Tổng hợp kiến thức Tiếng Việt Lớp 4

doc 20 trang minhtam 27/10/2022 10701
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp kiến thức Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctong_hop_kien_thuc_tieng_viet_lop_4.doc

Nội dung text: Tổng hợp kiến thức Tiếng Việt Lớp 4

  1. A.TỔNG HỢP KIẾN THỨC I. TIẾNG VÀ TỪ 1. Tiếng: Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. - Tiếng gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần và thanh. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu. VD: Tiếng Âm đầu Vần Thanh người ng ươi huyền ao ao ngang - Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng. VD: Đất đai ( Tiếng đai đã mờ nghĩa ) Sạch sành sanh ( Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa ) - Trong Tiếng Việt có 6 thanh để ghi các tiếng là: thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng. - Dấu thanh đánh trên đầu âm chính. 2. Từ: là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Trong đó “từ” bao gồm từ đơn và từ phức. Mỗi từ mang đầy đủ một nghĩa nhất định. Từ có 2 loại : - Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn. - Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng. Từ Từ đơn Từ phức Từ láy Từ ghép Láy âm Láy vần Láy âm và Từ ghép Từ ghép vần tổng hợp phân loại 3
  2. 3. Cách phân định ranh giới từ: - Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất ( chia cho đến phần nhỏ nhất ).Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ. - Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ ( từ phức) hay nhiều từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt : kết cấu và nghĩa Cách 1. Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn. VD: tung cánh Tung đôi cánh lướt nhanh Lướt rất nhanh (Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi , rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn) Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định ( không thể chêm , xen ) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức. VD: chuồn chuồn nước chuồn chuồn sống ở nước mặt hồ mặt của hồ (Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ ,do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức) Cách 2. Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không. VD : bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài ( tên 1 loại áo ) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ Cách 3. Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết hợp của 2 từ đơn. VD : có xoè ra chứ không có xoè vào xoè ra, rủ xuống là 1 từ có rủ xuống chứ không có rủ lên phức ngược với chạy đi là chạy lại chạy đi, bò ra là những kết hợp ngược với bò vào là bò ra của 2 từ đơn 4
  3. CHÚ Ý: + Khả năng dùng một yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định ranh giới từ. VD: cánh én (chỉ con chim én), tay người (chỉ con người) + Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại (từ phức và 2 từ đơn). Trong trường hợp này ,tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó thuộc loại nào. VD: hoa hồng (tên một loài hoa), hoa hồng (bông hoa màu hồng) II. TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY 1.Từ phức: Có 2 cách chính để tạo từ phức: - Cách 1: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. - Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy. 1.1. Từ ghép : Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung. VD : tưởng nhớ, ghi nhớ, mùa xuân, vững chắc, dẻo dai, giản dị. Từ ghép được chia thành 2 kiểu: - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau về nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, sách vở ( sách ghép với vở tạo ra ý nghĩa tổng hợp chỉ sách và vở nói chung) ăn uống (ăn ghép với uống không mang ý nghĩa riêng của từ ăn hoặc uống mà mang ý - Từ ghép có nghĩa phân loại: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó. Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, 1.2. Từ láy: Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có một phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại. - Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 3 kiểu: + Từ láy âm đầu : VD. lấp lánh, long lanh, lung linh, xôn xao, lắc lư, khúc khích 5
  4. + Từ láy vần : VD. lao xao, bồn chồn, lả tả, loáng thoáng, lộp độp, lác đác + Từ láy cả âm đầu và vần : VD. thoang thoảng, ngoan ngoãn, đo đỏ, xa xa, ba ba, su su - Dựa vào ý nghĩa gợi tả, còn có các loại từ láy sau: + Từ tượng thanh: Là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế: Mô phỏng tiếng người, tiếng của loài vật, tiếng động, VD : rì rào, thì thầm, ào ào, + Từ tượng hình : Là từ láy gợi tả hình ảnh, hình dáng của người, vật ; gợi tả màu sắc, mùi vị. VD: Gợi dáng dấp: lênh khênh, lè tè, tập tễnh, Gợi tả màu sắc: chon chót, sặc sỡ, lấp lánh, Gợi tả mùi vị: thoang thoảng, nồng nàn ,ngào ngạt, Lưu ý : - Một số từ vừa có nghĩa tượng hình, vừa có nghĩa tượng thanh, tuỳ vào văn cảnh mà ta xếp chúng vào nhóm nào. - Từ láy thường diễn tả một số ý nghĩa sau: + Nghĩa tổng hợp khái quát : máy móc, mùa màng, da dẻ (giống nghĩa các từ ghép tổng hợp) - Nghĩa cụ thể : co ro, lò dò, khúm lúm, tập tễnh, lấp ló + Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất (so với nghĩa của từ hay tiếng gốc). VD: Đo đỏ con sạch sành sanh > sạch + Diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể VD: gật gật , rung rung, cười cười nói nói, + Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn. VD : lấp ló, lập loè, bập bùng, nhấp nhô, phập phồng, + diễn tả tính chất đạt đến mức độ chuẩn mực, không chê được. VD : nhỏ nhắn, xinh xắn, tươi tắn, ngay ngắn, vuông vắn, tròn trặn, 2. Cách phân biệt các từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn: - Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép. VD : thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng, - Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép. VD : Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa, 6
  5. - Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy. VD : chim chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, cây cối ,máy móc, - Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc ) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy. VD: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè, - Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu). VD : ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước, yếu ớt, - Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q ; ng/ngh ;g/gh) cũng được xếp vào nhóm từ láy. VD : cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề, Lưu ý : trong thực tế , có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa (VD : bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chhân chính, hảo hạng,khắc khổ, thành thực, .) III. TỪ LOẠI 1. DANH TỪ ❖ Khái niệm: Danh từ (DT) là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị) VD : - Danh từ chỉ người : học sinh, công nhân, bác sĩ, bộ đội - Danh từ chỉ vật : bàn, ghế, bảng, gà, mèo, xoài, nhãn, bưởi, sông, núi, - Danh từ chỉ hiện tượng : sóng thần, mưa phùn, bão lụt, gió mùa, - Danh từ chỉ khái niệm : đường lối, quan điểm, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tình yêu, lí thuyết, chính trị, truyền thống, hoà bình, niềm vui, nồi buồn, nỗi nhớ, sự sống, cuộc đấu tranh, cuộc liên hoan, cái đẹp, cái xấu, niềm hi vọng, niềm tự hào, 7
  6. nỗi khổ, nỗi đau, cái xấu, cái tốt, sự nghi ngờ, sự hi sinh, cuộc chiến đấu, cuộc vui, cơn thịnh nộ, cơn giận dữ, tiếng, xưa, lí thuyết, buổi, thuở, hồi, dạo, khi, (bên) phải, trái, ban, lúc, - Danh từ chỉ đơn vị: cái, con, tấm, bức, bụi, khóm, chùm, bông, ngọn, giờ, phút, mẩu, miếng, mảnh, bó, xã, huyện ❖ Lưu ý: ✓ Danh từ chỉ khái niệm : - Những từ chỉ hoạt động, tính chất khi kết hợp được với : nỗi, niềm, sự, cuộc, v.v sẽ tạo ra một danh từ chỉ khái niệm, ví dụ : niềm vui, nồi buồn, nỗi khổ, sự sống, cuộc đấu tranh, v.v - Phân biệt danh từ chỉ khái niệm và danh từ cụ thể (chỉ vật) : Ví dụ: lòng thuyền (trường hợp này lòng là danh từ cụ thể) lòng mẹ thương con (trong trường hợp này lòng là danh từ chỉ khái niệm ) - Danh từ chỉ khái niệm biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn, được. ✓ Danh từ chỉ đơn vị : - Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ đơn vị thường đứng trước các danh từ chỉ vật. VD : tấm ảnh, bức tranh, con đường, quyển vở - Phân loại danh từ chỉ đơn vị : + Đơn vị đo lường : cân, mét, lít, tạ, tấn, ki-lô-mét, thúng, mủng, + Đơn vị tập thể : tụi, bọn, cặp, + Đơn vị thời gian : giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm, thế kỉ, + Đơn vị hành chính, nghề nghiệp : xã, xóm, huyện, tổ, lớp + Đơn vị sự việc : cái, con, cơn, dòng, cây, người, tấm, bức, tờ, sợi, hạt, giọt, bụi, khóm, chùm, bông, ngọn, rặng, ngôi, lần lượt, phen, cú, cuộc, nắm, túm, vốc, , mẩu miếng, mảnh, đàn, bó, mớ, ✓ Khả năng kết hợp của danh từ : VD : + những công nhân ấy + mấy quyển sách này + một làng nọ + ba cây phượng kia Danh từ thường kết hợp được với các từ chỉ số lượng ở đằng trước nó như : một, những, mấy, các, v.v và kết hợp với những từ : ấy, kia, đó, nọ, này v.v ( từ chỉ trỏ ) ở đằng sau. 8
  7. Muốn biết một từ có phải là danh từ hay không bằng cách thử khả năng kết hợp của nó với các từ chỉ số lượng ( những, một, các, v.v ) và những từ chỉ trỏ (ấy, kia, đó, nọ, v.v ) ❖ Danh từ chung và danh từ riêng - Danh từ chung là tên của một loại sự vật. VD : kĩ sư, bác sĩ, cây bút - Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. VD : Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, Hà Nội Chức năng: - Danh từ thường là chủ ngữ trong câu, nếu danh từ là vị ngữ thì trước nó thường là từ “là” 2. ĐỘNG TỪ ❖ Khái niệm động từ: Động từ (ĐT) là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. VD: + Động từ chỉ hoạt động : đi , nói, học, lao động, suy nghĩ, + Động từ chỉ trạng thái : buồn, vui, nhớ , quên , yêu , ghét , lo lắng, hồi hộp, xốn xang, bồi hồi, xao xuyến, kính trọng , vỡ, gãy , tan, sống , chết, mọc, lặn, nổi, tàn, tắt, trở thành, trở nên, hoá ra, biến đổi, ❖ Một số lưu ý về ĐT chỉ trạng thái: - Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là : nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong , ) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, ). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau : + ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có, + ĐT chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá, + ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu, + ĐT chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là, - Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng, Các từ này có một số đặc điểm sau : + Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái. + Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ). VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu ) Anh ấy đứng tuổi rồi . 9
  8. + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ (kết hợp được với các từ chỉ mức độ) - Các ‘ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tâm lí) : yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm,, hiểu, Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ (TT), có tính chất trung gian giữa ĐT và TT. - Có một số ĐT chỉ hành động được sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái. VD: Trên tường treo một bức tranh. Dưới gốc cây có buộc một con ngựa . - ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào ? ❖ Khả năng kết hợp của động từ : Ví dụ : - Tết sắp đến.( Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần.) - Rặng đào đã trút hết lá.( Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút . Nó cho biết sự việc đã được hoàn thành rồi) - Một nhà bác học đang làm việc trong phòng. ( Từ đang bổ sung ý nghĩa cho động từ làm. Nó cho biết sự việc đang diễn ra.) Đọc một số cụm động từ sau : - hãy học đi - đừng đi nữa - đang làm bài - đã học xong - sắp vào lớp -> Động từ thường kết hợp với những từ : hãy, đừng, chớ, đã, đang, sắp ở đằng trước nó và kết hợp với những từ : đi, xong, rồi đứng đằng sau nó. 3. TÍNH TỪ ❖ Khái niệm: Là những từ ngữ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của hoạt động, trạng thái. VD : + Chỉ hình dáng, kích thước : gầy, béo, tròn, vuông, núc níc, khẳng khiu, cong queo, dài, ngắn, cao, thấp, to, nhỏ, + Chỉ màu sắc :xanh, đỏ, xanh lè, xanh biếc, đỏ chói, đỏ rực, đen kịt, + Chỉ phẩm chất : tốt, xấu, cao thượng, hèn nhát, tầm thường, dũng cảm, cần cù, chịu khó, gan dạ, trung thực, hiền, dữ, ngoan, chăm chỉ, siêng năng, + Chỉ các đặc điểm khác của sự vật : . Chỉ lượng : nặng, nhẹ, nhiều, ít, vơi, đầy, đông, thưa, . Chỉ âm thanh : ồn, im, ồn ào, tĩnh mịch, 10
  9. . Chỉ cường độ, nhiệt độ, ánh sáng : mạnh, yếu, sáng, tối, lạnh, mát mẻ, nồng nực, ấm áp, tối tăm . Chỉ mùi vị : thơm, thơm ngát, thơm tho, ngào ngạt, thơm phức, béo ngậy, nhạt nhẽo, ❖ Có 2 loại TT cơ bản là : - TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng, ) - TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh, ) Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau : ✓ Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho . Ví dụ : trắng tinh, trăng trắng ✓ Thêm từ rất, quá, lắm, vào trước hoặc sau tính từ . Ví dụ : rất trắng ✓ Tạo ra phép so sánh . Ví dụ : trắng như bông ❖ Phân biệt Tính từ đặc điểm, tính chất và động từ trạng thái : - Tính từ chỉ đặc điểm : Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối, ). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi, Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh, của sự vật . Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát, ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên. VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ, + Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ, - Tính từ chỉ tính chất : Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống, ), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích , tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó , từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. VD : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực, 11
  10. Như vậy, khi phân biệt ( một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, ta có thể tạm thời cho rằng : Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài , còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. - Động từ chỉ trạng thái : Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. VD : Trời đang đứng gió . Người bệnh đang hôn mê. Cảnh vật yên tĩnh quá. Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ. ❖ Khả năng kết hợp của tính từ : Tính từ thường kết hợp với những từ chỉ mức độ như: rất, hơi, quá, lắm, tuyệt Lưu ý các trường hợp : - Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với từ chỉ đặc điểm, tính chất. Ví dụ : Từ các đặc điểm trắng, đỏ, vàng, xanh tạo ra các từ ghép hoặc từ láy: trắng tinh, trăng trắng, đỏ au, vàng xuộm, xanh lè - Tạo ra phép so sánh. Ví dụ: trắng nhất, trắng như bông, đỏ như son Các tính từ trong những trường hợp này (trắng tinh, trăng trắng, đỏ au, vàng xuộm, xanh lè ) không thể kết hợp được với những từ chỉ mức độ rất, hơi, quá, lắm vì các tính từ đó đã thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất rồi. - Một số động từ chỉ trạng thái như : yêu, ghét, xúc động cũng kết hợp được với các từ : rất, hơi, lắm. Vì vậy, khi còn băn khoăn một từ nào đó là động từ hay tính từ thì em nên cho thử kết hợp với : hãy, đừng, chớ. 4. PHÂN BIỆT DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ Để biếtDỄ một LẪN từ là DT, ĐT,TT ta thường thử cho từ đó kết hợp với một số từ khác ❖ Danh từ : - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các, ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau, ) - DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó, ở phía sau ( hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó, ) 12
  11. - DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào? ) - Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái, ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui, ) - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: VD: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT ) ❖ Động từ : - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ, ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp, ) - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu? ) ❖ Tính từ : - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng, (rất tốt, đẹp lắm, ) Lưu ý: Các ĐT chỉ trạng thái cảm xúc như : yêu, ghét, xúc động, cũng kết hợp được với các từ: rất, hơi, lắm, Vì vậy, khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ, Nếu kết hợp được thì đó là ĐT. IV. CÂU 1. Khái niệm: Câu do từ tạo thành và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Nói và viết phải thành câu thì người khác mới hiểu được . 2. Nếu phân loại theo mục đích nói câu gồm có : - Câu kể. - Câu hỏi. - Câu cảm. - Câu khiến a) Câu kể ( câu trần thuật) là những câu dùng để : - Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. - Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. - Cuối mỗi câu kể thường có dấu chấm. * Các mẫu câu kể : Câu kể có các cấu trúc: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? - Câu kể : Ai làm gì ? + Gồm 2 bộ phận : Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ (CN), trả lời cho câu hỏi: Ai (Con gì; Cái gì) ? Bộ phận thứ 2 là vị ngữ (VN),trả lời cho câu hỏi: Làm gì ? 13
  12. + VN trong câu kể Ai làm gì ? nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hoá. VN có thể là : Động từ hoặc cụm ĐT. - Câu kể Ai là gì? + CN trong câu kể Ai là gì ? chỉ sự vật ( người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở VN. CN thường do danh từ hoặc cụm DT tạo thành. + Câu kể Ai là gì? gồm 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất là CN, trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ? Bộ phận thứ 2 trả lời cho câu hỏi : là gì (là ai, là con gì)? + Câu kể Ai là gì ? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó. + Trong câu kể Ai là gì? VN được nối với CN bằng từ là VN thường do DT (hoặc cụm DT) tạo thành. + CN trong câu kể Ai là gì? chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở VN. CN trả lời cho câu hỏi : Ai ( con gì, cái gì ) ? CN thường do DT (hoặc cụm DT) tạo thành. - Câu kể Ai thế nào? + Câu kể Ai thế nào ? gồm 2 bộ phận chính : CN trả lời cho câu hỏi : Ai (cái gì , con gì)? VN trả lời cho câu hỏi : thế nào ? + VN trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở CN. VN thường do tính từ , động từ (hoặc cụm TT, cụm ĐT) tạo thành. + CN trong câu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở VN. CN thường do DT ( hoặc cụm DT) tạo thành. b) Câu hỏi: - Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết. - Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có câu hỏi dùng để tự hỏi mình. - Câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào,sao, không, Khi viết, cuối câu hỏi phải có dấu chấm hỏi. c) Câu khiến: - Câu khiến ( câu cầu khiến, câu mệnh lệnh) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn , của người nói, người viết với người khác. - Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm. - Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau : + Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải, vào trước ĐT. + Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào, vào cuối câu. 14
  13. + Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong, vào đầu câu. - Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến. *Lưu ý : Khi nêu yêu cầu, đề nghị, phải giữ phép lịch sự. Muốn vậy, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau ĐT các từ Làm ơn, giùm, giúp, - Ta cũng có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị. V. TRẠNG NGỮ TRONG CÂU 1. Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Để chỉ nơi diễn ra sự việc nêu trong câu. Trả lời cho câu hỏi Ở đâu? VD: Trước nhà, bố em đang chăm sóc cây. TN – NC 2. Trạng ngữ chỉ thời gian: xác định thời gian diễn ra sự việc. Trả lời cho câu hỏi Bao giờ ?, Khi nào?, Mấy giờ?, VD: Sáng nay, Mai đi học. TN - TG 3. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu. Trả lời cho câu hỏi Vì sao?, Nhờ đâu?, Tại sao?, VD: Nhờ chăm chỉ luyện tập, Hải đã trở thành cây vợt cừ khôi. TN - NN 4. Trạng ngữ chỉ mục đích: nêu lên mục đích tiến hành sự việc. Trả lời cho câu hỏi Để làm gì?, Nhằm mục đích gì?, Vì cái gì?, VD: Để có cơ thể khỏe mạnh, em chăm chỉ tập thể thao. TN- MĐ 5. Trạng ngữ chỉ phương tiện: thường mở đầu bằng các từ bằng, với. Trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì?, Với cái gì?, VD: Bằng sự nỗ lực của bản thân, Mai đã đạt chức quán quân TN- PT 15
  14. VI. DẤU CÂU 1. Dấu chấm(.) : Đặt cuối câu kể. VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu. 2. Dấu chấm hỏi (?): Đặt cuối câu hỏi. VD: Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát như thế nào? 3. Dấu cảm (!): Đặt cuối câu cảm, câu khiến. VD: Bạn Giang học giỏi thật! Nhà vua hãy hoàn lại gươm cho Long Vương! 4. Dấu phẩy ( , ): a) Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ VD: Sáng nay, gió lạnh đã tràn về. b) Ngăn cách giữa các vế trong câu ghép. VD: Lan học Toán, Nam học văn. c) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. VD: Hoa, Lan, Minh là những học sinh giỏi. 5. Dấu hai chấm ( : ): - Báo hiệu cho bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật VD: Mẹ hỏi: - Hôm nay con được mấy điểm? - Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. VD: Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. 16
  15. 6. Dấu ngoặc đơn ( ): Tách phần chú thích với các bộ phận khác của câu. VD: - Lá lành đùm lá rách. ( Tục ngữ) - Chuyến tàu Thống Nhất ( Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh) khởi hành lúc 21 giờ hằng ngày. 7. Dấu ngoặc kép “ ”:- Thường dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. VD: Mẹ hỏi: “ Hôm nay con được mấy điểm?” - Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. VD: Cả bầy ong cùng xây tổ Con nào cũng hết sức tiết kiệm “ vôi vữa” 8. Dấu gạch ngang ( - ): Dùng để đánh dấu: a) Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. VD: Ông hỏi tôi: “ Cháu học thế nào?” b) Phần chú thích trong câu: VD: Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu – Pa - xcan nói. c, Các ý trong một đoạn liệt kê. VD: Phân công một số em trong lớp chữa bài : - Lan chữa Toán. - Nam chữa Tiếng Việt. - Hà chữa Tiếng Anh. VII. GIẢI NGHĨA THÀNH NGỮ TỤC NGỮ 1. Nhân hậu Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tình nghĩa với người cũ. Hiền như Bụt: Khen người nào rất hiền lành. Lá lành đùm lá rách: Người có nhiều giúp người nghèo túng với tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Lành như đất: Khen người nào rất hiền lành. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ: Một người trong cộng đồng bị tai họa, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót. Ở hiền gặp lành: Ăn ở tốt với người khác thì lại có người đối xử tốt với mình. Khuyên sống hiền lành, nhân hậu thì sẽ gặp điều tốt đẹp may mắn. Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả trong truyền thống của dân tộc ta. Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình, sống có nghĩa có tình, thủy chung. 2. Đoàn kết 17
  16. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Khuyên các dân tộc trong một đất nước phải biết đoàn kết. Chết cả đống hơn sống một mình: Tinh thần đoàn kết, sống chết có nhau. Dữ như cọp: Chê trách kẻ ác nghiệt với người dưới mình hoặc bị sa vào tay mình. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết: Đề cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể. Đồng tâm hiệp lực (Đồng sức đồng lòng): Cùng một lòng, cùng hợp sức để đạt mục đích chung. Gan vàng dạ sắt: Khen người chung thủy, không thay lòng đổi dạ. Kề vai sát cánh: Luôn ở gần nhau và thân thiết với nhau. Lá lành đùm lá rách: Người có nhiều giúp người nghèo túng với tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: Tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ với nhau trong một tập thể. Một con sâu bỏ rầu nồi canh: Một người làm bậy ảnh hưởng xấu đến cả tập thể. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đề cao sức mạnh tập thể. Khuyên đoàn kết để tạo nên sức mạnh. Một miếng khi đói bằng một gói khi no: Khi người ta cần mà mình giúp thì việc ấy có giá trị hơn rất nhiều những gì khi mình cho mà mình cho người ta không cần. Muôn người như một: Mọi người đều đồng ý như nhau, đoàn kết một lòng. Nhường cơm sẻ áo: Nói lên tình cảm thân thiết giữa con người với nhau. Gúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Các dân tộc trong một đất nước phải biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Trâu buộc ghét trâu ăn: Nói những kẻ ghen ghét gièm pha người có quyền lợi hơn mình. 3. Trung thực - Tự trọng Cây ngay không sợ chết đứng: Người ngay thẳng chẳng sợ sự gièm pha, bày đặt để nói xấu hay chèn ép của kẻ ghen ghét. Chết vinh còn hơn sống nhục: Chết đứng còn hơn sống quỳ: Chết trong còn hơn sống đục: phương châm cao thượng của người biết tự trọng. Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện. 18
  17. Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nền nếp. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng: Chê người vì một mối lợi nhỏ mà phẩm chất sa sút. Thẳng như ruột ngựa: Có lòng dạ ngay thẳng. Tốt danh hơn lành áo: Danh dự thanh danh còn hơn cái vỏ bề ngoài. Thuốc đắng dã tật: Thuốc đắng mới chữa khỏi bệnh cho người. Lời góp ý khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa khuyết điểm. 4. Ý chí – Nghị lực Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. Khuyên ta đã định làm gì thì làm ngay và làm đến nơi đến chốn. Ba chìm bảy nổi: Cuộc đời vất vả. Sống phiêu bạt, long đong, chịu nhiều vất vả, khổ sở. Có chí thì nên Nhà có nền thì vững: Có cứng mới đứng đầu gió: Phải có dũng khí mới đương đầu được với mọi khó khăn trắc trở. Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. Phải vất vả lao động mới gặt hái được thành công. Không thể tự dưng thành đạt mà được kính trọng, có người hầu hạ, cầm tàn lọng che cho.- Phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt. Chân cứng đá mềm: ý nói sức lao động của con người chiến thắng mọi khó khăn Có công mài sắt, có ngày nên kim: Khuyên nên kiên trì, nhẫn nại làm việc, nhất định sẽ có kết quả tốt đẹp Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. Khuyên phải cố gắng vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Chuột gặm chân mèo: Táo bạo làm một việc nguy hiểm. Gan như cóc tía: Khen người dũng cảm không sợ nguy hiểm. Gan lì tướng quân: Khen người gan dạ không sợ nguy hiểm. Gan vàng dạ sắt: Dũng cảm, gan dạ, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm. Hãy lo bền chí câu cua Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai! Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện mới biết con người có nghị lực, tài năng. Một lần ngã, một lần khôn: Nước chảy đá mòn: Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công. 19
  18. Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Từ nước lã mà làm thành hồ ( bột loãng hoặc vữa xây nhà), từ tay không mà dựng nổi cơ đồ mới thật là tài giỏi, ngoan cường.- Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Từ bàn tay trắng làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục. Năm nắng mười mưa: Trải qua nhiều vất vả, khó khăn. Thua keo này, bày keo khác: Không được việc này, xoay sang việc khác. Thắng không kiêu, bại không nản: Thất bại là mẹ thành công. Vào sinh ra tử: Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, gần kề cái chết. 4. Cái đẹp Cái nết đánh chết cái đẹp: Người nết na hơn người có nhan sắc. Chữ như gà bới: ( Chữ như cua bò sàng): Chữ viết quá xấu, không thành chữ. Đẹp người đẹp nết: Người bề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt. Mặt hoa da phấn: người phụ nữ đẹp như hoa và trắng trẻo như thoa phấn. Mặt ngọc da ngà: người phụ nữ đẹp và trắng trẻo. Mặt tươi như hoa: Khen người luôn tươi tỉnh và đẹp. Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Ca tụng những người ăn nói thanh nhã, lịch sự. Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon. Nhìn bề ngoài cũng biết được tính nết như thế nào. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Sơn là vẻ bề ngoài. Nước sơn tốt mà gỗ xấu thì đồ vật cũng chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã bề ngoài. Xấu người đẹp nết: Người bề ngoài xấu nhưng tâm tính tốt. 20