Bài tập nối câu môn Tiếng Anh 12 - Nguyễn Phương (Có đáp án)

docx 40 trang minhtam 03/11/2022 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập nối câu môn Tiếng Anh 12 - Nguyễn Phương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_viet_lai_cau_mon_tieng_anh_12_nguyen_phuong_co_dap_a.docx

Nội dung text: Bài tập nối câu môn Tiếng Anh 12 - Nguyễn Phương (Có đáp án)

  1. C. Anne chạy bộ mỗi sáng và sau đó rất tốt cho sức khỏe. D. Anne chạy bộ mỗi sáng rằng nó rất tốt cho sức khỏe. => Đáp án B Câu 18: Chọn C. Đáp án C. Dịch câu hỏi: Anh ta đã tiêu hết tiền. Anh ta thậm chí còn mượn tiền tôi. A. sai ở “spent” B. Sai nghĩa. Ngay khi anh ta mượn tiền tôi anh ta đã tiêu hết nó. C. Câu đúng. Không chỉ tiêu hết tiền của mình, anh ta còn mượn tiền của tôi. D. Ngay khi anh ta mượn tiền của tôi, anh ta đã tiêu hết. Câu 19: Chọn D. Câu 20: Chọn A. Đáp án A. Dịch câu hỏi: Tôi có thể kiếm đủ tiền để hỗ trợ gia đình. Cảm ơn đề nghị của bạn. Ta có thể sử dụng câu điều kiện hỗ hợp 3,2. Hành động “offer the job” xảy ra trước làm điều kiện cho kết quả “earn enough money” A. Nếu bạn không đề nghị cho tôi công việc, việc kiếm đủ tiền để hỗ trợ gia đình sẽ khó khăn. => Đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp 3,2 => đúng B. Nếu bạn không đề nghị cho tôi công việc, việc kiếm đủ tiền để hỗ trợ gia đình sẽ khó khăn. => Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 => sai C. Nếu bạn không đề nghị cho tôi công việc, việc kiếm đủ tiền để hỗ trợ gia đình sẽ khó khăn. => Đảo ngữ câu điều kiện loại 1=> sai D. Nếu bạn không đề nghị cho tôi công việc, việc kiếm đủ tiền để hỗ trợ gia đình sẽ khó khăn. => Đảo ngữ câu điều kiện loại 3=> sai Câu 21: Đáp án D. Dịch câu hỏi: Tôi hoàn toàn không tán thành hành vi của bạn. Tuy nhiên, tôi sẽ giúp bạn lần này. A. Sai do “despite” không đi cùng “of” B. Sai do dùng “although” thì không dùng “but” C. Vì hành vi của bạn, tôi sẽ giúp bạn lần này. => Sai nghĩa
  2. D. Mặc dù tôi không tán thành hành vi của bạn nhưng tôi sẽ giúp bạn lần này. => đúng Câu 22: Đáp án B. Dịch: Đội bóng rổ biết họ thua trận đấu. Họ sớm bắt đầu đổ lỗi cho nhau. A. Không chỉ đội bóng rổ thua trận mà họ còn đổ lỗi cho nhau. => sai nghĩa B. Ngay khi đội bóng rổ nào biết rằng họ thua trận thì họ bắt đầu đổ lỗi cho nhau.=> đúng C. Ngay khi họ đổ lỗi cho nhau, đội cơ sở biết rằng họ thua trận đấu. => sai nghĩa D. Không lâu sau đó, đội bóng rổ bắt đầu đổ lỗi cho nhau hơn là họ biết họ thua trận đấu. => sai nghĩa. Ta có cấu trúc: - not only + đảo ngữ + but + S + also + V : không những mà còn - Hardly + đảo ngữ + when + clause: ngay khi = No sooner + đảo ngữ + than + clause. Câu 23: Chọn A. Đáp án A. Câu gốc: Căn phòng bừa bộn. Tôi hy vọng bạn không để quần áo trên sàn nhà. = A. Tôi ước bạn sẽ không để quần áo trên sàn nhà. Các đáp án khác: B. Tôi mong bạn dọn sàn nhà. => sai nghĩa C. Tôi rất tiếc không để quần áo của bạn trên sàn nhà. => sai nghĩa D. Tôi ước bạn đã bỏ quần áo trên sàn nhà. => sai thì Câu 24: Chọn C. Đáp án C. Câu gốc: Chỉ khi tôi rời nhà tôi mới nhận ra gia đình tôi có ý nghĩa gì với tôi. = C. Mãi đến khi đi khỏi nhà tôi mới biết gia đình có ý nghĩa như thế nào. Ta dùng cấu trúc đảo ngữ với “Not until” để nhấn mạnh. Các đáp án khác không phù hợp về nghĩa. Câu 25: Chọn C. Đáp án C. Ta có: with a view to doing sth: với mục đích làm gì Các cụm từ “so as to”, “so that” là cụm từ chỉ mục đích nên không cần có động từ “want” - muốn.
  3. Dịch nghĩa: Cô gọi điện cho anh vào sáng sớm. Cô ấy muốn nói chuyện với anh ta trước khi anh ấy đi làm. A. Cô gọi điện cho anh vào sáng sớm để muốn nói chuyện với anh trước khi anh đi làm. B. Cô gọi điện cho anh sớm vào buổi sáng để cô ấy không nên nói chuyện với anh trước khi anh đi làm. C. Cô gọi điện cho anh vào sáng sớm để nói chuyện với anh trước khi anh đi làm. D. Cô gọi điện cho anh vào sáng sớm để cô muốn nói chuyện với anh trước khi anh đi làm. Câu 26: Chọn C. Đáp án C. Dịch câu hỏi: Alice và Charles đã không quyết định chuyển đến một ngôi nhà lớn hơn cho đến sau khi sinh đứa con thứ hai. A. Sai cấu trúc, không dùng đảo ngữ. Cấu trúc đúng: It’s not until + time/ S + V + that + S + V : mãi cho đến khi B Sai. cấu trúc, ta phải dùng đảo ngữ Cấu trúc đúng: Not until + time/ S+ V, trợ động từ + S + V: cho đến khi C. Chỉ khi Alice và Charles có đứa con thứ hai, họ mới quyết định chuyển đến một ngôi nhà lớn hơn. => câu đúng D. Sai. cấu trúc, ta phải dùng đảo ngữ Cấu trúc đúng: Only when + time/ S+ V, trợ động từ + S + V: chỉ khi Câu 27: Đáp án B. Dịch: Tôi đã không nhận được công việc vì tôi không nói Tiếng Anh tốt. Bây giờ tôi hối hận về điều đó. A. Tôi rất tiếc vì không nói được tiếng Anh nên tôi không thể có được công việc. => sai nghĩa B. Tôi ước tôi đã nói tiếng Anh tốt để tôi có thể có được công việc. => đúng C. Mặc dù tiếng Anh của tôi kém, tôi có thể có được công việc. => sai nghĩa D. Nếu tôi nói tiếng Anh tốt, tôi có thể nhận được công việc. => sai thì. Phải dùng điều kiện 3. Câu 28: Đáp án C. Dịch: Mặt trăng không có không khí, sao Hỏa cũng không có. Ta có công thức: neither nor => cả hai cùng không có. Dịch: Cả Mặt trăng và sao Hỏa đều không có khí quyển. Câu 29: Chọn C. Đáp án C. Ta có:
  4. - regret + V-ing: hối tiếc đã làm gì - wish (that) + S + V(quá khứ hoàn thành) Dịch: Tôi ước tôi không nhận thiệp mời đến bữa tiệc sinh nhật của cô ấy. = C. Tôi hối hận đã chấp nhận thiệp mời đến bữa tiệc sinh nhật của cô ấy. Các đáp án khác sai nghĩa. Câu 30: Chọn C. Đáp án C. Dịch câu hỏi: Tôi đã ăn súp. Sau đó tôi nhớ ra rằng tôi đã quên cho em gái mình một ít. A. Mãi đến tận khi tôi ăn súp, tôi mới nhớ ra rằng tôi đã quên cho em gái mình một ít. B. Ngay sau khi tôi nhớ ra rằng tôi đã quên cho em gái mình một ít súp, tôi đã ăn nó. C. Chỉ sau khi ăn súp tôi mới nhớ ra rằng tôi đã quên cho em gái mình 1 ít. D. Ngay khi tôi quên cho em gái tôi một chút súp thì tôi đã ăn nó. Không chọn A do cấu trúc: It was not until that : mãi đến khi thì Câu 31: Chọn A. Đáp án A Dịch câu đề bài: Nó là một quyển sách hay. Tôi đã thức cả đêm để đọc nó. Xét các đáp án ta có: A. Quyển tiểu thuyết quá hay đến nỗi tôi đã thức cả đêm để đọc nó. B. Mặc dù nó là một quyển tiểu thuyết hay, tôi đã thức cả đêm để đọc nó (không hợp về nghĩa) C. Tôi đã thức cả đêm để đọc quyển tiểu thuyết, vì vậy nó là một quyển sách hay. (không hợp về nghĩa câu) D. Câu đề bài là tình huống quá khứ vậy không thể dùng câu ở điều kiện 2 để diễn tả lại. Câu 32: Chọn C. Đáp án C Dịch câu đề bài: Họ cải thiện chất lượng của họ. Chúng tôi sẽ đặt nhiều túi cầm tay từ họ. Xét các đáp án ta có: A. Thậm chí khi họ cải thiện chất lượng của họ, chúng tôi sẽ đặt nhiều túi cầm tay từ họ. (không hợp về nghĩa) B. Nếu họ không cải thiện chất lượng sản phẩm, chúng tôi sẽ đặt thêm túi cầm tay từ họ => Nghe vô lý => Loại Câu 33: Chọn B.
  5. Đáp án B Dịch đề bài: Chúng tôi không muốn bơi ở con sông đấy. Nó trông rất bẩn. Vậy khi dùng mệnh đề quan hệ để nối hai mệnh đề và bổ nghĩa cho danh từ “river” nên đáp án đúng là: We didn’t want to swim in the river, which looked very dirty. Không thể dùng where/that/in which để thay cho “it” ở câu 2. Dịch: Chúng tôi không muốn bơi ở dòng sông cái mà trông rất bẩn. Câu 34: Chọn A. Đáp án A. Ta có cấu trúc đảo ngữ với however: However + Adj/Adv + S + V, mệnh đề. Câu gốc: Laura đã luyện chơi nhạc cụ rất nhiều. Cô ấy gần như không thể cải thiện màn biểu diễn của mình. => A. Tuy Laura đã luyện chơi nhạc cụ rất nhiều, nhưng cô ấy gần như không thể biểu diễn tốt hơn chút nào. Các đáp án còn lại sai về nghĩa. Câu 35: Đáp án C Dịch câu hỏi: Kate hoàn thành giáo dục đại học. Sau đó cô ấy quyết định đi du lich thế giới trước khi có việc làm. A. Nếu không hoàn thành giáo dục đại học của mình, Kate quyết định đi du lịch khắp thế giới trước khi có việc làm. B. Cho rằng Kate quyết định đi du lịch khắp thế giới trước khi có việc làm, cô đã hoàn thành chương trình giáo dục đại học của mình. C. Sau khi hoàn thành giáo dục đại học, Kate quyết định đi du lịch khắp thế giới trước khi có việc làm. D. Kate hiếm khi đi khắp thế giới trước khi có việc làm khi cô hoàn thành giáo dục đại học. Câu 36: Đáp án A Dịch: Khéo léo thế nào thì kế hoạch ấy vẫn không thể áp dụng vào thực tế được. Dùng cấu trúc nói nhượng bộ, đảo ngữ: Adj/ Adv + As/Though + S + V, Ex: Although you are wrong, I will help you this time. = Wrong as you are, I will help you this time. Câu 37: Chọn A. Đáp án A Dịch câu hỏi: Mary bị ốm. Cô ấy không rời cuộc họp cho tới khi nó kết thúc.
  6. => 2 vế của câu có sự đối lập về nghĩa vậy liên từ nối thích hợp là “though”. Dịch đáp án: Mặc dù bị ốm, Mary vẫn không rời cuộc họp cho đến khi nó kết thúc. Câu 38: Chọn C. Đáp án C Dịch câu hỏi: Cô đã cố gắng rất nhiều để vượt qua bài kiểm tra lái xe. Cô ấy khó có thể vượt qua nó. A. Mặc dù cô không cố gắng vượt qua kỳ thi lái xe, cô có thể vượt qua. B. Mặc dù có thể vượt qua được bài kiểm tra lái xe, nhưng cô ấy đã không vượt qua. C. Dù cô cố gắng như thế nào, cô ấy khó có thể vượt qua được bài kiểm tra lái xe. D. Cô rất cố gắng, vì vậy cô đã vượt qua kiểm tra lái xe một cách thỏa đáng. Câu 39: Đáp án D Dịch đề bài: Chúng tôi đã ngủ quá giờ. Chúng tôi đã lỡ xe buýt. Vì nối 2 câu cùng chủ ngữ và chỉ nguyên nhân kết quả ta thấy, - Đáp án A loại vì thừa từ “so” - Đáp án B dùng liên từ “though” sai về nghĩa - Đáp án C dùng câu điều kiện trộn nhưng sai về công thức bối cảnh câu là quá khứ nên cả 2 vế phải dùng câu điều kiện loại 3. => Đáp án D (Như một kết quả của việc ngủ quá giờ, chúng tôi không thể bắt được xe buýt) Câu 40: Đáp án A Anh ấy đã bỏ lỡ cơ hội học tập ở nước ngoài. Anh ấy đã nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh. = A. Anh ấy đã không nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh cho tới khi lỡ mất cơ hội học tập ở nước ngoài. Các đáp án còn lại không hợp nghĩa: B. Nếu anh ấy không bỏ lỡ cơ hội học tập ở nước ngoài, thì anh ấy đã không nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh. Câu điều kiện loại 3: If S had PII, S would have PII => Dạng đảo ngữ: Had S PII, S would have PII. C. Chỉ sau khi đã nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh thì anh ấy mới lỡ mất cơ hội học tập ở nước ngoài. Cấu trúc: It be only after S V O that S V O : Chỉ sau khi .thì mới D. Mãi cho tới khi anh ấy nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh thì anh ấy mới lỡ mất cơ hội học tập ở nước ngoài. Câu đảo ngữ: Not until + N/clause+ aux S V: Mãi cho tới khi thì mới Question 41. Đáp án C Câu gốc: He did not work hard. He failed the exam. Cậu ấy không học chăm. Cậu ấy đã trượt kỳ thi
  7. C. If he had worked hard, he would have passed the exam. Dịch nghĩa: Nếu anh ấy đã học tập chăm chỉ, anh ấy có lẽ đã đậu kỳ thi Question 42. Đáp án B Dịch nghĩa: Bộ phim không thú vị. Tuy nhiên, cậu ấy đã cố gắng để xem toàn bộ bộ phim. B. Dù bộ phim không thú vị như thế nào đi nữa, cậu ấy cũng đã cố gắng để xem toàn bộ bộ phim. A. sai vì tính từ phải đứng trước danh từ nên interesting phải đứng trước film. C. sai vì Despite không đi với of. D. sai cấu trúc. Cấu trúc Adj + as/though + S + V, clause: dù đến thế nào Question 43: Đáp án B Động từ “was” và “failed” ở thì quá khứ đơn “sure” => chắc chắn nên không thể là “could have been” (có thể đã) mà phải là “must have been” (chắc hẳn đã). A. Luisa chắc hẳn phải rất thất vọng khi cô ấy trượt kỳ thi. B. Luisa chắn hẳn đã rất thất vọng khi không đạt yêu cầu. C. Luisa có thể rất thất vọng khi không đạt yêu cầu. D. Luisa có thể đã rất thất vọng khi cô trượt kỳ thi Dịch nghĩa: Tôi chắc rằng Luisa đã rất thất vọng khi cô ấy trượt kỳ thi. Question 44: Đáp án A Kế hoạch này có thể rất khéo léo. Nó sẽ không bao giờ hoạt động trong thực tế. A. Dù rất hay, kế hoạch này sẽ không bao giờ hoạt động trong thực tế. Question 45: Đáp án B Đảo ngữ Cấu trúc: "Neither S nor S + clause" Dịch nghĩa: Cả chúng tôi và cô ấy đều không muốn đến buổi tiệc của họ. Question 46: Đáp án C Dịch nghĩa: Người đàn ông lớn tuổi đang làm việc trong nhà máy này. Tôi đã mượn chiếc xe đạp của ông ấy hôm qua. C. Người đàn ông lớn tuổi mà sở hữu chiếc xe đạp mà tôi mượn hôm qua đang làm việc tại nhà máy này. Đại từ quan hệ whose chỉ sở hữu cho người và vật. Đáp án B và A sai. Vì đại từ quan hệ whom thay thế cho danh từ chỉ người, đóng vai trò là tân ngữ. Đứng trước whom phải có trạng từ.
  8. Đáp án D sai vì dùng which để thay thế cho the old man. Đại từ quan hệ which thay thế cho danh từ chỉ vật. Question 47: D Câu gốc: “Chúng tôi phun thuốc trừ sâu và phân bón lên ruộng của chúng tôi. Một số thuốc trừ sâu và phần bón thì nguy hiểm A. Phương án này dùng mệnh đề quan hệ không xác định là sai vì đúng là cần dùng mệnh đề quan hệ xác định. Mệnh đề quan hệ không xác định chỉ dùng khi danh từ đứng trước mệnh đề đó đã được xác định tức là danh từ riêng hoặc có tính từ sở hữu hoặc là danh từ đi với this , that, these, those B. Sai cấu trúc bị động, đúng phải là “are found” C. Chúng tôi phun thuốc trừ sâu và phân bón lên ruộng, điều này được cho là nguy hiểm: không sát nghĩa câu gốc D. Một vài thuốc trừ sâu và phân bón chúng tôi xịt lên ruộng thì nguy hiểm. Question 48: D Anh ấy bị nghi ngờ ăn cắp thẻ tín dụng. Cảnh sát đã điều tra anh ấy nhiều ngày. Các câu A, B, C đều bị sai cấu trúc. Question 49: Đáp án B Trong câu đang sử dụng thì hiện tại hoàn thành để diễn tả một hành động diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian nào đó. 7.30 là một thời điểm trong quá khứ, một mốc thời gian trong quá khứ => sử dụng since Dịch: Cô ta đã bật đài radio lúc 7.30. Cô ta vẫn đang nghe nó khi mẹ tôi về nhà lúc 9.00 B. Cô ấy đã nghe đài suốt từ 7.30 Question 50: Đáp án D Sản phẩm của chúng tôi rất thân thiện với môi trường. Chúng tôi đóng gói chúng bằng nguyên liệu có thể tái chế. D. Được đóng gói bằng nguyên liệu có thể tái chế, sản phẩm của chúng tôi rất thân thiện với môi trường. Các đáp án còn lại sai nghĩa: A. Bao bì có thể tái chế của sản phẩm chúng tôi làm chúng trông rất thân thiện với môi trường. B. Sản phẩm của chúng tôi được đóng gói bằng nguyên liệu có thể tái chế để thân thiện với môi trường. C. Đóng gói sản phầm bằng nguyên liệu có thể tái chế, chúng tôi khiến chúng trông thân thiện với môi trường.
  9. Question 51: Đáp án C Giải thích: trong câu bị động, trạng từ chỉ thời gian đứng trước, by + chủ ngữ đứng sau. Dịch nghĩa: Ông Andy đang sửa cái tủ lạnh trong phòng bếp ngay lúc này. Question 52: Đáp án C John tập thể dục rất nhiều. Anh ấy vẫn rất béo. A. Mặc dù tập thể dục nhiều, John vẫn rất béo. B. Joe tập thể dục rất nhiều, vì vậy anh ấy rất béo. C. Mặc dù John tập luyện rất nhiều nhưng anh ấy rất béo. D. John rất mập, nhưng anh ấy tập luyện rất nhiều. Question 53: Đáp án B Giải thích: Cấu trúc Adj/Adv + As/Though +S +V chỉ sự nhượng bộ, bất chấp. Câu gốc: (Dù họ có giàu, họ vẫn không có được một gia đình hạnh phúc.) Câu A sai, vì có “although” rồi thì không dùng “but” Câu C sai nghĩa: Họ giàu mặc dù họ không có một gia đình hạnh phúc Câu D. sai ngữ pháp, However + adj/adv+ S+ tobe/V: mặc dù . Question 54: Đáp án C Việc vận chuyển đã được thực hiện dễ dàng hơn nhờ vào sự phát minh ra ô tô. Mặc dù vậy, ô tô chính là yếu tố lớn nhất gây ra ô nhiễm không khí. C. Mặc dù sự phát minh ra ô tô khiến cho việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn, nhưng ô tô chính là yếu tố lớn nhất gây ra ô nhiễm không khí. Cấu trúc câu tương phản, đối lập: Although/Though + clause, clause. (Mặc dù , nhưng ). = In spite of/ Despite + N/V-ing, clause. Các đáp án còn lại sai nghĩa: A. Sự phát minh ra ô tô khiến cho việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn, nhưng ô tô chính là một trong những yếu tố lớn nhất gây ra ô nhiễm không khí. B. Mặc dù sự phát minh ra ô tô khiến cho việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn, nhưng ô tô chính là một trong những yếu tố lớn nhất gây ra ô nhiễm không khí. D. Mặc dù sự phát minh ra ô tô khiến cho việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn, nhưng mọi người sử dụng ô tô để góp phần vào việc gây ra ô nhiễm không khí. Question 55. Đáp án B
  10. A. Ngôi nhà bên hồ của ông bà của tôi được xây dựng vào năm 1953 ; tuy nhiên, hoàn toàn phá huỷ đám cháy rừng. B. Ngôi nhà bên hồ của ông bà của tôi, cái mà được xây dựng vào năm 1953, bị hư hại hoàn toàn bằng đám cháy rừng. C. Ngôi nhà bên hồ của ông bà của tôi được xây dựng vào năm 1953, vì thế nó bị hư hại hoàn toàn bởi đám cháy rừng. D. Đám cháy rừng tiêu huỷ ngôi nhà bên hồ của ông bà của tôi được xây dựng vào năm 1953. Dịch nghĩa: Ngôi nhà bên hồ của ông bà của tôi được xây dựng vào năm 1953. Nó bị hư hại hoàn toàn bởi đám cháy rừng. Question 56: Đáp án B Nếu anh ta biết nhiều hơn về internet, anh ta sẽ đầu tư vào một số công ty máy tính A. Biết về internet giúp anh ta đầu tư vào một số công ty máy tính B. Anh ấy không biết nhiều về internet và anh ấy không đầu tư vào công ty máy tính nào C. Biết về internet, anh ta sẽ đầu tư vào một số công ty máy tính D. Anh ta sẽ đầu tư vào một số công ty máy tính mà không cần hiểu biết về Internet Question 57. Đáp án D Đáp án D: Jean phủ nhận đã lấy trộm tiền. deny + V-ing/having PII: phủ nhận (đã) làm gì Đáp án A chưa sát nghĩa câu (Jean từ chối việc mình lấy trộm tiền) refuse to V: từ chối làm gì Đáp án B sai nghĩa (Jean không có ý định ăn trộm tiềm) intend to V: có ý định làm gì Đáp án C sai nghĩa (Jean thừa nhận đã lấy trộm tiền) admit + V-ing/having PII: khẳng định, thừa nhận (đã) làm gì Dịch nghĩa: “Không, điều có là không đúng. Tôi không lấy trộm tiền.” - Jean nói. Question 58: Đáp án B Julia đã tham gia một khóa đào tạo về y học cổ truyền. Cô ấy có thể giúp người đàn ông đó thoát khỏi nguy hiểm. Đáp án B. Đã được đào tạo về y học cổ truyền, Julie đã có thể giúp người đàn ông đó thoát khỏi nguy hiểm.
  11. Phân từ hoàn thành (Having PII), có chức năng trạng ngữ được rút gọn để diễn tả 1 hành động đã hoàn thành trước 1 hành động khác xảy ra trong quá khứ (Lưu ý rằng 2 hành động này phải có chung 1 chủ ngữ). A. Mặc dù Julie đã tham gia một khóa đào tạo về y học cổ truyền, cô đã có thể giúp người đàn ông đó thoát khỏi nguy hiểm. C. Nếu không có một khóa đào tạo về y học cổ truyền, Julie đã có thể giúp người đàn ông đó thoát khỏi nguy hiểm. D. Mặc dù đã được đào tạo về y học cổ truyền, Julie đã có thể giúp người đàn ông thoát khỏi nguy hiểm. Question 59: Đáp án C Dịch: Tôi đã không để ý đến thầy cô. Tôi đã không hiểu bài gì hết. (Áp dụng câu ĐK loại 3 để đưa ra giả định cho điều đã không xảy ra trong quá khứ). Question 60: Đáp án A Mặc dù anh ấy có khả năng hoàn thành công việc, anh ấy vẫn không thể có được vị trí đó A. Vị trí đó không thể đưa cho anh ấy mặc dù anh ấy có khả năng hoàn thành công việc B. Anh ấy chẳng thể có được công việc cũng như vị trí C. Bởi vì anh ấy không làm được công việc nên anh ấy không thể vào được vị trí đó D. Anh ấy có được vị trí đó mặc dù anh không thể làm được việc Question 61: Đáp án B Đáp án B: Tôi vừa vào nhà thì tôi nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo. Đáp án A sai ở chữ “then” Đáp án C sai ở chữ “than” Đáp án D sai cấu trúc. *Cấu trúc câu đảo ngữ: No sooner + QKHT + than + QKĐ: vừa mới thì = Hardly/Barely/Scarcely + QKHT + when/before + Quá khứ đơn Dịch nghĩa: Ngay khi tôi vào nhà thì tôi nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo. Question 62: Đáp án A Anh ấy đã bỏ lỡ cơ hội học tập ở nước ngoài. Anh ấy đã nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh. Đáp án A. Anh ấy đã không nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh cho tới khi lỡ mất cơ hội học tập ở nước ngoài.
  12. Các đáp án ko hợp nghĩa. B. Nếu anh ấy không bỏ lỡ cơ hội học tập ở nước ngoài, thì anh ấy đã không nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh. Sử dụng dạng đảo ngữ câu điều kiện loại 3: Had S PII, S would have PII. Nhưng không phù hợp nghĩa của câu gốc. C. Chỉ sau khi đã nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh thì anh ấy mới lỡ mất cơ hội học tập ở nước ngoài. Dùng cấu trúc: It tobe only after S V O that S V O. (Chỉ sau khi .thì mới ). Nhưng không phù hợp nghĩa của câu gốc. D. Mãi cho tới khi anh ấy nhận ra tầm quan trọng của Tiếng Anh thì anh ấy mất cơ hội học tập ở nước ngoài. Dùng câu đảo ngữ: Not until + N/clause+ aux S V (Mãi cho tới khi thì ). Nhưng không phù hợp nghĩa của câu gốc. Question 63: Đáp án A Ben đã nỗ lực hết sức để thực hiện dự án đó. Cuối cùng, anh ấy đã hoàn thành nó với kết quả đáng hài lòng A. Viết lại với cấu trúc câu điều kiện với but for: Nếu không có sự nỗ lực của anh ấy, dự án đã không thể được hoàn thành với một kết quả đáng hài lòng . B. Nếu anh ấy đã không cố gắng thực hiện dự án, nó đã không thể được hoàn thành => đúng về mặt ngữ pháp, nhưng về mặt ngữ nghĩa chưa sát vì thiếu đoạn là “hoàn thành với kết quả đáng hài lòng” C. Nỗ lực của anh ấy đã giúp dự án hoàn tất => đúng về mặt ngữ pháp nhưng chưa sát nghĩa D. Anh ấy đã không nỗ lực vì anh ấy biết rằng dự án không bao giờ có thể được hoàn tất Question 64: Đáp án A "Hoàn thành công việc của bạn. Và sau đó bạn có thể về nhà.” A. "Bạn không thể về nhà cho đến khi bạn hoàn thành công việc của mình." B. "Bạn hoàn thành công việc của bạn để về nhà càng sớm càng tốt." C. "Khi bạn về nhà, hoàn thành công việc của bạn sau đó." D. "Bởi vì bạn đã hoàn thành công việc của bạn, bạn có thể về nhà." Question 65: Đáp án A Đáp án A: Bill viết tờ giấy đó mà không cần sự giúp đỡ của bạn cùng phòng. B sai nghĩa (Bạn cùng phòng của Bill viết tờ giấy đó).
  13. C sai nghĩa (Bill và bạn cùng phòng của anh ấy đều không viết tờ giấy đó) => neither nor . D sai nghĩa (Bill viết tờ giấy đó với bạn cùng phòng của anh ấy) Dịch nghĩa: Bill, không phải bạn cùng phòng của anh ấy, viết tờ giấy đó Question 66: Đáp án C Dịch đề: Không chỉ là trình độ giáo dục của trường này là rất cao. Mà nó cũng được giữ nguyên trong nhiều năm qua. Viết lại câu dùng cấu trúc “not only but also”. Đáp án C sát nghĩa nhất: Những tiêu chuẩn giáo dục của trường này không những rất tốt, mà nó còn duy trì được những tiêu chuẩn ấy qua nhiều năm. Question 67: Đáp án A A. Smith đã biết đối tác của mình từ năm 2011. B. Smith đã không biết đối tác của mình trước đây. C. Smith đã không gặp đối tác của mình trong 6 năm. D. Smith đã gặp đối tác của mình suốt 6 năm. Dịch nghĩa: Ông Smith lần đầu tiên gặp đối tác của mình trong năm 2011. Question 68: Đáp án B Người đàn ông muốn có chút không khí trong lành vào trong phòng. Ông đã mở cửa sổ. Dịch nghĩa: Người đàn ông đã mở cửa sổ để đưa không khí trong lành vào trong phòng Question 69: Đáp án B Giải thích: đáp án B: xem TV => ko làm bài tập A. sai vì Henry không “busy fixing the television set” (bận sửa TV) C. sai nghĩa (Henry có xem TV ) D. sai nghĩa (Henry làm bài tập về nhà trong lúc đang xem TV) Dịch nghĩa: Henry đáng lẽ ra nên làm bài tập về nhà tối hôm qua, nhưng anh ấy lại xem TV. Question 70: Đáp án A Dịch câu gốc: Chúng tôi chọn một nơi cho đêm hôm đó. Chúng tôi cảm thấy thời tiết xấu không thuận tiện. Khi 2 mệnh đề có chung chủ ngữ, ta có thể rút gọn bằng V-ing hoặc PII Dịch nghĩa: Nhận thấy rằng thời tiết xấu sẽ tiếp diễn, chúng tôi quyết định kiếm nơi nào đó cho đêm hôm đó. Question 71: Đáp án D
  14. Chúng ta nên nhanh chóng tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Nếu không thì tác động của nó lên các đối tượng có liên quan sẽ tăng A. Nếu chúng ta có thể giải quyết vấn đề này sớm, chúng ta sẽ làm giảm tác động lên tất cả các mối lo ngại của chúng ta => sai nghĩa câu gốc. B. Trước lúc chúng ta giải quyết vấn đề này, ảnh hưởng của nó lên các đối tượng có liên quan sẽ được giảm xuống => sai nghĩa câu gốc. C. Nếu tất cả các đối tượng liên quan làm giảm tác động của chúng, vấn đề sẽ được giải quyết tốt hơn => sai nghĩa câu gốc. D. Chúng ta càng nhanh chóng tìm ra giải pháp cho vấn đề này, thì tác động của nó lên các đối tượng có liên quan càng giảm . Question 72: Đáp án A B. Sai vì which không thay thế từ chỉ người C. Sai vì “a waitress” đã xác định D. Sai vì whom không thay thế từ ở vị trí chủ ngữ Question 73: Đáp Án B - Đáp án B: Anh ấy không thể nói tiếng Pháp, nên anh ấy không được nhận công việc ở đó. - câu gốc là câu điều kiện loại II, diễn tả việc trái ngược, không có thật ở với hiện tại => A sai - C sai nghĩa (Anh ấy không thể nói tiếng Pháp vì aanh ấy sẽ không được nhận việc ở đó). - D sai nghĩa (Anh ấy ước anh ấy có thể nói tiếng Pháp và làm việc ở đó) và lệch thì (wishes - worked) Dịch câu: Nếu anh ấy có thể nói tiếng Pháp, anh ấy có thể nhận được công việc ở đây. Question 74: Đáp Án A Câu gốc: Cảnh sát đã đưa ra một cảnh báo trên đài phát thanh. Một người đàn ông nguy hiểm đã trốn thoát khỏi bệnh viện. Các đáp án B, C, D không đúng nghĩa. Dịch câu: Một người đàn ông nguy hiểm đã trốn thoát khỏi bệnh viện, vì vậy cảnh sát đã đưa ra một lời cảnh báo trên đài phát thanh. Question 75.Dịch câu: Chuyến bay của chúng tôi bị hoãn. Chúng tôi quyết định lượn lờ quanh mấy quầy bán hàng miễn thuế trong khi chờ bay. (As = Because: Do/Bởi vì Dựa vào nghĩa của câu gốc và 4 lựa chọn để chọn đáp án chính xác nhất) Question 76: Đáp Án A. Dịch câu: “Kỳ nghỉ mát quá đắt đỏ. Chúng ta chỉ có thể chi trả chi phí cho 5 ngày thôi.”
  15. A. Đó là một chuyến đi đắt đỏ vì thế chúng ta chỉ có thể chi trả chi phí cho 5 ngày. Các câu còn lại: B. Chuyến đi thật sự rẻ, vì thế nên chúng ta có thể chi trả nhiều hơn 5 ngày. => sai về nghĩa C. Đó quả là một chuyến đi 5 ngày đắt đỏ nên là chúng ta khó mà có thể chi trả được => sai về nghĩa D. Một chuyến đi dài 5 ngày không hề rẻ, vì thế mà chúng ta không thể nào chi trả được => sai về nghĩa Question 77. Đáp án A. Giải thích: đây là câu bị động dạng đặc biệt. “say” (hiện tại) và “was” (quá khứ) => lệch thì=> to have PII *NOTE: Công thức của câu bị động dạng đặc biệt 1. Khi V1 chia ở các thì hiện tại như hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành. S1 + V1 + that + S2 + V + * TH1: It is + V1-pII that + S2 + V + * TH2: Khi V2 chia ở thì hiện tại đơn hoặc tương lai đơn S2 + is/am/are + V1-pII + to + V2(nguyên thể) + . * TH3: Khi V2 chia ở thì quá khứ đơn hoặc hiện tại hoàn hành S2 + is/am/are + V1-pII + to have + V2-PII + 2. Khi V1 chia ở các thì quá khứ (quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành). S1 + V1 + that + S2 + V + . * TH1: It was + V1-pII + that + S2 + V + * TH2: Khi V2 chia ở thì quá khứ đơn: S2 + was/were + V1-pII + to + V2 (nguyên thể) + * TH3: Khi V2 chia ở thì quá khứ hoàn thành: S2 + was/ were + V1-pII + to + have + V2-pII + Dịch câu: Mọi người nói rằng Carter là đạo diễn xuất sắc nhất trong thời đại của ông ấy. Question 78: Đáp án B. Dịch câu gốc: Cậu học sinh bên cạnh tôi cứ nhai kẹo cao su. Điều đó đã làm phiền tôi rất nhiều. Nối 2 câu bằng mệnh đề quan hệ, ta dùng “which” để thay thế cho mệnh đề trước dấu phẩy Dịch câu: Cậu học sinh bên cạnh tôi cứ nhai kẹo cao su, mà điều đó đã làm phiền tôi rất nhiều. Question 79. A Dịch câu gốc: Điều kiện sống của cô ấy đang khó khăn. Tuy nhiên, cô ấy học rất giỏi. A. Mặc dù điều kiện sống khó khăn, cô ấy vẫn học rất giỏi. Các câu còn lại không hợp lý:
  16. B. Cô ấy học rất giỏi nhờ thực tế rằng cô ấy sống ở điều kiện khó khăn. C. Cô ấy học rất giỏi mặc dù điều kiện sống khó khăn của cô ấy. D. Mặc dù cô ấy sống ở điều kiện khó khăn, nhưng cô ấy học rất giỏi. Question 80: B Dịch câu gốc: Anh quyết định không đi học đại học và đi làm trong một nhà hàng. B. Anh ấy đã đi làm trong một nhà hàng thay vì đi học đại học. Các câu còn lại sai về nghĩa: A. Mặc dù đi học đại học, anh đã đi làm trong một nhà hàng. C. Thay vì làm việc trong một nhà hàng, anh ấy đã đi học đại học. D. Anh quyết định đi làm ở một nhà hàng vì anh thích nó Question 81B. hai vế câu cùng chủ ngữ => rút gọn về dạng chủ động/bị động tùy thuộc vào nghĩa câu gốc Trong trường hợp này, câu gốc ở dạng chủ động => dùng “knowing” Dịch nghĩa: Tôi không biết rằng bạn đã ở nhà. Tôi không ghé qua chơi. A. Tôi không biết bạn đang ở nhà mặc dù tôi không ghé qua. B. Không biết rằng bạn đang ở nhà, nên tôi đã không ghé qua chơi. C. Nếu tôi biết bạn đang ở nhà, tôi sẽ ghé qua. (Sai vì dùng câu điều kiện loại II). D. Không biết rằng bạn đang ở nhà, nhưng tôi vẫn ghé qua. Question 82D: Đề: Jack muốn có một chút không khí trong lành ở trong phòng. Ông ấy mở cửa sổ. In order to V: để làm gì (chỉ mục đích của hành động) A. Jack muốn có một ít không khí trong lành ở trong phòng bởi vì ông ấy mở cửa sổ. B. Sau khi mở cửa sổ, căn phòng có thể có một ít không khí trong lành bởi Jack. C. Jack đã có một ít không khí trong lành trong phòng, mặc dù ông ta mở cửa sổ. D. Jack đã mở cửa sổ để có được một ít không khí trong lành trong phòng. Question 83: A Dịch câu: Tôi đã không biết bạn ở nhà. Tôi đã không ghé qua A. Tôi đã không biết bạn ở nhà mặc dù tôi đã không ghé qua B. Dùng cấu trúc V_ing mang nghĩa chủ động để rút gọn chủ ngữ khi 2 mệnh đề có cùng chủ ngữ và khi 2 hành động xảy ra cùng lúc được chia ở cùng một thì, ở câu gốc là được chia ở thì quá khứ đơn. Nếu 2
  17. hành động không xảy ra cùng lúc được chia ở thì khác nhau thì dùng Having PP. Không biết rằng bạn ở nhà, tôi đã không ghé qua. C. Câu gốc chia ở thì quá khứ đơn nên nếu đổi về câu điều kiện thì phải sử dụng câu điều kiện loại 3 chứ không phải loại 2. D. Không biết rằng bạn đã ở nhà nhưng tôi vẫn ghé qua Question 84: A Dịch câu: Cô gái gói lọ hoa trong bọt polyester. Cô ấy không muốn lọ hoa bị vỡ khi gửi đi. Các câu B, C, D sai cấu trúc. Question 85: B Nghĩa câu gốc: Giáng sinh đã trở nên quá thương mại hóa. Hầu hết mọi người đều đồng ý với quan điểm đó. A. Giáng sinh đã trở nên quá thương mại hóa, vậy nên hầu hết mọi người đồng ý với nó. B. Hầu hết mọi người đồng ý với Giáng sinh, thứ mà đã trở nên quá thương mại hóa. C. Giáng sinh trở nên quá thương mại hóa, đúng lúc mọi người nghĩ vậy. D. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Giáng sinh đã trở nên quá thương mại hóa. Question 86: D Nghĩa câu gốc: Các thoả thuận đã chấm dứt cuộc đàm phán kéo dài suốt 6 tháng. Nó được ký kết ngày hôm qua. A. Các thỏa thuận mà chấm dứt cuộc đàm phán kéo dài sáu tháng đã được ký kết ngày hôm qua. (sai thì của động từ “end”) B. Các thỏa thuận được ký kết ngày hôm qua kéo dài sáu tháng. C. Cuộc đàm phán kéo dài sáu tháng đã được ký kết ngày hôm qua. D. Các thỏa thuận được ký kết ngày hôm qua đã chấm dứt cuộc đàm phán kéo dài suốt sáu tháng. Question 87: A Giải thích: A. Sophie gợi ý tôi tham gia vào tham gia vào công việc tình nguyện mùa hè. B. Sophie bắt tôi tham gia vào công việc tình nguyện mùa hè. C. Sophie hỏi tôi tại sao không tham gia vào công việc tình nguyện mùa hè. D. Sophie gợi ý tôi tham gia vào công việc tình nguyện mùa hè => Sai cấu trúc”suggest”. Dịch câu: “Tại sao bạn không tham gia vào công việc tình nguyện mùa hè nhỉ?” - Sophie nói Question 88: A
  18. Nghĩa câu gốc: Jack bị nghi là đã ăn trộm thẻ tín dụng. Cảnh sát đã điều tra anh ta nhiều ngày rồi. A. Bị nghi là đã ăn trộm thẻ tín dụng, Jack đã bị điều tra trong nhiều ngày rồi. B. (Anh ta) nghi là đã ăn trộm thẻ tín dụng ta đã bị điều tra trong nhiều ngày rồi. C. (Anh ta) đã nghi là đã ăn trộm thẻ tín dung, Jack đã bị điều tra trong nhiều ngày rồi. D. Jack đã điều tra trong nhiều ngày rồi, bị nghi là đã ăn trộm thẻ tín dụng