Chuyên đề bài tập Sinh học Lớp 9

docx 147 trang minhtam 8000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bài tập Sinh học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_bai_tap_sinh_hoc_lop_9.docx

Nội dung text: Chuyên đề bài tập Sinh học Lớp 9

  1. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP Câu 196: Quần thể người có những nhóm tuổi nào sau đây?(Chương II./bài số 48/Mức 1) A. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc B. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản C. Nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc D. Nhóm tuổi trước lao động, nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động Đáp án A. Câu 197: Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây:(Chương II/bài số 48/Mức 1) A. Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường, nhưng làm cho kinh tế phát triển mạnh ảnh hưởng tốt đến người lao động B. Lực lượng lao động tăng, làm dư thừa sức lao động dẫn đến năng suất lao động giảm C. Lực lượng lao động tăng, khai thác triệt để nguồn tài nguyên làm năng suất lao động cũng tăng. D. Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. Đáp án: D Câu 198: Đặc điểm của hình tháp dân số trẻ là gì?(Chương II./bài số 48/Mức 2) A. Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp B. Đáy không rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp. C. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp D. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong trung bình, tuổi thọ trung bình khá cao Đáp án: A. Câu 199: Tháp dân số già có đặc điểm là: (Chương II./bài số 48/Mức 2) A. Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. B. Đáy trung bình, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. C. Đáy rộng, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. D. Đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao Đáp án: A. Câu 200: Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là: (Chương II/bài số 48/Mức 1) A. Từ 15 đến dưói 20 tuổiB. Từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi C. Từ sơ sinh đến dưói 25 tuổiD. Từ sơ sinh đến dưói 20 tuổi Đáp án: B Câu 201: Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có:(Chương II./bài số 48/Mức 3)
  2. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP A. Tháp dân số tương đối ổn địnhB. Tháp dân số giảm sút C. Tháp dân số ổn định D. Tháp dân số phát triển Đáp án: D Câu 202: Tháp dân số thể hiện :(Chương II/bài số 48/Mức 3) A. Đặc trưng dân số của mỗi nướcB. Thành phần dân số của mỗi nước C. Nhóm tuổi dân số của mỗi nước D. Tỉ lệ nam/nữ của mỗi nước Đáp án: A. Câu 203: Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là: (Chương II/bài số 48/Mức 1) A. Bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội B. Bảo vệ môi trường không khí trong lành C. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia D. Nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp Đáp án: A. Câu 204: Rừng mưa nhiệt đới là:(Chương II/bài 49/Mức 2) A. Một quần thể sinh vậtB. Một quần xã sinh vật C. Một quần xã động vật D. Một quần xã thực vật Đáp án: B. Câu 205: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? (Chương II/bài 49/Mức 1.) A. Số lượng các loài trong quần xã.B. Thành phần loài trong quần xã C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã Đáp án: D. Câu 206: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào sau đây: (Chương II/bài 49/Mức 1.) A. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trungB. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều Đáp án: D. Câu 207: Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là:(Chương II/bài 49/Mức 1.) A. Độ đa dạngB. Độ nhiềuC. Độ thường gặpD. Độ tập trung Đáp án: A. Câu 208: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là: (Chương II/bài 49/Mức 1.) A. Độ đa dạngB. Độ nhiều,C. Độ thường gặpD. Độ tập trung Đáp án: B. Câu 209: Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là: (Chương II/bài 49/Mức 1.) A. Độ đa dạngB. Độ nhiềuC. Độ thường gặpD. Độ tập trung Đáp án: C Câu 210: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?(Chương II/bài 49/Mức 2) A. Một khu rừngB. Một hồ tự nhiên C. Một đàn chuột đồngD. Một ao cá Đáp án: C
  3. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP Câu 211: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là:(Chương II/bài 49/Mức 1.) A. Sự cân bằng sinh học trong quần xãB. Sự phát triển của quần xã C. Sự giảm sút của quần xã D. Sự bất biến của quần xã Đáp án: A. Câu 212: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây:(Chương II/bài 49/Mức 3) A. Khống chế sinh họcB. Cạnh tranh giữa các loài C. Hỗ trợ giữa các loài D. Hội sinh giữa các loài Đáp án: A. Câu 213: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?(Chương II/bài 49/Mức 3) A. Đảm bảo cân bằng sinh thái B. Làm cho quần xã không phát triển được C. Làm mất cân bằng sinh tháiD. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã Đáp án: A. Câu 214: Tập hợp các sinh vật nào sau đây được coi là một quần xã?(Chương II/bài 49/Mức 3) A. Đồi cọ ở Vĩnh PhúcB. Đàn hải âu ở biển C. Bầy sói trong rừng D. Tôm, cá trong hồ tự nhiên Đáp án: D Câu 215: Trong mối quan hệ giữa các thành phần trong quần xã,thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là:Mức 2) A. Quan hệ về nơi ở.B. Quan hệ dinh dưỡng C. Quan hệ hỗ trợ.D. Quan hệ đối địch Đáp án: B Câu 216: Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế là:(Chương II/bài 49/ Mức 1) A. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác B. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất C. Loài đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn) D. Loài có tỉ lệ đực/cái ổn định nhất Đáp án: C Câu 217: Trong một quần xã sinh vật, loài đặc trưng là:(Chương II/bài 49/Mức 1) A. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác B. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất C. Loài đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn) D. Loài có tỉ lệ đực/cái ổn định nhất Đáp án: A Câu 218: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây: (Chương II/bài 49/Mức 3)
  4. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻB. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào màoC. Quần thể gà và quần thể châu chấu D. Quần thể cá chép và quần thể cá rô Đáp án: C Câu 219: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây: (Chương II/bài 50/Mức 1) A. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải Đáp án: D Câu 220: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây: (Chương II/bài 50/Mức 2) A. Các chất vô cơ: nước, khí cacbonic, khí oxi , các loài vi rút, vi khuẩn B. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y. C. Các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm các loại nấm, mốc. D. Nước, khí cacbonic, khí oxi, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. Đáp án: D Câu 221: Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn, năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu?(Chương II/bài 50/Mức) A. Từ môi trường không khí B. Từ nước C. Từ chất dinh dưỡng trong đất D. Từ năng lượng mặt trời Đáp án: D Câu 222: Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ Bọ rùa Ếch Rắn Vi sinh vật Thì rắn là: (Chương II/bài 50/ Mức 2) A. Sinh vật sản xuấtB. Sinh vật tiêu thụ cấp 1 C. Sinh vật tiêu thụ cấp 2 D. Sinh vật tiêu thụ cấp 3 Đáp án: D Câu 223: Cho chuỗi thức ăn đơn giản còn để chỗ trống sau: Cây gỗ ( ) Chuột Rắn Vi sinh vật Loài nào sau đây điền vào chỗ trống là hợp lí nhất (Chương II/bài 50/Mức 2) A. MèoB. Sâu ăn lá cây C. Bọ ngựaD. Ếch Đáp án: B Câu 224: Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây?(Chương II/bài 50/Mức 1) A. Nấm và vi khuẩnB. Thực vật C. Động vật ăn thực vậtD. Các động vật kí sinh Đáp án: B Câu 225: Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng nào sau đây?(Chương II/bài 50/Mức 2) A. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt bậc 1. động vật ăn thịt bậc 2
  5. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP B. Động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật C. Động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật, thực vật D. Thực vật , động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật Đáp án: A Câu 226: Sinh vật ăn thịt là:(Chương II/bài 50/ Mức 1) A. Con bòB. Con cừu C. Con thỏD. Cây nắp ấm Đáp án: D Câu 227: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây?(Chương II/bài 50/Mức 3) A. Cỏ châu chấu trăn gà rừng vi khuẩn B. Cỏ trăn châu chấu vi khuẩn gà rừng C. Cỏ châu chấu gà rừng trăn vi khuẩn D. Cỏ châu chấu vi khuẩn gà rừng trăn Đáp án: C Câu 228: Lưới thức ăn là:(Chương II/bài 50/Mức 1) A. Gồm một chuỗi thức ăn B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên Đáp án C. Câu 229: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh ?(Chương II/bài 50/Mức 1) A. Vi sinh vật phân giảiB. Động vật ăn thực vật C. Động vật ăn thịt D. Thực vật Đáp án A. Câu 230: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thuỷ là (chương 3/bài 53/mức 1) A. Hái quả, săn bắt thú. B. Bắt cá, hái quả. C. Săn bắt thú, hái lượm cây rừng.D. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng. Đáp án: D Câu 231: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là (chương 3/bài 53/mức 3) A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu. B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. C. Gây ô nhiễm môi trường. D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. Đáp án: A Câu 232: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do (chương 3/bài 53/mức 2) A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng B. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn.
  6. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP C. Con người dùng lửa sưởi ấm. D. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt. Đáp án: D. Câu 233: Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã:(chương 3/bài 53/mức 1 ) A. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác. B. Chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc. C. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc. D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. Đáp án: C Câu 234: Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả (chương 3/bài 53/mức 1 ) A. Mất cân bằng sinh thái.B. Mất nhiều loài sinh vật. C. Mất nơi ở của sinh vật.D. Mất cân bằng sinh thái và mất nhiều loài sinh vật Đáp án: D Câu 235: Ở xã hội nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích là (chương 3/bài 53/mức 1) A. Hình thành các hệ sinh thái trồng trọt. B. Tích luỹ thêm nhiều giống vật nuôi. C. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi. D. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt Đáp án: D Câu 236: Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt nên (chương 3/bài 53/mức 2) A. Đất bị khô cằn.B. Đất giảm độ màu mở. C. Xói mòn đất. D. Đất khô cằn và suy giảm độ màu mở. Đáp án: D Câu 237: Nền nông nghiệp hình thành, con người phải sống định cư,dẫn đến nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành (chương 3/bài 53/mức 3) A. Khu dân cưB. Khu sản xuất nông nghiệp. C. Khu chăn thả vật nuôi. D. Khu dân cư và khu sản suất nông nghiệp. Đáp án: D Câu 238: Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên (chương 3/bài 53/mức 1) A. Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên thiên nhiên. B. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, Săn bắt động vật hoang dã. C. Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng bừa bãi. D. Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đáp án: D Câu 239: Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên (chương 3/bài 53/mức 3) A. Mất cân bằng sinh thái. B. Làm suy giảm hệ sinh thái rừng.
  7. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP C. Làm suy giảm tài nguyên sinh vật. D. Làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật. Đáp án: A Câu 240: Ở xã hội công nghiệp xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn là do (chương 3/bài 53/mức 3) A. Nền nông nghiệp cơ giới hoá.B. Công nghiệp khai khoáng phát triển. C. Chế tạo ra máy hơi nước. D. Nền hoá chất phát triển. Đáp án: A. Câu 241: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là (chương 3/bài 53/mức 2) A. Động vật mất nơi cư trú. B. Môi trường bị ô nhiễm. C. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái. D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng. Đáp án: C Câu 242: Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của (chương 3/bài 53/mức 3) A. Sự phát triển của nền nông nghiệp.B. Thời đại văn minh công nghiệp. C. Sự phát triển đô thị.D. Nền nông nghiệp cơ giới hoá. Đáp án: B Câu 243: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường (chương 3/bài 53/mức 1) A. Hái lượm.B. Săn bắn quá mức. C. Chiến tranh.D. Hái lượm, săn bắn, chiến tranh. Đáp án: A. Câu 244: Thế nào là ô nhiễm môi trường ? (chương 3/bài 54/mức 1) A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí thay đổi. C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học thay đổi. D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn.Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác. Đáp án: D Câu 245: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì ? (chương 3/bài 54/mức 1)) A. Do hoạt động của con người gây ra. B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt ) C. Do con người thải rác ra sông. D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên. Đáp án: D Câu 246: Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do quá trình đốt cháy (chương 3/bài 54/mức 1) A. Gỗ, than đá.B. Khí đốt, củi. C. Khí đốt, gỗ. D. Gỗ, củi, than đá, khí đốt.
  8. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP Đáp án: D Câu 247: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như (chương 3/bài 54/mức 1) A. Cháy rừng, các phương tiện vận tải. B. Cháy rừng, đun nấu trong gia đình. C. Phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp. D. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất công nghiệp. Đáp án: D Câu 248: Nguyên nhân ô nhiễm không khí là do (chương 3/bài 54/mức 1) A. Săn bắt bừa bãi, vô tổ chức. B. Các chất thải từ thực vật phân huỷ. C. Đốn rừng để lấy đất canh tác. D. Các chất thải do đốt cháy nhiên liệu: gỗ, củi, than đá, dầu mỏ. Đáp án: D Câu 249: Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người, gây ra một số bệnh (chương 3/bài 54/mức 1) A. Bệnh di truyền.B. Bệnh ung thư. C. bệnh lao. D. Bệnh di truyền và bệnh ung thư. Đáp án: D Câu 250: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của (chương 3/bài 54/mức 1) A. Công trường khai thác chất phóng xạ. B. Nhà máy điện nguyên tử. C. Thử vũ khí hạt nhân. D. Công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, việc thử vũ khí hạt nhân. Đáp án: D Câu 251: Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như (chương 3/bài 54/mức 1) A. Phân, rác, nước thải sinh hoạt. B. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các bệnh viện. C. Xác chết của các sinh vật, nước thải từ các bệnh viện. D. Phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải từ các bệnh viện. Đáp án: D Câu 252: Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào ? (chương 3/bài54/mức 3) A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác. B. Biện pháp canh tác, bón phân. C. Bón phân, biện pháp sinh học. D. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí. Đáp án: D Câu 253: Trùng sốt rét phát triển ở đâu trong cơ thể người ? (chương 3/bài 54/mức 2) A. Trong gan. B. Trong hồng cầu.
  9. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP C. Trong bạch cầu.D. Trong gan và hồng cầu. Đáp án: D Câu 254: Người ăn gỏi cá (thịt cá sống) sẽ bị nhiễm bệnh (chương 3/bài 54/mức 2) A. Bệnh sán lá gan.B. Bệnh tả, lị. C. Bệnh sốt rét.D. Bệnh thương hàn. Đáp án: A. Câu 255: Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại (chương 3/bài 54/mức 1) A. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. B. Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây hại. C. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm gây hại. D. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây hại. Đáp án: D Câu 256: Nguyên nhân dẫn đến bệnh tả, lị: (chương 3/bài 54/mức 1) A. Thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi khuẩn E. Coli.B. Thức ăn không rửa sạch. C. Môi trường sống không vệ sinh.D. Thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi khuẩn E. Coli, thức ăn không rửa sạch, môi trường sống không vệ sinh. Đáp án: D Câu 257: Nguồn ô nhiễm nhân tạo gây ra là do (chương 3/bài 54/mức 1) A. Hoạt động công nghiệp. B. Hoạt động giao thông vận tải. C. Đốt cháy nguyên liệu trong sinh hoạt. D. Hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, đốt cháy nhiên liệu trong sinh hoạt. Đáp án: D Câu 258: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật (chương 3/bài 55/mức 2) A. Trồng rau sạch. B. Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật. C. Bón phân cho thực vật. D. Trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật. Đáp án: D Câu 259: Các năng lượng không sinh ra khí thải là (chương 3/bài 55/mức 1) A. Năng lượng mặt trời. B. Khí đốt thiên nhiên. C. Năng lượng gióD. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Đáp án: D Câu 260: Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để: (chương 3/bài 55/mức 2) A. Hạn chế bụi.B. Điều hoà khí hậu. C. Xử lí chất thải nông nghiệp. D. Hạn chế bụi, điều hoà khí hậu. Đáp án: D Câu 261: Biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn (chương 3/bài 55/mức 1) A. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông,
  10. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP B. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. C. Hạn chế tiếng ồn của các phương tiện giao thông, xây dựng công viên cây xanh, trồng cây. D. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây. Đáp án: C Câu 262: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn (chương 3/bài 55/mức 1) A. Xây dựng nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu, đồ dùng B. Tạo bể lắng và lọc nước thải. C. Trồng nhiều cây xanh. D. Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn. Đáp án: A. Câu 263: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất phóng xạ (chương 3/bài 55/mức 1) A. Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất phóng xạ gây nguy hiểm. B. Xây dựng nhà máy tái chế chất thải. C. Xây dựng nhà máy xử lí rác. D. Xây dựng các nhà máy ở xa khu dân cư. Đáp án: A Câu 264: Tạo bể lắng, lọc nước thải để hạn chế (chương 3/bài 55/mức 1) A. Ô nhiễm nguồn nước.B. Ô nhiễm không khí. C. Ô nhiễm do chất phóng xạ. D. Ô nhiễm do hoạt động thiên tai. Đáp án: A. Câu 265: Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy để hạn chế (chương 3/bài 55/mức 1) A. Ô nhiễm không khí.B. Ô nhiễm nguồn nước. C. Ô nhiễm do chất phóng xạ. D. Ô nhiễm do tiếng ồn. Đáp án: A. Câu 266: Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn để hạn chế (chương 3/bài 55/mức 1) A. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất.B. Ô nhiễm do chất phóng xạ. C. Ô nhiễm do không khí. D. Ô nhiễm do hoạt động thiên tai. Đáp án: A. Câu 267: Trong các phương tiện giao thông sau phương tiện nào không gây khí thải (chương 3/bài 55/mức 1) A. Xe đạp.B. Xe gắn máy. C. Xe ô tô.D. Ô tô buýt. Đáp án: A Câu 268: Những hoạt động nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường (chương 3/bài 55/mức 1) A. Phun thuốc trừ sâu.B. Trồng cây gây rừng. C. Vứt rác bừa bãi ra môi trường. D. Thải nước sinh hoạt ra môi trường. Đáp án: B Câu 269: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm: (Chương IV/Bài 58/Mức 1) A. Đất, nước, dầu mỏ
  11. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP B. Đất, nước, sinh vật, rừng C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng D. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng Đáp án: C Câu 270: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh: (Chương IV/Bài 58/Mức 1) A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất C. Tài nguyên khoáng sảnD. Tài nguyên sinh vật Đáp án: C Câu 271: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh: (Chương IV/Bài 58/Mức 1) A. Khí đốt và tài nguyên sinh vậtB. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất C. Dầu mỏ và tài nguyên nước D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật Đáp án: B Câu 272: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây: (Chương IV/Bài 58/Mức 1) A. Tài nguyên không tái sinh B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu C. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinhD. Tài nguyên tái sinh Đáp án: B Câu 273: Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là: (Chương IV/Bài 58/Mức 1) A. Dầu mỏ, than đá và khí đốtB. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật C. Năng lượng mặt trờiD. Cây rừng và thú rừng Đáp án: C Câu 274: Nguồn năng lượng dưới đây nếu được khai thác sử dụng sẽ không gây ô nhiễm môi trường là: (Chương IV/Bài 58/Mức 1) A. Khí đốt thiên nhiênB. Than đá C. Dầu mỏD. Bức xạ mặt trời Đáp án: D Câu 275: Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch? (Chương IV/Bài 58/Mức 1) A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đấtB. Dầu mỏ, khí đốt C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loạiD. Dầu mỏ, thủy triều, khí đốt Đáp án: A Câu 276: Nguồn năng lượng vĩnh cửu là: (Chương IV/Bài 58/Mức 1) A. Năng lượng khí đốt B. Năng lượng từ dầu mỏ C. Năng lượng nhiệt từ mặt trời D. Năng lượng từ than củi Đáp án: C Câu 277: Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh: (Chương IV/Bài 58/Mức 2) A. Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại B. Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động thực vật C. Trong đất có nhiều than đá
  12. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP D. Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất Đáp án: B Câu 278: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu): (Chương IV/Bài 58/Mức 3) A. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nướcB. Dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên sinh vật C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước D. Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt Đáp án: A Câu 279: Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là: (Chương IV/Bài 58/Mức 2) A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn B. Tăng cao độ phì cho đất C. Bảo vệ động vật hoang dã D. Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất Đáp án: D Câu 280: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là: (Chương IV/Bài 58/Mức 3) A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới Đáp án: C Câu 281: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người? (Chương IV/Bài 58/Mức 3) A. Cung cấp động vật quý hiếm B. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp C. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật Đáp án: C Câu 282: Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là: (Chương IV/Bài 59/Mức 1) A. Bảo vệ các loài sinh vật B. Bảo vệ rừng đầu nguồn C. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật D. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng Đáp án: D Câu 283: Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây? (Chương IV/Bài 59/Mức 1) A. Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã. B. Săn bắn thú hoang dã, quý hiếm C. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn
  13. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP Đáp án: B Câu 284: Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là: (Chương IV/Bài 59/Mức 1) A. Trồng cây gây rừng B. Tiến hành chăn thả gia súc C. Cày xới để làm nương, rẫy để sản xuất lương thực D. Làm nhà ở Đáp án: A Câu 285: Những hành động nào sau đây làm suy thoái môi trường: (Chương IV/Bài 59/Mức 1) A. Trồng cây trên đồi trọc B. Săn bắt động vật quý hiếm C. Không chặt phá rừng bừa bãi D. Săn bắt động vật quý hiếm – phun thuốc trừ sâu Đáp án: D Câu 286: Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đất trọc, đất trống là: (Chương IV/Bài 59/Mức 2) A. Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậuB. Cho ta nhiều gỗ C. Phủ xanh vùng đất trống D. Bảo vệ các loài động vật Đáp án: A Câu 287: Để làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất – tăng năng suất cây trồng, ta cần phải: (Chương IV/Bài 59/Mức 2) A. Trồng một loại cây nhất định trên vùng đất đó B. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí (trồng luân canh, trồng xen kẽ) C. Trồng cây kết hợp bón phân D. Trồng các loại giống mới Đáp án: B Câu 288: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm mục đích gì? (Chương IV/Bài 59/Mức 2) A. Bảo vệ nguồn gen sinh vật B. Tạo khu du lịch C. Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật D. Hạn chế diện tích rừng bị khai phá Đáp án: C Câu 289: Những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã là: (Chương IV/Bài 59/Mức 3) A Bảo vệ tài nguyên sinh vật - bảo vệ các khu rừng già. B. Trồng thêm cây và gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật. C. Bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa D. Bảo vệ các động vật quý hiếm, xây dựng các vườn quốc gia Đáp án: C Câu 290: Công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật: (Chương IV/Bài 59/Mức 3)
  14. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP A. Bảo tồn nguồn gen quý hiếm B. Tạo ra nhiều giống mới C. Lưu giữ và nhân nhanh nhiều giống quý hiếm. D. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người Đáp án: C Câu 291: Em hãy cho biết công việc của chúng ta đã làm để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật: (Chương IV/Bài 59/Mức 3) A. Xây dựng các khu rừng quốc gia,bảo vệ sinh vật có tên trong sách đỏ B. Chặt phá rừng làm củi, lấy gỗ C. Sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu và hóa chất D. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đáp án: A Câu 292: Các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất: (Chương IV/Bài 60/Mức 2) A. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng ven bờ B. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng biển khơi C. Hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái ao hồ D. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt Đáp án: D Câu 293: Hệ sinh thái dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn? (Chương IV/Bài 60/Mức 1) A. Rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đớiB. Rừng ngập mặn C. Vùng thảo nguyên hoang mạc D. Rừng mưa nhiệt đới Đáp án: B Câu 294: Hệ sinh thái lớn nhất trên quả đất là: (Chương IV/Bài 60/Mức 2) A. Rừng mưa nhiệt đới B. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng C. Các hệ sinh thái hoang mạc D. Biển Đáp án: D Câu 295: Mục tiêu của bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp là: (Chương IV/Bài 60/Mức 1) A. Tăng năng suất và hiệu quả các hệ sinh thái để phát triển kinh tế trong thời gian hiện tại. B. Phát triển ổn định kinh tế - môi trường, duy trì và cải tạo các hệ sinh thái chủ yếu để đạt năng suất và hiệu quả cao. C. Thay đổi tập quán canh tác lạc hậu thiếu hiệu quả và năng suất thấp D. Bảo đảm cung cấp đủ lương thực, thực phẩm trong chăn nuôi. Đáp án: B Câu 296: Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên biển, cần phải: (Chương IV/Bài 60/Mức 2) A. Khai thác hợp lí kết hợp cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung. B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ
  15. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP D. Dùng hóa chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản Đáp án: A Câu 297: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái có ý nghĩa gì? (Chương IV/Bài 60/Mức 3) A. Bảo vệ được nguồn khoáng sản B. Bảo vệ được các loài động vật hoang dã C. Bảo vệ vốn gen, giữ vững cân bằng sinh thái trên toàn cầu. D. Bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Đáp án: C Câu 298: Hiện trạng rừng ở nước ta như thế nào? (Chương IV/Bài 60/Mức 3) A. Tỉ lệ đất được che phủ của rừng trên 50% B. Rừng đang dần bị thu hẹp, đặc biệt rừng nguyên sinh đang bị phá hoại C. Rừng đầu nguồn tự nhiên đang phát triển tốt, góp phần làm giảm lũ lụt. D. Rừng được bảo vệ tốt, các loài chim di cư đang xuất hiện trở lại. Đáp án: B Câu 299: Vai trò của hệ sinh thái biển đối với đời sống con người? (Chương IV/Bài 60/Mức 3) A. Các loài động - thực vật biển là nguồn thức ăn của con người B. Biển giúp con người vận chuyển hàng hóa C. Biển cho con người muối ăn D. Biển cung cấp thức ăn, phát triển kinh tế, giao lưu vận chuyển, điều hòa nhiệt độ trên trái đất Đáp án: D Câu 300: Có cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển không? Tại sao? (Chương IV/Bài 60/Mức 3) A. Hiện nay chưa cần quan tâm đến sự ô nhiễm của biển vì biển vô cùng rộng lớn, hoạt động con người không ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển B. Cần vì: biển đang bị ô nhiễm do các hoạt động giao thông trên biển C. Cần vì: nhiều vùng biển bị ô nhiễm do hoạt động của con người. D. Không cần vì: hàng năm trên thế giới đã có ngày “làm sạch bãi biển” Đáp án: C Câu 301: Hệ sinh thái vùng rừng ngập mặn ven biển nước ta có ý nghĩa gì? (Chương IV/Bài 60/Mức 1) A. Góp phần điều hòa không khí, chắn sóng B. Cho một khối lượng gỗ đáng kể C. Là bãi đẻ và nơi sinh sống nhiều loài hải sản D. Là nơi cư trú của nhiều loài động vật, thực vật góp phần điều hòa khí hậu, chắn sóng, nơi tổ chức du lịch sinh thái, nuôi các loài hải sản quý, cho ta một lượng gỗ lớn. Đáp án: D Câu 302: Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào? (Chương IV/Bài 60/Mức 1) A. Bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển B. Tổ chức cho nhân dân nuôi rùa
  16. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP C. Không lấy trứng rùa D. Chỉ khai thác rùa ngoài thời gian sinh sản Đáp án: A Câu 303: Luật Bảo vệ môi trường quy định việc bảo vệ môi trường nhằm (Chương IV/Bài 61/Mức 1) A. Bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái B. Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước và góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực toàn cầu C. Bảo vệ môi trường không khí D. Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên Đáp án: B Câu 304: Cho biết nội dung chương II của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam? (Chương IV/Bài 61/Mức 2) A. Phòng chống suy thoái môi trường B. Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam C. Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp D. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường Đáp án: D Câu 305: Đối với việc sử dụng đất sản xuất, Luật Bảo vệ môi trường quy định cho người được sử dụng là: (Chương IV/Bài 61/Mức 1) A. Được tự do thay đổi thực trạng của đất B. Được tự do thay đổi mục đích sử dụng C. Có quy hoạch sử dụng đất hợp lí và có kế hoạch cải tạo đất D. Tự do sang nhượng đất Đáp án: C Câu 306: Trách nhiệm của cá nhân khi gây ra sự cố môi trường là:(Chương IV/Bài 61/Mức 2) A. Phải nộp phạt cho chính quyền sở tại hoặc tổ chức quản lí môi trường của địa phương. B. Phải thay đổi công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường C. Phải có trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả về mặt môi trường D. Phải di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nơi có dân cư Đáp án: C Câu 307: Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật Bảo vệ môi trường quy định: Có thể đưa trực tiếp ra môi trường A. Có thể tự do chuyên chở chất thải từ nơi này đến nơi khác B. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp. C. Chôn vào đất D. Chôn vào cát Đáp án: C Câu 308: Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường: (Chương IV/Bài 61/Mức 2)
  17. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ VII. BÀI TẬP TỔNG HỢP A. Thành lập đội cảnh sát môi trường B. Mỗi người dân phải tìm hiểu luật và tự giác thực hiện C. Xây dựng môi trường “Xanh, sạch, đẹp” D. Quy hoạch và sử dụng kế hoạch có hiệu quả đất đai Đáp án: B