Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_cau_hoi_trac_nghiem_sinh_hoc_lop_8_co_dap_an.docx
Nội dung text: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 (Có đáp án)
- B. Chất xám bao bọc bên ngoài, chất trắng nằm bên trong tạo thành các nhân nền C. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong D. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong tạo thành các nhân nền Câu 39. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Ở người, hơn bề mặt của vỏ não nằm trong các khe và rãnh. A. 4/5 B. 3/4 C. 2/3 D. 5/6 Câu 40. Hầu hết các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não và các phần dưới của não đều bắt chéo ở A. hành tủy hoặc tủy sống. B. não trung gian hoặc trụ não. C. tủy sống hoặc tiểu não. D. tiểu não hoặc não giữa. Câu 41. Hệ thần kinh giao cảm ở người được phân chia thành mấy phân hệ ? A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 42. Trung ương của phân hệ thần kinh giao cảm là các nhân xám ở sừng bên tủy sống hân bố từ A. đốt tủy ngực V đến đốt tủy thắt lưng II. B. đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III. C. đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng II. D. đốt tủy ngực III đến đốt tủy thắt lưng I.
- Câu 43. Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về A. phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động. B. hệ thần kinh vận động. C. phân hệ đối giao cảm. D. phân hệ giao cảm. Câu4 4. Khi nói về phân hệ đối giao cảm, nhận định nào sau đây là chính xác ? A. Trung ương nằm ở đại não B. Sợi trục của nơron trước hạch ngắn C. Nơron sau hạch có bao miêlin. D. Sợi trục của nơron sau hạch ngắn Câu 45. Trung ương của phân hệ đối giao cảm nằm ở bộ phận nào dưới đây ? 1. Đại não 2. Trụ não 3. Tủy sống 4. Tiểu não A. 2, 3 B. 1, 4 C. 1, 2 D. 3, 4 Câu 46. Các hạch của phân hệ đối giao cảm nằm ở đâu ? A. Nằm gần cơ quan phụ trách B. Nằm gần tủy sống
- C. Nằm gần trụ não D. Nằm liền dưới vỏ não Câu 47. Khi tác động lên một cơ quan, phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng A. tương tự nhau. B. giống hệt nhau. C. đối lập nhau. D. đồng thời với nhau. Câu 48. Tác dụng sinh lý nào dưới đây thuộc về phân hệ đối giao cảm ? A. Dãn mạch máu ruột B. Dãn mạch máu đến cơ C. Dãn đồng tử D. Dãn cơ bóng đái Câu 49. Khi tác động lên các cơ quan, phân hệ giao cảm gây ra phản ứng nào dưới đây ? A. Co phế quản nhỏ B. Tăng tiết nước bọt C. Giảm nhu động ruột D. Giảm lực co tim và nhịp tim Câu 50. Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh sinh dưỡng ở người là đúng ? A. Sợi trước hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin. B. Sợi sau hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin.
- C. Sợi trước hạch của phân hệ giao cảm và sợi sau hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin. D. Sợi sau hạch của phân hệ giao cảm và sợi trước hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin Câu 51. Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm. B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh. C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán. D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm. Câu 52. Dây thần kinh thị giác là A. dây số I. B. dây số IX. C. dây số II. D. dây số VIII. Câu 53. Cầu mắt cấu tạo gồm mấy lớp ? A. 5 lớp B. 4 lớp C. 2 lớp D. 3 lớp Câu 54. Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thụ cảm thị giác ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Tế bào nón
- C. Tế bào que D. Tế bào hạch Câu 55. Ở màng lưới, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của A. tế bào que. B. tế bào nón. C. tế bào hạch. D. tế bào hai cực. Câu 56. Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây ? A. Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh B. Ánh sáng mạnh và màu sắc C. Ánh sáng yếu và màu sắc D. Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc Câu 57. Ở mắt người, điểm mù là nơi A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác. B. nơi tập trung tế bào nón. C. nơi tập trung tế bào que. D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang. Câu 58. Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất ? A. Màng giác B. Thủy dịch C. Dịch thủy tinh D. Thể thủy tinh
- Câu 59. Mống mắt còn có tên gọi khác là A. lòng đen. B. lỗ đồng tử. C. điểm vàng. D. điểm mù. Câu 60. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Nhờ khả năng điều tiết của mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần. A. thể thủy tinh B. thủy dịch C. dịch thủy tinh D. màng giác Câu 61. Cận thị là A. tật mà hai mắt nằm quá gần nhau. B. tật mà mắt không có khả năng nhìn gần. C. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. D. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. Câu 62. Viễn thị thường gặp ở A. thai nhi. B. trẻ em. C. người lớn tuổi. D. thanh niên. Câu 63. Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?
- 1. Do cầu mắt quá dài 2. Do cầu mắt ngắn 3. Do thể thủy tinh bị lão hóa 4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần A. 1, 2, 3 4 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 2, 3 Câu 64. Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị ? 1. Do cầu mắt quá dài 2. Do cầu mắt ngắn 3. Do thể thủy tinh bị lão hóa 4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần A. 1, 4 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 2, 3 Câu 65. Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo A. kính râm. B. kính lúp. C. kính hội tụ. D. kính phân kì.
- Câu 66. Để khắc phục tật viễn thị, ta cần đeo loại kính nào dưới đây ? A. Kính hiển vi B. Kính hội tụ C. Kính viễn vọng D. Kính phân kì Câu 67. Trong các bệnh về mắt, bệnh nào phổ biến nhất ? A. Đau mắt đỏ B. Đau mắt hột C. Đục thủy tinh thể D. Thoái hóa điểm vàng Câu 68. Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh C. Hạn chế sờ tay lên mắt, dụi mắt D. Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9% Câu 69. Việc giữ đúng tư thế và khoảng cách khi viết hay đọc sách giúp ta phòng ngừa được tật nào sau đây ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Viễn thị C. Cận thị D. Loạn thị
- Câu 70. Kính hội tụ còn có tên gọi khác là A. kính râm. B. kính cận. C. kính lão. D. kính lúp. Câu 71. Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là A. màng cơ sở. B. màng tiền đình. C. màng nhĩ. D. màng cửa bầu dục. Câu 72. Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ ? A. Xương bàn đạp B. Xương đe C. Xương búa D. Xương đòn Câu 73. Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy loại xương ? A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 74. Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây ? A. Màng nhĩ B. Màng cửa bầu dục C. Màng tiền đình D. Ống bán khuyên
- Câu 75. Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian ? A. Ốc tai và ống bán khuyên B. Bộ phận tiền đình và ốc tai C. Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên D. Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên Câu 76. Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở A. màng bên. B. màng cơ sở. C. màng tiền đình. D. màng cửa bầu dục. Câu 77. Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ? A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau. B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này. C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 78. Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ? A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm B. Xử lí các kích thích về sóng âm C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
- D. Truyền sóng âm về não bộ Câu 79. Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 80. Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ? A. Tất cả các phương án còn lại. B. Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ. C. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm ). D. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiếu nguy cơ viêm tai giữa. Câu 81. Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào dưới đây ? A. Mang tính chất cá thể, không di truyền B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống C. Dễ mất đi khi không được củng cố D. Số lượng không hạn định Câu 82. Phản xạ có điều kiện mang đặc trưng nào sau đây ? A. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời B. Cung phản xạ đơn giản C. Mang tính chất bẩm sinh D. Bền vững theo thời gian Câu 83. Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiên ?
- A. Bỏ chạy khi có báo cháy B. Nổi gai gốc khi có gió lạnh lùa C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng Câu 84. Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não ? A. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần B. Môi tím tái khi trời rét C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu Câu 85. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ? A. Co chân lại khi bị kim châm B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc Câu 86. Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau đây ? A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời B. Các vùng chức năng của vỏ não C. Kích thích không điều kiện D. Tất cả các phương án còn lại Câu 87. Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần tới điều kiện nào sau đây ? A. Kích thích có điều kiện phải tác động cùng lúc với kích thích không điều kiện
- B. Kích thích không điều kiện phải tác động trước kích thích có điều kiện một thời gian ngắn C. Có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện D. Tất cả các phương án còn lại Câu 88. Phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người ? A. Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống mới. B. Mang tính bền vững, giúp con người giữ được các phẩm chất đã được hình thành qua thời gian dài sinh sống. C. Có tính chất cá thể, tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 89. Ai là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở loài chó ? A. C. Đacuyn B. G. Simson C. I.V. Paplôp D. G. Menđen Câu 90. Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện ? A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu C. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn Câu 91. Ở người, sự học tập, rèn luyện, xây dựng hay thay đổi các thói quen là kết quả của
- A. quá trình hình thành các phản xạ không điều kiện. B. quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện. C. quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện. D. quá trình ức chế các phản xạ có điều kiện. Câu 92. Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm những yếu tố nào ? A. Tiếng nói và chữ viết B. Thị giác và thính giác C. Âm thanh và hành động D. Màu sắc và hình dáng Câu 93. Phản xạ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai ? A. Chảy nước miếng khi có ai đó nhắc đến từ “me” B. Bỏ chạy khi có báo động cháy C. Nổi gai ốc khi đi qua nghĩa địa D. Dừng lại trước ngã tư khi nhìn thấy đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng Câu 94. Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai ? A. Cười như nắc nẻ khi đọc truyện tiếu lâm B. Nhanh chóng ổn định chỗ ngồi khi nghe lớp trưởng la lớn “Thầy giám hiệu đang tới” C. Sụt sùi khóc khi nghe kể về một câu chuyện cảm động D. Rơm rớm nước mắt khi nhìn thấy một người ăn mày Câu 95. Tiếng nói và chữ viết là cơ sở của A. ngôn ngữ. B. tư duy.
- C. trí nhớ. D. phản xạ không điều kiện. Câu 96. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Tiếng nói và chữ viết là để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. A. phương tiện B. cơ sở C. nền tảng D. mục đích Câu 97. Tiếng nói và chữ viết được gộp chung thành A. giáo dục. B. văn hóa. C. ngôn ngữ. D. xã hội. Câu 98. Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở đối tượng nào trong sinh giới ? A. Con người B. Động vật linh trưởng C. Động vật có xương sống D. Thú có túi Câu 99. Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình nào dưới đây ? A. Cụ thể hóa và khái quát hóa các sự vật B. Cụ thể hóa và phân tích các sự vật, hiện tượng C. Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật D. Cụ thể hóa và trừu tượng hóa các sự vật Câu 100. Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có thể mang lại kết quả nào sau đây ? A. Tất cả các phương án còn lại
- B. Giúp trẻ phân biệt được người quen với người lạ C. Giúp hình thành nếp sống văn hóa D. Giúp con người thích nghi với môi trường sống mới Câu 101. Mỗi ngày, một người trưởng thành nên ngủ trung bình bao nhiêu tiếng ? A. 5 tiếng B. 8 tiếng C. 9 tiếng D. 11 tiếng Câu 102. Đồ uống nào dưới đây gây hại cho hệ thần kinh ? A. Nước khoáng B. Nước lọc C. Rượu D. Sinh tố chanh leo Câu 103. Ban đêm, để dễ đi vào giấc ngủ, bạn không nên sử dụng đồ uống nào dưới đây ? A. Cà phê B. Trà atisô C. Nước rau má D. Nước khoáng Câu 104. Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu C. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
- D. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng Câu 105. Để có giấc ngủ tốt, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ? A. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ B. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao C. Lắng nghe những bản nhạc du dương D. Tất cả các phương án còn lại Câu 106. Loại đồ uống nào dưới đây có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ ? A. Trà tâm sen B. Trà móc câu C. Trà sâm D. Tất cả các phương án còn lại Câu 107. Điều nào sau đây có thể gây cản trở đến giấc ngủ của bạn ? A. Tâm trạng bất ồn B. Tiếng ồn C. Ánh sáng mạnh D. Tất cả các phương án còn lại Câu 108. Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể ? A. Vì đó là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên sau một thời gian làm việc của hệ thần kinh. B. Vì khi ngủ, khả năng làm việc của hệ thần kinh được phục hồi lại hoàn toàn.
- C. Vì thời gian đi vào giấc ngủ đã được cài đặt sẵn trong cấu trúc hệ gen của loài người. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 109. Trong các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều nhất ? A. Người cao tuổi B. Thanh niên C. Trẻ sơ sinh D. Trẻ vị thành niên Câu 200. Chất nào dưới đây có hại cho hệ thần kinh ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Hêrôin C. Cafêin D. Côcain CHƯƠNG 10: NỘI TIẾT Câu 1. Tuyến nào dưới đây vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết ? A. Tuyến cận giáp B. Tuyến yên C. Tuyến trên thận D. Tuyến sinh dục Câu 2. Tuyến nội tiết nào dưới đây nằm ở vùng đầu ? A. Tuyến tùng
- B. Tuyến tụy C. Tuyến ức D. Tuyến giáp Câu 3. Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống dẫn ? A. Tuyến nước bọt B. Tuyến sữa C. Tuyến giáp D. Tuyến mồ hôi Câu 4. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì ? A. Kháng nguyên B. Hoocmôn C. Enzim D. Kháng thể Câu 5. Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn ? A. Tính đặc hiệu B. Tính phổ biến C. Tính đặc trưng cho loài D. Tính bất biến Câu 6. Hoocmôn có vai trò nào sau đây ? 1. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể 2. Xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể
- 3. Điều hòa các quá trình sinh lý 4. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể A. 2, 4 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 1, 2, 3, 4 Câu 7. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, hoocmôn đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của hoocmôn ? A. Có tính đặc hiệu B. Có tính phổ biến C. Có tính đặc trưng cho loài D. Có hoạt tính sinh học rất cao Câu 8. Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào ? A. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt B. Đường máu C. Đường bạch huyết D. Ống tiêu hóa Câu 9. Ở người, vùng cổ có mấy tuyến nội tiết ? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 10. Tuyến nào dưới đây là tuyến pha ?
- A. Tuyến tùng B. Tuyến sữa C. Tuyến tụy D. Tuyến nhờn Câu 11. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác ? A. Tuyến sinh dục B. Tuyến yên C. Tuyến giáp D. Tuyến tuỵ Câu 12. Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người ? A. Tuyến giáp B. Tuyến tùng C. Tuyến yên D. Tuyến trên thận Câu 13. Thuỳ trước tuyến yên tiết ra hoocmôn nào dưới đây ? A. TH B. ADH C. ACTH D. OT Câu 14. Trong các hoocmôn dưới đây, có bao nhiêu hoocmôn do thuỳ trước tuyến yên tiết ra ? 1. FSH 2. PRL 3. TH 4. ADH
- 5. OT 6. GH A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 15. Khi tác động lên buồng trứng, FSH có vai trò gì ? A. Kích thích tiết testôstêrôn B. Kích thích bao noãn phát và tiết ơstrôgen C. Kích thích quá trình sinh tinh D. Tất cả các phương án còn lại Câu 16. Iôt là thành phần không thể thiếu trong hoocmôn nào dưới đây ? A. Tirôxin B. Ôxitôxin C. Canxitônin D. Glucagôn Câu 17. Người bị bệnh Bazơđô thường có biểu hiện như thê nào ? A. Sút cân nhanh B. Mắt lồi C. Tất cả các phương án còn lại D. Mất ngủ, luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng Câu 18. Hiện tượng “người khổng lồ” có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hoocmôn nào ? A. GH B. FSH
- C. LH D. TSH Câu 19. ADH sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào dưới đây ? A. Gan B. Tim C. Thận D. Phổi Câu 20. Hoocmôn nào dưới đây có tác dụng tăng cường sự co bóp cơ trơn, hỗ trợ quá trình tiết sữa và sinh nở ở phụ nữ ? A. Ôxitôxin B. Canxitônin C. Insulin D. Tirôxin Câu 21. Hoocmôn insulin do tuyến tuỵ tiết ra có tác dụng sinh lí như thế nào ? A. Chuyển glicôgen thành tinh bột dự trữ trong gan và cơ B. Chuyển glucôzơ thành tinh bột dự trữ trong gan và cơ C. Chuyển glicôgen thành glucôzơ dự trữ trong gan và cơ D. Chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ Câu 22. Nhóm nào dưới đây gồm hai loại hoocmôn có tác dụng sinh lý trái ngược nhau ? A. Insulin và canxitônin B. Ôxitôxin và tirôxin C. Insulin và glucagôn D. Insulin và tirôxin Câu 23. Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào dưới đây ? A. GH B. Glucagôn C. Insulin D. Ađrênalin
- Câu 24. Vỏ tuyến trên thận được phân chia làm mấy lớp ? A. 2 lớp B. 3 lớp C. 4 lớp D. 5 lớp Câu 25. Lớp nào của vỏ tuyến trên thận tiết ra hoocmôn điều hoà đường huyết ? A. Lớp lưới B. Lớp cầu C. Lớp sợi D. Tất cả các phương án còn lại Câu 26. Hoocmôn nào dưới đây do phần tuỷ tuyến trên thận tiết ra ? A. Norađrênalin B. Cooctizôn C. Canxitônin D. Tirôxin Câu2 7. Hoocmôn điều hoà sinh dục nam có thể được tiết ra bởi tuyến nội tiết nào dưới đây ? A. Tuyến tùng B. Tuyến trên thận C. Tuyến tuỵ D. Tuyến giáp Câu 28. Hoocmôn ađrênalin gây ra tác dụng sinh lí nào dưới đây ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Dãn phế quản
- C. Tăng nhịp tim D. Tăng nhịp hô hấp Câu 29. Loại hooc môn nào dưới đây giúp điều chỉnh đường huyết khi cơ thể bị hạ đường huyết ? A. Ađrênalin B. Norađrênalin C. Glucagôn D. Tất cả các phương án còn lại Câu 30. Ở đảo tuỵ của người có bao nhiêu loại tế bào có khả năng tiết hoocmôn điều hoà đường huyết ? A. 5 loại B. 4 loại C. 2 loại D. 3 loại Câu 31. Hoocmôn nào dưới đây tham gia vào cơ chế điều hoà sinh dục ở nam giới ? A. Testôstêrôn B. Tất cả các phương án còn lại C. LH D. FSH Câu 32. Ở nam giới, testôstêrôn do loại tế bào nào tiết ra ? A. Tế bào nón B. Tế bào que C. Tế bào hạch
- D. Tế bào kẽ Câu 33. Loại hoocmôn nào gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam giới ? A. Ôxitôxin B. Prôgestêrôn C. Testôstêrôn D. Ơstrôgen Câu 34 Ở nữ giới không mang thai, hoocmôn prôgestêrôn do bộ phận nào tiết ra ? A. Âm đạo B. Tử cung C. Thể vàng D. Ống dẫn trứng Câu 35. Trong quá trình phát triển của thai nhi, sự phân hoá giới tính kết thúc khi nào ? A. Tuần thứ 12 B. Tuần thứ 7 C. Tuần thứ 9 D. Tuần thứ 28 Câu 36. Khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH, hoocmôn này sẽ tác động ngược lên A. vùng dưới đồi và tuyến trên thận. B. tuyến giáp và tuyến yên. C. vùng dưới đồi và tuyến giáp. D. tuyến yên và vùng dưới đồi.
- Câu 37 Khi tác dụng lên vùng dưới đồi, cooctizôn sẽ kìm hãm quá trình tiết hoocmôn nào ? A. ACTH B. FSH C. GH D. TSH Câu 3.8 Hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào cơ chế điều hoà đường huyết khi đường huyết giảm ? A. Glucagôn B. ACTH C. Cooctizôn D. Insulin Câu 40. Cooctizôn do tuyến nội tiết nào tiết ra ? A. Tuyến giáp B. Tuyến trên thận C. Tuyến yên D. Tuyến tuỵ Câu 41. Khi tác dụng lên thuỳ trước tuyến yên, TH sẽ kìm hãm sự tiết hoocmôn nào ? A. TSH B. FSH C. GH D. MSH Câu 42. Ở người, có bao nhiêu tuyến nội tiết tham gia vào quá trình điều hoà đường huyết khi đường huyết hạ ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 43. Hoocmôn nào dưới đây có khả năng chuyển hoá glixêrin, axit amin thành glucôzơ ? A. Tất cả các phương án còn lại
- B. Insulin C. Cooctizôn D. Glucagôn Câu 44Tuyến nội tiết nào dưới đây chịu ảnh hưởng bởi các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên ? A. Tuyến trên thận B. Tuyến sinh dục C. Tuyến giáp D. Tất cả các phương án còn lại Câu 45. Khi dư thừa, hoocmôn ơstrôgen sẽ tác động ngược lên thuỳ trước tuyến yên và kìm hãm quá trình tiết A. FSH. B. TSH. C. MSH. D. ACTH. Câu 46. Tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp ? A. Tuyến tuỵ B. Tuyến trên thận C. Tuyến yên D. Tuyến tùng CHƯƠNG 10: SINH SẢN Câu 1. Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng ? A. Ống dẫn tinh B. Túi tinh
- C. Tinh hoàn D. Mào tinh Câu 2. Ở người, nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng nằm trong khoảng A. 36-37oC B. 37-38oC C. 29-30oC D. 33-34oC Câu 3. Sau khi hoàn thiện về cấu tạo, tinh trùng được dự trữ ở đâu ? A. Ống đái B. Mào tinh C. Túi tinh D. Tinh hoàn Câu 4. Tuyến Côpơ là tên gọi khác của A. tuyến hành. B. tuyến tiền liệt. C. tuyến tiền đình. D. tuyến trên thận. Câu 5. Sau khi được tạo ra tại tinh hoàn, tinh trùng sẽ được đưa đến bộ phận nào để tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo ? A. Mào tinh B. Túi tinh C. Ống đái D. Tuyến tiền liệt Câu 6. Tinh trùng người có chiều dài khoảng
- A. 0,1 mm. B. 0,03 mm. C. 0,06 mm. D. 0,01 mm. Câu 7. Ở nam giới khoẻ mạnh, số lượng tinh trùng trong mỗi lần phóng tinh nằm trong khoảng bao nhiêu ? A. 50 – 80 triệu B. 500 – 700 triệu C. 100 – 200 triệu D. 200 – 300 triệu Câu 8. Trong cơ quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống sót từ A. 8 – 10 ngày. B. 5 – 7 ngày. C. 1 – 2 ngày. D. 3 – 4 ngày. Câu 9. Vì sao ở độ tuổi sơ sinh, tỉ lệ bé trai (XY) luôn lớn hơn tỉ lệ bé gái (XX) ? A. Vì các hợp tử mang cặp NST giới tính XX (quy định bé gái) dễ bị chết ở trạng thái hợp tử. B. Vì tinh trùng X có sức sống kém hơn nên dễ khả năng tiếp cận trứng luôn kém hiệu quả hơn tinh trùng X. C. Vì tinh trùng Y nhỏ và nhẹ, bơi nhanh nên khả năng tiếp cận trứng (cơ sở để tạo ra bé trai) cao hơn tinh trùng X (cơ sở để tạo ra bé gái). D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 10. Ở người, tinh trùng X và tinh trùng Y sai khác nhau ở phương diện nào ? A. Tất cả các phương án còn lại
- B. Kích thước C. Khối lượng D. Khả năng hoạt động và sống sót Câu 1. Ở cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào dưới đây nối trực tiếp với ống dẫn trứng ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Tử cung C. Âm đạo D. Âm vật Câu 2. Ở cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào có vai trò tiết chất nhờn để bôi trơn ? A. Tuyến tiền đình B. Tuyến hành C. Tuyến tiền liệt D. Ống dẫn trứng Câu 3. Một người phụ nữ bình thường có khoảng bao nhiêu trứng đạt đến độ trưởng thành ? A. 2000 trứng B. 400 trứng C. 1000 trứng D. 800 trứng Câu 4. Ở người, sau khi rụng, trứng chỉ duy trì được khả năng thụ tinh trong vòng A. 12 giờ. B. 24 giờ. C. 6 giờ. D. 48 giờ.
- Câu 5. Theo chiều lưng-bụng thì ống đái, âm đạo và trực tràng của người phụ nữ sắp xếp theo trật tự như thế nào ? A. Ống đái – âm đạo – trực tràng B. Âm đạo – Trực tràng - ống đái C. Trực tràng – ống đái – âm đạo D. Trực tràng – âm đạo - ống đái Câu 6. Trong cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào dưới đây nằm tách biệt với những bộ phận còn lại ? A. Ống dẫn trứng B. Tử cung C. Âm đạo D. Âm vật Câu 7. Chu kì rụng trứng ở người bình thường nằm trong khoảng A.14 – 20 ngày. B. 24 – 28 ngày. C. 28 – 32 ngày. D. 35 – 40 ngày. Câu 8. Ở nữ giới, trứng sau khi thụ tinh thường làm tổ ở đâu ? A. Buồng trứng B. Âm đạo C. Ống dẫn trứng D. Tử cung
- âu 9. Tế bào trứng ở người có đường kính khoảng A. 0,65 – 0,7 mm. B. 0,05 – 0,12 mm. C. 0,15 – 0,25 mm. D. 0,3 – 0,45 mm. Câu 10. Ở những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng sẽ được bong ra sau A. 14 ngày. B. 28 ngày. C. 32 ngày. D. 20 ngày. Câu 1. Trong cơ quan sinh dục nữ, sự thụ tinh thường diễn ra ở đâu ? A. Âm đạo B. Ống dẫn trứng C. Buồng trứng D. Tử cung Câu 2. Thông thường, sau khi thụ tinh thì mất bao lâu để hợp tử di chuyển xuống tử cung và làm tổ tại đấy ? A. 7 ngày B. 14 ngày C. 24 ngày D. 3 ngày Câu 3. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoocmôn prôgestêrôn được tiết ra chủ yếu nhờ bộ phận nào ? A. Tử cung B. Thể vàng C. Nhau thai
- D. Ống dẫn trứng Câu 4. Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ A. trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng. B. hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm. C. trứng không có khả năng thụ tinh. D. trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh. Câu 5. Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm sau, nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào ? A. Ngày thứ 28 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất B. Ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất C. Ngày kinh đầu tiên của mỗi chu kì D. Ngày kinh cuối cùng của mỗi chu kì Câu 6. Quá trình mang thai ở người thường kéo dài trong bao lâu ? A. 280 ngày B. 290 ngày C. 260 ngày D. 240 ngày Câu 7. Ở một người phụ nữ có chu kì đều đặn 28 ngày, giả sử ngày kinh đầu tiên của một chu kì là ngày mùng 2 thì trong các thời điểm sau, ở thời điểm nào trong tháng, người phụ nữ đó sẽ có nồng độ prôgestêrôn cao nhất ? A. Ngày mùng 3 B. Ngày 30 C. Ngày 10 D. Ngày 20
- Câu 8. Ở nữ giới, hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào hoạt động điều hoà kinh nguyệt ? A. Prôgestêrôn B. Ôxitôxin C. LH D. FSH Câu 9. Thai nhi thực hiện quá trình trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua bộ phận nào ? A. Buồng trứng B. Ruột C. Nhau thai D. Ống dẫn trứng Câu 10. Hiện tượng chậm kinh có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ? A. Tác dụng phụ của các loại thuốc : thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, B. Tất cả các phương án còn lại C. Mang thai D. Rối loạn tâm lý : lo âu, căng thẳng, . Câu 1. Bệnh nào dưới đây thường khó phát hiện ở nữ giới hơn là nam giới và chỉ khi đến giai đoạn muộn mới biểu hiện thành triệu chứng ? A.Tất cả các phương án còn lại B. HIV C. Lậu D. Giang mai
- Câu 2. Tác nhân gây bệnh lậu là một loại A. xoắn khuẩn. B. song cầu khuẩn. C. tụ cầu khuẩn. D. trực khuẩn. Câu 3. Nam giới bị bệnh lậu thường có triệu chứng nào sau đây ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Đái buốt C. Tiểu tiện có máu lẫn mủ D. Phù nề, đỏ miệng sáo Câu 4. Biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa nhiễm lậu là gì ? A. Thắt ống dẫn tinh B. Đặt dụng cụ tử cung C. Giữ gìn vệ sinh thân thể D. Quan hệ tình dục an toàn Câu 5. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Bệnh giang mai do một loại gây ra. A. phẩy khuẩn B. cầu khuẩn C. virut D. xoắn khuẩn Câu 6. Chúng ta có thể lây nhiễm vi khuẩn giang mai qua con đường nào dưới đây ? A. Qua quan hệ tình dục không an toàn B. Tất cả các phương án còn lại
- C. Qua truyền máu hoặc các vết xây xát D. Qua nhau thai từ mẹ sang con Câu 7. Người bị bệnh giang mai có xuất hiện triệu chứng nào dưới đây ? A. Tiêu chảy cấp B. Tiểu buốt C. Xuất hiện các vết loét nông, cứng, có bờ viền và không đau D. Tiểu ra máu có lẫn mủ do viêm Câu 8. Phụ nữ mắc bệnh nào dưới đây thì con sinh ra có nguy cơ mù loà cao hơn người bình thường ? A. Lậu B. Giang mai C. HIV/AIDS D. Viêm gan C Câu 9. Bệnh nào dưới đây thường gây tổn thương phủ tạng và hệ thần kinh ? A. Giang mai B. Lậu C. Lang ben D. Vảy nến Câu 10. Bệnh nào dưới đây lây truyền qua đường tình dục ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Giang mai C. Lậu D. Viêm gan B Câu 1. HIV có thể lây truyền qua con đường nào dưới đây ? A. Đường máu B. Từ mẹ sang con
- C. Tất cả các phương án còn lại D. Qua quan hệ tình dục không an toàn Câu 2. AIDS là chữ tắt của thuật ngữ quốc tế mà nghĩa tiếng Việt là A. Hội chứng bệnh lây truyền qua đường máu. B. Hội chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. C. Hội chứng suy giảm miễn dịch. D. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Câu 3. Phần lõi của HIV chứa bao nhiêu phân tử ARN ? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 4. Khi xâm nhập vào cơ thể người, HIV tấn công chủ yếu vào loại tế bào nào ? A. Đại thực bào B. Tế bào limphô B C. Tế bào limphô T D. Bạch cầu ưa axit Câu 5. Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập và hoành hành. Những bệnh kéo theo này được gọi chung là A. bệnh cơ hội. B. bệnh truyền nhiễm. C. bệnh tự miễn. D. bệnh di truyền.
- Câu 6. Thời gian không biểu hiện triệu chứng của người nhiễm HIV có thể kéo dài từ A. 2 – 10 năm. B. 6 – 12 tháng. C. 20 – 25 năm. D. 1 – 3 tháng. Câu 7. Khi nói về HIV/AIDS, nhận định nào dưới đây là đúng ? A. Hiện chưa có thuốc đặc trị B. Lây nhiễm chủ yếu qua đường ăn uống C. Thường tấn công hồng cầu khi xâm nhập vào cơ thể D. Tác nhân gây bệnh là một loài vi khuẩn Câu 8. Người mẹ bị nhiễm HIV có thể lây truyền cho con qua đường nào dưới đây ? A. Chạm vào người con B. Nói chuyện với con C. Cho con bú sữa của mình D. Ngủ cùng con Câu 9. Việt Nam công bố với thế giới về ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm nào ? A. 1986 B. 1985 C. 1991 D. 1990 Câu 10. Trong quan hệ tình dục, biện pháp nào dưới đây giúp bạn phòng ngừa lây nhiễm HIV ? A. Uống thuốc tránh thai B. Tính ngày trứng rụng
- C. Đặt dụng cụ tử cung D. Sử dụng bao cao su