Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 20
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_tap_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_20.pdf
Nội dung text: Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 20
- TUẦN 20 LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ? MỞ RỘNG VỐN TỪ SỨC KHỎE. A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ II. Mở rộng vốn từ sức khỏe 1. Một số từ vựng có liên quan đến chủ đề sức khỏe - Những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, đi bộ, - Những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, nhanh nhẹn, dẻo dai, săn chắc, lực lưỡng, rắn rỏi, cường tráng, 2. Một số môn thể thao Cầu lông, bóng đá, bơi lội, đá bóng, đi bộ, đạp xe, I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm văn bản dưới đây và thực hiện theo các yêu cầu MẸ CON CÁ CHUỐI Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng, cá chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre. Trời bức bối, ngột ngạt. Lắm lúc chuối mẹ chỉ muốn lặn ngay xuống đáy ao cho mát. Nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ đoán chắc là có tổ kiến gần đó, chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hập. Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình chuối mẹ bốc ra làm cho bon kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng rủ nhau đi kiếm mồi. Kiến nối đuôi nhau, vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi cá. Đầu tiên, cá chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau rồi đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, chuối mẹ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn chuối con ùa ra lại 1
- tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn chuối con được một mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau vì bị kiến đốt. Theo Quỳnh Xuân Câu 1: Cá chuối mẹ tìm cách vào bờ, rạch lên chân khóm tre để làm gì ? a. Để tìm cách kiếm mồi cho các con ăn. b. Để tránh cái nóng ngột ngạt, bức bối. c. Để tìm chỗ mát cho các con đến nghỉ. Câu 2: Năm ở chân khóm tre, chuối mẹ đã phải chịu đựng thử thách gì lớn nhất ? a. Trời nóng hầm hập, khô khốc. b. Hơi nước, lá ải nồng nặc. c. Kiến đốt đau nhói trên da thịt. Câu 3: Chi tiết nào dưới đây tả niềm vui của chuối mẹ đối với các con ? a. Nghĩ đến đàn con đang đói, chuối mẹ cố bơi về phía gần bờ. b. Nhìn đang con đớp mồi, quên cả những chỗ đau vì bị kiến đốt. c. Đàn chuối còn ùa lại tranh nhau đớp tới tấp những con kiến lửa. Câu 4: Câu chuyện ca ngợi điều gì là chủ yếu ? a. Sự thông minh của cá chuối mẹ trong việc kiếm mồi cho các con. b. Tinh thần dũng cảm vượt qua thử thách lớn lao củ cá chuối mẹ. c. Tình cảm yêu thương sâu nặng của cá chuối mẹ đối mẹ với các con. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Dòng nào dưới đây xác định đúng kiểu câu kể của ba câu sau: (1)Lắm lúc chuối mẹ chỉ muốn lặn ngay xuống đáy ao cho mát.(2) Chuối mẹ bới sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre.(3) Đàn chuối con ùa lại tranh nhau đớp tớp tấp. a. Cả ba câu (1), (2), (3) đều là câu kể Ai làm gì? b. Câu (1) và (2) là câu kể Ai thế nào?, câu (3) là câu Ai làm gì? c. Câu (1) là câu kể Ai thế nào?, câu (2) và (3) là câu kể Ai làm gì? Câu 2: Vị ngữ của câu ‘‘Đàn chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp.’’ là gì ? a. ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. 2
- b. tranh nhau đớp tới tấp. c. đớp tới tấp. Câu 3: Chủ ngữ của câu ‘‘Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình chuối mẹ bốc ra làm cho bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng.’’ Là những từ nào ? a. Hơi nước, hơi lá ải b. Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình chuối mẹ. c. Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình chuối mẹ bốc ra. Câu 4: Nối từ với nghĩa thích hợp: Tài năng Tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp. Tài trí Tài năng và trí tuệ nói chung Tài tình Giỏi và khéo đến mức đáng khâm phục khi làm việc khó Tài ba Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và sáng tạo Tài nghệ Tài giỏi trong nhiều lĩnh vực Tài đức Tài năng và đức độ nói chung Câu 5: Nối các từ ở cột A với các từ có thể kết hợp được ở cột B để tạo thành các cụm từ hợp lí: A B như thỏ như trâu Khỏe như điện như voi như gấu như ngựa Nhanh như sóc như hổ Câu 6: Tìm trong đoạn văn sau các câu kể i làm g ác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu tìm được. Bà ngoại tôi nuôi một con mèo vàng. Nó tên là Ngố. Nó mới được một tuổi rưỡi nhưng lớn lắm. Nó ăn cơm với cá kho nhạt. Chủ nhật vừa rồi, cả nhà ăn bún chả. Không có cơm, bà cho nó cá kho với bún. Nó liếm sạch bát như lau như li. em 3
- ra nó khôn thật, ch ng ngố chút nào đâu Ngố thường chạy cuống qu t trước tôi. Nó đang tập bắt chuột nữa đấy. Câu 7: Tìm vị ngữ thích hợp với mỗi chủ ngữ ( chỉ con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa) dưới đây, rồi ghi vào chỗ trống: a) Thỏ mẹ và đàn con b) Anh chàng Trống trường tôi . c) Bất thình lình, chị Mèo mướp Câu 8: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu: a) viết thư cho bố. b) nhẹ nhàng khuyên bảo những bạn hay nói chuyện trong giờ học. c) luôn luôn giúp đỡ các bạn học yếu. d) Có hôm tôi bị ốm, phải lọ mọ ra vườn tự hái trầu rồi lại lúi húi nấu cháo đậu cho tôi ăn. Câu 9: Viết đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ) nói về giờ ra chơi của em và gạch dưới những câu có mẫu Ai làm gì? Câu 10: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: khỏe, khỏe mạnh, khỏe khoắn, vạm vỡ. a) Cảm thấy .ra sau giấc ngủ. b) Thân hình c) Ăn , ngủ ngon, làm việc d) Rèn luyện thân thể cho Câu 11: Tìm từ có tiếng “mạnh” hoặc từ có tiếng “yếu” điền vào chỗ trống cho thích hợp. a) Nếu ta đánh những kẻ thì lại có những kẻ đánh ta. b) Bạn Minh .nêu ý kiến của mình. c) Bài văn đã gây một ấn tượng .cho mọi người. 4
- d) Giọng của Hà tuy nhưng những lời bạn nói lại có thuyết phục mọi người. Câu 12: Ghi lại một câu tục ngữ đề cao giá trị của sức khỏe. Câu 13: Gạch chân dưới từ thuộc từng nhóm phù hợp: - Nhóm 1: Từ chỉ sự không khỏe mạnh: Bóng rổ, Bóng đá, Gầy gò, Bủng beo, Rắn rỏi, Săn chắc, Nhanh trí, Vạm vỡ, Hom hem, Ốm yếu - Nhóm 2: Môn thể thao: Bóng rổ , Bóng đá, Gầy gò, Bủng beo, Rắn rỏi, Săn chắc, Nhanh trí, Vạm vỡ, Ốm yếu, Nhảy xa - Nhóm 3: Vẻ ngoài của người khỏe mạnh: Bóng rổ, Bóng đá, Gầy gò, Bủng beo, Rắn rỏi, Săn chắc, Nhanh trí, Vạm vỡ, Ốm yếu, Hom hem Câu 14: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch: a) tuyên uyền c) uyên cần đ) ẩy hội b) tuổi ẻ d) ong óng e) iêng ống Câu 15: ác định chủ ngữ – vị ngữ trong các câu sau: 1) Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội. 2) Em say sưa ngắm nhìn cảnh vật ban mai. 3) Bên luống rau xanh, bà em lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. 4) Những con chim ấy đang bay về phương Nam. Câu 16: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu: a) viết thư cho bố. b) nhẹ nhàng khuyên bảo những bạn hay nói chuyện trong giờ học. c) luôn luôn giúp đỡ các bạn học yếu. d) Có hôm tôi bị ốm, phải lọ mọ ra vườn tự hái trầu rồi lại lúi húi nấu cháo đậu cho tôi ăn. Câu 17: Chép lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau, dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu. Đường lên dốc trơn và lầy (a). Người nọ đi tiếp sau người kia (b). Đoàn quân nối 5
- thành vệt dài từ thung lũng cho tới đỉnh cao như một sợi dây kéo th ng đứng (c). Họ nhích từng bước (d). Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong (đ). Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu đang cắm về phía trước (e). III. TẬP LÀM VĂN 1. Hãy tả đồ dùng học tập mà em yêu qu . 6
- 2. Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu tả một cảnh đẹp quê hương em. 7
- ĐÁP ÁN PHIẾU TIẾNG VIỆT 4 TUẦN 20 II. ĐỌC HIỂU Câu 1: Cá chuối mẹ tìm cách vào bờ, rạch lên chân khóm tre để làm gì ? a. Để tìm cách kiếm mồi cho các con ăn. Câu 2: Năm ở chân khóm tre, chuối mẹ đã phải chịu đựng thử thách gì lớn nhất ? c. Kiến đốt đau nhói trên da thịt. Câu 3: Chi tiết nào dưới đây tả niềm vui của chuối mẹ đối với các con ? b. Nhìn đang con đớp mồi, quên cả những chỗ đau vì bị kiến đốt. Câu 4: Câu chuyện ca ngợi điều gì là chủ yếu ? c. Tình cảm yêu thương sâu nặng của cá chuối mẹ đối mẹ với các con. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Dòng nào dưới đây xác định đúng kiểu câu kể của ba câu sau: (1)Lắm lúc chuối mẹ chỉ muốn lặn ngay xuống đáy ao cho mát.(2) Chuối mẹ bới sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre.(3) Đàn chuối con ùa lại tranh nhau đớp tớp tấp. c. Câu (1) là câu kể Ai thế nào?, câu (2) và (3) là câu kể Ai làm gì? Câu 2: Vị ngữ của câu ‘‘Đàn chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp.’’ là gì ? a. ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Câu 3: Chủ ngữ của câu ‘‘Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình chuối mẹ bốc ra làm cho bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng.’’ Là những từ nào ? c. Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình chuối mẹ bốc ra. Câu 4: Nối từ với nghĩa thích hợp: Tài năng Tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp. Tài trí Tài năng và trí tuệ nói chung Tài tình Giỏi và khéo đến mức đáng khâm phục khi làm việc khó Tài ba Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và sáng tạo Tài nghệ Tài giỏi trong nhiều lĩnh vực Tài đức Tài năng và đức độ nói chung 9
- Câu 5: Tìm trong đoạn văn sau các câu kể i làm g ác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu tìm được. Bà ngoại tôi/ nuôi một con mèo vàng. Nó tên là Ngố. Nó mới được một tuổi rưỡi nhưng lớn lắm. Nó/ ăn cơm với cá kho nhạt.Chủ nhật vừa rồi, cả nhà/ ăn bún chả. Không có cơm, bà/ cho nó cá kho với bún. Nó/liếm sạch bát như lau như li. em ra nó khôn thật, ch ng ngố chút nào đâu Ngố/thường chạy cuống qu t trước tôi. Nó/ đang tập bắt chuột nữa đấy. Câu 6: Nối các từ ở cột A với các từ có thể kết hợp được ở cột B để tạo thành các cụm từ hợp lí: A B như thỏ như trâu Khỏe như điện như voi như gấu như ngựa Nhanh như sóc như hổ Câu 10: a) khỏe khoắn b) vạm vỡ c) khỏe, khỏe d) khỏe mạnh Câu 11: a) yếu đuối , mạnh b) mạnh dạn c) mạnh mẽ d) yếu ớt, sức mạnh Câu 12: Ghi lại một câu tục ngữ đề cao giá trị của sức khỏe. Ăn được ngủ được là tiên Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo III. TẬP LÀM VĂN 1. Hãy tả đồ dùng học tập mà em yêu quý. 10
- Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng. Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn. Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới. Em yêu qu cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé ". 2. Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu tả m t cảnh đẹp quê hương em. Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. a xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa 11
- mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu. 12