Đề cương Lịch sử thế giới Lớp 12 - Trịnh Xuân Trung

doc 108 trang minhtam 5280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Lịch sử thế giới Lớp 12 - Trịnh Xuân Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_lich_su_the_gioi_lop_12_trinh_xuan_trung.doc

Nội dung text: Đề cương Lịch sử thế giới Lớp 12 - Trịnh Xuân Trung

  1. Đề cương Lịch sử thế giới lớp 12 Trịnh Xuân Trung phát triển. Các nước kinh tế, nhiều nước Đông 1950, sự tăng trưởng XHCN đều lấy chủ nghĩa Nam Á nhận thấy cần có sự kinh tế giữa các nước Mác – Lênin làm nền hợp tác để cùng phát triển, Tây Âu đã dẫn đến quá tảng tư tưởng, đều có đồng thời muốn hạn chế trình liên kết kinh tế giữa chung chế độ kinh tế, ảnh hưởng của các thế lực các nước này. Các nước chính trị, nhất trí về lợi ít bên ngoài , sự xuất hiện này ngày càng muốn và mục tiêu chung. Do đó của các tổ chức như thoát dần khỏi sự lệ quan hệ hợp tác tương trợ EEC Đồng thời, hạn chế thuộc của Mĩ, các nước giữa các nước đã xuất ảnh hưởng của các nước cần liên kết cùng nhau hiện và phát triển. lớn đang tìm mọi cách biến cạnh tranh với các nước Đông Nam Á thành “sân ngoài khu vực sau” của họ. Quá trình - Ngày 8 - 1 - 1949, - Ngày 8 - 8 - 1967, tại - Năm 1951, 6 nước: thành lập thành lập Hội đồng tương Băng Cốc, Hiệp hội các Pháp, Cộng hòa Liên trợ kinh tế (SEV) gồm nước Đông Nam Á bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Liên Xô, Ba Lan, Tiệp (ASEAN) được thành lập lan, Lúcxămbua thành Khắc, Hungary, Bungari, với 5 nước là: Inđônêxia, lập tổ chức ECSC, sau là Rumani và Anbani. Malaixia, Xingapo, Thái EURATOM và EEC - Sau đó có thêm các Lan và Philippin. (1957). Đến năm 1967, nước: CHDC Đức, Mông - Năm 1984, Brunây gia ba tổ chức trên hợp nhất Cổ, Cuba, Việt Nam. nhập ASEAN. thành “Cộng đồng châu - Trong thập niên 90 của Âu” (EC) thế kỷ XX, các nước Việt - Năm 1993, EC được gọi Nam, Lào, Mianma và là Liên minh châu Âu Campuchia gia nhập (EU) ASEAN. - Đến năm 2007, EU có hơn 27 nước thành viên. Mục tiêu Củng cố, hoàn thiện sự Tuyên bố Băng Cốc Xây dựng và phát triển hợp tác giữa các nước xã (1967), tuyên bố một khu vực tự do lưu hội chủ nghĩa, thúc đẩy Culalămpua (1971) và hiệp thông hàng hoá dịch vụ, sự tiến bộ về kinh tế và kĩ ước Bali (1976) đã khẳng con người, tiền vố giữa thuật, giảm dần sự chênh định rõ mục tiêu chiến lược các nước thành viên và lệch về trình độ phát triển của ASEAN là phát triển tăng cường liên kết kinh tế, không ngừng kinh tế, văn hóa thông qua không chỉ về kinh tế, luật nâng cao mức sống của nỗ lực của các nước thành pháp, nội vụ mà cả an nhân dân các nước thành viên trên tinh thần duy trì ninh đối ngoại. viên. hòa bình, an ninh chung và ổn định. Vai trò, tác - Sau khi thành lập, khối - Qua 40 năm tồn tại và - Sau mấy thập niên phát dụng SEV đóng góp lớn vào sự phát triển mấy thập niên triển, với số dân là 340 phát triển và không tồn tại và phát triển, triệu người có trình độ ngừng nâng cao mức ASEAN có 10/11 quốc gia khoa học – kĩ thuật cao, sống của thành viên. trong khu vực trở thành chiếm 1/3 tổng sản lượng - Thu nhập quóc dân của thành viên với tổng GDP công nghiệp trên thế giới, các nước thành viên năm đạt 799,9 tỉ USD (2004). EU đã tạo một cộng đồng Trường THPT Nguyễn Huệ 98 Năm học 2010 - 2011
  2. Đề cương Lịch sử thế giới lớp 12 Trịnh Xuân Trung 1973 tăng 5,7 lần so với Tốc độ tăng trưởng kinh tế kinh tế và một thị trường năm 1950. Từ năm 1951 cao. chung hùng mạnh, đủ sức đến năm 1973, tỉ - Đời sống nhân dân Đông cạnh tranh về kinh tế, tài trọngcủa SEV trong sản Nam Á đã được cải thiện, chính, thương mại với Mĩ xuất công nghiệp thế giới bộ mặt các quốc gia có sự và Nhật. tăng từ 18% đến 33%, , thay đổi nhanh chóng, hệ - Đến cuối thập niên 90 tốc độ tăng sản xuất công thống cơ sở hạ tầng phát thế kỷ XX, các nước EU nghiệp hàng năm đạt triển theo hướng hiện đại đã có Nghị viện chung, 10%. hoá. đồng tiền chung (EURO). - Khối SEV giải thể vào - Tạo dựng được một Đông EU đã trở thành tổ chức ngày 28-6-1991. Nam Á thành khu vực hoà liên kết chính trị - kinh tế bình, ổn định để cùng phát lớn nhất hành tinh, chiếm triển. khoảng hơn 1/4 GDP của toàn thế giới. Câu 92. Anh/chị hãy trình bày và phân tích nét chính của ba sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội loài người từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay. (Đề thi HSG Quốc gia – Bảng A, năm 2000) Hướng dẫn làm bài Thí sinh cần chọn và nêu 3 trong 5 sự kiện dưới đây: 1. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa: - Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu thành lập, hệ thống chủ nghĩa xã hội hình thành và phát triển. Thí sinh cần nêu cụ thể ngày, tháng các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu thiết lập, nếu không, ít nhất phải nói được khi Hồng quân Liên Xô tấn công truy kích phát xít Đức nhân dân và lực lượng vũ trang các nước Đông Âu đã nổi dậy phối hợp tiêu diệt phát xít, giành chính quyền và thành lập các nước Dân chủ nhân dân. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ cần nói được những nét khái quát, đã đạt được nhiều thành tựu  Thắng lợi của Đảng Cộng sản trong cuộc cách mạng ở Trung Quốc (1946 – 1949) và việc thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa  Phân tích ảnh hưởng: Chủ nghĩa xã hội hình thành hệ thống thế giới, có ảnh hưởng ngày càng rộng lớn (Thí sinh có thể nêu thêm những thiếu sót, khuyết điểm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, dẫn tới những hậu quả gì? ) 2. Hội nghị Ianta và việc hình thành trật tự thế giới mới: + Hội nghị Ianta (2 – 1945), các nước Đồng minh thắng trận, trong đó chủ yếu là hai cường quốc Mĩ và Liên Xô đã thiết lập nên một trật tự thế giới mới sau chiến tranh theo khuôn khổ thoả thuận ở Ianta (nội dung trật tự thế giới mới?) + Phân tích ảnh hưởng: Cuộc chiến tranh lạnh và sự đối đầu hai khối Đông – Tây. 3. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh : + Nêu nét khái quát các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh trước chiến tranh là thuộc địa, nửa thuộc địa, ,sau chiến tranh đến nay (giành được độc lập và đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng kinh tế, xã hội). + Phân tích ảnh hưởng : Kết thúc thời kỳ thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới , khoảng cách phát triển giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng thu hẹp 4. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và tan rã của Liên Xô: Trường THPT Nguyễn Huệ 99 Năm học 2010 - 2011
  3. Đề cương Lịch sử thế giới lớp 12 Trịnh Xuân Trung + Trong những năm 1989 – 1991, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã dân tới biến động ở Ban Lan, Hungragi, Tiệp Khắc, quay trở lại theo con đường tư bản chủ nghĩa, Đảng của giai cấp công nhân bị chia rẽ, tên nước, quốc kỳ, quốc khánh đều bị thay đổi lại, chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu đã sụp đổ. + Sự tan vỡ của Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết + Phân tích tác động: Bộ mặt thế giới thay đổi, khu vực ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội bị thu hẹp, nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại và nhất định sẽ thắng lợi. 5. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai: + Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai bắt đầu và chỉ trong thời gian ngắn (40 năm) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng ở mọi lĩnh vực và đã tạo ra được lượng của cải vật chất bằng 19 thế kỷ rưỡi trước đó cộng lại. (nội dung cơ bản của các thành tựu). + Phân tích tác động: tạo ra bước nhẩy vọt của lực lượng sản xuất và năng suất lao động , tạo ra sự thay đổi về cơ cấu dân cư, phương thức sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống xã hội, chuyển sang nền văn minh mới , nhiều vấn đề mang tính chất toàn cầu được đặt ra Song cách mạng khoa học kĩ thuật không thể thay thế cho cuộc cách mạng xã hội để thủ tiêu các giai cấp bóc lột, xây dựng xã hội công bằng, văn minh. Câu 93. Lập bảng thống kê về mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai: Thời gian Phương thức giải quyết Nội dung chính Kết cục của mối quan hệ của mối quan hệ Hướng dẫn làm bài Thời gian Phương thức giải quyết Nội dung chính Kết cục của mối quan hệ của mối quan hệ 1918 – 1939 * Hệ thống Hoà ước + Không giải quyết được Dẫn tới cuộc Chiến tranh Vécxai – Oasinhtơn. mâu thuẫn giữa các nước thế giới thứ hai. - Thành phần tham dự: đế quốc mà còn dần dần Tất cả các nước thắng làm hình thành hai khối trận. đế quốc thù địch: đế quốc - Các nước tham dự đều phát xít và dân chủ có ý đồ riêng tranh cãi quyết liệt, không nhượng bộ vì quyết lợi của mỗi nước. 1945 – 2000 * Hội nghị Ianta trật tự + Các nước thắng trận + Chưa thể dẫn tới một “hai cực Ianta” không bồi thường chiến cuộc chiến tranh thế giới (11/2/1945) phí nặng đối với các mới. + Thành phầm tham dự: nước bại trận, mà ngược + Xu hướng đối đầu sang Ba đại cường quốc: Mĩ, lại Mĩ còn giúp đỡ các đối thoại Liên Xô và Anh. nước bại trận thực hiện – Xu thế toàn cầu hoá Trường THPT Nguyễn Huệ 100 Năm học 2010 - 2011
  4. Đề cương Lịch sử thế giới lớp 12 Trịnh Xuân Trung + Thống nhất mục đích kế hoạch Mácsan ở châu nền kinh tế thế giới. tiêu diệt tận gốc chủ Âu. + Sự đỗ vỡ của trật tự nghĩa phát xít, kết thúc + Chủ nghĩa xã hội trở “hai cực Ianta”, kết thúc chiến tranh. thành hệ thống thế giới: cuộc chiến tranh lạnh. + Phân chia việc đóng mâu thuẫn chủ yếu của + Đang hình thành một quân tại các nước thời đại chuyển sang mâu trật tự thế giới mới (hai + Những thoả thuận này thuẫn giữa chủ nghĩa đế cực – đa cực – không có đã trở thành khuôn khổ quốc với chủ nghĩa xã cực nào). của một trật tự thế giới hội. mới trong những năm + Hình thành một trật tự 1945 – 1947, gọi là trật thế giới mới: Trật tự “hai tự “hai cực Ianta”. cực Ianta”. + Diễn ra cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ. Câu 94. Trình bày các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Qua đó, hãy cho biết thế nào là những thời cơ và thách thức đối với các dân tộc? Hướng dẫn làm bài 1. Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay: - Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh với các xu thế phát triển.  Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.  Hai là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ gữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.  Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, trầm trọng hơn ở nhiều nơi bộc lộ chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố.  Bốn là, từ thập kỷ 90 cuả thế kỷ XX, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ 2. Các xu thế phát triển trên vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc. - Thời cơ là tình hình hiện nay đã tạo ra những điều kiện thuận lợi, những xu thế khách quan để các dân tộc cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định hợp tác, phát triển, bảo đảm những quyền cơ bản của mỗi dân tộc và con người. - Thách thức là do xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nếu các dân tộc không có khả năng phát triển thích ứng sẽ bị tụt hậu và lệ thuộc các nước phát triển đang muốn vươn lên mạnh mẽ để xây dựng trật tự thế giới đa cực do họ chi phối; nguy cơ xung đột khu vực đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố đang đe dọa các dân tộc trên thế giới. Trường THPT Nguyễn Huệ 101 Năm học 2010 - 2011
  5. Đề cương Lịch sử thế giới lớp 12 Trịnh Xuân Trung MỘT SỐ ĐỀ THI TỰ LUYỆN KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THPT 1. Trong những năm 1945 - 1947, sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào? So với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn, trật tự thế giới này có những khác biệt gì? (Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 1999). 2. Từ tháng 2 - 1945 đến tháng 2 - 1947, phe Đồng minh đã giải quyết những vấn đề gì để thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh ? 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai hệ thống xã hội đối lập nhau trên thế giới đã hình thành như thế nào? (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, 2009). 4. Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời có vị trí, ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển của quan hệ quốc tế? 5. Lập bảng niên biên về sự ra đời các nước dân chủ nhân Đông Âu. Vì sao sau khi tuyên bố độc lập, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu phải hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân? 6. Trình bày quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XX và nêu nhận xét. 7. Tại sao cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973 lại đẩy Liên Xô vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng ? Nêu nội dung công cuộc cải tổ của M.Goócbachốp và hậu quả của nó. 8. Nêu những nét chính về quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. Vì sao chế độ xã hội chủ nghĩa lại sụp đổ ở các nước này? 9. Trình bày những nét chính về tình hình Liên bang Nga trong những năm 1991 - 2000. Qua đó, cho biết vai trò của Liên bang Nga trong việc xác lập quan hệ quốc tế mới?( Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 2010). 10. Có ý kiến cho rằng : “Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 11.Tóm tắt diễn biến của cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc (1946 – 1949). Sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 1 - 10 - 1949 có ý nghĩa như thế nào? Theo anh/chị, trong những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của nhân dân trong cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc, nguyên nhân nào là chủ yếu? 12. Trình bày những nét chính của lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến nay. Nêu nhận xét của anh/chị về quan hệ Trung – Xô, quan hệ Trung – Nga và quan hệ Trung – Việt trong giai đoạn trên. (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2001). Trường THPT Nguyễn Huệ 102 Năm học 2010 - 2011
  6. Đề cương Lịch sử thế giới lớp 12 Trịnh Xuân Trung 13. Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc (Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô) họp tại Mátxcơva (12 - 1945) đã có những quyết định gì về việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 14. Trình bày tình hình bán đảo Triều Tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (2000). (Đề thi HSG cấp THPT, TPHCM, 2010). 15. Tại sao trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên lại bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau? Tóm tắt diễn biến và nêu kết của cuộc chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953. 16. Hãy trình bày nhận xét của anh/chị về các con đường đấu tranh giành độc lập và xu hướng phát triển của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. (Đề thi HSG cấp THPT, TPHCM, năm 2004). 17. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào từ năm 1945 đến 1975: - Tóm lược các giai đoạn phát triển. - Bằng những sự kiện lịch sử, anh/chị hãy giải thích vì sao tình hữu nghị Việt – Lào là tình hữu nghị đặc biệt. 18. Sự thành lập, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” (ASEAN) và quan hệ của khối này với ba nước Đông Dương? Triển vọng của ASEAN là gì? 19. Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao? Quan hệ giữa Ixraen và Palextin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế, xã hội của cả hai quốc gia? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì? 20. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Kể từ đó phong trào đã diễn ra như thế nào? 21. Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào này (Đề thi HSG cấp THPT, TPHCM, 2004). 22. Trình bày tóm tắt cuộc đấu tranh chống chế độc tài Cuba trong những năm 1953 – 1959 (Đề thi Tuyển sinh Cao đẳng năm 2008). 23. Tại sao trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới? Nêu những biểu hiện chứng tỏ sự phát triển này. 24. Mục tiêu, nội dung, biện pháp và kết quả chính sách đối ngoại của Mĩ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, 2008). 25. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Cơ sở, nội dung, mục tiêu, biện pháp và kết quả (Đề thi HSGGQ, bảng B, năm 2006) 26. Anh/chị có đồng ý với ý kiến cho rằng Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thiết lập một chính quyền được mọi người dân ủng hộ ở Nhật Bản hay không? Vì sao? Trường THPT Nguyễn Huệ 103 Năm học 2010 - 2011
  7. Đề cương Lịch sử thế giới lớp 12 Trịnh Xuân Trung 27. Theo anh/chị, quan hệ Mĩ – Nhật có phải là yếu tố quan trọng nhất bảo đảm cho sự thành công của Nhật Bản trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế hay không? Tại sao? 28. Bằng những kiến thức lịch sử, hãy nêu rõ quá trình phân hoá chính trị trong đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. 29. - Cho biết quá trình thành lập và phát triển của EEC. Mục tiêu kinh tế và chính trị của EEC là gì? (Đề thi HSG cấp THPT, TPHCM, 2004). 30. Tại sao Liên minh châu Âu thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung Euro có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển của Liên minh châu Âu? 31. So sánh chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước tư bản Tây Âu chủ yếu (Anh, Pháp, Tây Đức) trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Từ đó, hãy nêu nhận xét về vị trí của nước Mĩ trong chính sách đối ngoại của các nước nêu trên. 32. Nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. (Đề thi HSG, Thừa Thiên -Huế, 2008) 33. Nội dung chính của học thuyết Truman là gì? Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Tổ chức Hiệp ước Vácsava được hình thành và gây hậu quả như thế nào đối với tình hình thế giới? 34. Hãy tóm tắt quá trình hình thành và tan rã của Trật tự thế giới hai cực Ianta. 35. Con người và xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển cần phải thoả mãn những yêu cầu cơ bản nào? Phải làm gì để thoả mãn những yêu cầu đó? Tìm những dẫn chứng để chứng minh rằng, trong quá trình phát triển của lịch sử, con người luôn quan tâm đến cải thiện kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động. 36. Cho biết nội dung, đặc điểm, thành tựu và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai. Từ đó, anh/chị có suy nghĩ gì về nhiệm vụ công nghiệp hóa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay? (Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 2001). 37. Cho biết những nét chính về nội dung, đặc điểm, thành tựu và tác động của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai đối với đời sống của xã hội loài người. Theo anh/chị, thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để đưa trình độ khoa học - kĩ thuật của Việt Nam vươn lên đuổi kịp trình độ quốc tế? (Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 1999). 38. Bằng những kiến thức đã học hay đã đọc, anh/chị hãy giải thích và chứng minh ý kiến sau: “Cứ mỗi lần ta đạt được thắng lợi, thì mỗi lần giới tự nhiên lại trả thù chúng ta”. Liên hệ với tình hình nước ta hiện nay. 39. Bằng những kiến thức lịch sử, hãy chứng minh cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn. Trường THPT Nguyễn Huệ 104 Năm học 2010 - 2011
  8. Đề cương Lịch sử thế giới lớp 12 Trịnh Xuân Trung 40. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Mĩ đã làm những gì để buộc các nước ở châu Âu, Nhật Bản và khu vực Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào nước mình? 41. Tại sao từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi tới tình trạng chiến tranh lạnh? 42. Thế nào là “Chiến tranh lạnh”? Phân tích những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á. 43. a. Anh/chị có suy nghĩ gì về nhận định sau đây: “ Trước mắt, chủ nghĩa tư bản đạt được những thành tựu to lớn và chiếm ưu thế nhiều mặt so với chủ nghĩa xã hội, song trong lòng nó vẫn tồn tại những mâu thuẫn, những mặt xấu xa (không công bằng và không nhân đạo ) mà chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được.”? b. Anh/chị có nhận xét gì về xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện đại trong thời kì mới? (Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 1996). 44. Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã diễn ra như thế nào từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Phân tích tác động của quan hệ đó đối với quan hệ quốc tế nói chung. (Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 1997). 45. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ đã xây dựng kinh tế trong những hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Cho biết những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng kinh tế ở Liên Xô và Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nữa đầu những năm 70. Nêu nhận xét. 46. Trình bày hoàn cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cho biết tính chất và ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi sau: - Cách mạng Việt Nam 1945. - Cách mạng Trung Quốc 1949. - Cách mạng Cuba 1959. 47. Một trong những nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các cường quốc lớn nhằm tranh giành, phân chia phạm vi thế lực và thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình. Bằng những kiến thức lịch sử đã học hoặc đọc thêm, anh/chị hãy chứng minh nhận định trên và trình bày nhận xét của mình về vấn đề này. (Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 1997). 48. Chiến tranh lạnh có phải là nhân tố chủ yếu tác động và chi phối các mối quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX hay không? Tại sao? 49. Có đúng hay không khi cho rằng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975) là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn Đông - Tây? Tại sao? 50. Tại sao trong thời kì chiến tranh lạnh, mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới, với những hình thức và mức độ khác nhau, đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ ? 51. Lập bảng so sánh các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra từ năm 1945 đến 1975 ở châu Á? Trường THPT Nguyễn Huệ 105 Năm học 2010 - 2011
  9. Đề cương Lịch sử thế giới lớp 12 Trịnh Xuân Trung 52. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” năm 1989 có phải là vì mọi xung đột đã được giải quyết thỏa đáng bằng các hiệp ước tay đôi giữa hai cường quốc hay không? Tại sao? 53. Sự phân chia giới tuyến ở Việt Nam và Triều Tiên có phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây trong quan hệ quốc tế thời kì Chiến tranh lạnh hay không? Tại sao? 54. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đã có những tổ chức liên minh kinh tế - chính trị nào được thành lập (đã được nêu trong Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 12) ? Trình bày mục tiêu và sự phát triển của các tổ chức đó. (Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 2006). 55. Hãy liệt kê 6 tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực đang hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Tác động của các tổ chức đó đối với sự phát triển quan hệ quốc tế như thế nào? 56. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được thể hiện qua những xu hướng nào? 57. Cuộc đấu tranh giành hoà bình độc lập, dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào và đã có những tác động gì đến mối quan hệ quốc tế hiện nay? (Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 2004). 58. Vì sao mối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1991 có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại? (Đề thi HSGQG, bảng A, 2003). 59. Trình bày nhận xét của anh/chị về quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay và nêu rõ vì sao trong khoảng bốn thập niên gần đây, quan hệ quốc tế có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại? (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hà Nội, năm 2004). 60. Sau Chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển như thế nào? Tại sao lại như vậy? Trình bày và nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ, Liên bang Nga và Trung Quốc trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX. 61. Trình bày những thay đổi lớn của thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”. (Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2007) 62. Đặc trưng của mối quan hệ quốc tế hiện nay (thời kì sau chiến tranh lạnh) là gì? Bằng những sự kiện đã diễn ra trên thế giới trong vòng 10 năm gần đây, anh/chị hãy minh chứng cho sự hình thành đặc trưng trên. (Đề thi HSG cấp THPT, TP. Hồ Chí Minh, năm 1998). 63. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một giai đoạn mới của lịch sử thế giới hiện đại [ ]. Đó là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, phi thường, nhưng các cuộc đấu tranh cũng thật gay gắt, quyết liệt với không ít nguy cơ, hiểm hoạ. (Bài 12, SGK Lịch sử 12, Nâng cao, trang 101). Qua nội dung lịch sử thế giới hiện đại đã học, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 64. Đầu năm 1994, dư luận Mĩ đã kinh ngạc kêu lên : “Trong lịch sử hiện đại, châu Âu và Bắc Mĩ lần đầu tiên nhìn châu Á bằng con mắt kinh ngạc”. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? “Sự quật khởi” của châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai trải qua những trào lưu nào? 65. Hãy dự báo một trật tự thế giới mới sau khi “trật tự hai cực Ianta” sụp đổ. Trường THPT Nguyễn Huệ 106 Năm học 2010 - 2011
  10. Đề cương Lịch sử thế giới lớp 12 Trịnh Xuân Trung 66. Hãy đánh giá về cục diện thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Liên hệ với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam. 67. Sự hình thành trật tự thế giới mới hiện nay phụ thuộc vào những nhân tố nào ? Tại sao nói “hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI? Theo anh/chị, trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam cần phải làm những gì để có thể phát triển? 68. Các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc là gì? Cho biết xu thế nào là chủ yếu? Tại sao? TƯ LIỆU THAM KHẢO A/ CÁC ĐỀ THI THAM KHẢO 1. Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (từ năm 2002 đến 2010) 2. Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông (từ năm 1997 đến 2010) 3. Đề thi HSG Quốc gia (từ năm 1997 đến 2010) 4. Đề thi HSG Hà Nội cấp THPT (từ năm 2000 đến 2010) 5. Đề thi HSG TP.Hồ Chí Minh cấp THPT (từ năm 2000 đến 2010) 6. Đề thi HSG tỉnh Thừa Thiên Huế cấp THPT (từ năm 2000 đến 2010) B/ TƯ LIỆU THAM KHẢO 7. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12, Nâng cao, NXBGD, năm 2008. 8. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12, tập I, NXB GD, năm 1992. 9. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử, NXBGD 2008. 10. Lịch sử thế giới hiện đại, GS. Nguyễn Anh Thái chủ biên, NXBGD 2007 11. Giáo trình “Đại cương Lịch sử thế giới”, Phạm Hồng Việt – Lê Cung, Đại học Huế – Trung tâm đào tạo từ xa, Huế 1998. 12. Đại cương Lịch sử thế giới, Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa, NXB Đà Nẵng. 13. Lịch sử thế giới (Tập I, tài liệu BDTX Chu Kì 1992 – 1996, dùng cho giáo viên phổ thông cấp II), Bộ giáo dục, Hà Nội – 1992 14. Mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nguyễn Xuân Trường – NXB Hà Nội 2007 15. Kiến thức lịch sử 12, Tập 1, GS Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXBĐHQG TP.HCM. 16. Kiến thức Lịch sử 9 – Hội giáo dục Lịch sử - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội, NXB Thanh Niên. 17. Tài liệu chuẩn kiến thức lịch sử 12 , Bộ giáo dục và đào tạo, NXBGD 1998. 18. Hướng dẫn học và ôn tập Lịch sử PTTH, tập một, GS. Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXBGD. 19. 160 câu hỏi luyện thi ĐH & CĐ môn lịch sử, Trần Vĩnh Thanh, NXB Đà Nẵng, năm 2003. 20. Thực hành Lịch sử 9, 12, Sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, NXBGD. 21. Những bài đạt giải trong kì thi HSG Quốc gia, Hội giáo dục lịch sử (Hội khoa học lịch sử Việt Nam),NXB Quốc gia Hà Nội. 22. Hướng dẫn học tốt môn Lịch sử 12, Trần Như Thanh Tâm – Chiêu Thị Yến, NXB Trẻ. 23. Hướng dẫn học và luyện thi Lịch sử, Ths.Trương Ngọc Thơi, NXBĐHQG Hà Nội. 24. Các bài thi HSG môn lịch sử, Hội giáo dục lịch sử (Hội khoa học lịch sử Việt Nam), NXBĐHSP. 25. Hỏi và đáp Lịch sử 12, Huỳnh Quang Thái – Nguyễn Văn Minh, NXBĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh 26. Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Lịch sử (khối 12), NXB ĐHQG Hà Nội. Trường THPT Nguyễn Huệ 107 Năm học 2010 - 2011
  11. Đề cương Lịch sử thế giới lớp 12 Trịnh Xuân Trung 27. Chuẩn kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Lịch sử, Nguyễn Hải Châu – Nguyễn Xuân Trường, NXB Giáo dục. 28. Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Lịch sử lớp 9, PGS. Nguyễn Thị Côi chủ biên, NXB Giáo dục. 29. Đề luyện thi tuyển sinh và hướng dẫn làm bài thi vào các trường ĐH, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp môn Lịch sử, Trung tâm sách khuyến học, NXB Giáo dục. 30. Ôn thi tuyển sinh đại học và cao đẳng môn Lịch sử (Huỳnh Kim Thành – Đinh Thị Lan – Nguyễn Thuý Vinh), NXB Đà Nẵng. 31. Tuyển sinh đại học & Cao đẳng môn Lịch sử, Nguyễn Thu Đông – Nguyễn Tiến Phúc, Tủ sách hiếu học, NXB Trẻ, năm 2001. 32. Kiến thức Lịch sử 9, PGS.TS Nguyễn Văn Am – Ths.Nguyễn Văn Đằng – Đặng Thuý Quỳnh – Nguyễn Thành Phương, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh – 2006. 33. Ôn tập Lịch sử theo chủ đề, Nguyễn Tiến Hỷ, NXB ĐHQG Hà Nội. C/ TƯ LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ 34. Tài liệu của cô Nguyễn Thị Thịnh (Chuyên viên Phòng giáo dục Quận Thủ Đức), cô Nguyễn Thị Liễu (Hiệu trưởng trường THCS Ngô Chí Quốc), cô Trần Thị Lệ Hồng (Tổ trưởng Tổ Sử trường THCS Trương Văn Ngư), cô Đặng Thị Mộng Loan (giáo viên Trường THPT Thủ Đức) và thầy Ths.Lê Văn Dũng (Giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội). 35. Một số tài liệu, đề cương ôn tập Lịch sử 12 của các trường : THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Hiền, THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Thủ Đức, THPT Nguyễn Hữu Huân (Thành phố Hồ Chí Minh) MỤC LỤC CHƯƠNG I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI CHƯƠNG II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991) LIÊN BANG NGA (1991 – 2000 CHƯƠNG III. CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LATINH (1945 – 2000 CHƯƠNG IV. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000 CHƯƠNG V. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 – 2000) CHƯƠNG VI. CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA CHƯƠNG VII. TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 PHỤ LỤC. MỘT SỐ ĐỀ THI TỰ LUYỆN KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THPT Trường THPT Nguyễn Huệ 108 Năm học 2010 - 2011