Bài kiểm tra giữa kì I môn Hóa 10 - Năm học 2021-2022

doc 2 trang minhtam 9520
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa kì I môn Hóa 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_ki_i_mon_hoa_10_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa kì I môn Hóa 10 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THPT BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I Điểm Họ và tên: MÔN HÓA 10 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Lớp:10. Thời gian làm bài: 45 phút. 01 04 07 10 02 05 08 11 03 06 09 12 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3đ) Tô bằng bút chì vào đáp án đúng nhất .Câu 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào một hàng. C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột D. Cả A, B, C Câu 2: Các nguyên tố ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 3: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là A. 18 và 18. B. 18 và 8. C. 8 và 18. D. 8 và 8. Câu 4: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có A. Cùng số electron lớp ngoài cùng B. Số lớp electron như nhau. C. Cùng số electron s hay p. D. Số electron như nhau. Câu 5: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron trong nguyên tử X là A. 1s22s22p63s23p4. B. 1s22s22p63s23p3. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p2 Câu 6: Dãy các nguyên tố nhóm IIA gồm: Mg (Z=12), Ca (Z=20), Sr (Z=38), Ba (Z=56). Từ Mg đến Ba, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại thay đổi theo chiều A. giảm dần. B. giảm rồi tăng. C. tăng rồi giảm. D. tăng dần Câu 7: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là A. Na. B. Cl. C. F. D. Cs. Câu 8: Trong cùng một chu kỳ, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì A. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng. B. Tính kim loại tăng, tính phi kim tăng. C. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm. D. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm. Câu 9: Đại lượng không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử là A. Bán kính nguyên tử. B. Nguyên tử khối C. Tính kim loại, tính phi kim.D. Hóa trị cao nhất với oxi. Câu 10: Nguyên tố R có công thức cao nhất trong hợp chất với oxi là R2O7. Công thức hợp chất khí với hiđro là A. HR. B. RH4. C. H2R. D. RH3. Câu 11: Theo định luật tuần hoàn, tính chất hóa học của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của A. nguyên tử khối. B. điện tích ion. C. số oxi hóa. D. điện tích hạt nhân nguyên tử. Câu 12: Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 11. X thuộc A. chu kì 3, nhóm IIA. B. chu kì 2, nhóm IVA. C. chu kì 2, nhóm IIIA. D. chu kì 3, nhóm IA.
  2. PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1( 1điểm) Nêu quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì và trong nhóm? Câu 2(2đ): Cho Si( Z=14) a) Cho biết vị trí và cấu tạo của Si b) Nêu tính chất cơ bản của Si ( kim loại, phi kim, oxit cao nhất, hợp chất khí với Hidro, hidroxit) Câu 3(2đ) Cho P(Z=15), Cl(Z=17) a) Hãy viết Che của 2 nguyên tố trên b) So sánh tính phi kim của 2 nguyên tố đó Câu 4(1đ) Hợp chất khí với hidro của một ng tố ứng với công thức RH 4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi. Tìm tên nguyên tố đó ( Cho C=12, N=14, Si=28, P=31, S=32, Cl=35,5) Câu 5(1đ) Cho 7,2 gam một kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 6,72 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn).Xác định tên kim loại X.( Cho Mg=24, Ca=40, Ba=137) ( HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN)