Tổng hợp 42 Đề trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 3 cả năm

doc 49 trang minhtam 25/10/2022 5800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 42 Đề trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 3 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctong_hop_42_de_trac_nghiem_tieng_viet_lop_3_ca_nam.doc

Nội dung text: Tổng hợp 42 Đề trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 3 cả năm

  1. ĐỀ 15 Dựa vào nội dung bài đọc “LUÔN NGHĨ ĐẾN MIỀN NAM” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều lo lắng gì trong lòng? a. Chúng cháu đánh giặt Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. b. Chỉ sợ một điều là Bác trăm tuổi. c. Chị đã nói ra điều mà mọi người hằng nghĩ nhưng không ai dám nhắc tới. 2. Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào? a. Đồng bào miền Nam kính yêu Bác như một người cha. b. Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu để được gặp Bác. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào? a. Bác rất yêu quý đồng bào Miền Nam. b. Bác mong được vào thăm đồng bào Miền Nam. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Từ “anh hai” (dùng ở miền Nam) được gọi là gì ở miền Bắc? a. Anh nhất. b. Anh cả. c. Anh một. ` 5. Câu “Chúng cháu đánh giặt Mỹ đến một trăm năm cũng không sợ” được cấu tạo theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào?
  2. ĐỀ 16 Dựa vào nội dung bài đọc “CỬA TÙNG” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? a. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng. b. Những rặng phi lao rì rào gió thổi. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Em hiểu thế nài là “Bà chúa của các bãi tắm”? a. Là bãi tắm có thờ Bà chúa. b. Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm. c. Là bãi tắm có Bà chúa cai trị. 3. Nước biển Cửa Tùng có màu sắc như thế nào vào buổi trưa? a. Nước biển nhuộm màu hồng nhạt. b. Nước biển màu xanh lơ. c. Nước biển màu xanh lục. 4. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 hình ảnh. b. 2 hình ảnh. c. 3 hình ảnh. 5. Câu “Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải” được cấu tạo theo mẫu câu nào? a. Cái gì – là gì? b. Cái gì – làm gì? c. Cái gì – thế nào
  3. ĐỀ 17 Dựa vào nội dung bài đọc “NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? a. Đi đánh du kích. b. Dẫn đường đưa cán bộ đi đến địa điểm mới. c. Chiến đấu chống giặt. 2. Vì sao cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng? a. Vì vùng này là vùng của người Nùng ở. b. Vì để bọn địch dễ lầm tưởng là người địa phương. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Người liên lạc nhỏ trong truyện là ai? a. Ông ké. b. Anh Đức Thanh. c. Anh Kim Đồng. 4. Chi tiết nào nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? a. Kim Đồng không hề tỏ ra sợ sệt, bối rối mà bình tĩnh huýt sáo báo hiệu. b. Kim Đồng nhanh trí đóng vai người đưa thầy mo về cúng cho mẹ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” được cấu tạo theo mẫu câu nào? a. Ai – là gì? b. Ai – làm gì? c. Ai – thế nào?
  4. ĐỀ 18 Dựa vào nội dung bài đọc “HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Ông lão mong ước điều gì ở người con trai? a. Muốn con trai trở thành người có nhiều hủ bạc. b. Muốn con trai trở thành người tự mình kiếm nổi bát cơm. c. Muốn con trai trở thành người tài giỏi. 2. Trong lần thử đầu tiên, người cha đã làm gì? a. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. b. Người cha đào hủ bạc lên và đưa cho con. c. Cả hai ý trên đều sai. 3. Vì sao ông lão vứt tiền vào bếp, người con lại bới ra? a. Vì anh quý và tiếc những đồng tiền do mình làm ra. b. Vì đó là mồ hôi và nước mắt mà ba tháng trời anh mới kiếm được. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Câu chuyện khuyên ta điều gì? a. Có làm lụng vất vả người ta mới quý đồng tiền. b. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. “Công cha, nghĩa mẹ” thường được so sánh với hình ảnh nào? a. Núi cao. b. Biển rộng. c. Cả hai ý trên đều đúng.
  5. ĐỀ 19 Dựa vào nội dung bài đọc “BA ĐIỀU ƯỚC” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Vì sao điều ước được làm vua không mang lại hạnh phúc cho Rít? a. Vì làm vua không được đi chơi đây đó. b. Vì làm vua ăn không ngồi rồi. c. Vì làm vua ăn ở lúc nào cũng có người hầu. 2. Vì sao điều ước có thật nhiều tiền không mang lại hạnh phúc cho Rít? a. Vì có nhiều tiền luôn bị bọn cướp rình rập. b. Vì có nhiều tiền không biết cất giấu nơi đâu. c. Vì có nhiều tiền mang nặng người. 3. Cuối cùng chàng Rít nhận ra điều gì đáng mơ ước? a. Sống giữa sự quý trọng của dân làng. b. Sống có ích. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Câu “Lò rèn của Rít lại đỏ lửa” được cấu tạo theo mẫu câu nào? a. Cái gì – là? b. Cái gì – làm gì? c. Cái gì – thế nào? 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? a. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau no đói, giúp nhau. b. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. c. Chúng ta sống chết, có nhau sướng khổ, cùng nhau no đói giúp nhau.
  6. ĐỀ 20 Dựa vào nội dung bài đọc “ÂM THANH THÀNH PHỐ” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Hằng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào? a. Tiếng ve kêu, tiếng kéo. b. Tiếng còi ôtô, tiếng còi tàu hỏa. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Từ nào tả âm thanh tiếng kéo của những người bán thịt bò khô? a. Rền rĩ. b. Lách cách. c. Ầm ầm. 3. Các âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố? a. Cuộc sống của thành phố sôi động, căng thẳng vì có nhiều âm thanh náo nhiệt, ồn ả. b. Cuộc sống của thanh phố dễ chịu, bớt căng thẳng vì có tiếng đàn pi-ô-lông, tiếng pi-a- nô. c. Cả hai ý trên đều đúng 4. Câu “Tiếng kéo của những người bán thịt khô kêu lách cách” được cấu tạo theo mẫu câu nào? a. Cái gì – là gì? b. Cái gì – làm gì? c. Cái gì – thế nào? 5. Câu nào dưới đây viết đúng dấu phẩy? a. Ếch con, ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh. b. Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. c. Ếch con, ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
  7. ĐỀ 21 Dựa vào nội dung bài đọc “HAI BÀ TRƯNG” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta? a. Chúng thẳng tay tàn sát dân lành, cướp hết ruộng nương. b. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo . c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Mục đích chính của câu chuyện nói về ai? a. Tô Định. b. Hai Bà Trưng. c. Thi Sách. 3. Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa được thể hiện qua chi tiết nào? a. Đoàn quân rùng rùng lên đường. b. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? a. Vì Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước. b. Vì Hai Bà Trưng là hai vị nữ anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước ta. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Bộ phận in đậm trong câu “Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác” trả lời cho câu hỏi nào? a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao?
  8. ĐỀ 22 Dựa vào nội dung bài đọc “TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Mục đích chính của đọan văn trên tả cảnh gì? a. Cảnh hành quân của bộ đội ta. b. Cảnh rừng núi bị chất độc của bom Mỹ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Chi tiết nào nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc? a. Họ nhích từng bước. b. Những khuôn mặt đỏ bừng. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Hình ảnh nào tố cáo tội ác của giặt Mỹ? a. Những dặm rừng xám đi vì chất độc hóa học Mĩ. b. Những dặm rừng đen lại, cây cháy thành than chọc lên nền trời . c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Đọan văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 hình ảnh. b. 2 hình ảnh. c. 3 hình ảnh. 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? a. Trong những năm đầu nghĩa quân còn yếu, thường bị giặt vây. b. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặt vây. c. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu thường bị giặt vây.
  9. ĐỀ 23 Dựa vào nội dung bài đọc “ÔNG TỔ NGHỀ THÊU” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Mục đích chính của câu chuyện nói về ai? a. Trần Quốc Khái. b. Nhân dân Thường Tín. c. Vua Trung Quốc. 2. Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? a. Vua sai dựng một cái lầu cao, mời sứ thần Việt Nam lên chơi rồi cất thang đi. b. Lầu chỉ có pho tượng phật, hai cái lọng, một bức tượng thêu ba chữ “phật trong lòng” và một vò nước. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Trần Quốc Khái đã làm thế nào để xuống đất bình yên vô sự? a. Trần Quốc Khái bẻ dần tượng mà ăn. b. Trần Quốc Khái ôm lọng nhảy xuống đất bình yên vô sự. c. Trần Quố c Khái nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng. 4. Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? a. Vì Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. b. Vì Trần Quốc Khái truyền cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. c. Vì vua Trung Quốc khen ông là người có tài đặc biệt. 5. Bộ phận in đậm trong câu “Ở Trung Quốc, Trần Quốc Khái học được nghề thêu” trả lời cho câu hỏi nào? a. Khi nào? b. Ở đâu? c. Vì sao?
  10. ĐỀ 24 Dựa vào nội dung bài đọc “NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Chi tiết nào nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ? a. Ông rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. b. Lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận chống Mĩ cứu nước. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Chi tiết nào cho thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm trong công việc y học? a. Ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên. b. Ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. c. Gần 60 tuổi ông lại lên đường ra mặt trận chống Mĩ. 3. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến? a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã chế thuốc chữa bệnh cho thương binh. b. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, ông đã ra mặt trận và chế thuốc chữa bệnh sốt rét. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Trong câu “Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông” trả lời cho câu hỏi “ở đâu”? a. Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành. b. Ở chiến trường, đồng bào và chiến sĩ cần có ông. c. Ở chiến trường. 5. Câu nào dưới đây có sự vật được nhân hóa? a. Mưa xuống thật rồi. b. Ông sấm vỗ tay cười. c. Bé bừng tỉnh giấc.
  11. ĐỀ 25 Dựa vào nội dung bài đọc “NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra khi nào? a. Khi Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện. b. Khi Ê-đi-xơn chế tạo ra chiếc xe chạy bằng điện. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Vì sao bà cụ mong có chiếcxe không cần ngựa kéo? a. Vì xe có ngựa kéo đi không êm, dễ bị ốm. b. Vì xe có ngựa kéo đi chậm. c. Vì xe có ngựa kéo đi nhanh. 3. Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? a. Nhờ óc sáng tạo kỳ diệu của Ê-đi-xơn. b. Nhờ lao động miệt mài của Ê-đi-xơn để thực hiện lời hứa. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? a. Khoa học cải tạo thế giới. b. Khoa học cải thiện cuộc sống của con người. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? a. Lúc ấy Ê-đi-xơn, chợt đi qua. b. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. c. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt, đi qua.
  12. ĐỀ 26 Dựa vào nội dung bài đọc “CHIẾC MÁY BƠM” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Ác-si-mét nghĩ gì khi thấy nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả? a. Ác-si-mét nghĩ công việc vất vả này là đương nhiên. b. Ác-si-mét nghĩ phải làm cách nào cho nước chảy ngược lên ruộng nương để người nông dân đỡ vất vả. c. Ác-si-mét nghĩ phải cùng nông dân tưới nước. 2. Ác-si-mét nghĩ ra cách gì để giúp nông dân? a. Làm một cái máy nổ. b. Làm một cái máy bơm dẫn nước từ dưới sông lên cao. c. Làm một cái máy phát điện. 3. Cấu tạo của chiếc máy bơm còn có ứng dụng gì đến ngày nay? a. Những cánh xoắn máy bay, tàu thủy. b. Những chiếc đinh vít. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Câu “Sau nửa tháng trời tính tới tính lui, Ác-si-mét đã làm ra một chiếc máy bơm” trả lời cho câu hỏi nào? a. Khi nào? b. Ở đâu? c. Vì sao? 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? a. Đến bây giờ, nhiều nơi vẫn còn sử dụng máy bơm ấy. b. Đến bây giờ, nhiều nơi, vẫn còn sử dụng máy bơm ấy. c. Đến bây giờ nhiều nơi, vẫn còn sử dụng máy bơm ấy.
  13. ĐỀ 27 Dựa vào nội dung bài đọc “ĐỐI ĐÁP VỚI VUA” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau 1. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? a. Ở Huế. b. Ở Hồ Tây. c. Ở Thăng Long. 2. Cao Bá Quát đã làm gì để được nhìn thấy vua? a. Cậu cởi hết quần áo nhảy xuống hồ tắm. b. Khi bị quân lính bắt trói, cậu la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ để vua chú ý. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? a. Vì vua thấy cậu xưng là học trò nên muốn thử tài. b. Vì vua rất giỏi thơ văn. c. Vì vua rất quý mến cậu bé. 4. Qua câu đối, em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào? a. Lóm lỉnh. cứng đầu. b. Nhanh trí, thông minh. c. Gan dạ, dũng cảm. 5. Từ ngữ nào sau đây chỉ họat động nghệ thuật? a. Diễn viên. b. Sân khấu. c. Điện ảnh.
  14. ĐỀ 28 Dựa vào nội dung bài đọc “MẶT TRỜI MỌC Ở ĐẰNG TÂY” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Câu thơ của người bạn Pu-skin có gì vô lí? a. Mặt trời mọc ở đằng đông. b. Mặt trời mọc ở đằng tây. c. Mặt trời lặn ở đằng tây. 2. Pu-skin đã chữa thơ giúp bạn thế nào? a. Đọc tiếp ba câu thơ để tạo thành một bài thơ ngộ nghĩnh. b. Đọc tiếp ba câu thơ để chê bạn làm sai. c. Đọc tiếp ba câu thơ tỏ ra mình làm thơ hay. 3. Câu chuyện giúp em hiểu gì về Pu-skin? a. Từ nhỏ, Pu-skin đã có tài ứng tác thơ. b. Từ nhỏ, Pu-skin đã có tài chữa một câu thơ vô lí thành hợp lí, tạo nên bất ngờ thú vị. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Câu “Có lần trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc” trả lời cho câu hỏi nào? a. Khi nào? b. Ở đâu? c. Vì sao? 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? a. Sau đó ít lâu, bài thơ, được đăng trên báo. b. Sau đó ít lâu, bài thơ được đăng trên báo. c. Sau đó, ít lâu bài thơ, được đăng trên báo.
  15. ĐỀ 29 Dựa vào nội dung bài đọc “HỘI VẬT” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Cảnh tượng sôi nổi của hội vật được miêu tả như thế nào? a. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. b. Người ta chen lấn nhau, quay kín quanh sới vật. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Cách đánh của Quắm Đen như thế nào? a. Lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. b. Chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Cách đánh của ông Cản Ngũ như thế nào? a. Đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. b. Lớ ngớ, chậm chạp, xoay xoay chống đỡ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Vì sao ông Cản Ngũ thắng? a. Vì ông có sức khỏe. b. Vì ông có mưu trí. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu “Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá” trả lời cho câu hỏi nào? a. Khi nào? b. Vì sao? c. Ở đâu?
  16. ĐỀ 30 Dựa vào nội dung bài đọc “HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Hội đua voi diễn ra ở đâu? a. Vùng cao. b. Đồng bằng. c. Tây nguyên. 2. Công việc chuẩn bị cho cuộc đua được mô tả như thế nào? a. Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số. b. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Những chàng man-gát làm nhiệm vụ gì? a. Cho voi ăn. b. Chỉ huy dàn chiêng. c. Điều khiển các chú voi về trúng đích. 4. Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương? a. Dáng lầm lì, chậm chạp. b. Huơ vòi chào khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng. c. Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng man-gát. 5. Câu “Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất”trả lời cho câu hỏi nào? a. Ở đâu? b. Vì sao? c. Khi nào?
  17. ĐỀ 31 Dựa vào nội dung bài đọc “NGÀY HỘI RỪNG XANH” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Bài thơ miêu tả họat động của các con vật nào trong “Ngày Hội Rừng Xanh”? a. Công, khứu, kỳ nhông, gõ kiến, gà rừng. b. Chim gõ kiến, gà rừng. c. Cả hai ý trên đều sai. 2. Trong khổ thơ 3, những con vật nào được nhân hóa? a. Gõ kiến, gà rừng. b. Công, khứu, kỳ nhông. c. Công, khứu. 3. Trong khổ thơ 4, nấm được nhân hóa bằng cách nào? a. Tả nấm có tính tình như con người. b. Tả nấm có hành động như con người. c. Cả hai ý trên đều sai. 4. Câu “Cả lớp vỗ tay hoan hô vì bạn Hằng hát rất hay” trả lời cho câu hỏi nào? a. Ở đâu? b. Vì sao? c. Khi nào? 5. Tìm từ ngữ nhân hóa mô tả hoạt động của chú dế trong câu văn sau: “Không biết dế khóc hay dế cười, nhưng chưabao giờ tôi nghe được tiếng kêu dữ dội đến thế” a. Khóc. b. Cười. c. Cả hai ý trên đều đúng. ĐỀ 32 Dựa vào nội dung bài đọc “SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Chi tiết nào cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khổ?
  18. a. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. b. Khi cha mất, Chử Đồng Tử đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Tại sao khi thấy thuyền của công chúa Tiên Dung du ngoạn, Chử Đồng Tử lại ẩn mình trong cát? a. Sợ thuyền của nhà vua. b. Sợ công chúa nhìn thấy mình không mặc quần áo. c. Không muốn tiếp chuyện công chúa. 3. Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp nhân dân làm những việc gì? a. Chỉ cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. b. Hiển linh giúp dân đánh giặc. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử? a. Lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. b. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội tưởng nhớ ông. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu nào dưới đây viết đúng dấu phẩy? a. Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa dạy dân cách trồng lúa. b. Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa, dạy dân cách trồng lúa. c. Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa dạy dân, cách trồng lúa. ĐỀ 33 Dựa vào nội dung bài đọc “RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Tết Trung thu hàng năm diễn ra vào thời gian nào? a. Ngày 15 tháng 4 âm lịch.
  19. b. Ngày 15 tháng 7 âm lịch. c. Ngày 15 tháng 8 âm lịch. 2. Mâm cổ Trung thu của Tâm được bày như thế nào? a. Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín. b. Một nải chuối ngự và bó mía tím. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Tâm thích nhất cái gì? a. Tâm thích nhất cái đèn ông sao. b. Tâm thích nhất quả bưởi. c. Tâm thích nhất nảichuối ngự. 4. Từ “lễ hội” có nghĩa là gì? a. Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa. b. Cuộc vui tổ chức cho đông người. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu nào dưới đây viết đúng dấu phẩy? a. Đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. b. Đêm xuống trẻ con bên hàng xóm, bập bùng trống ếch rước đèn. c. Đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm,bập bùng trống ếch rước đèn.
  20. ĐỀ 34 Dựa vào nội dung bài đọc “BUỔI HỌC THỂ DỤC” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Mục đích chính của bài đọc trên nói về ai? a. Thầy giáo. b. Nen – li. c. Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti. 2. Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục? a. Vì Nen-li là học sinh giỏi. b. Vì Nen-li là học sinh bị tật từ nhỏ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li? a. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, nhưng cậu vẫn cố sức leo. b. Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Từ ngữ nào dưới đây nói về người thi đấu thể thao? a. Vận động viên. b. Đua xe đạp. c. Cổ động viên. 5. Câu nào dưới đây viết đúng dấu phẩy? a. Lát sau, Nen-li đã nắm được cái xà. b. Lát sau Nen-li, đã nắm được cái xà. c. Lát sau, Nen-li, đã nắm được cái xà.
  21. ĐỀ 35 Dựa vào nội dung bài đọc “LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Ai đã “kêu gọi toàn dân tập thể dục”? a. Bác Hồ. b. Toàn dân. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Sức khỏe cần thiết như thế nào đối với đất nước? a. Sức khỏe giúp giữ gìn dân chủ. b. Sức khỏe giúp xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Tập thể dục hằng ngày mang lại lợi ích gì cho sức khỏe? a. Mang lại tiếng tăm danh vọng. b. Mang lại sự giàu có. c. Làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. 4. Trong các biện pháp tăng cường sức khỏe, biện pháp nào là dễ thực hiện nhất? a. Ăn uống tốt. b. Tập thể dục thường xuyên. c. Làm việc điều độ. 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? a. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục. b. Để cơ thể, khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục. c. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải năng, tập thể dục. ĐỀ 36 Dựa vào nội dung bài đọc “BÁC SĨ Y-ÉC-XANH” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau:
  22. 1. Bác sĩ Y-éc-xanh là người nước nào? a. Người Pháp. b. Người Anh. c. Người Đức. 2. Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh? a. Vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch. b. Vì tò mò muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà? a. Y-éc-xanh ăn mặc sang trọng như một người giàu có. b. Y-éc-xanh mặc bộ quần áo kaki sờn cũ không là ủi, trông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. c. Y-éc-xanh ăn mặc lịch sự như một nhà tri thức. 4. Vì sao bác sĩ Y-éc-xanh ở lại Nha trang? a. Vì ông muốn thực hiện lẽ sống: giúp đỡ đồng loại. b. Vì chỉ có ở đây, tâm hồn bác sĩ mới được rộng mở, bình yên. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu hai chấm? a. Bệnh viện trang bị đầy đủ: chăn màn, giường chiếu b. Bệnh viện trang bị: đầy đủ, chăn màn, giường chiếu c. Bệnh viện: trang bị đầy đủ chăn màn, giường chiếu ĐỀ 37 Dựa vào nội dung bài đọc “CON CÒ” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Con cò xuất hiện vào lúc nào trong ngày? a. Buổi sáng.
  23. b. Buổi chiều. c. Buổi trưa. 2. Chi tiết nào nói lên dáng vẻ của con cò khi đang bay? a. Bay chầm chậm bên chân trời. b. Bay là là, rồi nhẹ nhàng đăt chân lên mặt đất. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 2 hình ảnh. b. 3 hình ảnh. c. 4 hình ảnh. 4. Câu “Các cầu thủ Việt Nam đã chinh phục cổ động viên bằng lối chơi kỹ thuật của mình” trả lời cho câu hỏi nào? a. Vì sao? b. Bằng gì? c. Khi nào? 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? a. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ nhàng như chẳng ngờ. b. Rồi nó lại cất cánh bay nhẹ nhàng, như chẳng ngờ. c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ nhàng, như chẳng ngờ.
  24. ĐỀ 38 Dựa vào nội dung bài đọc “NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? a. Bác thợ săn có thể bắn trúng con vật từ rất xa. b. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. c. Bác thợ săn có thể bắn trúng một con vật đang chạy. 2. Chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? a. Vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi mó hái cái lá to, vắt sữa vào và đăt lên miệng con. b. Vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì? a. Bác đem vượn mẹ và vượn con về nhà băng bó vết thương. b. Bác bẻ gãy nỏ và không bao giờ đi săn nữa. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Câu chuyện khuyên ta điều gì? a. Không nên giết hại muông thú. b. Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu “Các bác sĩ đã chinh phục bệnh nhân bằng tài năng của mình” trả lời cho câu hỏi nào? a. Vì sao? b. Bằng gì? c. Khi nào? ĐỀ 39
  25. Dựa vào nội dung bài đọc “CÓC KIỆN TRỜI” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Vì sao cóc phải lên kiện trời? a. Vì cóc có mối thù sâu đậm với trời. b. Vì nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Cùng đi kiện với cóc còn có những con vật nào? a. Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. b. Cua, Gấu, Cọp, Gà Và Cáo. c. Cua, gấu, cọp, chó và cáo. 3. Cóc có những đặc điểm gì đáng khen? a. Cóc có gan lớn dám đi kiện trời. b. Có mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà trời. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Những con vật nào đi kiện cùng Cóc được nhân hóa? a. Cua, gấu, cọp. b. Cua, Gấu, Cọp, Ong Và Cáo. c. Cả hai ý trên đều sai. 5. Trong câu: “Cóc tâu thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài” Tác giả nhân hóa Cóc bằng cách nào? a. Tả Cóc có tính tình như con người. b. Tả Cóc có hành động như con người. c. Cả hai ý trên đều sai.
  26. ĐỀ 40 Dựa vào nội dung bài đọc “QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào? a. Vùng núi. b. Vùng đồng bằng. c. Vùng biển. 2. Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến? a. Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá. b. Cơn gió mùa xuân lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá. c. Cả hai ý trên đều sai. 3. Công việc làm cốm được thực hiện bằng cách nào? a. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác. b. Bằng một sự bí mật trân trọng và khắt khe gìn giữ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Tại sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội? a. Vì mọi người rất thích ăn cốm. b. Vì cốm mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu nào dưới đây sử dụng pháp nhân hóa? a. Cánh hoa Nhài hé miệng. b. Vườn cây đầy tiếng chim hót. c. Đồng làng thoảng gió heo mây.
  27. ĐỀ 41 Dựa vào nội dung bài đọc “SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc? a. Nhờ Cuội đánh nhau với con hổ con. b. Do Cuội thấy hổ mẹ cứu hổ con bằng lá thuốc. c. Do Cuội suốt ngày đi tìm cây thuốc quý. 2. Chú Cuội dùng cây thuốc quý vào việc gì? a. Cuội dùng cây thuốc quý cứu sống được rất nhiều người. b. Cuội dùng cây thuốc quý cứu sống vợ mình. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Tại sao vợ Cuội mắc chứng hay quên? a. Vợ cuội là con gái phú ông. b. Óc vợ cuội bằng đất. c. Vợ cuội trượt chân ngã vỡ đầu. 4. Vì sao Cuội phải bay lên cung trăng? a. Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. b. Vì Cuội vô cùng ghét vợ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? a. Vợ cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. b. Vợ cuội, quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. c. Vợ cuội quên lời chồng dặn đem nước, giải tưới cho cây thuốc.
  28. ĐỀ 42 Dựa vào nội dung bài đọc “MƯA” để đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Mục đích chính của bài thơ trên tả: a. Tả cảnh sum họp gia đình. b. Tả bác ếch. c. Tả cơn mưa. 2. Khổ thơ 2 sự vật nào được nhân hóa? a. Chớp. b. Cây, lá. c. Chớp, mưa. 3. Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai? a. Những người học sinh. b. Các cô chú công nhân. c. Những bác nông dân đang lặn lội ngòai đồng trong gió mưa. 4. Khổ thơ 4 cho em biết cảnh sum họp ngày mưa của gia đình? a. Buồn tẻ. b. Ấm cúng. c. Đông đúc. 5. Câu “Khi vào sới, chúng xông vào nhau, dùng sức mạnh để húc, để ghì, khóa sừng nhau rất quyết liệt” thuộc kiểu câu gì? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào?
  29. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 Ô(đánh dấu X) b a a c c b b ĐỀ 2 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c b a b c ĐỀ 3 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c a c b c ĐỀ 4 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c c a b a ĐỀ 5 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) a c b c b ĐỀ 6 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c c a a c
  30. ĐỀ 7 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b c c a c ĐỀ 8 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b c a c a ĐỀ 9 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b b c c b ĐỀ 10 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b a b c b ĐỀ 11 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b c c c b ĐỀ 12 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b c c b c
  31. ĐỀ 13 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) a a c b a ĐỀ 14 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b b a c b ĐỀ 15 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b c c b b ĐỀ 16 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c b b c b ĐỀ 17 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b c c c c ĐỀ 18 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b a c c c ĐỀ 19 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b a c c b
  32. ĐỀ 20 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c b c b b ĐỀ 21 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c b c c b ĐỀ 22 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c c c a b ĐỀ 23 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) a c b b b ĐỀ 24 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c a c c b ĐỀ 25 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) a a c c b ĐỀ 26 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b b c a a ĐỀ 27 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b c a b a
  33. ĐỀ 28 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b a c a b ĐỀ 29 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c a b c b ĐỀ 30 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c c c b b ĐỀ 31 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) a b b b c ĐỀ 32 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c b c c a ĐỀ 33 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) c c a a a ĐỀ 34 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b b c a a
  34. ĐỀ 35 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) a c c b a ĐỀ 36 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) a c b c a ĐỀ 37 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b c b b a ĐỀ 38 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b c b c b ĐỀ 39 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b a c b b ĐỀ 40 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b a c b a ĐỀ 41 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) b c b a a ĐỀ 42 Câu 1 2 3 4 5 Ô(đánh dấu X) a c c b c