Phiếu ôn tập học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- phieu_on_tap_hoc_ki_i_mon_toan_tieng_viet_lop_4.docx
Nội dung text: Phiếu ôn tập học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4
- Họ và tên: Lớp: 4A PHIẾU ÔN TẬP HỌC KÌ I – LỚP 4 Đề 1 Năm học: Điểm Môn: Toán Thời gian: 40 phút I.Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 1. Chữ số 5 trong số 9654837 thuộc hàng nào? A. Hàng trăm B. Hàng nghìn C. Hàng chục nghìn D. Hàng triệu 2. 78 x 131 = Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 10218 B. 12718 C. 7658 D. 10281 3.Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 9m25dm2 = . dm2 là: A. 95 B. 950 C. 9005 D. 905 4. Tổng hai số là 135, hiệu hai số là 27. Hai số đó là: A. 108, 162 B.54, 81 C. 54, 27 D. 81,108 5. Trung bình cộng của hai số là 86. Biết số thứ nhất là 67. Số thứ hai là: A. 100 B. 105 C. 150 D.250 6. Một mảnh vườn hình vuông có chu vi 864 m. Diện tích hình vuông là: A. 46 656m2 B. 746 964m2 C. 746 496m2 D. 45796m2 7.Tìm số trung bình cộng của 142, 252, 369, 317 là: A. 47 B. 57. C. 27 D. 36 8.Tam giác ABC (hình bên) có đường cao là: A A. đường cao AH B. đường cao AC C. đường cao BA D. đường cao AB B C H II. Giải các bài tập sau: Bài 1: Tìm x. a) x x 216 = 910 + 6866 b) x : 42 = 649 + 246
- Bài 2: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là 120m, chiều dài hơn chiều rộng 28m. Tính diện tích mảnh vườn hình chữ nhật đó ? Bài 3: a) Tính bằng cách thuận tiện nhất: 35600 : 25 : 4 359 x 47 – 47 x 258 – 47 b) Nam,Vinh và Bình có tổng số bi là 234 viên bi. Biết Nam nhiều hơn Vinh 12 viên bi, Vinh nhiều hơn Bình 21 viên bi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?
- Họ và tên: Lớp: 4A PHIẾU ÔN TẬP HỌC KÌ I – LỚP 4 Đề 1 Năm học : Điểm Môn: Đọc - Luyện từ và câu Thời gian: 20 phút A. Đọc thầm HAI CHIẾC HUY CHƯƠNG Tại đại hội Ô-lim - píc dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao(*) nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét. Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm: - Em sẽ gắng hết sức để giàng huy chương vàng. Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua. Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy. Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa. Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích: - Giôn! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không? Mặc cho khủyu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khễnh tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ. - Phía này, con yêu ơi! – Mẹ cậu gọi. Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ. Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, tỏa sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương về bản lĩnh và niềm tin; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời – không bao giờ bỏ cuộc . Thanh Tâm (*) Hội chứng Đao (Down): hội chứng làm ảnh hưởng đến trí tuệ, vận động, ngôn ngữ, của con người.
- II. Dựa vào nội dung bài học, khoanh tròn trước câu trả lời đúng. 1. Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào? a. Chạy việt dã. b. Chạy 400 mét. c. Chạy 1000 mét. 2. Cậu đã gặp phải rủi ro gì khi chuẩn bị thi đấu? a. Cậu bị mất kính. b. Cậu bị kém mắt. c. Cậu bị đến muộn. 3. Cậu bé bị ngã mấy lần trong khi chạy đua? a. Một lần b. Hai lần. c. Ba lần. 4. Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích? a. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy đua để chạy cho đúmg. b. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên. c. Nghe theo tiếng mẹ gọi ở vạch đích. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 6. Nhóm từ nào sau đây toàn là từ ghép: a. vận động viên, đường chạy, sẵn sàng, cuộc thi, tín hiệu, xuất phát. b. vị trí, vòng cua, vận động viên, đường đua, đường chạy, sợ hãi. c. loạng choạng, khu vực, đá dăm, đường đua, cuộc thi, xuất phát. 7. Nhóm nào sau đây toàn từ láy? a. đường đua, tiếp tục, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng. b. lẩy bẩy, khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn. c. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn. 8. Ghi (DT) danh từ, (ĐT) động từ, (TT) tính từ dưới các từ được gạch chân trong đoạn văn sau. Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. B. Đọc thành tiếng. Nhận xét của giáo viên:
- Họ và tên: Lớp: 4A PHIẾU ÔN TẬP HỌC KÌ I – LỚP 4 Đề 2 Năm học: Điểm Môn: Toán Thời gian: 40 phút I. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 1.Trong số 5 923 180, chữ số 5 có giá trị bằng bao nhiêu? A. 500 000 B. 5 000 000 C. 50 000 D. 50 000 000 2. Số “Năm trăm sáu mươi lăm triệu, không trăm linh tư nghìn, ba trăm chín mươi hai” được viết là: A. 565 004 392 B. 560 004 392 C. 565 040 392 D. 565 004 932 3. 5m228cm2 = cm2 A. 5028 B. 528 C. 50028 D. 500028 4. Có bao nhiêu số x có ba chữ số thoả mãn x < 105 A. 2 B.3 C. 4 D. 5 5. Trung bình cộng của ba số: 8690, 7695, 10495 là: A. 8570 B. 8960 C. 8970 D.8980 6. 5 tấn 75kg = kg A.5075 B. 675 C. 50075 D. 1275 7. Một hình vuông có chu vi 20 m, diện tích hình vuông đó bằng bao nhiêu m2 ? A. 15 m2 B. 20 m2 C. 25 m2 D. 400 m2 8. Một ô tô chở 5 chuyến hàng thì được 2565 thùng hàng. Hỏi nếu ô tô đó chở 15903 thùng hàng thì cần bao nhiêu chuyến? ( Biết số hàng mỗi chuyến ô tô chở là như nhau) A. 34 thùng hàng B. 33 thùng hàng C. 32 thùng hàng D. 31 thùng hàng II. Giải các bài tập sau: Bài 1: Tính giá trị biểu thức. a) 124 x 26 + 7267 b) 1320 + 12 012 : 429
- Bài 2: Trung bình số học sinh của trường A và trường B là 1098. Biết số học sinh trường A ít hơn số học sinh trường B 118 học sinh. Hỏi mỗi trường có bao nhiêu học sinh? Bài 3: a) Tính bằng cách thuận tiện nhất: (145 x 99 + 145) – (143 x 101 – 143) 134 x 35 – 35 x 12 – 11 x 70 b) Không tính kết quả của phép nhân, hãy so sánh: A và B biết: A = 73 x 73 và B = 72 x 74.
- Họ và tên: Lớp 4 PHIẾU ÔN TẬP HỌC KÌ I – LỚP 4 Đề 2 Năm học : Điểm Môn: Đọc - Luyện từ và câu Thời gian: 20 phút A. Đọc thầm Câu chuyện về túi khoai tây Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chụi ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình .” Lại Thế Luyện II. Dựa vào nội dung bài học, khoanh tròn trước câu trả lời đúng. 1.Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? a. Để cho cả lớp liên hoan. b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. c. Để cho cả lớp học môn sinh học. 2.Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? a.Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây kè kè phiền toái.
- b. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước. c. Cả hai ý trên. 3.Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác? a. Vì oán giận hay thù ghét người khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta. b. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. c.Cả hai ý trên. 4.Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị? a. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua. b. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác. c. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây. 5.Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 6. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Câu văn trên có: a. 1 từ láy, đó là: b. 2 từ láy, đó là: c. 3 từ láy, đó là: 7. Ghi (DT) danh từ, (ĐT) động từ, (TT) tính từ dưới các từ được gạch chân trong đoạn văn sau. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. B. Đọc thành tiếng. Nhận xét của giáo viên: