Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016

doc 4 trang minhtam 5440
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016

  1. đề khảo sát chất lượng học kì II năm học 2015 - 2016 Môn: Lịch sử - Lớp 8 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Họ tên học sinh: Lớp: Số báo danh Giám thị Số phách Điểm bằng số Điểm bằng chữ Số phách đề bài Câu 1(2 điểm).Tại sao quân Pháp lại xâm lược nước ta, để thực hiện âm mưu này chúng đã có hành động gì ? Câu 1(3điểm). Em hãy nêu nội dung của hiệp ước Hac-măng (25.8.1883) giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp? Em có nhận xét gì về hậu quả của Hiệp ước này? Câu 2 (5 điểm). Em hãy nêu hoàn cảnh, nội dung và kết cục của những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nữa cuối thế kỉ XIX. bài làm
  2. Thí sinh không viết vào chỗ có gạch chéo này
  3. hướng dẫn chấm đề khảo sát học kì II- năm học 2015 - 2016 môn : Lịch sử -lớp 8 Câu 1(2 điểm). * Quân Pháp lại xâm lược nước ta.Vì: - Việt Nam là nước có vị trí địa lý chiến lược, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn nhân công dồi dào rẻ mạt. (0,5điểm) - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn lúc này đã lỗi thời, mục nát khiến cho kinh tế đất nước ngày càng lạc hậu, mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc. (0,5điểm) - Do nhu cầu về thị trường, về nguyên liệu và nhân công của thực dân Pháp khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. (0,5điểm) * Hành động: - Chiều 31.8.1858, 3000 quân Pháp -Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. (0,25điểm) - Rạng sáng ngày 1.9.1858 quân Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược nước ta tại bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng. (0,25điểm) Câu 2: ( 3 điểm) * Nội dung của hiệp ước Hac-măng giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp: - Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung kì.(0,25 điểm) - Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung kì để nhập vào đất Nam kì thuộc Pháp . (0,25điểm) - Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được nhập vào Bắc kì.(0,25 điểm) - Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung kì nhưng mọi việc phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. (0,25 điểm) - Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. (0,25 điểm) - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm(0,5 điểm) - Triều đình Huế phải rút quân đội khỏi Bắc kì về Trung kì(0,5 điểm) * Nhận xét: Hiệp ước Hac-măng chính thức biến nước ta từ một nước có độc lập chủ quyền thành một nước thuộc địa nữa phong kiến, dân ta từ thân phận những người dân làm chủ đất nước trở thành những người dân nô lệ của Pháp.Triều đình nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn mà thôi. (0,75 điểm) Câu 3: ( 5 điểm) Hoàn cảnh, nội dung và kết cục của những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nữa cuối thế kỉ XIX: * Hoàn cảnh: - Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam kì thì triều đình nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến kinh tế, xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. (0,5 điểm) - Bộ máy chính quyền chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục rỗng. (0,5 điểm) - Nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp đình trệ. (0,5 điểm)
  4. - Tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt hơn.Trong bối cảnh đó các trào lưu cải cách ra đời. (0,5 điểm) * Nội dung: - Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở của biển Trà Lí (Nam Định) .Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. (0,5 điểm) - Viện thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền trung để thông thương với bên ngoài. (0,5 điểm) - Nguyễn Trường Tộ đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại , phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục(0,5 điểm) - Nguyễn Lộ Trạch đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nớc. (0,5 điểm) * Kết cục của những đề ghị cải cách:Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh mới nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi đề nghị cải cách khiến xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc. (1,0 điểm)