau. + Làm vệ sinh giếng và bể nước ăn. Tổ trưởng Kí tên Đề 2. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tại một làng chài nhỏ ven biển, có một cô dân quân tên là Nguyễn Thị Mai. Chiều nào, cô cũng cầm một khẩu súng trường ra cồn cát cao ở sau làng để phục kích máy bay của giặc. Cuối cùng, cô đã bắn rơi chiếc máy bay. Nhưng ngày chiếc máy bay bốc cháy cũng là ngày cô Mai anh dũng hi sinh, để lại cho người dân làng chài nhỏ bé một niềm tiếc thương vô hạn. Người nữ dân quân dũng cảm, gan dạ ấy sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
  5. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 6 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài thơ sau: Nghệ nhân Bát Tràng Em cầm bút vẽ lên tay Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa: Cánh cò bay lả bay la Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng. Con đò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa Bút nghiêng, lất phất hạt mưa Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn. Hài hoà đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng. (Hồ Minh Hà, Nét vẽ màu men) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Hình ảnh "đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa" ý nói gì? a. Từ đất Cao Lanh trồng được những bông hoa. b. Những hình ảnh được vẽ trên đất Cao Lanh rất đẹp. c. Từ đất Cao Lanh nặn được những bông hoa. Câu 2: Người nghệ nhân đã vẽ lên đất Cao Lanh những cảnh vật gì? a. Ngôi nhà, cây dừa, trái táo, quả đào. b. Cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, gợn sóng Tây Hồ. c. Mưa rào, con tàu, quả na, trăng, mây. Câu 3: Hai câu thơ "Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn" ý nói gì? a. Người nghệ nhân đã vẽ trong mưa. b. Người nghệ nhân đã vẽ bên Hồ Tây. c. Người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp rất tinh tế. Câu 4: Bài thơ ca ngợi điều gì? a. Vẻ đẹp của đồ gốm Bát Tràng. b. Cảnh đẹp của đất nước ta.
  6. c. Tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp của cảnh vật đất nước trên đồ gốm. Câu 5: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp. Người nghệ nhân Bát Tràng thật (1). Với cây bút (2), bàn tay (3) chỉ khẽ (4) thôi là trên nền đất cao lanh hiện ra những hạt mưa (5). Bàn tay ấy khẽ (6) Là hàng ngàn gợn sóng (7) của Hồ Tây cũng hiện lên. (lất phất, nghiêng, chao, khéo léo, lăn tăn, đơn sơ, tài hoa) Câu 2: Nối từng từ ngữ ở cột bên trái với từ có thể kết hợp được ở cột bên phải. a) Những cánh cò trắng 1. sừng sững b) Cây đa thân thuộc 2. bồng bềnh c) Con đò nhỏ 3. lăn tăn d) Những con sóng nhỏ 4. dập dờn Câu 3: Câu văn nào có sử dụng nhân hoá? A. Những cánh cò bay lả bay la trên đồng lúa. B. Những cánh cò chấp chới trên đồng lúa. C. Những cánh cò phân vân trên đồng lúa. D. Con đò như một chiếc lá trúc trên dòng sông. E. Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước. G. Con đò bồng bềnh trên mặt nước. B. Kiểm tra Viết Em đã từng được chứng kiến một hoạ sĩ vẽ ra bức tranh, một nghệ nhân làm ra sản phẩm gốm, một nghệ nhân uốn những cái cây bình thường thành hình những con vật ngộ nghĩnh, Em hãy viết một đoạn văn nói về công việc của hoạ sĩ hoặc nghệ nhân đó.
  7. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án b b c c Câu 5: Bài tham khảo số 1: Em thích nhất là hình ảnh thơ "Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa". Đất không thể tự mình nở ra sắc hoa (tức là những cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò lá trúc, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, ) mà là người nghệ nhân đã vẽ lên đất cao lanh. Dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, những cảnh đẹp bình dị của quê hương hiện lên như muôn ngàn sắc hoa của trời đất. Câu thơ vừa ca ngợi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, vừa ca ngợi cảnh đẹp thân thuộc của làng quê Việt Nam. (Theo Phạm Thị Ánh Nguyệt) Bài tham khảo số 2 Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao, gợn nước Tây Hổ lăn tăn" là hình ảnh thơ mà em thích nhất. Hai câu thơ cho ta thấy người nghệ nhân Bát Tràng rất mực tài hoa. Với cây bút giản dị, bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ nghiêng thôi là trên nền đất cao lanh hiện ngay ra những hạt mưa lất phất, bay nhẹ nhàng nghiêng theo chiều gió. Bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ chao bút là hàng ngàn gợn sóng lăn tăn của Tây Hồ hiện ra thật êm dịu, nên thơ. Những cái "nghiêng", cái "chao" ấy là cả một nghệ thuật mà những người bình thường không thể làm được. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: - Thứ tự từ cần điền: (1): tài hoa; (2): đơn sơ; (3): khéo léo: (4): nghiêng; (5): lất phất; (6): chao; (7): lăn tăn. Câu 2: Nối a - 4; b - 1; c - 2; d - 3 Câu 3: Chọn đáp án C, E B. Kiểm tra Viết
  8. Ba em có một thú vui là trồng cây cảnh. Ba sưu tầm rất nhiều thứ cây như lộc vừng, sung, lan bình rượu, cây xanh, đa, cúc mốc, duối, Ban đầu những cây đó cũng chỉ như các cây bình thường khác, nhưng dưới bàn tay tài nghệ của ba thì ít ai có thể nhận ra nó. Một cây xanh cành lá xum xuê, um tùm, nhưng chỉ với mấy vòng dây thép, ba đã bắt những cành lá ngoan ngoãn uốn mình thành một chú phượng hoàng xanh với đủ mình, cánh, đầu, mỏ. Rồi phần thân cây, ba em cũng khéo léo tạo cho nó mọc giống như đôi chân của chú chim. Còn nữa, cây sung được ba em uốn thành hình con nai, những chùm quả cũng được sắp đặt để mọc thành hai cái tai nhìn rất ngộ. Dưới bàn tay khéo léo của ba em, cây duối cũng duyên dáng uốn mình như một chú công đang xoè đuôi múa. Để làm được một tác phẩm như thế không phải dễ. Ba em phải kì công uốn nắn mấy tháng, có khi là hàng năm trời. Ba nói phải làm từ từ kẻo cây bị đau. Hằng ngày ba luôn dành rất nhiều thời gian để cho chúng uống nước, cắt tỉa những cành lá thừa, nhặt sạch cỏ dại, Công việc đó không hề nhẹ nhàng, có những khi ba bị gai đâm đến chảy cả máu nhưng ba vẫn rất say mê với nó. Ba em chăm sóc những cái cây rất cẩn thận và coi đó như một phần cuộc sống của mình. Có những khi ba đứng ngắm chúng đến hàng giờ. Nhìn những cái cây ngộ nghĩnh như vậy, em rất thích và càng thấy yêu và kính phục ba.
  9. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 7 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc Học sinh đọc thầm bài sau rồi làm bài tập theo yêu cầu: Vịt con và gà con Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu. Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi. Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè "tùm" một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu: - "Cứu tôi với, tôi không biết bơi!" Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói: - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. (Theo Những câu chuyện về tình bạn) Câu 1: Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? (0,5điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết. B. Gà con sợ quá khóc ầm lên. C. Gà con đến cứu Vịt con. D. Gà con bỏ mặc Vịt con, bay lên cây cao để trốn. Câu 2: Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? (0,5điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh. B. Vịt con hốt hoảng kêu cứu. C. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết. D. Vịt con vội vàng bỏ chạy. Câu 3: Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? (1điểm) Câu 4: Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? (0,5điểm) Đúng điền Đ, Sai điền S vào mỗi ô trống trước các ý sau:
  10. [ ] Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi. [ ] Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn. [ ] Vì Gà con thấy Vịt con sợ quá khóc to. Câu 5: Qua câu chuyện trên, em học được điều gì? (1điểm) Câu 6: Hãy tìm trong bài một câu nói về sự dũng cảm của Vịt con. (0,5điểm) Câu 7: Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: (0,5điểm) Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Câu 8: Đặt dấu chấm, dấu phẩy và dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1điểm) Hồng nói với bạn () " Ngày mai () mình đi về ngoại chơi ()" Câu 9: Đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. (0,5điểm) B. Kiểm tra Viết I. Chính tả - Yêu cầu: Giáo viên viết đề bài lên bảng sau đó đọc đoạn chính tả cho học sinh viết vào giấy kẻ có ô li Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. II. Tập làm văn Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.
  11. Đáp án A. Kiểm tra Đọc Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: Gà con biết lỗi của mình là: Gà con xin lỗi Vịt con và hứa không bao giờ bỏ rơi Vịt con nữa. Hoặc " Không bao giờ bỏ rơi bạn khi bạn gặp khó khăn, nguy hiểm."; Câu 4: - Theo thứ tự: S , Đ , S Câu 5: (HS tự nêu) Câu 6: Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Câu 7: Các từ chỉ hoạt động, trạng thái là: đậu, thấy, bỏ đi, nhảy xuống. Câu 8: Hồng nói với bạn: " Ngày mai, mình đi về ngoại chơi." Câu 9: (HS tự đặt câu) B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả mắc không quá 5 lỗi: 1 điểm (Nếu đến 9 lỗi : 0,5 điểm, hơn 9 lỗi : 0 điểm) - Trình bày đúng quy định, sạch đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn: (6 điểm) - Nội dung (ý): 3 điểm Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. - Kĩ năng: 3 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 8 A. Kiểm tra Đọc
  12. I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập giữa học kì II II. Đọc thầm (4 điểm) Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: – Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi! – Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. – Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn? – Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ. Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? – Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. – Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. – Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi: "Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia." Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá? A. Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời. B. Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niền vui. C. Cả hai ý trên. Câu 2: Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa? A. Hoa, lá. B. Hoa, lá, chim sâu. C. Chim sâu, gió, hoa, lá. Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh. B. Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui.
  13. C.Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó. D. Mọi người, mọi vật đều có ích. Câu 4: Trong các câu văn sau, câu văn nào dùng sai dấu câu? A. Mùa xuân đến muôn hoa đua sắc nở. B. Cứ đến tết là bố mẹ lại mua áo mới cho em. C. Nghỉ hè, chúng em được đi nghỉ mát. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (5 điểm) Nghe -Viết: Mùa thu trong trẻo Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ Nguyễn Văn Chương II. Tập làm văn: (5 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 7 – 10 câu) kể về một ngày lễ hội ở quê em.
  14. Đáp án A. Kiểm tra Đọc Câu 1 2 3 4 Đáp án B C B A * Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (Nghe viết) 5 điểm. ● Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (5 điểm) ● Cứ sai 1 lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, dấu thanh ) trừ 0,5 điểm ● Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn tùy mức độ có thể trừ toàn bài 1 điểm. II. Tập làm văn 5 điểm. ● HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đê bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ ● pháp, chữ viết rõ ràng sạch sẽ được 5 điểm. ● Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm (4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5) ● HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên trừ toàn bài 0,5 điểm. ● Chữ viết không đúng quy định trừ 0,5 điểm
  15. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 9 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Viết I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau: Một con chó hiền Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán. Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày. Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy. (Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Những chi tiết nào nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ? a. Nghèo, tội nghiệp, từ nhỏ đã phải đi hành khất để kiếm sống. b. Phải ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. c. Kết bạn với bà chủ quán và được bà giúp đỡ. d. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ còn kết bạn với một con chó nhỏ. Câu 2: Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để được những câu văn mô tả tình thân giữa cô Phô-xơ và con chó nhỏ. a) Cô 1. luôn nhìn cô thân thiện. Phô-xơ 2. dạy dỗ nó, dành cho nó những miếng ngon, đau lòng khi
  16. thấy nó bị đánh đập. b) Con chó 3. nằm ngủ dưới chân cô, nhìn sâu vào mắt cô mỗi khi cô nhỏ buồn. 4. khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy. Câu 3: Vì sao giữa cô gái và con chó nhỏ lại có tình thân đó? a. Vì cô đã nuôi nó từ nhỏ. b. Vì cô đã cho nó nhiều thức ăn ngon. c. Vì cô và con chó đều có cảnh ngộ tội nghiệp, đáng thương và cả hai đều giàu lòng yêu thương. Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Nên kết thân với những người giàu có để được giúp đỡ. b. Sống độc lập, không nên dựa dẫm người khác. c. Con người ta sống phải biết yêu thương, chia sẻ với những số phận bất hạnh, tội nghiệp. Câu 5: Em có cảm nhận gì khi đọc câu chuyện này? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả một chú chó. Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông (1) trông rất (2) Hai cái tai nhỏ (3), đôi mắt (4) Môi khi em đi học về, nó thường chạy ra tận cổng đón em, đuôi vẫy (5) tỏ vẻ (6). Em rất (7) Cún Bông. Câu 2: Những câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào? a. Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. b. Cả cô Phô-xơ và con chó nhỏ đều rất đáng thương. c. Con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo. d. Cô đã khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông. e. Phô-xơ là một cô gái có tấm lòng nhân hậu. Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu "Cô Phô-xơ đau lòng khi thấy nó bi đánh đập." trả lời cho câu hỏi nào? a. Là gì? b. Làm gì? c. Như thế nào? Câu 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh.
  17. a) Bàn chân của nó đen mượt như trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt như b) Con chó như đã an ủi Phô-xơ mỗi khi cô gặp chuyện buồn. B. Kiểm tra Viết Em hãy đặt mình vào vai Phô-xơ, kể lại chuyện "Một con chó hiền"
  18. Đáp án A. Kiểm tra Viết I. ĐỌC HIỂU Câu 1: a, b, d Câu 2: a - 2, a - 4; b - 1, b - 3 Câu 3: c Câu 4: c Câu 5: Đọc xong câu chuyện này em thấy cô Phô-xơ và con chó trong câu chuyện đều rất đáng thương và tội nghiệp. Phô-xơ là một cô gái quê nghèo, không người thân thích, không mái nhà che đầu, từ nhỏ đã phải đi hành khất kiếm sống. Cô chỉ có người bạn duy nhất, thân thiết và cảm thông với cô, đó là con chó của ông chủ quán. Con chó nhỏ này thường ném cho cô những ánh nhìn thân thiện. Cô cũng thương con chó tội nghiệp đó. Tuy kiếm sống bằng nghề hành khất nhưng cô dành cho nó những miếng ăn ngon lành nhất của mình, cô còn dạy nó những điểu tốt. Cô và con chó đều là những thân phận nhỏ nhoi, biết thông cảm với nhau, dành cho nhau những điều tốt đẹp. Nó thể hiện tấm lòng nhân ái cao cả. Trong cuộc sống có những thân phận nhỏ bé, đáng thương và tội nghiệp nhưng họ biết tìm đến với nhau để chia sẻ, thông cảm với nhau trong những hoàn cảnh khó khăn. (Theo Phạm Thị Nhiệm) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Thứ tự các từ cần điền: (1): vàng mượt ; (2): đẹp mắt ; (3): dựng đứng ; (4): tròn xoe ; (5): rối rít ; (6): mừng rỡ ; (7): yêu quý. Câu 2: a, b, c; Câu 3: c Câu 4: a) nhung, bông. b) một người bạn. B. Kiểm tra Viết Tôi là một kẻ hành khất bị người đời ruồng bỏ. Ngưòi bạn duy nhất của tôi là con chó nhỏ của ông chủ quán. Nó dịu hiền như một con người. Chỉ có nó cho tôi những ánh nhìn thân thiện. Thức ăn của kẻ hành khất như tôi chẳng có gì nhưng tôi vẫn cố để dành cho nó những miếng ngon nhất. Mùa đông, con chó nhỏ ngủ dưới chân tôi.
  19. Tôi rất đau lòng khi thấy nó bị đánh đập khi đã trót ăn những mẩu xương nhỏ của người ta. Nó rất quyến luyến tôi, mỗi khi tôi buồn, nó nhìn vào mắt tôi an ủi. Nó chẳng có tội tình gì, thế mà bà chủ đánh bả nó và nó đã chết trên tay tôi. Tôi đã chôn cất nó. Không thể nói được là tôi đã đau đớn như thế nào. Tôi cảm thấy như vừa mất đứa con của mình vậy.
  20. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 10 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Viết I. Chính tả: 1. Nghe viết Hội vật (từ Tiếng chống dồn lên dưới chân) trang 59. 2. Điền vào chỗ trống l hay n? ăm gian ều cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè ưng giậu phất phơ màu khói nhạt àn ao lóng ánh bóng trăng oe. (Nguyễn Khuyến). II. Tập làm văn: - Viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7 câu) kể về một ngày hội mà em biết, dựa theo gợi ý dưới đây: a. Đó là hội gì? b. Hội đó được tổ chức khi nào? ở đâu? c. Mọi người đi xem hội như thế nào? d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì? e. Hội có những trò vui gì (ném còn, kéo co, ca hát, nhảy múa )? g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào? B. Kiểm tra Đọc I. Đọc tiếng: (6 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) - Đọc thầm bài thơ: Đồng hồ báo thức Bác kim giờ thận trọng
  21. Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì Đi từng bước, từng bước. Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng Ba kim cùng tới đích Rung một hồi chuông vang. (Hoài Khánh) Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên? - Khoanh vào trước chữ cái nêu ý trả lời đúng: (1 điểm) A. Có 2 sự vật B. Có 3 sự vật C. Có 4 sự vật D. Có 5 sự vật - Hãy kể tên những sự vật đó: Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ ở đâu? (1điểm) A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang. B. Hàng ngày, Bác kim giờ chậm chạp, ì ạch nhích từng li, từng li. C. Lúc nào cũng vậy, anh kim phút luôn nhường cho bé kim giây chạy trước. Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào?(1 điểm) Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm) - Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì bác rất thận trọng.
  22. Đáp án: A. Kiểm tra Viết I. Chính tả: - GV đọc cho HS nghe viết bài viết “Hội vật” trong sách giáo khoa tiếng việt 3 tập 2 trang 59 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bầy đẹp đoạn văn: 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5 điểm. II. Tập làm văn - HS viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo gợi ý ở đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm - (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1, 0.5) B. Kiểm tra Đọc I. Đọc tiếng: (6 điểm) Đề bài: Cho học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2 từ tuần 19 đến tuần 26 (mỗi đoạn không quá 2 học sinh đọc). Hướng dẫn cho điểm: - HS đọc đúng, to, rõ ràng, đọc diễn cảm, tốc độ theo đúng yêu cầu (6 điểm) - HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ theo đúng yêu cầu (5 điểm) - HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (4 điểm) - HS đọc đúng, tốc độ chậm (3 điểm) - HS đọc còn đánh vần nhẩm (2 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên? - Có 3 sự vật: bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây
  23. Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ở đâu? (1điểm) A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang. Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào? (1 điểm) VD: Ngày mai, chúng em thi giữa học kì 2. Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm) - Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì sao?
  24. ĐỀ SỐ 11 A - Kiểm tra đọc: (10 điểm) I- Đọc thành tiếng: (6 điểm) - Học sinh đọc một đoạn văn, thơ (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng phút) trong bài tập đọc ở sách giáo khoa Tiếng Việt 3 - tập 2 (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng HS bốc thăm, đọc thành tiếng). Sau đó trả lời một câu hỏi do GV nêu ra về nội dung của đoạn HS đọc. - Chú ý: + Tránh trường hợp 2 HS kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau. + Bài học thuộc lòng. HS không được mở sách. II- Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm) (Thời gian: 20 phút) *Học sinh đọc thầm bài: Có những mùa đông Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn rất trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng chân tay thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh. *Dựa vào nội dung bài tập đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Lúc ở Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống? a. Cào tuyết trong một trường học. b. Làm đầu bếp trong một quán ăn. c. Viết báo. Câu 2: Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác khi làm việc? a. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng chân tay thì lạnh cóng. b. Bác vừa mệt vừa đói. c. Phải làm việc để có tiền sinh sống.
  25. Câu 3: Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì? a. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. b. Đề theo học đại học. c. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc. Câu 4: Những từ ngữ nào có thể dùng để nói về Bác Hồ? a. Giản dị d. Yêu nước b. Giàu lòng nhân ái e. Đi học đúng giờ c. Độ lượng g. Thương yêu thiếu nhi Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu: “Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.” trả lời cho câu hỏi nào? a. Vì sao? b. Khi nào? c. Để làm gì? Câu 6: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” trong câu sau: Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Câu 7: Đặt một câu theo mẫu: Ai thế nào? để nói về Bác Hồ. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả (5 điểm) 1- Bài viết (4 điểm): GV đọc cho HS nghe, viết bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” Thời gian 15 phút Hội đua voi ở Tây Nguyên Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng khua, trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng man-gát. Người ngồi phía cô có vuông vải đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời. Trông họ rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất. Theo Lê Tấn 2- Bài tập (1 điểm): Điền vào chỗ trống s hay x? (Thời gian: 5 phút) áng suốt óng ánh xao uyến anh xao II- Tập làm văn (5 điểm) - (Thời gian làm bài 30 phút) Em hãy một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em
  26. được xem.