Tổng hợp đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4

docx 33 trang minhtam 13400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtong_hop_de_thi_giua_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4.docx

Nội dung text: Tổng hợp đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4

  1. uyền . ong vòm lá im có gì vui Nghe mà ríu rít Như . ẻ reo cười. Câu 5. (2đ) Tìm và gạch chân dưới chủ ngữ (gạch một gạch), vị ngữ (gạch hai gạch) những câu sau.: (Mức độ 3) Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Các cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. Câu 6. (0,5đ). Hãy dùng câu kể Ai là gì? để giới thiệu về một bạn trong lớp em: (Mức độ 4) B. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10đ) 1. Chính tả (3đ) : Nghe-viết bài Bãi ngô (tập 2, trang 30) Mức 2 (20’) 2. Tập làm văn( 7đ): Mức 3 (35’) Hãy tả chiếc cặp sách của em.
  2. Hướng dẫn chấm A. BÀI ĐỌC HIỂU & KTTV (7 điểm). Câu 1. (1): D Câu 2. (1đ): C Câu 3. (1,5đ): Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Câu 4. (1đ): Chuyền trong vòm lá Chim có gì vui Nghe mà ríu rít Như trẻ reo cười. Câu 5. (2đ): Tìm và gạch chân đúng chủ ngữ, vị ngữ cho 2điểm Câu 6. (0,5đ): Dùng từ ngữ để đặt câu kể Ai là gì ? cho 0,5 điểm. B. BÀI KT VIẾT (10 điểm). 1. Chính tả - Nghe viết đoạn văn: 3 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đều, đẹp, đúng mẫu chữ quy định, trình bày đúng đoạn văn: 3 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm. Nếu lỗi chính tả lặp lại nhiều lần trong bài viết, chỉ tính một lỗi; Thiếu, thừa chữ: (3 chữ trừ 0,25 điểm). - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, mẫu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 0,25 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: 7 điểm HS viết được bài văn tả cây cối, bài viết đủ 3 các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu của thể loại văn tả cây cối đã học.
  3. Dùng từ và viết câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ, Bài viết có sử dụng biện pháp nghệ thuật(so sánh, nhân hóa ) (2đ) (Tuỳ theo mức độ sai sót về nội dung, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho mức điểm lẻ đến 0,5 điểm.) * Bài viết bị trừ điểm hình thức nếu mắc lỗi như sau: - Mắc từ 3 - 5 lỗi (chính tả, dùng từ, viết câu ) trừ 0,5 điểm. - Mắc từ 5 lỗi trở lên (chính tả, dùng từ, viết câu ) trừ 1 điểm. - Chữ xấu, khó đọc, trình bày bẩn cẩu thả trừ 0,5 điểm.
  4. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TV LỚP 4 Mức 1 Mạch kiến thức, Số Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng câu kĩ năng và số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Đọc hiểu Số 2 1 2 1 câu - Xác định được hình ảnh chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. Số 2,0 1,5 2 1,5 điểm - Hiểu ND, ý nghĩa của đoạn. - Giải thích được chi tiết trong Câu 1,2 3 1,2 3 bài rút ra thông tin từ bài đọc. số 2. Kiến thức tiếng Việt, văn học (Bài tập chính tả, luyện từ và Số 1 1 1 2 1 câu) câu - Nắm được một số từ ngữ (thành ngữ, tục ngữ ) thuộc chủ Số 1,0 2,0 0,5 3,0 0,5 điểm đã học. điểm - Nhận biết, tìm được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong 3 kiểu câu (Ai làm gì ? Ai thế Câu 4 5 6 4,5 6 nào ? và Ai là gì ?. Đặt được câu số được 3 kiểu câu đã học. Số 2 1 1 1 1 4 2 câu Tổng Số 2,0 1,0 1,5 2,0 0,5 5,0 2,0 điểm
  5. [ ĐỀ SỐ 2 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói - Kiến thức tiếng Việt (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng 1 trong 2 đoạn sau và trả lời câu hỏi (3 điểm) Đoạn thứ nhất: Trời đang nắng như đổ lửa, không khí xung quanh ngột ngạt, nhễ nhại. Trong khoảnh khắc, trời nhạt dần. Đi chưa hết một con phố, trời nổi giông quay cuồng. Và mưa đến. Bất ngờ. Có rất nhiều người không kịp tìm nơi trú ẩn. Không gian nhòa trong màn trắng của mưa hạ. Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái tôn, loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối. (CƠN MƯA MÙA HẠ - Theo Câu lạc bộ tản văn Hà Nội) Câu hỏi: Đoạn văn trên nói về điều gì? Đoạn thứ hai: Thời tiết mùa đông rất lạnh giá. Nhưng khi có ánh nắng Mặt Trời vào ban ngày thì thời tiết ấm lên rất nhiều. Vậy là ban ngày nóng, ban đêm lạnh, hơn nữa sự chênh lệch giữa lạnh và nóng là rất lớn. Do đó thực vật rất dễ bị xâm hại. Nếu thực vật được quét vôi trắng, màu trắng sẽ phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời và các tia bức xạ, tránh hiện tượng nhiệt độ trong thân cây tăng quá cao, giảm độ chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm. Vì vậy cây sẽ không bị tổn thương. (TAI SAO PHẢI QUÉT VÔI CHO THÂN CÂY VÀO MÙA ĐÔNG? Theo Mười vạn câu hỏi vì sao) Câu hỏi: Người ta thường quét vôi trắng vào thân các cây để làm gì? 2. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
  6. Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ. - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu: - Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: - Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chăng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Lê Ngọc Huyền Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1: Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? a. Tác dụng của nước. b. Hình dáng của nước.
  7. c. Mùi vị của nước. d. Màu sắc của nước Câu 2: Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? a. Nước có hình chiếc cốc b. Nước có hình cáibát c. Nước có hình như vật chứa nó. d. Nước có hình cái chai Câu 3: Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? a. Nước không có hình dáng cố định. b. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó. c.Nước tôn tại ở thê răn và thê lỏng và khí d. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí. Câu 4: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? a. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình. b. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác. c. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận. d. Cả ba ý trên. Câu 5: a) Nối các hình ảnh dưới đây với thể tồn tại của nước.
  8. a. Thế khí b. Thể rắn c. Thể lỏng b) Cho một ví dụ về thể rắn của nước: Câu 6: Trong giờ học, cô giáo yêu câu cả lớp thảo luận theo nhóm đôi về một vấn đề. Em và người bạn ngồi cùng bàn có ý kiến khác nhau. Khi đó em sẽ làm gì và có thái độ như thế nào? Viết 1-2 câu để trả lời. Câu 7: Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kêu chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc à? a. nhỏ xinh b. xinh xinh c. xinh tươi d. xinh xắn Câu 8: Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống. a. Cô chủ b. Cô chủ nhỏ c. Cô chủ nhỏ lúc nào d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi Câu 9: Chuyển câu khiến của bác Tử Gỗ thành hai câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác. a) b) Câu 10: Viết câu văn tả một giọt sương trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh.
  9. B. Bài kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả (2 điểm) Nghe viết đoạn văn sau: Mua giầy Một người định mua cho mình một đôi giày. Trước khi đi, anh ta đo vẽ kích thước chân mình lên một tờ giấy. Đến tiệm chọn giày, anh ta phát hiện mình để quên tờ giấy ở nhà nên nói với chủ tiệm: - Tôi để quên cái mẫu đo ở nhà, để tôi chạy về lấy mẫu. Xong anh ta vội vàng chạy về nhà lấy tờ giấy. Khi quay lại thì cửa hàng đã đóng cửa và anh ta không mua được giày. Có người hỏi anh: - Tại sao lúc đó anh không lấy ngay chân của anh mang thử giày? - Tôi thà tin sự đo mẫu hơn là tin ở đôi chân của mình! – anh ta trả lời. Theo Truyện ngụ ngôn hay 2. Tập làm văn Chọn một trong hai đề bài sau: 1) Hãy tả một loài hoa em yêu thích. 2) Đặt mình vào vai một loài hoa em yêu thích, viêt bài văn giới thiệu vê vẻ đẹp của
  10. PHẦN II. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN VÀ CHẤM ĐIỂM A. Bài kểm tra Đọc, Nghe và nói, Kiến thức tiếng Việt (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng một đoạn văn: 3 điểm - Đọc rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe, tốc độ đọc đạt 80-90 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm: đạt hai trong ba yêu cầu:0,5 điểm; đạt 0 đến một yêu cầu:0 điểm - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-5 lỗi:0,5 điểm, có trên 5 lỗi:0 điểm - Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm: trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi:0 điểm - Ví dụ câu trả lời được 1 điểm: + Câu hỏi ở đoạn 1: Đoạn văn nói về sự xuât hiện bât ngờ cửa cơn mưa mùa hạ. + Câu hỏi ở đoạn 2: Người ta thường quét vôi trắng vào thân các cây để bảo vệ cây khỏi bị tổn thương do sự chênh lệch nhiệt độ giữ ban ngày và ban đêm vào mùa đông. 2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 7 điểm Câu 1: Chọn câu trả lời b:0,5 điểm: chọn câu trả lời khác b: 0 điểm Câu 2: Chọn câu trả lời c: 0,5 điểm: chọn câu trả lời khác c: 0 điểm Câu 3: Chọn câu trả lờia:0,5 điểm: chọn câu trả lời khác a:0 điểm Câu 4: Chọn câu trả lời d:0,5 điểm: chọn câu trả lời khác d:0 điểm Câu 5: a) Nối a –3; b = 1; c - 2: 0.5 điểm: các cách nối khác:0 điểm b) Lấy Ví dụ đúng (kem hoặc nước đá hoặc băng): 0,5 điểm Câu 6: Trả lời đúng 2 ý về việc làm và thái độ: 1 điểm, trả lời được 1 ý:0,5 điểm, không trả lời đúng:0 điểm.
  11. Ví dụ câu được 1 điểm. Em sẽ lắng nghe và suy nghĩ về ý kiến của bạn và của mình để tìm ra ý kiến đúng. Em sẽ bình tĩnh tán đồng ý kiến của bạn hoặc bình tĩnh thuyết phục bạn nghe theo ý kiến của mình. Câu 7. Chọn câu trả lời c: 0,5 điểm : chọn câu trả lời khác c:0 điểm Câu & Chọn câu trả lời b:0,5 điểm : chọn câu trả lời khác b:0 điểm Câu 9. Viết được hai câu cầu khiến đúng yêu cầu: 1 điểm, viết được một câu câu khiên đúng yêu cầu: 0,5 điểm, không viêt được câu cầu khiến đúng yêu cầu:0 điểm. Ví dụ câu cầu khiến viết đúng yêu cầu: Các cháu thôi cãi nhau đi! Đề nghị các cháu không cãi nhau nữa! Câu 10: Viết được câu văn tả giọt sương sử dụng từ gợi tả và biện pháp so sánh: 1 điểm; viết câu văn tả giọt sương sử dụng từ gợi tả hoặc biện pháp so sánh. 0,5 điểm, câu văn không nói về giọt sương hoặc nói về giọt sương không sử dụng từ gợi tả và biện pháp so sánh. Ví dụ câu đạt 1 điểm: Giọt sương như một hạt ngọc long lanh. A. Bài kiểm tra viết 1. Chính tả - Nghe viết đoạn văn: 2 điểm - Tốc độ 85 - 90 chữ / 15 phút; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ nhỏ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch: 1 điểm, đạt hai trong ba yêu cầu trên. 0,5 điểm, đạt từ không đến một yêu cầu trên:0 điểm. - Viết đúng chính tả, có từ 0-3 lỗi: 1điểm, có 4-5 lỗi: 0,5 điểm, có trên 5 lỗi:0 điểm 2. Tập làm văn - Viết bài văn: 8 điểm Xin chào tất cả các bạn, tôi là Hoa Hồng Nhung. Tôi được mọi người trao tặng danh hiệu nữ hoàng của các loài hoa bởi mang trong mình một vẻ đẹp và một hương thơm khác biệt.
  12. Đứng vững trên chiêc cuống dài màu xanh đậm, khăng khiu, tôi vươn cao khỏi vòm lá xanh biếc để khoe màu đỏ thắm của mình nôi bật trên màu xanh của lá. Thân tôi có nhiều gai nhọn. Những chiêc gai đó bảo vệ tôi khỏi sự tân công của các loài sâu bọ. Lá tôi cũng đặc biệt lăm. Nó xòe những viên răng cưa của mình ra như muốn góp phần bảo vệ tôi. Các bạn để ý nhé, mặt dưới của lá còn có những lớp phân màu trắng, rất dễ dính vào tay mỗi khi cầm vào đây. Mình tôi được một đài hoa xanh biếc luôn xòe ra nâng đỡ nụ hoa. Trên cái đài hoa ây, những cánh hồng tôi đỏ thắm, xinh xắn, mềm mại xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Mỗi sáng sớm, tôi chưa muốn nở hết vì vẫn còn ngái ngủ và e ấp với những chị Sương đêm. Cánh hoa của tôi lúc ấy ôm khít lấy nhau như cùng che chở cho nhị vàng khỏi bị sương gió. Mặt trời càng lên cao, những cánh hoa của tôi càng xòe rộng, cho đến khi cả đóa hoa như một chiếc đĩa nhỏ được tạc bằng ngọc. Khi ấy, tôi bắt đầu tỏa ra không gian một mùi hương dịu nhẹ, thoang thoảng. Mùi hương của tôi không nồng nàn như hoa sữa, không ngọt ngào như hoa li nhưng nó luôn cuốn hút những chị bướm, cô ong bởi sự nhẹ nhàng, tỉnh khiết. Người ta thường nói với màu đỏ thắm đầy nhiệt huyết, Hồng Nhung tôi tượng trưng cho tình yêu của con người. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào vì đã làm đẹp cho đời và được mọi người dùng để trao cho nhau những tình cảm yêu thương. Các bạn ơi, các bạn nhớ chăm sóc và bảo vệ những loài hoa bé nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như chúng tôi các bạn nhé. Vẻ đẹp và hương thơm của chúng tôi sẽ làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp.
  13. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP GIỮA HỌC KÌ II Mạch kiến Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức, kỹ năng Số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 2 2 1 1 5 1 Đọc hiểu văn Số điểm 1,0 1,0 1,0 1 4 bản Câu số 1;6 2;4 5 3 Số câu 1 1 1 1 1 3 Kiến thức TV Số điểm 0,5 0,5 1 1 0,5 2,5 Câu số 7 8 9 10 Số câu 3 2 1 1 1 2 6 4 Tổng Số điểm 1,5 1,0 0,5 1,0 1,0 2,0 3,5 3,5
  14. ĐỀ SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) Thời gian cho mỗi em khoảng 1- 2 phút. Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với học sinh các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 trong SGK Tiếng Việt 4, Tập hai. 2. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA TỪ VÀ CÂU (7 điểm) - 30 phút Đọc bài sau và trả lời câu hỏi CÂY XOÀI Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả. Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì. Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi: - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ! Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa. Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời. Mai Duy Quý
  15. Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng: 1. Ai đã trồng cây xoài? (0,5 điểm) a. Ông bạn nhỏ. b. Mẹ bạn nhỏ. c. Ba bạn nhỏ. 2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? (0,5 điểm) a. Vì chú không thích ăn xoài. b. Vì xoài năm nay không ngon. c. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài. 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm? (1 điểm) 4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì? (0,5 điểm) a. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên. b. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú. c. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình. 5. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này ? (1 điểm) a. Không nên cãi nhau với hàng xóm. b. Bài học về cách sống tốt ở đời. c. Không nên chặt cây cối. 6. Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? (0,5 điểm)
  16. a. Tức giận. b. Vui vẻ. c. Không nói gì. 7. Khoanh vào từ không thuộc nhóm có lợi cho sức khỏe: Tập thể dục, nghỉ mát, khiêu vũ, đánh bóng bàn, nhảy dây, hút thuốc lá, bơi lội 8. Ghi lại câu kể Ai làm gì? có trong các câu sau: (0,5 điểm) Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng 9. Tìm một số từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn tính cách của người cha trong câu chuyện trên (1 điểm) 10. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: ( 1 điểm) Tiếng lá rơi xào xạc. B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm) I. Chính tả ( 2 điểm) – Thời gian 20 phút Nghe – viết: Bài ” Sầu riêng” ( TV 4, Tập 2, Trang 35), viết từ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm đến tháng năm ta. II. Tập làm văn ( 8 điểm) Thời gian 40 phút. Đề bài: Em hãy tả lại một cây mà em yêu thích.
  17. ĐÁP ÁN CHẤM A. Kiểm tra đọc: Phần đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu: Mức độ 1;2 - 0.5điểm, mức độ 3;4 - 1 điểm 1. c 2. c 3. Bố bạn nhỏ chỉ thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài. 4. b 5. B 6. a 7. hút thuốc lá 8. Ba tôi trồng một cây xoài. 9. HS ghi tối thiểu được 2 từ : nhân hậu, vị tha, tốt bụng, 10. Tiếng lá rơi / xào xạc. CN VN B. Kiểm tra viết : I/ Chính tả: (2 điểm) Chữ viết đúng mẫu, đều đẹp phạm ít lỗi chính tả cho 2 điểm. Các trường hợp còn lại giáo viên căn cứ để cho điểm. III/ Tập làm văn: (8 điểm) + Bài làm có bố cục rõ ràng, chặt chẽ. 1.5 điểm + Nêu bật được đặc điểm của cây ( gốc, thân, cành, tán lá, hoa, quả, ) 3 điểm + Tả hoạt động của người, cảnh vật xung quanh. 1.5 điểm + Hành văn trôi chảy, ít phạm lỗi chính tả. 1,5 điểm + Toàn bài chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ. 0,5 điểm
  18. ĐỀ SỐ 4 /5 điểm I. CHÍNH TẢ (Nghe đọc) Thời gian: 15 phút Bài “Bốn anh tài” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 4) Viết đầu bài và đoạn “Hồi ấy trong vùng hàng gang tay.” Phần ghi lỗi
  19. /5 điểm II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút Đề bài: Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích. Bài làm Phần ghi lỗi
  20. I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian: 1 phút) Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu. 1. Trống đồng Đông Sơn (Đoạn từ “Trống đồng Đông Sơn nhảy múa.”, sách TV4, tập 2 - trang 17) 2. Sầu riêng (Đoạn từ “Sầu riêng trổ vào cuối năm.”, sách TV4, tập 2 - trang 34) 3. Hoa học trò (Đoạn từ “Mùa xuân bất ngờ dữ vậy.”, sách TV4, tập 2 - trang 43) 4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. (Đoạn từ “Em cu Tai vung chày lún sân.”, sách TV4, tập 2 - trang 48)
  21. Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm 1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng /1 đ 2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc) / 1 đ 3. Đọc diễm cảm / 1 đ 4. Cường độ, tốc độ đọc / 1 đ 5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu / 1 đ Cộng / 5 đ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm. 2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm. - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm. 3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm. - Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm. 4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm. - Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm 5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm - Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.
  22. BÀI ĐỌC THẦM NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
  23. Sưu tầm (5 điểm) II. ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút) Em đọc thầm bài “Người chạy cuối cùng” rồi làm các bài tập sau: (Em hãy đánh dấu vào ô  trước ý đúng nhất trong câu 1 và 6) Câu 1: /0,5đ 1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:  a. lái xe cứu thương.  b. chăm sóc y tế cho vận động viên.  c. bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua .  d. hò reo cổ vũ cho cuộc đua. Câu 2: /0,5đ 2. “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? . 3. (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống) “Người chạy cuối cùng” trong bài: Câu 3: /0,5đ  a. được ngồi trong xe cứu thương suốt cuộc đua.  b. chầm chậm, kiên trì tiến về tới đích. 4. Trong lớp học, em ngồi cạnh một bạn học sinh khuyết tật. Em sẽ làm
  24. gì với bạn khi thấy bạn yêu thích muốn tham gia các hoạt động phong trào? Câu 4: /0,5đ 5. Câu “Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét Câu 5: /1đ đường cuối cùng.” Từ gần nghĩa với từ kiên trì là Từ trái nghĩa với từ kiên trì là 6. Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.”  a. Câu khiến Câu 6: /0,5đ  b. Câu kể Ai làm gì?  c. Câu kể Ai là gì?  d. Câu kể Ai thế nào? 7. Tìm và ghi lại các từ láy có trong các câu sau: “Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường
  25. Câu 7: /0,5đ cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.” Các từ láy là: . 8. Câu “Tôi reo hò, cổ động cho chị tiến lên”. Em hay viết lại câu trên có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích cho từ chị trong câu trên. Câu 8: /0,5đ Em hãy đặt một câu khiến để động viên một người bạn găp khó khăn trong hoạt động vui chơi hoặc học tập. Câu 9: / 0,5đ
  26. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 4 KTĐK GIỮA HỌC KÌ II - I.ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 đúng: 0,5 điểm; câu 5 đúng: 1 điểm 1. b 2. Gợi ý: là chị phụ nữ bị tật hai chân. Học sinh tự do diễn đạt 0,5 điểm. 3. Thứ tự điền là: S, Đ 4. Gợi ý: Em sẽ động viên, khuyến khích , giúp đỡ bạn tham gia hoạt đông phong trào. Học sinh tự diễn đat câu trả lời. Chỉ yêu cầu học sinh nêu được 2 việc đúng. 5. Từ cùng nghĩa kiên trì: kiên quyết hoặc quyết tâm (0,5 điểm) Từ trái nghĩa kiên trì là: nản chí, thối chí (0,5 điểm) 6. d 7. Trả lời: Các từ láy là: quả quyết, chầm chậm, phấp phới Học sinh tìm đúng 3 từ được 0,5 điểm. 8. Gợi ý: Hoc sinh tự diễn đạt. Tôi reo hò, cổ động cho chị- ngườiphụ nữ khuyết tật- tiến lên. HS viết được đúng về nội dung và cấu trúc câu được 0,5 điểm. Nếu không viết hoa đầu câu và thiếu dấu câu: không tính điểm. 9.Gợi ý: Bạn hãy cố lên! Hoc sinh tự diễn đạt.
  27. II. CHÍNH TẢ (5 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm. III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm) 1. YÊU CẦU: a. Thể loại: Tả cây cối b. Nội dung: - Trình bày đầy đủ ý miêu tả cây ra hoa hoặc cây bóng mát hoăc cây ăn quả theo yêu cầu của đề bài. c. Hình thức: - Trình bày được bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. - Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. 2. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 4,5 - 5: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể. - Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung. - Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung. - Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung. - Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.
  28. MÔN TIẾNG VIỆT Ma Trận nội dung kiến thức Mạch kiến thức kỹ năng : Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng số điểm Đọc hiểu văn bản : Số câu 2 2 1 1 6 -Xác định được hình ảnh, nhân vật, Số điểm 1 1 1 1 4 chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. Nhận xét được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc; liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Kiến thức Tiếng Việt: Số câu 1 1 1 1 4 - Nhận biết được các kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Xác Số điểm 0,5 0,5 1 1 3 định được chủ ngữ, vị ngữ trong các kiểu câu trên. Biết đặt câu. - Hiểu nghĩa và sử dụng một số từ ngữ(thành ngữ, tục ngữ, từ hán việt) thuộc chủ điểm đã học. - Nhận biết, nêu tác dụng, viết đoạn văn có dùng dấu gạch ngang. Nhận biết, nêu tác dụng và đặt được câu khiến. Tổng Số câu 3 3 2 2 10 Số điểm 1,5 1,5 2 2 7 Ma Trận đề TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TỔNG TN TL TN TL TN TL TN TL ĐHVB Số câu 2 2 1 1 6 1 Câu số 1,2 4,5 7 9 2 KTTV Số câu 1 1 1 1 4 Câu số 3 6 8 10 TỔNG SỐ CÂU 3 3 2 2 10
  29. ĐỀ SỐ 5 A.KIỂM TRA ĐỌC I.Đọc thành tiếng ( 3 đ ) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1đ. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng tiếng, từ, không sai quá 5 tiếng: 1 đ. - Trả lời đúng câu hỏi nội dung đoạn đọc: 1 đ. Bài 1: Bốn anh tài (trang 4 ) Bài 2: Trống đồng Đông Sơn (trang 17 ) Bài 3: Bè xuôi sông La (trang 26_Thuộc lòng khổ thơ yêu thích) Bài 4: Sầu riêng (trang 34 ) Bài 5: Hoa học trò (trang 43) II. Đọc hiểu ( 7 đ ) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi Sầu riêng " Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông và cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo .Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. " Mai Văn Tạo I.Trắc nghiệm ( 3 điểm tương ứng 6 câu ) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 1:Thân cây sầu riêng có gì đặc biệt ? (0,5đ) M1 A. quằn, lượn B. khẳng khiu C. thẳng đuột D. dáng nghiêng Câu 2: Hoa sầu riêng trổ vào thời gian nào trong năm? (0,5đ) M1
  30. A.Tháng chín B. Tháng mười C. Tháng mười một D. Tháng mười hai Câu 3 : Từ nào sau đây đồng nghĩa với “ tài năng ”? (0,5đ) M1 A. Tài nguyên B. Tài trợ C. Tài giỏi D. Tài sản Câu 4: Hương vị của sầu riêng như thế nào ? (0,5đ) M2 A. Mùi thơm bay rất xa, thơm mùi mít chín giống với hương bưởi, béo cái béo của trứng vịt. B. Mùi thơm bay rất xa, thơm mùi mít chín giống với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà. C. Mùi thơm đậm, bay rất xa lâu tan trong không khí, thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà. D. Mùi thơm đậm, bay rất xa, thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà. Câu 5: Khi trái chín, bộ phận nào của cây sẽ thay đổi ? (0,5đ) M2 A.thân cây B. lá cây C. rê cây D.cành cây Câu 6: Vị ngữ trong câu : “Ông Hai đang suy tư.” là gì ? (0.5 đ) M2 A.Ông Hai B. đang suy tư C. Ông Hai đang D.suy tư II.Tự luận ( 4 điểm tương ứng 4 câu ) Câu 7: Em hãy thử đặt một tên khác cho bài này và giải thích tại sao em đặt tên đó? Câu 8: Em hãy tìm 4 từ đồng nghĩa với “ đẹp “? (1 đ) M3 Câu 9: Theo em, sầu riêng và mít có điểm gì giống và khác nhau ? ( 1 đ) M4 Câu 10: Đặt một câu kể Ai làm gì ? và xác định chủ ngữ, vị ngữ cho câu đó : (1 đ) M4 B.KIỂM TRA VIẾT 1.Chính tả ( 2 đ ) -Nghe - viết đoạn văn, thơ phù hợp chủ điểm đã học khoảng 80 - 100 chữ trong thời gian 15 phút. - Viết tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, sạch, đẹp: 1đ.
  31. - Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi: 1 đ. 1.Nghe viết: Kim tự tháp Ai Cập_trang 5 ( cả bài ) 2.Nghe viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp_trang 14 ( cả bài ) 3.Nghe viết: Sầu riêng_trang 34 ( từ đầu đến kì lạ) 2.Viết đoạn, bài ( Tập làm văn ) ( 8 đ ) -HS tạo lập một văn bản thuộc kiểu loại văn bản theo yêu cầu của chương trình. Qua việc viết văn bản có thể đánh giá được kiến thức về kiểu loại văn bản, khả năng tạo lập văn bản ( lập ý, sắp xếp ý, khả năng dùng từ đặt câu, liên kết câu, khả năng thể hiện sự suy nghĩ, cảm xúc thái đô trước sự vật, sự việc, hiện tượng . . . . Trong cuộc sống. Đề 1. Em hãy miêu tả cây cổ thụ trong sân trường em cho một người bạn mới đến. Đề 2 .Em hãy miêu tả chiếc cặp mà người thân mua tặng em. ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU 1.B 2.D 3.C 4.C 5.B 6.B 7. ( 1đ ) VD: Đặc sản miền Nam Trái quý miền Nam Hương vị miền Nam Hương vị quê nhà Mùi hương quyến rũ . 8.( mỗi từ đúng 0,25đ ) xinh đẹp, tuyệt trần, xinh xắn, kiều diễm, hoa mĩ 9. -Giống nhau : cả hai đều có vỏ gai xù xì, khi chín có mùi thơm, bên trong có các múi (0,25đ ) -Khác nhau : +Gai quả sầu riêng to hơn, nhọn hơn ( 0,25đ ) +Mít có thể trồng ở những nơi khác, nhưng sầu riêng thì chỉ trồng được ở miền Nam nước ta.(0,5đ ) 10.VD : Bố em đang làm vườn . (0,5đ ) CN: Bố em ( 0,25đ ) VN : đang làm vườn ( 0,25đ ) Hoặc : Bố em đang làm vườn . (0,5đ ) CN VN ( 0,25đ ) ( 0,25đ )