Đề cương ôn thi học kì I môn Khoa học Khối 4
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn Khoa học Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_thi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_khoi_4.docx
Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì I môn Khoa học Khối 4
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN KHOA HỌC - KHỐI 4 HKI A. KHOA HỌC I.Phần trắc nghiệm: Khoanh và chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Trong các cơ quan sau đây, cơ quan nào giúp hấp thu khí ô - xi và thải ra khí các - bô - níc? A.Tiêu hóa. B. Hô hấp. C. Bài tiết nước tiểu. D. Tuần hoàn Câu 2: (1,0 điểm) Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống ? A. Không khí, thức ăn. B. Thức ăn, ánh sáng C. Không khí, thức ăn, nước uống, ánh sáng. D. Thức ăn Câu 3: Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật, vì? A. Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý. B. Đạm động vật và đạm thực vật có chứa nhiều chất bổ dưỡng quý. C. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý. D. Ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để bữa ăn được ngon miệng hơn. Câu 4: Để phòng bệnh béo phì cần: A. Ăn ít. B. Giảm số lần ăn trong ngày. C. Rèn luyện thói quen ăn uống điều độ. D. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. Câu 5: Vai trò của chất đạm là: A. Xây dựng đổi mới cơ thể. B. Cung cấp nhiều chất béo. C. Cung cấp nhiều chất vitamin . D. Cung cấp nhiều khoáng. Câu 6: . Bệnh còi xương thường do thiếu vi ta min gì? A. Vi- ta – min C B. Đạm C. Vi- ta – min A D. Vi- ta – min D
- Câu 7: Thế nào là nước bị ô nhiễm? A. Nước có màu, có chất bẩn. B. Nước có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép. C. Nước chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe. D. Cả 3 ý trên. Câu 8: Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây? A. Nước không có hình dạng nhất định. B. Nước có thể thấm một số vật. C. Nước chảy từ trên cao xuống thấp. D. Nước có thể hoà tan một số chất. Câu 9: Trẻ bị còi xương là do thiếu chất nào dưới đây: A. Thiếu vi- ta-min D B. Thiếu i-ốt. C. Thiếu chất đạm. Câu 10: Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hằng ngày bạn nên sử dụng: A. Muối tinh. B. Bột ngọt. C. Muối hoặc bột canh có bổ sung i-ốt. Câu 11: Trong quá trình sống, con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì? A. Lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra nước tiểu. B. Lấy thức ăn, không khí từ môi trường và thải ra cặn bã. C. Lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra chất thừa, cặn bã. Câu 12: Nước tồn tại ở mấy dạng ? A. Một dạng: Thể lỏng. B. Hai dạng: Thể lỏng; thể khí (hơi). C. Ba dạng: Thể lỏng; thể khí (hơi) và thể rắn. Câu 13: Hành động nào sau đây làm ô nhiễm nước ? A. Xả phân, nước thải bừa bãi. B. Vệ sinh xung quanh nguồn nước. C. Xử lí nước thải, bảo vệ hệ thống thoạt nước thải Câu 14: Tại sao nước uống cần phải đun sôi ?
- A. Nước sôi làm hòa tan các chất rắn có trong nước. B. Để khử mùi của nước. C. Để diệt các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc hại có trong nước. Câu 15: Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của: A. Các bác sĩ. B. Những người lớn. C. Tất cả mọi người. Câu 16: Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước ? A. Uống nước ít. B. Hạn chế tắm giặt. C. Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước : không xả rác, nước thải, Câu 17: Thế nào là nước bị ô nhiễm ? A. Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có vi sinh vật. B. Nước có màu, có chất bẩn, có mùi hôi và chứa các vi sinh vật. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 18: Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa? A. Tiêu chảy, tả lị B. Nóng ói tiêu chảy C. Bỏ ăn, mệt mỏi nóng Câu 19: Thiếu chất I -ốt cơ thể sẽ mắc bệnh gì? A. Bướu cổ, kém thông minh, phát triển chậm B. Còi xương, chảy máu chân răng C. Bướu cổ ,còi xương, bệnh phù Câu 20: Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm? A. Tôm, cua, cá, thịt, ốc B. Thịt, trứng, rau muống, cà chua C. Thịt bò, gà, vịt, bắp, gạo
- Câu 21: Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường? A. Thịt bò, gà, vịt, bắp, gạo . B. Gạo, bắp, bánh mì, bún, bánh qui, chuối , khoai lang C. Bánh mì, bún, bánh qui, lạc, đậu phụ, Câu 22: Những cách làm nào giữ thúc ăn được lâu? A. Đóng hộp, đậy kín thức ăn B. Cất vào tủ lạnh nấu chín thức ăn C. Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, cô đặc với đường . Phần tự luận Câu 1: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm mà em biết? Nêu vai trò của chất đạm đối với cơ thể? Trả lời: - Một số loại thức ăn chưa nhiều chất đạm: đậu nành, thịt lợn, trứng gà, vịt quay, các, đậu phụ, tôm, thịt bò, đậu Hà Lan, cua, ốc, - Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị hủy hoại trong hoạt động sống của con người. Câu 2: Kể tên và nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? Trả lời: - Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: suy dinh dưỡng, còi xương, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bệnh bướu cổ, - Cách phòng tránh: Để phòng bệnh suy dinh dưỡng cần ăn uống đủ lượng và đủ chất. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị. Câu 3: Để phòng tránh bị đuối nước cần chú ý điều gì? Trả lời:
- Để phòng tránh bị đuối nước cần chú ý: không chơi đùa gần ao hồ, sông , , suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. - Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão. - Chỉ tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. Câu 4: Trong tự nhiên nước tồn tại ở mấy thể? Cho ví dụ? Trả lời: - Trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể: Thể lỏng, thể khí (hơi) và thể rắn. Ví dụ: - Nước tồn tại ở thể lỏng: Hạt nước mưa; nước sinh hoạt hàng ngày. - Nước tồn tại ở thể khí: Đổ nước nóng vào cốc ta thấy làn khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên. - Nước ở thể rắn: Để khay nước vào ngăn làm đá của tủ lạnh sau vài giờ lấy khay ra. Nước trong khay thành khuôn rắn. Câu 5: Cần làm gì để để giữ vệ sinh ăn uống? Trả lời: - Thực hiện ăn sạch, uống sạch (Thức ăn phải rửa sạch, nấu chín; đồ dùng nấu ăn, bát, đũa luôn sạch; uống nước đã đun sôi ) - Không ăn các lọai thức ăn ôi thiu, chưa chín; không uống nước lã. - Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Câu 6: Thức ăn được phân theo lượng chất dinh dưỡng được chia thành mấy nhóm, kể tên các nhóm đó? Trả lời: Thức ăn được phân theo lượng chất dinh dưỡng được chia thành 4 nhóm đó là: + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm. + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo. + Nhóm thức ăn chứa nhiều vi- ta-min và chất khoáng.
- Câu 7. Thế nào là nước sạch? Thế nào là nước bị ô nhiễm? Trả lời: - Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người. - Nước bị ô nhiễm là nước có một trong các dấu hiệu sau: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe. Câu 8: Muốn phòng bệnh béo phì, chúng ta cần làm gì? Câu 9: Nước có những tính chất gì?
- B. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đồng bằng Bắc bộ do phù sa những sông nào bồ đắp nên? A. Sông Cầu, sông Đuống. B. Sông Đuống, sông Đáy. C. Sông Hồng, sông Thái Bình. Câu 2: Dân tộc nào dưới đây sống chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ? A. Dân tộc Kinh. B. Dân tộc Ba Na. C.Dân tộc Ê-đê. Câu 3 : Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? A. Buôn Mê Thuột. B. Lâm viên. C. Kon Tum. Câu 4 : Hiện nay khách nước ngoài đến Đà Lạt để làm gì? A. Để ngắm rừng thông và ăn hoa quả. B. Để ăn hoa quả và rau xanh. C. Để du lịch và nghỉ mát. Câu 5 : Nhà Rông ở Tây Nguyên dùng để làm gì? A. Dùng để sinh hoạt tập thể như lễ hội, tiếp khách của cả buôn B. Dùng để cất giữ những vật quý giá nhất của buôn làng. C. Dùng để ở khi dân làng bị thú dữ tấn công. Câu 6: Hoạt động nào dưới đây là của người dân ở Hoàng Liên Sơn? A. Trồng lúa, ngô, chè trên nương, trên rẩy, trên ruộng bậc thang. B. Trồng lúa, ngô khoai, nuôi đánh bắt tôm cá. C. Chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, hồ tiêu. Câu 7: Hoạt động lễ hội nào dưới đây là của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ? A. Hội Lim, hội Gióng, hội chùa Hương B. Hội đua voi, lễ hội cồng chiêng C. Hội xuống đồng, thi ném còn, múa sạp. Câu 8: Khí hậu Tây Nguyên có đặc điểm : A. Hai mùa không rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. B. Hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng và mùa đông lạnh. C. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. D. Hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Câu 9: Tỉnh nào sau đây mới được sáp nhập vào Hà Nội ? A. Hà Tây
- B. An Giang C. Đồng Tháp Câu 10: Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam là ? A. Hoàng Liên sơn B. Ngân Sơn C. Bắc Sơn Câu 11: Đỉnh Phan-xi-păng có độ cao bao nhiêu mét ? A. Độ cao 3100 m. B. Độ cao 3 122 m. C. Độ cao 3 143 m . D. Độ cao 3 150 m. Câu 12: Trung du Bắc Bộ là một vùng như thế nào ? A. Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. B. Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải. C. Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải. D. Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. Câu 13: Ở Tây Nguyên có những loại rừng nào? A. Rừng nguyên sinh và rừng khộp B. Rừng rậm nhiệt đới và rừng khợp C. Rừng khộp D. Rừng rậm nhiệt đới Câu 14: Kể tên các lễ hội ở Hoàng Liên Sơn? A. Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng . B. Hội đâm trâu, hội ăn cơm mới . C. Hội rước cá ông, hội cúng trăng . Câu 15: Kể tên các dân tộc ở Nam Bộ? A. Thái, Dao, Mông B. Kinh, Chăm, Hoa, Khmer C. Ba na ,Ê đê, Xơ đăng D. Kinh, Thái, Hoa Câu 16: Kể tên các lễ hội ở Tây Nguyên? A. Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng . B. Hội đâm trâu, hội ăn cơm mới, hội đua voi, hội cồng chiêng, hội xuân C. Hội rước cá ông, hội cúng trăng, hội Ka- tê,hội Tháp Bà
- Câu 17: Thành phố Đà Lạt nằm ở đâu? A. Nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn B. Nằm trên cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) C. Nằm trên dãy Trưằng Sơn PHẦN I. TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là : A. Đại Việt B. Âu Lạc C. Văn Lang. Câu 2 : Năm 938 quân ta đánh thắng quân Nam Hán do ai lãnh đạo? A. Hai Bà Trưng B. Ngô Quyền C. Đinh Bộ Lĩnh . Câu 3: Nhà Trần thành lập vào năm nào? A. Năm 1226 B. Năm 1236 C. Năm 2006 Câu 4: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào năm nào? A. Năm 1910 B. Năm 1010 C. Năm 2010 Câu 5: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do ai lãnh đạo? A. Lí Bí B. Hai Bà Trưng C. Ngô Quyền Câu 6: Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã : A. Xây dựng nhiều lâu đài B. Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp C. Xây dựng nhiều cung điện, đền chùa Câu 7: Ai là người dời đô ra thành Đại La, sau đó đổi tên là Thăng Long ? A. Lý Thái Tông B. Lý Nhân Tông C. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) Câu 8: Nhà Trần đắp đê để: A. Chống hạn
- B. Ngăn nước mặn C. Phòng chống lũ lụt Câu 9: Hãy nối tên nước cột A với tên các nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng. A B 1. Văn Lang a) Đinh Bộ Lĩnh 2. Âu Lạc b) Lý Thánh Tông 3. Đại Cồ Việt c) An Dương Vương 4. Đại Việt d) Vua Hùng CÂU 10: Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là : a. Văn Lang b. Âu Lạc c. Đại Việt d. Việt Nam CÂU 11: Dưới thời vua Hùng, những người giúp vua cai quản đất nước gồm có: a. Lạc tướng, lạc hầu b. Lạc hầu, lạc dân c. Lạc tướng, lạc dân d. Lạc tướng, lạc dân, lạc hầu CÂU 12: Chiến thắng đầu tiên của nhân dân ta trước các triều đại phong kiến phương Bắc là : a.Chiến thắng Hai Bà Trưng b. Chiến thắng Bạch Đằng c. Chiến thắng Chi Lăng CÂU 13: Ngô Quyền lên ngôi vua chọn kinh đô ở : a.Hoa Lư b. Cổ Loa c. Hà Tây d. Bắc Ninh CÂU 14: Lê Hoàn lên ngôi vua lấy tên gọi là gì ? a. Lê Thánh Tông b. Lê Long Đĩnh c. Lê Đại Hành CÂU 15: Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất, ta đánh và thắng giặc ở đường nào ? a. Đường thuỷ b. Đường bộ c. Cả đường thuỷ và đường bộ PHẦN II. TỰ LUẬN Trả lời các câu hỏi sau: ĐỊA LÍ Câu 1: Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
- Câu 2: Đà Lạt đã có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát? LỊCH SỬ Câu 1: Ngô Quyền đã chỉ huy quân ta đánh giặc bằng cách nào? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. Câu 2. Điền thêm vào chỗ trống : Năm , Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được giang sơn, lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở , đặt tên nước là ., niên hiệu là . Câu 3. Điền thời gian ở cột A v sự kiện lịch sử ở cột B sao cho đúng: Thời gian Sự kiện lịch sử Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 1226 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất Năm 938